Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.5 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>HUYỆN LAI VUNG </b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM </b>
<b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 </b>
<b>NĂM HỌC 2014 – 2015 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN </b>
<b>Câu 1: (8,0 điểm) </b>
<i><b>1. Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>
- Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ mạch lạc.
- Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo.
- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
<i><b>2. Yêu cầu về kiến thức: </b></i>
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản cần
làm rõ các nội dung chủ yếu sau đây:
<i>a. Giới thiệu vấn đề từ câu chuyện: (1,0 điểm) </i>
- Có cái nhìn về con người ở nhiều mảng.
- Câu chuyện giản dị, tự nhiên nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, giàu tính
nhân văn.
<i>b. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: (1,0 điểm) </i>
- Vệt đen dài tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con
người.
- Tờ giấy trắng tượng trưng cho phẩm chất, cho những phần tốt đẹp của con
người.
- Vậy điều gì là quan trọng? vệt đen dài hay tờ giấy trắng? Lời kết luận của
thầy giáo đã giúp người đọc tìm được câu trả lời: Điều quan trọng trong cuộc
sống chính là lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người
khác, đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của
họ.
<i> c. Bàn luận:(5,0 điểm) </i>
- "Đừng quá chú trọng vào vết đen" → Đừng cố chấp, định kiến trước lỗi
lầm, hạn chế của người khác vì con người khơng ai hoàn hảo cả. Sự vị tha,
khoan dung mang lại niềm vui, sự thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiện
cho họ nhận thức sai trái, sửa chửa lỗi lầm. Đồng thời, nó mang lại niềm vui cho
bản thân ta (học sinh phân tích ví dụ để chứng minh) (1,5 điểm)
- "Hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó
những điều có ích cho đời" → biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi
cá nhân, giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có. Đó cũng là cách chúng ta
góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn (học sinh phân tích ví dụ để chứng minh)
<i>(1,5 điểm) </i>
- Phê phán những người khơng biết vị tha, khoan dung, ích kỉ, cực đoan,
chỉ nhìn thấy ưu điểm của mình mà xem thường năng lực của người khác. <i>(1,0 </i>
<i>điểm) </i>
d. Bài học nhận thức và hành động. (1,0 điểm)
Câu chuyện giúp ta có thái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xử
đầy nhân ái, nhân văn.
<b>3. Biểu điểm: </b>
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu câu trên, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ
ràng, văn viết lưu loát, rất ít lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 5-6: đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu trên, bố cục sáng rõ, xác
định đúng trọng tâm, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu đề, còn lúng túng trong diễn đạt, thiếu liên hệ thực
tế, chưa xác định rõ trọng tâm, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, viết quá sơ sài, hoặc quá lan
man, không hiểu đề, Sai lạc về nội dung và phương pháp.
- Điểm 0: Không làm bài, lạc đề.
<b>Câu 2: (12,0 điểm) </b>
<i><b>1. Yêu cầu về kĩ năng: </b></i>
- Học sinh phải biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Vận dụng khả năng đọc hiểu để nêu cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong
tác phẩm.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
<i><b>2. Yêu cầu về kiến thức: </b></i>
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ, học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình theo nhiều cách khác
nhau nhưng có thể nêu được các ý sau:
<b> A. Mở bài: (1,0 điểm) </b>
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)
- Nêu được luận đề chi tiết cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam
Xương" của Nguyễn Dữ. (0,5 điểm)
<b> B.Thân bài: (10 điểm) </b>
1. Giới thiệu sơ lược về chi tiết nghệ thuật trong chuyện. (1,0 điểm)
- Chi tiết nghệ thuật là một trong những yếu tố làm nên thành công của tác
phẩm văn học. (0,5 điểm)
- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc
thêm sinh động. (0,5 điểm)
2. Cảm nhận về chi tiết cái bóng: (1,5 điểm)
Chi tiết cái bóng xuất hiện 3 lần trong truyện.
+ Lần 1: "Trước đây thường có một người đàn ơng, đêm nào cũng đến, mẹ
+ Lần 2: Bé Đản trỏ bóng Trương Sinh trên vách và nói "Cha Đản lại đến
kia kìa !". (0,5 điểm)
a. Về nội dung: (5,0 điểm)
- Chi tiết cái bóng thể hiện nỗi nhớ thương, lòng chung thuỷ của Vũ
Nương dành cho người chồng nơi chiến trận. Đó cũng là tấmlịng của người mẹ
muốn khoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cha trong lịng đứa con bé bỏng.
<i>(1,5 điểm) </i>
- Cái bóng cịn là sự ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ
trong xã hội nam quyền. (Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không đủ sức
bảo vệ mình) (1,0 điểm)
- Chi tiết cái bóng xuất hiện ở cuối tác phẩm tơ đậm giá trị nhân đạo sâu
sắc. (kết thúc có hậu, nhân vật chính lấy lại danh dự → sự đồng cảm, yêu
thương nhân vật của tác giả).(1,5 điểm)
- Chi tiết cái bóng cịn là bài học về giá trị của hạnh phúc: khi ta đánh mất
niềm tin thì hạnh phúc chỉ cịn là chiếc bóng hư ảo. (1,0 điểm)
b.Về nghệ thuật: (2,5 điểm)
- Chi tiết cái bóng vừa thắt nút vừa mở nút khiến cho câu chuyện thêm
phần hấp dẫn:
+ Thắt nút: Cái bóng là nguyên nhân làm nảy sinh mối nghi ngờ trong lòng
+ Mở nút: Chính cái bóng đã giải oan cho Vũ Nương khi Trương Sinh
được bé Đản trỏ bóng trên vách và nói đó là cha mình. (0,5 điểm)
- Chi tiết cái bóng ở cuối truyện cịn thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Dữ
so với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương " góp phần tạo nên vẻ đẹp lung linh cho
tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại tô đậm hơn bi kịch của
người phụ nữ. (1,5 điểm)
<b> C.Kết bài: (1,0 điểm) </b>
- Chi tiết cái bóng là một nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công và sức
sống lâu bền của Chuyện người con gái Nam Xương.
- Cái bóng dù khơng phải là nhân vật nhưng lại là một chi tiết nghệ thuật
đắt giá khiến câu chuyện thêm hấp dẫn. Đồng thời góp phần tố cáo xã hội nam
quyền, sự bất công đối với người phụ nữ.
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, tạo sự bất ngờ cho câu chuyện và góp
phần xây dựng tình huống truyện.
<b>3. Biểu điểm: </b>
- Điểm 11- 12: Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hành văn trơi chảy mạch
lạc, có sáng tạo.
-Điểm 9- 10 : Viết đúng kiểu bài, lập luận tốt, bố cục rõ ràng, hành văn tốt,
biết kết hợp các thao tác.
-Điểm 7-8: Viết đúng kiểu bài, lập luận tốt, bố cục rõ ràng, luận cứ, luận
điểm phải chính xác.
- Điểm 5-6: đạt 1/2 yêu cầu đặt ra.
- Điểm 3-4: Viết không rõ ràng, lập luận rời rạc, văn chương lủng củng, bố
cục không chặt chẽ.
- Điểm 0-2: Không đạt được các yêu cầu đặt ra. ---HẾT---