HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật 1 TW
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh đều quán triệt nguyên tắc “lấy thu bù chi”. Thu không những phải bù
đắp được toàn bộ chi phí đã bỏ ra mà còn phải đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận
mong muốn cho doanh nghiệp. Do đó ngoài vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ, tăng
doanh thu bán hàng thì vấn đề tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm cũng là
một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất. Làm thế nào
để vừa giảm tiêu hao CPSX, vừa đảm bảo tăng năng suất chất lượng và hạ
được giá thành sản phẩm là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình đã luôn quán triệt vấn đề trên. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong những
năm qua Công ty đã có những cố gắng trong tổ chức và quản lý sản xuất. Đặc
biệt là không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng
cạnh tranh cuả sản phẩm trên thị trường thuốc BVTV.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW, dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Công và được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cán bộ kế toán trong Công ty. Em đã tìm hiểu thực tế kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PSC 1 và em có những nhận
xét sau:
3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học, gọn nhẹ theo mô hình vừa tập
trung vừa phân tán, có sự phân quyền rõ ràng , rành mạch để đảm bảo cho cả
bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả giữa các phần hành, nâng cao trách nhiệm
của từng nhân viên kế toán, đảm bảo phát huy năng lực chuyên môn của từng
người. Công tác kiểm tra hệ thống kế toán ở Công ty được tiến hành đồng bộ,
thường xuyên liên tục trong quá trình thu nhận, xử lý thông tin kế toán. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp liên kết chặt chẽ giữa các phòng
ban, nâng cao hiệu quả của thông tin kế toán, chính xác và kịp thời hơn đáp
ứng tốt cho nhu cầu quản lý của đơn vị.
Dựa vào những thông tin mà phòng kế toán cung cấp, đặc biệt là thông
tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, lãnh đạo công ty đã nắm bắt
được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của đơn vị, xây dựng
được những định mức tiêu hao chi phí, định mức sản xuất hợp lý, xây dựng
được kế hoạch sản xuất hợp lý và đúng đắn.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì bộ máy kế toán của công ty
còn có những nhược điểm còn có nhược điểm đó là: Số lượng nhân viên kế
toán trung tâm ít, trong đó kế toán tổng hợp vừa làm nhiệm vụ tổng hợp vừa
làm nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành, công việc lại tập trung vào
cuối tháng do cuối tháng kế toán chi nhánh gửi chứng từ nên. Khối lượng
công việc quá nhiều làm cho kế toán có áp lực trong công việc
3.1.2. Về kế toán các phần hành
* Về kế toán chi phí NVL trực tiếp
Việc mã hóa danh mục NVL trong Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý NVL dễ dàng và hiệu quả. Tách riêng được chi phí NVL cho
từng sản phẩm một cách dễ dàng do mỗi sản phẩm cần những NVL khác
nhau, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản
phẩm sản xuất.
Tuy nhiên NVL chính, và VL phụ được phản ánh trên hai TK khác
nhau, TK 156 – để phản ánh NVL chính ( bao gồm: NL, phụ gia và dung môi
để gia công thuốc), TK – để phản ánh VL phụ ( bao gồm: chai lọ,nhãn mác…
để sang chai, đóng gói thuốc). Nhưng khi hạch toán, đơn vị không tách riêng
chi phí NVL chính trực tiếp và chi phí VL phụ trực tiếp. Vì sản xuất thuốc
BVTV của công ty chia thành hai giai đoạn rõ ràng: Giai đoạn 1 xuất NVL
chính sản xuất thuốc dạng phuy ( thùng 200kg/lít ) làm phát sinh chi phí NVL
chính trực tiếp: Giai đoạn 2 mới xuất vật liệu phụ cùng thuốc dạng phuy để
sang chai, đóng gói thành các loại thuốc dung tích, khối lượng khác nhau làm
phát sinh chi phí NVL phụ trực tiếp. Ba TK này đều không mở TK cấp hai.
Theo đơn vị hạch toán chung như vậy là để hạn chế dùng nhiều TK và phù
hợp với đặc điểm sản xuất của đơn vị là sản xuất giản đơn, gia công sang
chai, đóng gói thuốc BVTV xong trong ngày nào thường được xuất luôn đi
các chi nhánh. Hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện
hành, gây khó hiểu cho công tác quản lý NVL và kế toán chi phí NVL trực
tiếp. Việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ còn
hạn chế, nó không phản ánh đúng trị giá thực của NVL khi nhập mua
* Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Toàn thể công nhân trực tiếp sản xuất đều là công nhân hợp đồng ngắn
hạn. Công ty tính CPNC trực tiếp theo lương khoán sản phẩm, không tiến
hành trích các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương
của công nhân trực tiếp sản xuất.Vịêc thuê lao động như vậy là phù hợp với
đặc điểm sản xuất mang tính thời vụ của công ty. Vừa tiết kiệm chi phí nhân
công trong những tháng không phải thời vụ, mặt khác cách tính lương khoản
sản phẩm sẽ nâng cap năng suất lao động trong sản xuất
Tuy nhiên Công nhân sản xuất trực tiếp đều là lao động thuê theo hợp
đồng ngắn hạn, không nằm trong biên chế. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí
nhân công đặc biệt trong những kỳ không phải thời vụ sản xuất thì nó cũng
có những điểm hạn chế. Nếu không có kế hoạch tuyển dụng kịp thời, thị
trường lao động thuê ngoài mà khan hiếm thì rất dễ xảy ra tình trạng thiếu lao
động sản xuất. Người lao động làm thuê theo hợp đồng tạm thời không được
hưởng chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp như người lao
động trong biên chế, tiền lương chỉ có lương khoán sản phẩm và tiền phụ cấp
độc hại. Do đó sẽ không khuyến khích người lao động gắn bó với đơn vị và
không khuyến khích người lao động ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong công
việc.
* Về kế toán chi phí sản xuất chung
Công ty rất chú trọng đầu tư về mặt trang thiết bị kỹ thuật hiện đai cho sản
xuất và cho quản lý. Từ sản xuất thủ công bán công nghiệp chuyển sang quy trình sản
xuất bán công nghiệp với các loại máy móc khá hiện đại như máy trộn, máy sang
chai TTS bán tự động, máy dán túi, máy in Date tự động… Từ đó giúp nâng cao năng
suất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, hạ được giá thành sản phẩm,nâng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
PSC1 áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân theo quyết
định 206 của Bộ tài chính (áp dụng từ năm 2004), còn những TSCĐ được sử dụng
trước năm 2004 đều được xác định lại tuổi thọ kinh tế theo sự hướng dẫn của Bộ, và
điều chỉnh lại số khấu hao trích hàng kỳ. Điều đó đảm bảo sự hạch toán theo đúng
quy định cấp trên, vừa nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ, nhanh chóng thu hồi vốn để
tái sản xuất giản đơn TSCĐ
CPSXC được phân bổ cho các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo
tiêu thức khối lượng sản phẩm là phù hợp với đặc điểm của sản phẩm thuốc
BVTV và quy trình sản xuất thuốc đơn giản. Từ khâu gia công đến khâu sang
chai, đóng gói thành nhiều chất, chai lọ có dung tích, khối lượng khác nhau.
Tuy nhiên kế toán CPSX chung ở đơn vị còn chưa hợp lý về việc hạch
toán tiền lương của nhân viên phân xưởng. Theo chế độ kế toán hiện hành
quy định thì tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên
quản lý sản xuất ở phân xưởng, tổ đội sản xuất phải tính vào CPSXC. Tuy
nhiên ở công ty PSC1, toàn bộ lương và các khoản trích theo lương của công
nhân viên quản lý phân xưởng đều tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Còn yếu tố chi phí nhân công trong CPSXC bao gồm tiền công và tiền ăn ca
của công nhân phân xưởng thuê ngoài. Hạch toán như vậy làm tăng vhi phí
quản lý doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất chung dẫn tới giá thành sản xuất
sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí sản xuất.
* Về kế toán tính giá thành
Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại thuốc BVTV,
từng dung lượng thuốc khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù
hợp với đối tượng tính giá thành, phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất và
đặc điểm của thuốc BVTV vì chủng loại sản phẩm của đơn vị rất đa dạng, các
loại thuốc BVTV có thành phần hoá học và công dụng khác nhau nên thành
phần NVL rất khác nhau, các loại thuốc lại được sang chai, đóng gói ra các
dung tích, khối lượng khác nhau nên giá thành rất khác nhau.
Công ty tính giá thành theo công thức giản đơn, không tính chi phí sản xuất
kinh doanh cuối kỳ, toàn bộ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản
phẩm hoàn thành. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất giản
đơn, bán công nghiệp, chủ yếu là gia công sang chai đóng gói từ NVL nhập khẩu.
Cách tính giá thành như vậy sẽ đảm bảo tính đủ, tính đúng CPSX vào giá thành sản
phẩm. Mặt khác chu kỳ sản xuất ngắn, nên kỳ tính gía thành là 1 tháng vừa đảm bảo
cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhu cấu quản lý của đơn vị, vừa phù hợp
với kỳ báo cáo.
3.1.3. Về vấn đề luân chuyển chứng từ và ứng dụng phần mềm kế toán
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay , công ty
PSC1 đã nắm bắt kịp thời đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý nói
chung vào công tác kế toán nói riêng. Công ty áp dụng phần mềm kế toán từ