ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG- EMECO
1.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY EMECO
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng của công ty trong
thời buổi cạnh trạnh, đồng thời cũng là yếu tố tiên quyết hàng đầu ảnh hưởng
đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Nếu nguồn nhân lực của công
ty có kỹ năng tốt, kinh nghiệm dày dặn, am hiểu và tận tâm với công việc sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhận thức được tầm
quan trọng đặc biệt đó, công ty đã và đang nuôi dưỡng cũng như đưa ra các
chính sách, cơ cấu, cách thức phân phối đội ngũ nhân viên để đáp ứng được
yêu cầu đòi hỏi của bản thân công ty cũng như của thị trường.
Tính đến ngày 31/12/2009 tổng số cán bộ, công nhân viên (CBCNV)
trong công ty cổ phần công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường- EMECO là
51 người trong đó số người có trình độ trên đại học là 4 người chiếm tỷ lệ
7,8% và đại học- cao đẳng là 18 người chiếm tỷ lệ 35,3% tổng số CBCNV, số
công nhân kỹ thuật là 26 người chiếm tỷ lệ 51%, số công nhân chưa qua đào
tạo chỉ chiếm một phần nhỏ, không đáng kể trong cơ cấu lao động của công
ty. Như vậy số công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý từ cao đẳng trở lên chiếm
43,14% tổng số CBCNV trong toàn công ty. Ngoài ra công ty còn ký thêm
nhiều hợp đồng ngắn hạn, thuê, mướn những công nhân mang tính chất thời
vụ khi phát sinh yêu cầu của công việc.
Đội ngũ cán bộ trong toàn công ty không ngừng trưởng thành và phát
triển toàn diện về cả số lượng và chất lượng. Tuy so với năm 2008 số lượng
công nhân viên trong công ty tăng lên không đáng kể nhưng về phương diện
chất lượng thì không ngừng tăng lên thể hiện qua việc tăng thêm số CBCNV
có trình độ đại học, cao đẳng. Trong những năm qua công ty đã đầu tư cho
công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho các cán bộ quản
lý học đại học, cao học, văn bằng 2, đào tạo công nhân sản xuất tại các bộ
phận sản xuất tháp giải nhiệt RINKI thông qua các lớp học nghiệp vụ ngắn
hạn, dài hạn do công ty tổ chức.
Đội ngũ CBCNV của công ty chủ yếu là nam giới được phân bổ cho các
bộ phận, đội sản xuất. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ được sắp
xếp đồng đều. Số lượng lao động nhiều hoặc ít phụ thuộc vào nội dung sản
xuất, trình độ tổ chức sản xuất và trang thiết bị máy móc phục vụ công trường
thi công. Ngoài các lao động mang tính chất thường xuyên thì công ty cũng
thuê công nhân ngoài thực hiện theo đúng nguyên tắc ký hợp đồng lao động
(HĐLĐ).
Do đặc điểm lao động của công ty bao gồm cả các công nhân nằm trong
danh sách chi trả lương của công ty và công nhân thuê mướn theo thời vụ.
Hiện nay công ty phân loại người lao động theo thời gian lao động như sau:
- Lao động thường xuyên trong danh sách: Là lưc lượng lao động do công ty
trực tiếp quản lý và chi trả lương.
- Lao động tạm thời (lao động ngoài danh sách): Là lực lượng lao động làm
việc tại công ty nhưng mang tính chất thời vụ.
Dưới đây là bảng thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, thâm niên
công tác và trình độ chuyên môn đã qua đào tạo năm 2009.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác và trình độ chuyên môn qua đào tạo năm 2009
STT Trình độ chuyên môn
Tổng
số
Số
nữ
Thâm niên công tác(%) Tuổi(%)
< 2 năm 2- 5 năm 5- 10 năm > 10 năm < 30 30-50 > 50
1
Trên đại học 4 1 0 25 50 25 25 50 25
2
Đại học- cao đẳng 18 8 11.11 27.78 38.89 22.22 33.33 55.55 11.12
3
Công nhân kỹ thuật 26 0 11.54 7.69 19.23 61.54 11.54 76.92 11.54
4
Chưa qua đào tạo 3 0 100 0 0 0 100 0 0
Cộng
51 9
(Nguồn từ phòng tổ chức hành chính)
Do hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên, cùng với sự quan tâm
của lãnh đạo công ty mà trong những năm qua thu nhập của NLĐ được nâng
lên nhanh chóng. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu về tổng quỹ
lương trong bảng sau:
Bảng 1.2: Bảng tổng quỹ lương và thu nhập bình quân của cán bộ công
nhân viên công ty EMECO
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng quỹ lương thực hiện
2.475.543.00
0 1.378.574.775
2.505.882.6
00
2 Số cán bộ, công nhân viên 105 45 51
3 Thu nhập TB người/tháng 1.964.717 2.552.916 4.094.579
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng quỹ lương thực hiện ta có thể đưa ra một số so sánh để
thấy được những thành công vô cùng to lớn của công ty trong việc nâng cao
thu nhập cho NLĐ trong những năm gần đây. Mức thu nhập bình quân
người/tháng qua các năm không ngừng tăng lên, đặc biệt là năm 2009 lương
bình quân của CBCNV trong công ty đạt mức 4.094.579 đồng, gấp 1,6 lần so
với năm 2008 và gấp 2,1 lần so với năm 2007.
Ngoài ra công ty còn hết sức chăm lo đến đời sống tinh thần của CNV bằng
việc tổ chức những kỳ nghỉ mát hay các buổi biểu diễn ca nhạc phục vụ công
nhân. Chính điều này đã làm cho CBCNV trong toàn công ty hăng say làm việc
và từ đó nâng cao được năng suất lao động.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY EMECO
1.2.1. Chế độ tiền lương
Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất. Đối
với NLĐ, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu. Mục đích của doanh nghiệp
là lợi nhuận và mục đích của NLĐ là tiền lương. Tiền lương nhận được thỏa
đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo, từ đó sẽ tạo ra sự gắn kết
giữa NLĐ với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, làm cho NLĐ có trách
nhiệm hơn, tự giác hơn trong công việc của mình.
Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
giúp cho công tác quản lý của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy NLĐ
chấp hành tốt kỷ luật lao động làm tăng năng suất lao động và hiệu suất công
tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá
thành sản xuất được chính xác. Trên cở sở nhận thức được tầm quan trọng đó,
hàng năm công ty EMECO đã tiến hành tính toán hình thành quỹ tiền lương
nhằm mục đích đảm bảo chi trả lương cho CNV đồng thời giúp công ty chủ
động hơn về tài chính, quản lý tốt chi phí trong sản xuất- kinh doanh.
* Quỹ tiền lương:
Quỹ lương được hình thành từ kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Trên cơ sở công ty làm ăn có lãi, quỹ lương sẽ được trích một phần trên cơ sở
doanh thu.
Quỹ tiền lương của công ty là toàn bộ tiền lương của công ty trả cho tất
cả các loại lao động thuộc công ty quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương
bao gồm:
- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian thực tế làm việc.
- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng việc theo kế hoạch.
- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian nghỉ phép hoặc đi học...
- Các loại tiền thưởng trong sản xuất .
- Các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại…).
Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa nhất định trong công tác hạch
toán tiền lương. NLĐ có quyền hưởng theo năng suất lao động, chất lượng lao
động và kết quả công việc. NLĐ làm gì, chức vụ gì thì hưởng lương theo
công việc đó, chức vụ đó thông qua HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể và theo
quy định của Nhà nước.
Trong quan hệ với quá trình sản xuất, kinh doanh, kế toán phân loại quỹ
lương của công ty như sau:
- Lương chính: Là tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian làm nhiệm vụ chính
đã quy định bao gồm: Tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên
và tiền thưởng trong sản xuất.
- Lương phụ: Là tiền lương phải trả cho NLĐ trong thời gian không làm
nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền
lương trả trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp,
đi học, tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng sản xuất.
Phân chia quỹ lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa nhất định
trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong
công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở công ty.
Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm quản lý tiền lương, tiền thưởng
trong quỹ lương. Căn cứ xác nhận sản lượng, doanh thu của phòng kinh doanh
được tổng giám đốc (TGĐ) phê duyệt, phòng tài chính kế toán trình TGĐ phê
duyệt quỹ lương theo thời gian, tiền thưởng cho các phòng ban, đơn vị trong
công ty.
Căn cứ vào quỹ tiền lương, tiền thưởng TGĐ đã duyệt hàng tháng, trưởng
các bộ phận, tổ, đội thi công đến phòng tài chính kế toán nhận tiền. Tại đây, kế
toán tiền lương chi trả tiền lương trên cơ sở bảng tính toán tiền lương và tiền
thưởng đã được duyệt. Sau đó, trưởng các bộ phận sẽ có trách nhiệm chi trả
lương cho CNV thuộc sự quản lý của bộ phận mình, có chữ ký xác nhận của
CNV. Đồng thời, các phòng ban nộp trả cho phòng tài chính kế toán bản xác
nhận đó từ ngày 06 đến 10 hàng tháng để lưu trữ hồ sơ chi.