THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH TỪ LIÊM
2.1. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Từ Liêm
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển
NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm được thành lập ngày 01/07/63, với tên gọi
sơ khai là Ngân hàng Từ Liêm. Thời kì này, Ngân hàng Từ Liêm chỉ là một ngân
hàng cơ sở, đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn tiết kiệm và thực hiện chức năng
cung ứng vốn tiền mặt cho toàn bộ các cơ quan hành chính, sự nghiệp và đơn vị
sản xuất trên địa bàn huyện. Lúc này hoạt động của ngân hàng thực chất là thay
Ngân sách Nhà nước cấp phát vốn tiền mặt cho các đơn vị theo kế hoạch.
Sau đại hội Đảng 6 (1986), nề kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Từ đây
hoạt động của ngân hàng cũng có sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ về quy mô, số
lượng. Ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng ra Nghị định 53/ HĐBT về việc tổ
chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước, đây là sự kiện lớn làm thay đổi căn bản hệ
thống tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Kể từ đây, hệ thống Ngân
hàng từ thành phố tới quận huyện, một mặt tiếp tục chuyển dần sang hoạt động
hạch toán kinh doanh, Mặt khác tiến hànhcác công việc để chuẩn bị đổi mới mô
hình, tổ chức bộ máy của Ngân hàng. Ngày 01/08/1988 chi nhánh NHNo&PTNT
Từ Liêm chính thức ra đời và đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức và chức năng
nhiệm vụ mới quy định của Nghị định 53/ HĐBT và chi nhánh là đơn vị trực thuộc
Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, trong những năm đầu thời kì đổi mới kinh
tế đất nước, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn như: nền kinh tế cí lạm phát cao, tổ
chức Ngân hàng chưa ổn định, các cơ chế, quy chế xây dựng và quản lý kinh
doanh của từng hệ thống ngân hàng cũng như toàn ngành còn chưa đồng bộ, nhiều
chồng chéo. Thêm vào đó là những khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn,
lạc hậu, đội ngũ cán bộ mỏng, trình độ tổ chức, kinh doanh còn yếu kém. Nhưng
với những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, cán bộ và nhân viên Ngân hàng đã
từng bước đưa Ngân hàng vượt qua những khó khăn trở thành một đơn vị kinh
doanh có hiệu quả, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nhiều năm qua, ngân hàng góp phần rất lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá,
rút ngắn khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Hoạt động
kinh doanh cuă ngân hàng có mức độ tăng trưởng khá cao, nợ quá hạn thấp dưới
mức bình quân toàn ngành.
Đến nay NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm đã trở thành một tổ chức chuyên
kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Trụ sở chính của ngân hàng
được đặt tại thị trấn Cầu Diễn.
Tổ chức gồm một Giám đốc và ba phó giám đốc, một phụ trách kinh doanh,
một phụ tráchvốn và nguồn vốn của ngân hàng, cùng các phòng hành chính, phòng
kinh doanh, phòng kế toán. Các phòng có chức năng khác nhau nhưng có mối liên
hệ chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động có hiệu
quả. Ngoài ta còn có năm ngân hàng cơ sở (Ngân hàng cấp II): Ngân hàng Mỗ,
Nhổn, Chèm, Cổ Nhuế, Cầu Diễn.
2.1.2. Nhiệm vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm
Cũng như các chi nhánh NHNo&PTNT Việt nam nói chung, NHNo&PTNT
Chi nhánh Từ Liêm có nhiệm vụ sau đây:
- Huy động vốn
+ Khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán
của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài
bằng đồng Việt nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu và các hình thức huy động
vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam hiện nay
+ Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
+ Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định
- Cho vay
+ Cho vay ngắn hạn
+ Cho vay trung, dài hạn
- Các hoạt động khác
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành bảo lãnh,tái bảo
lãnh; chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối
+ Hoạt động thanh toán
+ Dịch vụ ngân quỹ: Chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thu hộ chi hộ
+ Kinh doanh các dịch vụ ngân
2.1.3. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm
hoạt động kinh doanh tín dụng và làm các dịch vụ thanh toán. Song đối tượng chủ
Phòng
thẩm
định
Phòng
tổ
chức –
hành
chính
Tổ kiểm
tra,
kiểm
toán nội
bộ
Phòng
tín
dụng
Tổ kiểm tra, kiểm toán
nội vụ
Giám đốc Chi Nhánh
Phó giám đốc
Phòng
kinh
doanh
ngoại
tệ và
thanh
toán
quốc tế
Phòng
nguồn
vốn và
kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
kế
toán
ngân
quỹ
yếu mà chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và các tầng lớp
dân cư.
Trong nhiều năm qua, NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm đã không ngừng
vươn lên làm tốt công tác huy động vốn đầu tư và tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn
về việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng đã trở
thành chỗ dựa vững chắc và tin cậy cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa
phương nói riêng và cả nước nói chung.
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi
nhánh Từ Liêm
Sau khi huyện Từ Liêm tách ra một số thị trấn, thị xã để thành lập quận mới
nên địa giới thị trường hoạt động tiền tệ, tín dụng bị thu hẹp. Tháng 10/1997, ngân
hàng bàn giao một phần địa bàn hoạt động của mình ở các thị trấn Nghĩa Đô,
Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Mai Dịch và một số xã như Dịch Vọng, Yên Hoà theo chỉ
thị của ngân hàng Nhà nước Trung ương.
NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ cán bộ,
công nhân viên cho phù hợp với từng khâu công việc, với sự đoàn kết nhất trí tinh
thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã luôn quan tâm
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho họ. Đồng thời cùng với sự phối hợp của Đảng
uỷ chính quyền, các tổ chức đoàn thể, quần chúng. Chi nhánh đã dần thích nghi với
điều kiện mới, tạo được uy tín với khách hàng. Trong những năm qua, Chi nhánh
đã đạt được những kết quả đáng kể, tình hình hoạt động kinh doanh không ngừng
tăng cao.
2.1.4.1. Về công tác huy động vốn
Xuất phát từ nguyên tắc của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên ban Giám
đốc chi nhánh luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm
bảo nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính của mình ngân hàng tập trung mọi
nguồn tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội thành những khoản lớn đem đầu tư trở lại
nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. Vì vậy, công tác huy động vốn có ý nghĩa
quan trọng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng là yếu tố đầu vào quyết định sự sống
còn của ngân hàng. Do vậy, huy động vốn luôn được ngân hàng quan tâm đúng mức.
Bằng việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch qua các quỹ tiết kiệm, thực
hiện quy trình giao dịch tiết kiệm trên máy tính đảm bảo quyền lợi của khách hàng
gửi tiền nên thời gian qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những
thành công nhất định.
Bảng 3: Kết quả huy động vốn 2 năm gần đây của NHNo&PTNT Chi
nhánh Từ Liêm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
tăng(%)
Tổng nguồn vốn 1862 2195 17.88
1. Theo thành phần KT
Tiền gửi dân cư 1659 89.1 1923 87.6 15.9
Tiền gửi TCKTXH 200 10.7 271 12.3 35.5
Tiền gửi TCTD 3 0.2 1 0.1 - 33.3
2. Theo loại tiền
Nội tệ 1604 86 1930 88 20.3
Ngoại tệ 258 14 265 12 2.7
3. Theo kì hạn
Không KH và dưới 12 tháng 612 33 699 32 14.2
KH từ 12 đến dưới 24 tháng 394 21 461 21 17
KH từ 24 tháng trở lên 856 46 1035 47 20.9
Qua bảng 3 cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng với tốc độ rất
cao:
*Tổng nguồn vốn: Năm 2007 là 2195 tỷ VND (quy đổi) tăng 333 tỷ (tăng
17.88 % so với năm 2006 và đạt 101.3% kế hoạch năm 2007 được giao.
Trong đó:
+ Nguồn vốn nội tệ: 1930 tỷ VND tăng 326 tỷ (tăng 20.3% so với năm 2006)
chiếm 88% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn ngoại tệ: 265tỷ VND (tăng 2.7% So với năm 2006) chiếm 14%
tổng nguồn vốn.
*Cơ cấu nguồn huy động:
- Phân theo tính chất nguồn huy động:
Nguồn vốn tăng trưởng cao trong đó tăng trưởng tiền gửi của dân cư, tiền gửi
của các tổ chức kinh tế, xã hội và giảm tiền gửi từ TCTD theo đúng định hướng
của NHNo&PTNT Việt Nam. Tiền gửi dân cư chiếm phần lớn (>50%) trong tổng
nguồn vốn và liên tục tăng trong các năm. Cụ thể:
+ Tiền gửi dân cư: Năm 2007 là 1923 tỷ, tăng 264 tỷ( tăng 15.9% so với năm
2006) và chiếm 87.6% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi TCKT, TCXH: Năm 2007 là 271 tỷ tăng 71 tỷ (tăng 35.5% so với
năm 2006) và chiếm 12.3% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ.
+ Tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng: Năm 2007 là 1 tỷ, giảm 2 tỷ( giảm
33.3% so với năm 2006) và chiếm 0.1% tổng nguồn vốn.
Điều này cho thấy chi nhánh đã chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt
là công tác quản lý tiền gửi của dân cư dược chi nhánh thuẹc hiện thường xuyên
nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức qua đó tránh được sai
sót đảm bảo chính xác nguồn tiền gửi này cuả chi nhánh liên tục tăng. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, tốc đọ tăng trưởng đã có sự chuyển dịch sang tiền gửi
của các TCKTXH có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng song điều này
là phù hợp với xu thế hiện nay vì việc mở rộgn tiền gửi doanh nghiệp và các TCKT
chính là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh,
cho vay… Với tiêu chí không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với sự
phục vụ nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho khách hàng chi nhánh đã thu hút
được càng nhiêù các khách hàng là doanh nghiệp vì vậy lượng tiền gửi này luôn
tăng trưởng ổn định.
- Phân theo thời hạn huy động:
+ Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng: Năm 2007 là 699 tỷ tăng 87
tỷ(tăng 14.2% so với năm 2006) và chiếm 32% so với tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: Năm 2007 là 461 tỷ tăng
67 tỷ( tăng 17% so với năm 2005) và chiếm 21% tổng nguồn vốn
+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng: Năm 2007 là 1035 tỷ, tăng 179 tỷ( tăng
20.9% so với năm 2006) và chiếm 47% tổng nguồn vốn.
Như vậy, qua số liệu phân tích ở trên đã chứng tỏ chi nhánh Từ Liêm đã thật sự
làm tốt công tác huy động vốn vủa mình, điều đó sẽ là một lợi thế tốt nhất để có
thể luôn đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu vốn cho khách hàng và tạo thế chủ động
phát triển kinh doanh của chi nhánh, đồng thời góp phần điều hoà chung cho hệ
thống.
2.1.4.2 Về hoạt động tín dụng
Nếu như nghiệp vụ huy động vốn là yếu tố đầu vào thì hoạt động tín dụng là
yếu tố đầu ra đóng vai trò quyết định tới hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi vì
hoạt động tín dụng nếu cân đối nhịp nhàng với hoạt động huy động vốn về thời
gian, về số lượng, sẽ giảm chi phí, tránh rủi ro cho ngân hàng. Thêm vào đó, hiệu
quả của hoạt động tín dụng có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã
hội, còn đối với Ngân hàng hoạt động cho vay có ý nghĩa sống còn, nó phản ánh
khả năng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng đó, chi
nhánh tiếp tục tập trung đầu tư cho khách hàng truyền thống đồng thời tích cực
thuẹc hiện công tác mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận
nhiều dự án khả thi đưa dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh đi đôi với chất lượng tín
dụng, giảm thiểu rủi ro.
Trong bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn như hiện nay, chi nhánh đã
triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát tình hình của các doanh
nghiệp, phân tích kĩ những khó khăn, thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh và
dự đoán vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng vay vốn giúp họ đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong sản
xuất kinh doanh. Kết quả là chi nhánh đã đạt mức tăng trưởng dư nợ một các lành
mạnh, vững chắc trong những năm gần đây.
Xem xét hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm qua số liệu
trên bảng sau:
Bảng 4: Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Từ
Liêm
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Từ
Liêm năm 2006- 2007)
Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng rất khả quan,
cụ thể:
Tổng dư nợ: Năm 2007 là 1068 tỷ VND tăng 49 tỷ( tăng 4.6% so với năm
2006) và đạt 91.3% chỉ tiêu dư nợ được giao, bao gồm:
- Dư nợ theo thời gian:
Dư nợ ngắn hạn: Năm 2007 là 732 tỷ đồng, tăng 11 tỷ (tăng 1.5%)
so với năm 2006
Dư nợ trung hạn: Năm 2007 là 240 tỷ đồng, tăng 13 tỷ( tăng 5.7%)
so với năm 2006
Dư nợ dài hạn: Năm 2007 là 145 tỷ đồng, tăng 25 tỷ (tức 20.8%)
so với năm 2006.
Về cơ cấu cho vay nay, ta có thể nhận thấy: chi nhánh chủ yếu cho vay ngăn
hạn và đang tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Đây cũng là điều hợp lý và
phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế đất nước, khi các doanh nghiệp ngày nay
đang có nhu cầu rất lớn về vốn trung dài hạn để đổi mới trang thiết bị và xây dựng
cơ sở hạ tầng...
- Dư nợ theo thành phần kinh tế:
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ Tỉ trọng (%) Dư nợ Tỉ trọng (%) Tốc độ tăng
(%)
Tổng dư nợ 1068 1117 4.6
1 Theo loại tiền
Nội tệ 988 92.5 1017 91 2.9
Ngoại tệ 80 7.5 100 9 25
2 Theo thời gian
Ngắn hạn 721 67.5 732 65.5 1.5
Trung hạn 227 21 240 21.5 5.7
Dài hạn 120 11.5 145 13 20.8
3 Theo thành phần KT
DNNN 209 19.6 221 19.7 5.7
DNNQD 558 52 579 51.9 3.8
Hộ sản xuất, cá nhân 301 28.4 317 28.4 5.3
+ DNNN: Năm 2007 là 211 tỷ, tăng 12 tỷ (tăng 5.7% so với năm 2006) và
chiếm 19.7% tổng dư nợ.
+ DNNQD: Năm 2007 là 579 tỷ, tăng 21tỷ (tăng 3.8% so với năm 2006) và
chiếm 51.9% tổng dư nợ.
+ Hợp tác xã: 0
+ Hộ gia đình, cá nhân: Năm 2006 là 301 tỷ, tăng 16 tỷ(tăng 5.3% so với năm
2006) và chiếm 28.4% tổng dư nợ.
Dư nợ tín dụng không đạt chỉ tiêu kế hoạch do cuối năm chi nhánh thực hiện
chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về việc hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Tóm lại, với việc thực hiện chuyển đổi căn bản hoạt động cho vay, mở rộng
cho vay trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng đưa ra các hình thức cho vay đa dạng,
linh hoạt, chủ động tìm đến khách hàng, cùng phân tích dự án và tìm kiếm các giải
pháp phát triển hoạt động kinh doanh do đó dư nợ tín dụng của Ngân hàng đã tăng
lên tuy ko nhiều.
2.1.4.3 Các hoạt động khác
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, hai năm trở lại đây
NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm đã có rất nhiều hoạt động dịch vụ và các tiện
ích. Cụ thể:
- Thực hiện chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union
- Chi trả kiều hối: Trong năm 2007, ngân hàng thực hiện chi trả kiều hối 255
món với số tiền: 544,3 ngàn USD
- Đến 31/12/2007 đã phát hành được 6711 thẻ ATM, với số dư tính đến thời
điểm này là 5646 triệu, tăng trưởng trên 50% so với năm 2006
- Dịch vụ bảo lãnh:
Năm 2007, Ngân hàng đã thực hiện 282 món, với số tiền là 435.254 triệu
đồng và 0.134 ngàn USD
- Thanh toán quốc tế
Bảng 5: Tình hình thanh toan quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2007)
Kết quả tài chính của hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007 cho thấy hoạt
động này ngày càng mở rộng cùng với mức tăng trưởng khả quan.
2.1.4.4. Kết quả tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
Năm 2007
% so với năm
2006
BQ lãi suất (%)
Tổng thu 361 - 10 Chênh lệch : 0.4
- Thu lãi 145 +25
-Thu dịch vụ 6 +24
Tổng chi 292 +3
-Chi trả lãi 241 +2
-Chi khác 51
- Tổng thu: Năm 2007 là 361 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2006
Trong đó:
+ Thu lãi: Năm 2007 là 145 tỷ đạt 100% kế hoạch năm 2005, tăng 25% so
với năm 2006
+ Thu dịch vụ: Năm 2007 là 6 tỷ đạt 53% kế hoạch năm 2005, tăng 24%
so với năm 2006 và chiếm 1.66% tổng thu
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện 2006
Số món Số tiền
1 Nhập khẩu
1.1 Chuyển tiền nước ngoài 554 29257 USD
1640 EUR
1.2 Mở L/C 231 22218 USD
906 EUR
2 Xuất khẩu 14 1643 USD