Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của PVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.5 KB, 18 trang )

Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của PVI
3.1 Phương hướng phát triển của PVI
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí quan trọng, quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp trong thương trường.
“Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu tổng thể, dài hạn
để phát triển doanh nghiệp trong việc kết hợp tổng hợp các yếu tố kinh tế - tổ
chức – môi trường kinh doanh - chế độ chính trị - xã hội nhằm phát huy lợi
thế của doanh nghiệp để giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được các mục
tiêu đề ra.” Từ khái niệm trên, PVI đã vạch ra tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu
chiến lược như sau:
-Tầm nhìn chiến lược: PVI nỗ lực để trở thành Tập đoàn Bảo hiểm – Tài
chính với thương hiệu mạnh được công nhận trong nước và trên trường quốc
tế.
- Nhiệm vụ chiến lược:
+ Xây dựng các chương trình bảo hiểm với khả năng tài chính cao nhằm
đảm bảo an toàn và hiệu quả cho nguồn vốn và giao dịch tài chính của PVN -
Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam
+ Phát triển các hoạt động bảo hiểm không chỉ trong nước mà cả quốc tế
dựa trên các thế mạnh của PVI và PVN
+ Tối ưu hoá dòng tiền trong hoạt động bảo hiểm, đầu tư với lợi nhuận cao
và góp phần vào sự phát triển của PVN, đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư
và nhân viên.
- Mục tiêu chiến lược:
+ Trở thành nhà bảo hiểm số một trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010. Nâng cao hơn giao dịch tài chính từ bảo
hiểm lên tổng công ty bảo hiểm tài chính - đầu tư - bảo hiểm.
+ PVI lên kế hoạch để tăng vốn điều lệ lên 2500 tỉ VND vào năm 2010, trở
thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam và
1
1
năng lực hoạt động cao ở khu vực Châu Á. Tổng tài sản kế hoạch đạt 1 tỷ


USD vào năm 2010, hơn 2 tỷ USD vào năm 2015 và gần 3 tỷ USD vào năm
2025.
+ Lợi nhuận trước thuế giữ vững mức tăng 25% vào năm 2009 và 2010.
Ổn định tỉ lệ chi trả cổ tức là 15% năm 2009 – 2010 và 17.5% vào năm 2011
-2015.
- Mô hình quản lý:
Đối với Tổng công ty
+ Nâng cao mô hình quản lý kinh doanh theo hướng chuyên sâu và đẩy
mạnh các nghiệp vụ chuyên nghiệp đối với các bộ phận điều hành và bộ phận
kinh doanh
+ Bổ nhiệm nhiệm vụ cho các lãnh đạo với trách nhiệm cao nhất đối với
các bộ phận khác nhau theo nguyên tắc có toàn quyền quyết định và tự chịu
trách nhiệm đối với hoạt động quản lý và kết quả nhiệm vụ đã được giao.
Đối với các công ty thành viên
+ Tối đa hoá sự uỷ thác cho các công ty thành viên, thay đổi hình thức
quản lý, theo đó, lãnh đạo các công ty thành viên được tự quyết định và tự
chịu trách hiệm trong việc quản lí hoạt động kinh doanh của mình.
- Phát triển thị trường then chốt:
Đối với thị trường trong nước:
+ Phát triển và thành lập các công ty thành viên ở những thị trường trọng
yếu như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà nẵng, Vũng
Tàu.
+ Đẩy mạnh kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực ở Tp Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ để trở thành các công ty có quy mô rộng, có đủ khả năng
kiểm soát thị trường.
2
2
Đối với thị trường nước ngoài:
+ Thành lập công ty có vốn 100% của PVI hoặc liên doanh với Lào,
Campuchia. Cho đến năm 2010, doanh thu từ thị trường Đông Nam Á được kì

vọng đạt 3 triệu USD.
+ Thành lập các văn phòng đại diện tại Nga, Singapore, Anh. Đồng thời,
cùng với Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam, PVI sẽ có bộ phận phát triển
thị trường nước ngoài.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
+ Tổ chức các khoá tập huấn để đẩy mạnh quá trình tìm kiếm sản phẩm
bảo hiểm đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển mà có
tiềm năng ở thị trường bảo hiểm Việt Nam như: Bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp… Các sản phẩm phải phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập và phát triển.
+ Thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng nhu cầu cho nhân viên
của PVN và các công ty, tập đoàn kinh tế lớn. Số lượng khách hàng tiềm năng
lên tới hàng triệu người. Cuối năm 2008, đề xuất thành lập công ty bảo hiểm
nhân thọ đã hoàn tất. Năm 2009, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ đi vào hoạt
động. Và dự kiến, đến năm 2010, công ty bảo hiểm mới đạt mục tiêu đạt
doanh thu hơn 300 tỷ VNĐ.
+ Đề xuất thành lập công ty tái bảo hiểm có doanh thu lớn nhất Việt Nam
(100% vốn của PVI hoặc liên doanh giữa PVI với một công ty bảo hiểm lớn
theo đó PVI nắm giữ đa phần cổ phiếu). Năm 2009, công ty tái bảo hiểm mới
sẽ được thành lập và đi vào hoạt động.
• Kế hoạch phát triển năm 2009
3
3
Bước sang năm 2009 cùng với sự suy thoái của kinh tế thế giới, báo hiệu
sẽ là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nói chung và với PVI nói
riêng. Những khó khăn bao gồm:
- Số tiền bồi thường tăng cao do chưa giải quyết dứt điểm các vụ bồi
thường của các năm trước chuyển sang và của năm 2008. Ước tính số tiền còn
phải bồi thường chuyển sang năm 2009 với số tiền bồi thường hàng trăm tỷ.
- Các cổ phíêu OTC đã đầu tư trong năm 2007/2008 sẽ lên sàn trong năm

2009 trong khi thị trường suy thoái buộc PVI phải trích dự phòng sẽ ảnh
hưởng lớn tới lợi nhuận của PVI trong năm 2009
- Chính phủ, các tổ chức, các tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp và người dân cắt giảm chi tiêu cùng với sự cạnh tranh gay gắt
của thị trường bảo hiểm làm tỷ lệ phí bảo hiểm tụt giảm. Sự mất giá của các
tài sản và thu hẹp phạm vi kinh doanh của các tập đoàn, các doanh nghiệp và
các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tài sản và trách nhiệm tham gia bảo hiểm
giảm mạnh. Đây là nhân tố chính làm giảm nguồn thu chính của PVI.
- Mất khả năng thanh toán của một bộ phận không nhỏ các khách hàng,
dãn tiến độ đầu tư đẩy công nợ phí bảo hiểm tăng cao. Người tiêu dùng tận
dụng tối đa các quyền lợi được bảo hiểm (kể cả trục lợi bảo hiểm) làm tỷ lệ
bồi thường gia tăng. Đây là nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
- Lãi suất ngân hàng giảm, tỷ giá tăng cao, thị trường bất động sản suy
giảm, thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu phục hồi, các giấy tờ có giá
và các khoản đầu tư góp vốn đầu tư kém tính thanh khoản, mất khả năng
thanh toán của các khoản uỷ thác đầu tư là nguyên nhân chính làm giảm hiệu
quả đầu tư.
- Doanh thu của tập đoàn giảm sẽ làm doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực
dầu khí giảm tương ứng.
Bên cạnh đó, cũng có những thuận lợi để hoạt động kinh doanh của PVI
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như:
4
4
- Thị trường bảo hiểm còn nhiều tiềm năng, nhiều bảo hiểm chưa được
khai thác triệt để. Đặt biệt là bảo hiểm thất nghiệp mới bắt đầu triển khai từ
1/1/2009
- Suy thoái kinh tế mang đến nhiều cơ hội mua tài sản giá rẻ để tích luỹ tài
sản để tăng nhanh tổng tài sản khi nền kinh tế phục hồi.
Từ những thuận lợi và những khó khăn phải đối mặt trong năm 2009, Ban
lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí PVI đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu kinh

doanh năm 2009
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Thu TT Chỉ tiêu Chi
I DT hoạt động KDBH 2.596.000 I Chi phí trực tiếp KDBH 2.086.586
A DT bảo hiểm gốc 2.381.000 1 Phí nhượng TBH 1.340.350
1 BH Dầu khí 560.000 2 Bồi thường thuộc TN giữ lại 392.005
2 BH tài sản 147.557 3 Trích dự phòng nghiệp vụ 222.497
3 BH thân tàu và P&I 400.000 4 Chi hoa hồng BH gốc 70.050
4 BH con người 130.000 5 Chi hoa hồng nhận TBH 32.500
5 BH Xe cơ giới 475.417 6 Chi giám định & KD khác 29.284
6 BH Kỹ thuật 399.026
7 BH hàng hoá 176.000 II Chi phí bán hàng 206.804
8 BH tránh nhiệm 53.000
9 Các nghiệp vụ BH khác 40.000 III Chi quản lý doanh nghiệp 76.925
B Doanh thu kinh doanh TBH 215.000 IV Chi lương 150.000
II DT hoạt động tài chính 410.000 V Chi hoạt động tài chính 261.575
Tổng doanh thu 3.006.000 Tổng chi 2.781.890
Lợi nhuận năm 2009: 218 000
Năm 2008, Hội đồng quản trị PVI đã phê chuẩn về mặt nguyên tắc sẽ niêm
yết cổ phiếu PVI vào cuối năm 2009 tại thị trường chứng khoán Singapore.
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore sẽ giúp PVI hoàn thiện
bộ máy hoạt động, cơ cấu, các công tác quản trị điều hành đồng thời giúp
doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch, nâng cao uy tín và thương hiệu của
mình trên thị trường quốc tế.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn
• Thế mạnh
- Có vị trí đặc biệt thuận lợi trên lĩnh vực bảo hiểm Dầu khí.
5
5
Với việc PVN sở hữu 59% cổ phần của công ty, PVI có những thuận lợi

trong việc trở thành công ty bảo hiểm duy nhất cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
cho các dự án dầu khí. PVI nắm giữ 95% thị phần cung cấp dịch vụ bảo hiểm
dầu khí cho các khách hang lớn như: Vietsovpetro, BP, PV, Vietgaszprom,
KNOC, Premier Oil, Talisman (Malaysia), PIDC (Algie)…
PVI đứng đầu trong bảo hiểm công nghiệp với việc chiếm lĩnh 51% thị
phần bảo hiểm tài sản (bao gồm cả bảo hiểm năng lượng), hơn 40% thị phần
bảo hiểm thân tàu và máy móc.
- Thương hiệu mạnh
Là thành viên của PVN - tập đoàn lớn nhất Việt Nam với các hoạt động
kinh doanh trải khắp đất nước, những năm gần đây, PVI luôn là thương hiệu
mạnh, được biết tới rộng rãi, và đạt được những danh hiệu như: Cúp vàng
tháng 7/2007 “Thương hiệu mạnh”, tháng 11/2007 trở thành 1 trong 100
doanh nghiệp được vinh danh tại “Sao vàng đất Việt”. Ban lãnh đạo của PVI
cũng được trao nhiều huân chương như: Cúp vàng dành cho các doanh nhân
thành đạt, doanh nhân Châu Á.
- Có mối qua hệ tốt với các tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo hiểm và tái
bảo hiểm trên thế giới.
PVI đã xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổng công ty, tập
đoàn ngân hàng - tài chính - bảo hiểm trên khắp thế giới như: Munich Re,
Swiss Re, AIG, Willis, HSBC, Aon, Marsh & Treaty, Lloyd’s. Với các hợp
đồng tái bảo hiểm có điều khoản thương mại trách nhiệm cao, PVI luôn thuận
lợi để cạnh tranh giành được những hợp đồng giá trị như: bảo hiểm đóng tàu
và xây dựng…
- Danh mục đầu tư hợp lý
Tổng giá trị đầu tư năm 2007 đạt gần 600 tỷ, năm 2008 là 681 tỷ VNĐ,
đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận cao như: VINARAE, PVSC, Sao Mai
Ben Dinh SJC, VF2,FPSO, Vận tải Đông Dương…Năng lực quản lí đầu tư
6
6
cũng trở nên chuyên nghiệp. Chiến lược đầu tư, phân phối vốn đầu tư, quản lí

vốn đầu tư luôn được kiểm soát.
• Cơ hội:
- Sự phát triển cao và bền vững của kinh tế và thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt 6,18%. Tổng sản phẩm trong nước đạt 489.800 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa là 62,7 tỷ USD, Nhập khẩu 80,7 tỷ USD. Mặc dù tình hình
kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. Tính chung từ
đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam
với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007.
Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn
tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD.Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng
ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng
ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm
47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực
nông-lâm-ngư nghiệp. Nộp ngân sách Nhà nước cũng đạt khoảng 2 tỷ USD,
tạo thêm 17.000 lao động.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2008 hầu hết các doanh
nghiệp bảo hiểm đều tăng trưởng doanh thu và lãi, riêng phần lợi nhuận từ
hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt mức tăng cao nhất từ
trước tới nay. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt
xấp xỉ 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu chiến lược thị trường
bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỷ đồng). Top 5
doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PJICO,
PTI.
7
7

×