Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ tiếng ồn cho thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

CHUNG NGỌC MINH CHÂU

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN
CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐINH TUẤN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. PHẠM HỒNG NHẬT
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 29 tháng 07 năm 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . .29
. . . tháng . .07
. . . năm . 2009
.....

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUNG NGỌC MINH CHÂU
Họ và tên học viên: .................................................................

Giới tính : Nam

□/ Nữ 

Sóc Trăng
Ngày, tháng, năm sinh : 10/06/1985
..........................................................
Nơi sinh : ............................
Quản lý Môi trường
Chuyên ngành : ...............................................................................................................................
2007
Khoá (Năm trúng tuyển) : ......................................................
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1- TÊN ĐỀ TÀI: .......................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: ........................................................................................................
i/ Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại thành phố Hồ Chí Minh.

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
ii/ Xây dựng lớp dữ liệu chuyên đề về các điểm quan trắc tiếng ồn tại thành phố Hồ Chí
....................................................................................................................................................
Minh.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
iii/ Xây dựng bảng dữ liệu thuộc tính về tiếng ồn trung bình ngày và đêm tại thành phố
....................................................................................................................................................
Hồ
Chí Minh cho mùa mưa và mùa khô 2004 – 2006.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
iv/ Xây dựng bản đồ tiếng ồn dạng theo thang màu, tỷ lệ 1: 50.000 cho thành phố Hồ
....................................................................................................................................................
Chí
Minh.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
02/02/2009
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ..........................................................
15/07/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : .........................................
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị): ..............................
....................................................................................................................................................
PGS.TS.
NGUYỄN ĐINH TUẤN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


PGS.TS. NGUYỄN ĐINH TUẤN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


Lời cảm ơn
Luận văn là kết quả của sự tiếp thu vốn kiến thức từ quá trình đào tạo và các trải
nghiệm trong q trình nghiên cứu, cơng tác. Để hoàn thành Luận văn này, tác giả
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ thông tin các Thầy Cô, các
anh chị đang công tác trong lĩnh vực môi trường.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn. Cảm ơn Thầy
đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành Luận văn này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ths. Nguyễn Thị Minh Hằng – Chi cục Bảo vệ Môi
trường TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
Luận văn.
Và em xin gởi lời cảm ơn chân thành tất cả Thầy Cô Khoa Môi trường – Đại học
Bách khoa đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.

TPHCM, ngày 15 tháng 7 năm 2009
Học viên
Chung Ngọc Minh Châu


TĨM TẮT
Ơ nhiễm tiếng ồn đã được nhắc đến, nhưng lại rơi vào quên lãng bởi những
ảnh hưởng không hiện hữu tức thời. Tiếng ồn có ảnh hưởng đáng kể ở những vùng

có mật độ dân cư cao, nó tác động đến cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng đến giấc
ngủ, lao động và học tập. Các đô thị càng phát triển thì mức ơ nhiễm tiếng ồn càng
cao. Và TPHCM cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Để kiểm sốt tiếng ồn, cần có sự hiểu biết đầy đủ về sự phân bố các nguồn
ồn, đánh giá sơ bộ nguồn ồn, phát họa hệ thống kiểm soát tiếng ồn… và bản đồ
tiếng ồn là một trong những công cụ tốt nhất để kiểm soát tiếng ồn.
Và đề tài: “XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN CHO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH” đã đưa ra phương pháp xây dựng một công cụ như thế dựa trên kết
quả đo đạc tiếng ồn của 264 điểm quan trắc ứng với các nguồn ồn chủ đạo của
thành phố là giao thông, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và khu thương mại
– dịch vụ.
Kết quả của đề tài là bốn bản đồ tiếng ồn tỷ lệ 1:50.000 theo thang màu cho
TPHCM tương ứng với các trường hợp ngày và đêm của mùa mưa và mùa khô. Các
bản đồ này sẽ đưa ra cách nhìn trực quan hơn về các mức độ ồn khác nhau đã và
đang ảnh hưởng trực tiếp và thầm lặng đến cộng đồng đô thị.


SUMMARY
Noise pollution has been mentioned for a long time. However, it was easily
fallen into oblivion because it dose not cause instantaneous effects.
Noise results considerable influence in the area where has high population
density. It affects daily life, sleep, working and studying. Urban development is
one of the reason increasing noise level and Ho Chi Minh city dose not stand out of
that rule.
To control noise, we need to fully understand about distribution of noise
source, assess roughly noise source, set up noise control system… and noise map is
one of the best tools to control noise.
The subject: “RESEARCH TO SET UP NOISE MAP FOR HO CHI
MINH CITY” has been initiated from that thought . This subject used results of
noise measurement at 264 monitoring points in Ho Chi Minh city, such as: the main

traffic, the industry – small industry zone and the commercial – service center.
The result of thesis is four noise maps on a scale of 1:50.000, represented by
color scale, corresponding with day and night in the rainy season and dry one.
These maps will give more visible view of the different noise levels being able to
affect instantaneously or after only certain period of time urban community.


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ------------------------------------------------------------------------ v
DANH MỤC HÌNH ----------------------------------------------------------------------- vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------------- vii

Chương 1 MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề ------------------------------------------------------------------------------- 2
1.2. Mục tiêu --------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3. Nội dung thực hiện -------------------------------------------------------------------- 3
1.4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ------------------------------------------------------- 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ----------------------------------------- 7

Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU -------------------------- 8
2.1. Tiếng ồn và tác hại của tiếng ồn đối với con người ----------------------------- 9
2.1.1. Các định nghĩa ------------------------------------------------------------------ 9
a. Âm thanh ------------------------------------------------------------------------ 9
b. Tiếng ồn ------------------------------------------------------------------------- 9
2.1.2. Phân loại tiếng ồn ------------------------------------------------------------ 10
a. Theo tính chất vật lý của âm thanh --------------------------------------- 10
b. Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số --------------------------- 10

c. Theo các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn ------------------------------------ 10
d. Theo vị trí --------------------------------------------------------------------- 10
e. Theo dạng lan truyền ------------------------------------------------------- 11
2.1.3. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người --------------------------- 11
a. Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người

11


ii

b. Tác hại của tiếng ồn -------------------------------------------------------- 12

2.2. Hệ thống thông tin địa lý – GIS và các ứng dụng ----------------------------- 16
2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống thông tin địa lý – GIS -------------------- 16
2.2.2. Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường ------------------------ 16
a. Vẽ bản đồ biển Đông và các vùng biển Việt Nam ----------------------- 16
b. Xây dựng mơ hình dự báo cá khai thác phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng
biển Việt Nam ------------------------------------------------------------------------------- 17
c. Nghiên cứu tác động của q trình đơ thị hoá lên chất lượng nước vịnh
Hạ Long ------------------------------------------------------------------------------------- 17
d. Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường vịnh Văn Phong,
Khánh Hòa ---------------------------------------------------------------------------------- 18
e. Về mảng nghiên cứu tài nguyên rừng, GIS có những ứng dụng khá phổ
biến

---------------------------------------------------------------------------------- 18
2.2.3. ArcView GIS 3.x ------------------------------------------------------------- 19
a. Ưu điểm ------------------------------------------------------------------------ 19
b. Khuyết điểm ------------------------------------------------------------------- 20


2.3. Tình hình nghiên cứu về việc xây dựng bản đồ tiếng ồn -------------------- 21
2.3.1. Thế giới ------------------------------------------------------------------------ 21
2.3.2. Việt Nam ---------------------------------------------------------------------- 29

Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------------------- 31
3.1. Giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh ------------------------------------------ 32
3.1.1. Dân cư ------------------------------------------------------------------------- 32
3.1.2. Kinh tế ------------------------------------------------------------------------- 33


iii

3.1.3. Giao thông --------------------------------------------------------------------- 33
3.1.4. Hoạt động công nghiệp ------------------------------------------------------ 34
3.1.5. Hoạt động thương mại và dịch vụ ----------------------------------------- 38
3.2. Phân loại nguồn ồn tại TPHCM -------------------------------------------------- 38
3.2.1. Tiếng ồn do hoạt động giao thông ----------------------------------------- 38
3.2.2. Tiếng ồn do hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ------------ 39
3.2.3. Tiếng ồn do hoạt động từ khu thương mại và khu dân cư -------------- 40
3.2.4. Tiếng ồn từ hoạt động xây dựng ------------------------------------------- 41
3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại thành phố Hồ Chí Minh ----------- 42
3.3.1. Ơ nhiễm tiếng ồn từ hoạt động giao thơng vận tải ----------------------- 42
a. Tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ ---------------------------- 42
b. Mức ồn do các phương tiện giao thơng khác --------------------------- 44
3.3.2. Ơ nhiễm tiếng ồn từ hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - 45
a. Ơ nhiễm tiếng ồn trong hoạt động cơng nghiệp ------------------------- 45
b. Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp ------------------ 47
3.3.3. Ơ nhiễm tiếng ồn tại khu thương mại và khu dân cư -------------------- 48


Chương 4 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN CHO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH -------------------------------------------------------------------------- 50
4.1. Lựa chọn phương thức thể hiện nội dung bản đồ ---------------------------- 51
4.2. Số hóa các điểm quan trắc lên bản đồ số --------------------------------------- 55
4.3. Xây dựng bảng dữ liệu thuộc tính trong Arcview 3.1 ------------------------ 58
4.3.1. Nguồn ồn từ hoạt động giao thông ----------------------------------------- 59
4.3.2. Nguồn ồn từ hoạt động công nghiệp --------------------------------------- 60
4.3.3. Nguồn ồn từ khu thương mại và dịch vụ ---------------------------------- 62
4.4. Thiết lập thang màu cho bản đồ -------------------------------------------------- 63


iv

4.4.1. Cơ sở lựa chọn các khoảng biến thiên của dãy màu --------------------- 63
4.4.2. Các ký hiệu -------------------------------------------------------------------- 64
4.5. Kết quả -------------------------------------------------------------------------------- 65
4.5.1. Phân bố tiếng ồn vào mùa khô (ban ngày) -------------------------------- 65
4.5.2. Phân bố tiếng ồn vào mùa khô (ban đêm) -------------------------------- 67
4.5.3. Phân bố tiếng ồn vào mùa mưa (ban ngày) ------------------------------- 69
4.5.4. Phân bố tiếng ồn vào mùa mưa (ban đêm) -------------------------------- 70
4.6. So sánh với đề tài nghiên cứu trước -------------------------------------------- 72

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------- 73
5.1. Kết luận ------------------------------------------------------------------------------- 74
5.2. Kiến nghị ------------------------------------------------------------------------------ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------- 75
PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------- 78
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ------------------------------------------------------------- 95



v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng mức độ tiếng ồn và phản ứng của người ---------------------------- 13
Bảng 3.1. Các khu chế xuất / khu công nghiệp tại TPHCM ------------------------- 35
Bảng 3.2. Mức ồn của một số phương tiện giao thông ------------------------------- 39
Bảng 3.3. Mức ồn của một số ngành / thiết bị công nghiệp -------------------------- 40
Bảng 3.4. Mức ồn trong sinh hoạt của con người ------------------------------------- 41
Bảng 3.5. Mức ồn của máy móc thi cơng xây dựng ----------------------------------- 41
Bảng 3.6. Thống kê khoảng dao động của mức ồn (đo đạc năm 2004) ------------ 43
Bảng 3.7. Tiếng ồn tại một số nhà máy ------------------------------------------------- 45
Bảng 3.8. Mức ồn tại một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ------------------ 47
Bảng 3.9. Mức ồn tại một số điểm dịch vụ --------------------------------------------- 48
Bảng 4.1. Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ theo hai trường phái ------ 51
Bảng 4.2. Sơ đồ hướng dẫn việc lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung bản đồ 53


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ tiếng ồn do giao thông đường bộ ở thành phố London vào ban
ngày ------------------------------------------------------------------------------------------ 22
Hình 2.2. Biểu đồ thống kê các mức ồn do giao thông đường bộ của thành phố
London vào ban ngày ---------------------------------------------------------------------- 22
Hình 2.3. Bản đồ tiếng ồn do hoạt động cơng nghiệp vào ban ngày của thành phố
Manchester ---------------------------------------------------------------------------------- 23
Hình 2.4. Bản đồ tiếng ồn do hoạt động tại các sân bay vào ban ngày của thành phố
Manchester ---------------------------------------------------------------------------------- 24
Hình 2.5. Bản đồ tiếng ồn do giao thông tại thành phố San Fancisco -------------- 25

Hình 2.6. Bản đồ tiếng ồn do giao thông tại thành phố Rotterdam, Hà Lan ------- 26
Hình 2.7. Dự báo tiếng ồn cho quận 9, thủ đơ Tehran -------------------------------- 27
Hình 2.8. Bản đồ phân bố tiếng ồn tại thành phố Tainan vào mùa hè -------------- 28
Hình 4.1. Xác định toạ độ điểm đo tiếng ồn giao thông tại giao lộ Lý Thường
Kiệt –Tô Hiến Thành ---------------------------------------------------------------------- 57
Hình 4.2. Nhập tọa độ các điểm vừa tìm được vào bảng thuộc tính ---------------- 57
Hình 4.3. Vị trí các điểm quan trắc tiếng ồn ------------------------------------------- 58
Hình 4.4. Thiết lập thang màu dùng trong các bản đồ tiếng ồn ---------------------- 64
Hình 4.5. Ký hiệu thang màu dùng trong các bản đồ tiếng ồn ----------------------- 65
Hình 4.6. Bản đồ tiếng ồn TPHCM vào mùa khơ (ban ngày) ----------------------- 65
Hình 4.7. Bản đồ tiếng ồn TPHCM vào mùa khô (ban đêm) ------------------------ 68
Hình 4.8. Bản đồ tiếng ồn TPHCM vào mùa mưa (ban ngày) ----------------------- 69
Hình 4.9. Bản đồ tiếng ồn TPHCM vào mùa mưa (ban đêm) ----------------------- 71
Hình 4.10. Bản đồ phân bố tiếng ồn trong nghiên cứu trước đây (2007) ---------- 72


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GIS
KCN
KS
NM
SG
SX
TPHCM
TTTM
VLXD


Hệ thống thông tin địa lý
Khu cơng nghiệp
Khách sạn
Nhà máy
Sài Gịn
Sản xuất
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm thương mại
Vật liệu xây dựng


Chương 1

MỞ ĐẦU


2

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tiếng ồn là một trong những vấn đề ô nhiễm dễ nhận thấy nhất. Tiếng ồn đã
trở nên q đỗi bình thường. Nó bình thường bởi chúng ta buộc phải quen và đã
quen với nó, tới mức mà người ta đã quên mất sự nguy hại của nó đối với sức khỏe.
Ơ nhiễm tiếng ồn đã được nhắc đến, nhưng lại rơi vào quên lãng bởi những ảnh
hưởng khơng hiện hữu tức thời.
Tiếng ồn có ảnh hưởng đáng kể ở những vùng có mật độ dân cư cao, nó tác
động đến cuộc sống hằng ngày, giấc ngủ, lao động và học tập của người dân.
Theo kết quả quan trắc về tiếng ồn ở TPHCM từ năm 2003 đến nay, mức độ
“ô nhiễm” tiếng ồn đã vượt quá xa giới hạn cho phép, năm sau luôn cao hơn năm

trước. Cụ thể, kết quả khảo sát vào đầu năm 2008, mức tiếng ồn dao động từ 73 –
82dB.
Kết quả nghiên cứu từ nhiều quốc gia cho thấy rằng nguồn ồn chính là từ hoạt
động giao thơng vận tải, đặc biệt là các trục đường đông đúc ở các thành phố lớn.
Kế đến là các nguồn ồn phát sinh từ những hoạt động công nghiệp chuyên biệt.
Trước khi kiểm sốt tiếng ồn cần có sự hiểu biết đầy đủ về sự phân bố các
nguồn ồn, đánh giá sơ bộ nguồn ồn và phát họa hệ thống kiểm soát tiếng ồn. Bản đồ
tiếng ồn là một trong những công cụ tốt nhất để kiểm soát tiếng ồn.
Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu về tiếng ồn ở Việt Nam nói chung và
TPHCM nói riêng chưa tương xứng với mức độ cần thiết phải có; vẫn chưa có một
nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về các nguồn gây ồn,
mức ồn cũng như sự phân bố các nguồn ồn ở TPHCM.
Do đó, đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN CHO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực hiện nhằm đưa ra phương pháp xây


3

dựng thêm một công cụ, được cho là hiệu quả nhất, để kiểm soát tiếng ồn cho thành
phố.

1.2. Mục tiêu
Xây dựng bản đồ tiếng ồn dạng phân cấp theo thang màu, tỷ lệ 1:50.000 cho
thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn trên một số
trục đường giao thông; các khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và một số khu
thương mại – dịch vụ chính của thành phố.
Cụ thể hơn, xây dựng bản đồ tiếng ồn phân cấp theo thang màu nhằm mục
đích cung cấp cái nhìn trực quan hơn cho mọi đối tượng, đặc biệt là người dân trong
đô thị, về mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong thành phố, từ đó mọi người sẽ có ý thức
cao hơn về mơi trường sống của mình.


1.3. Nội dung thực hiện
Để đạt được mục tiêu nói trên, đề tài tập trung vào thực hiện những nội dung
chủ yếu như sau:
-

Thu thập các số liệu về mạng lưới đường sá, loại phương tiện giao thông

vận tải hoạt động trên một số tuyến đường ở TPHCM.
-

Thu thập số liệu về phân bố của các khu công nghiệp, thương mại và dịch

vụ tại TPHCM.
-

Kế thừa các số liệu đo đạc và tham khảo các Báo cáo khoa học liên quan

đến lĩnh vực tiếng ồn trong những năm qua để đánh giá tổng quát về tiếng ồn tại
TPHCM:
+ Tiếng ồn trong hoạt động giao thông vận tải.
+ Tiếng ồn trong hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp.
+ Tiếng ồn trong hoạt động thương mại, dịch vụ và dân cư.


4

-


Tổng hợp đo đạc mức ồn tại một số trục đường giao thông; các khu công

nghiệp và một số khu thương mại và dịch vụ chính của TPHCM.
-

Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại TPHCM.

-

Tổng hợp số liệu, xây dựng lớp dữ liệu chuyên đề về các điểm quan trắc

tiếng ồn và mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại TPHCM.
-

Xây dựng bản đồ phân bố tiếng ồn cho TPHCM theo thang màu cho mùa

khô và mùa mưa với hai trường hợp ngày và đêm.

1.4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
-

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Các trục đường giao thông, các khu công

nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, các khu thương mại và dịch vụ chính của TPHCM.
-

Bộ số liệu được tập hợp từ 150 điểm đo trên 30 tuyến đường giao thơng

chính (Phụ lục 1); 74 điểm tại các khu công nghiệp – cơ sở sản xuất (Phụ lục 2) và
40 điểm tại các khu thương mại – dịch vụ (Phụ lục 3).

-

Tiếng ồn được nghiên cứu trong đề tài này là tiếng ồn bên ngoài với giá

trị tiếng ồn là giá trị trung bình tính theo các thời điểm ngày và đêm (trên cơ sở các
số liệu đo đạc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM).
-

Thời gian nghiên cứu: số liệu phục vụ đánh giá mức độ ô nhiễm và xây

dựng bản đồ tiếng ồn cho TPHCM được quan trắc từ năm 2004 đến năm 2006 (ứng
với hai mùa mưa và khô).
-

Sử dụng bản đồ số TPHCM để xây dựng bản đồ tiếng ồn tỷ lệ 1 :50.000.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
-

Tiếp cận các nghiên cứu; tài liệu có liên quan, đọc và phân tích đánh giá,

kế thừa và biên hội lại phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài.
-

Phương pháp thu thập và điều tra khảo sát thực tế dùng để đánh giá đúng

mức độ ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn thành phố để từ đó có được các dữ liệu đầu
vào.



5

-

Phương pháp đo đạc tiếng ồn theo các trục đường giao thông và các khu

công nghiệp; khu thương mại và khu dân cư chính. Các điều kiện tiến hành đo:
Thời gian: (cài 51-60 phút, cập nhật 3 phút)
+ Ca ngày: mỗi điểm đo 6 lần, mỗi lần dài 51 – 60 phút
+ Ca đêm: đo vào 2 thời điểm 11h-05h, mỗi lần dài 30 – 60 phút
+ Khoảng cách giữa 2 lần đo tại cùng điểm: 4 giờ
Vị trí đo: cách lề đường 1 – 2m và đo ở độ cao khoảng 1,2m – 1,5m so với
mặt đất.
Thiết bị đo: máy ồn tích phân Quest 2900 và 1900.
Tần suất:
+ 07:00-08:00, 11:00-12:00, 15:00-16:00, 19:00-20:00, 23:00-24:00,
03:00-04:00
+ 08:15-09:15, 12:15, 16:15, 20:15, 24:15, 04:15….
+ 09:30-10:30, 13:30-14:30, 17:30-18:30….(chỉ 1 số tuyến)
Các điểm đo:
+ Chọn một số trục đường chính, nhiều tuyến đường xuyên suốt nhiều
quận trong thành phố (để các điểm đo được phân bố đều các quận).
Tất cả có 30 tuyến đường được lựa chọn để khảo sát, tương đương
150 điểm đo, căn cứ theo mật độ xe trung bình trên tuyến đường đó chúng tơi chia
làm 3 nhóm: nhóm tuyến đường có mật độ xe cao, mật độ xe trung bình và nhóm có
mật độ xe thấp.
Trên mỗi tuyến đường, các điểm đo chủ yếu được lựa chọn là ở các
giao lộ và một số điểm không thuộc giao lộ nhưng đặc trưng hoặc dễ định danh (ví
dụ trường học, khách sạn, bệnh viện, nhà hát...) để tiện việc nhập số liệu trên bản
đồ.



6

+ Đối với các ngành cơng nghiệp: đo bên ngồi các cơ sở cơng nghiệp
được lựa chọn, thơng thường thì cổng trước và cổng sau hoặc ngay tường rào nhà
máy.
+ Các khu công nghiệp và khu chế xuất: lựa chọn 1 vị trí đo gần khu
hành chánh (ban quản lý KCN/KCX), và 1 hoặc 2 vị trí nằm giữa khu công nghiệp.
Số lượng cơ sở cho mỗi ngành công nghiệp tùy theo mức độ ảnh
hưởng và số lượng thực tế, tổng số là 121 điểm đo.
+ Đối với các loại hình thương mại dịch vụ: 40 điểm đo (bao gồm các
hoạt động như: vũ trường, nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị, tụ điểm ca nhạc,
phịng trà, phịng karaoke).
Việc trình bày khá chi tiết phương pháp đo đạc tiếng ồn, mặc dù tác giả
không trực tiếp tiến hành đo, nhằm mục đích xác nhận độ tin cậy của số liệu đã sử
dụng trong đề tài.
-

Kỹ thuật bản đồ GIS và phần mềm Acrview 3.1.

-

Kỹ thuật số hóa để xây dựng cơ sở dữ liệu; cập nhật và lưu trữ dữ liệu

trên GIS.
-

Kỹ năng phân tích đánh giá tổng hợp các số liệu.


 Việc xây dựng bản đồ hiện trạng tiếng ồn cho TPHCM sẽ được tiến hành
theo 3 bước:
- Bước 1: Thu thập số liệu quan trắc tiếng ồn từ năm 2004 đến 2006 (ứng
với hai mùa mưa và khô)
-

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu trong Arcview 3.1:
+ Số hóa các vị trí quan trắc lên bản đồ số TPHCM
+ Xây dựng bảng dữ liệu thuộc tính cho các điểm quan trắc

-

Bước 3: Thiết kế bản đồ


7

+ Sản phẩm của bước này sẽ là bản đồ tiếng ồn ứng với các khoảng thời
gian là mùa mưa và mùa khô của năm 2004 – 2006 (cho 2 trường hợp ngày
và đêm).
+ Loại bản đồ được xuất ra sẽ có dạng phân cấp theo thang màu.

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Tại Việt Nam, xây dựng bản đồ tiếng ồn là một hướng đi mới và cần thết

nhằm quản lý tốt hơn nguồn ô nhiễm có ảnh hưởng lớn này, nhất là khi quá trình đơ
thị hóa ở nước ta ngày càng tăng nhanh.
-


Việc cập nhật thông tin vào các bản đồ số sẽ tạo ra một bộ cơ sở dữ liệu

có giá trị và là nguồn số liệu đầu vào đáng tin cậy cho các mơ hình đánh giá và dự
báo tiếng ồn sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.
-

Bản đồ tiếng ồn giúp nhà quy hoạch có thể quản lý và giảm thiểu mức độ

ồn, xây dựng chiến lược môi trường cho tiếng ồn xung quanh cũng như các biện
pháp giảm thiểu tiếng ồn hợp lý, hiệu quả và kinh tế hơn.
-

Bản đồ tiếng ồn sẽ là cơ sở ban đầu trợ giúp việc xây dựng hệ thống cảnh

báo tiếng ồn, trong tương lai có thể có thể được chuyển đến mỗi cá nhân thông qua
các phương tiện truyền thông đại chúng.
-

Trong giai đoạn hiện nay, khi cộng đồng đã có nhiều quan tâm hơn về các

vấn đề mơi trường thì các bản đồ tiếng ồn sẽ giúp cộng đồng hiểu biết tốt hơn về
các mức độ ồn, giúp giảm thiểu các tai nạn do tiếng ồn quá cao gây ra và cung cấp
cơng cụ đắc lực để tìm hiểu thơng tin về tiếng ồn ở từng khu vực cho các mục đích
khác nhau.
-

Sản phẩm của đề tài sẽ là bản đồ tiếng ồn dạng phân cấp theo thang màu

cho TPHCM ở mức độ tổng quát, bao gồm tất cả các đối tượng gây ồn từ đường

giao thông, khu dân cư đến khu công nghiệp và thương mại. Đây là một hướng đi
mới và tổng quát trong việc xây dựng bản đồ tiếng ồn tại Việt Nam.


Chương 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


9

Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tiếng ồn và tác hại của tiếng ồn đối với con người
2.1.1. Các định nghĩa
a. Âm thanh
Âm thanh là dao động cơ học dưới hình thức sóng trong mơi trường đàn hồi
và được thính giác của người tiếp thu. Trong khơng khí tốc độ lan truyền của âm
thanh là 343 m/s, còn trong nước là 1.450 m/s.
Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là số lần dao động trong 1 giây. Tai
người có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Dưới 16 Hz gọi là hạ
âm, trên 20.000 Hz gọi là siêu âm. Mức tần số nghe chuẩn nhất là từ 1.000 Hz đến
5.000 Hz.
Đơn vị đo của âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức cường độ
âm, gọi tắt là mức âm.
(2.1)
I: cường độ âm, [W/m2].
I0: cường độ âm ở ngưỡng nghe, I0 = 10-12 [W/m2].
b. Tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp

xếp khơng có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến q
trình làm việc và nghỉ ngơi; hay là những âm thanh không mong muốn; âm thanh
phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.
Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có
cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau.


10

2.1.2. Phân loại tiếng ồn
a. Theo tính chất vật lý của âm thanh
Có thể chia tiếng ồn thành những loại sau :
- Tiếng ồn ổn định: mức thay đổi cường độ âm khơng q 5 dB trong suốt
thời gian có tiếng ồn.
- Tiếng ồn không ổn định: mức thay đổi cường độ âm theo thời gian vượt
quá 5 dB. Có 3 loại tiếng ồn không ổn định:
+ Tiếng ồn dao động.
+ Tiếng ồn ngắt quãng.
+ Tiếng ồn xung.
b. Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số
Tiếng ồn lại có thể được chia thành:
- Tiếng ồn dải rộng.
- Tiếng ồn dải hẹp (hay tiếng ồn âm sắc).
c. Theo các nguồn gây ơ nhiễm tiếng ồn
Gồm có:
- Tiếng ồn do giao thông.
- Tiếng ồn do hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
- Tiếng ồn do hoạt động của các khu thương mại và khu dân cư.
- Tiếng ồn do xây dựng.
d. Theo vị trí

Tiếng ồn chia làm hai loại:
- Tiếng ồn bên ngoài.
- Tiếng ồn trong nhà.


11

e. Theo dạng lan truyền
Gồm có:
- Tiếng ồn khơng khí: là các loại tiếng ồn lan truyền trong môi trường
không khí.
- Tiếng ồn va chạm: có thể truyền qua tường, sàn bê tông và lan đến các
hộ bên cạnh
- Tiếng ồn khí động: sinh ra do chuyển động rối của khí và hạt rắn trong
đường ống.

2.1.3. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người
a. Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người
- Bản chất vật lý của tiếng ồn:
+ Tiếng ồn có cường độ càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới cơ thể càng lớn.
Tiếng ồn có cường độ tới 150 dB có thể gây đau chói ở tai và làm thủng màng nhĩ.
+ Tiếng ồn có tần số càng cao, càng gây tác hại lớn, đặc biệt đối với các cơ
quan phân tích thính giác.
+ Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn
những tiếng ồn ổn định. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn
thay đổi khơng có quy luật. Các tiếng ồn bất ngờ và khơng tự ý gây tác dụng kích
thích mạnh hơn là những tiếng ồn do tự mình phát ra.
+ Tiếng ồn có phối hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại
càng mạnh.
- Tính chất tiếp xúc:

+ Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn
biểu hiện càng rõ và mạnh.


12

+ Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại
càng nhiều.
+ Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn
đối với cơ thể càng rõ và nặng.
Để hạn chế những nhân tố ảnh hưởng này, trong các nhà m áy sản xuất
có thể bố trí trong ca lao động những khoảng giải lao ngắn.
+ Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín,
chật hẹp và con người phải làm việc thường xun ở đó.
- Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người:
+ Trẻ nhỏ, phụ nữ, người kém sức khỏe dễ nhạy cảm với những tiếng ồn
mạnh.
+ Những ngươi sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác như viêm tai giữa, xơ tai,
viêm thần kinh thính giác, bệnh thần kinh suy nhược ... thì khả năng chịu đựng tiếng
ồn kém.
b. Tác hại của tiếng ồn
Chỗ đông người, như đô thị là những nơi rất ồn ào. Ô nhiễm tiếng ồn là vấn
đề khơng cịn mới mẽ. Cùng với q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố, vấn đề
tiếng ồn càng trở nên nan giải. Tiếng ồn khi vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con người:
- >50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc.
- >70dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng
huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động. Ở 80dB
tiếng ồn trở nên khó chịu.
- >90dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng

bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.


×