Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 49 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN BA ĐÌNH - BỘ
CÔNG AN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Ba Đình
Công ty in Ba Đình - Bộ Công An là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán
kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có đầy đủ
tư cách pháp nhân.
Công ty in Ba Đình là một doanh nghiệp hoạt động công ích của Bộ Công
An, trụ sở chính của công ty đặt tại 160 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội, ngành
nghề kinh doanh của doanh nghiệp :
- In ấn cấc tài liệu giấy tờ đặc biệt (các văn bằng, chứng chỉ, giấy hoá
đơn...), phục vụ công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị
trực thuộc Bộ Công An.
- In ấn các loại văn hoá phẩm, tạp chí tranh ảnh khác theo hợp đồng ký kết
với các khách hàng ngoài ngành Công an.
- Tiền thân của công ty in Ba Đình là xí nghiệp in tổng hợp - Bộ nội vụ
(trước đây, nay là Bộ Công An), được thành lập theo QĐ số 338 ngày 04/05/1991,
phù hợp với yêu cầu phát triển và sự tồn tại của các xí nghiệp trong lực lượng công
an nhân dân. Ngày 01/01/1997, do yêu cầu của công tác tổ chức, quản lý, xí nghiệp
được xát nhập với xí nghiệp XZ72. Ngày 21/12/1999 theo QĐ số 819/1999 QĐ -
Bộ Công An của X13 (BCA) công ty sát nhập với xí nghiệp in Bộ Công An và
được đổi tên thành công ty in Ba Đình - Bộ Công An. Trụ sở chính tại 160 Thái
Thịnh - Đống Đa - Hà Nội.
Công ty có 3 xí nghiệp trực thuộc :
- Xí nghiệp in I: tại 160 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội
- Xí nghiệp in II: tại 258 Nguyễn Trãi - Quận I - Tp HCM
- Xí nghiệp giống XZ72 : tại xã An Hoà - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Hiện nay công ty 133 cán bộ CNV trong đó 25 cán bộ quản lý, làm ăn có
hiệu quả và phục vụ tốt các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty in Ba Đình


Với quá trình thành lập và có đặc thù của một DN thuộc ngành Công an,
công ty in Ba Đình có chức năng và nhiệm vụ sau :
Chức năng của công ty :
- Chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập theo luật doanh nghiệp
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của công ty quy định trong giấy phép và quyết định
thành lập công ty.
- In ấn các loại văn hoá phẩm, tài liệu phục vụ cho các đơn vị thuộc lực
lượng công an nhân dân.
- Được phép ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Được vay vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ chính của công ty :
- Là hoàn thành kế hoạch cấp trên giao cho (trực tiếp là tổng cục hậu cần -
BCA) về công việc in ấn các tài liệu thuộc ngành Công an, ngoài ra công ty còn ký
kết hợp đồng in ấn cho các đơn vị ngoài ngành Công an.
Do đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công An, do nhiệm vụ
là in ấn các tài liệu mật, giấy tờ, đặc biệt như vậy nên công tác bảo mật trong công
ty phải được tuyệt đối đảm bảo.
Được thành lập sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, ký các hợp đồng
như in ấn phục vụ công tác quản lý trong ngànhCông an, ngoài ra có sự năng động
trong công tác kinh doanh công ty đã dành được nhiều hợp đồng in ấn với các tổ
chức bên ngoài, tăng thu nhập cho công ty, nâng cao đời sống cho nhân viên.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty in Ba Đình
2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý ở công ty in Ba Đình (sơ đồ 2)
Công ty in Ba Đình được tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến đa chức
năng :
- Giám đốc : Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chịu trách nhiệm
trước nhà nước, trước Bộ Công An, trước cấp trên và thay mặt cấp trên quản lý sử
dụng có hiệu quả toàn bộ vốn SXKD, đại diện cho CBCNV trong việc sở hữu vốn
tự có của doanh nghiệp mình, giám đốc duyệt các chứng từ thanh toán.

- Phó giám đốc : Là người phụ trách việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc
điều hành SXKD khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách các mảng công việc cụ
thể. Đồng thời có quyền gia lệnh cho các phòng ban, phân xưởng trong phạm vi
mình.
- Các phòng ban chức năng : Được tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ của
công tác quản lý kinh tế kinh doanh và quản lý kỹ thuật :
+ Văn phòng: Là bộ phận hành chính giúp giám đốc công ty hoạch định kế
hoạch, ký kết các hợp đồng với bạn hàng, tổ chức tìm kiếm bạn hàng và giao
KHSXKD cho từng xí nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
+ Phòng Kế toán - tài chính: chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty
tham mưu tài chính cho giám đốc, quan hệ chức năng với các phòng ban khác về
lĩnh vực tài chính tiền lương.
Các xí nghiệp thành viên
+ Xí nghiệp in I: (160 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội) có những chức năng
nhận kế hoạch Ban giám đốc công ty giao cho, thực hiện công việc in ấn theo kế
hoạch được giao gồm cả giấy tờ đặc biệt phục vụ cho các cơ quan đơn vị trực
thuộc Bộ Công An và các loại văn hoá phẩm phục vụ cho khách hàng bên ngoài.
Địa bàn hoạt động của xí nghiệp các tỉnh phía bắc và miền trung.
+ Xí nghiệp II: (258 Nguyễn Trãi - Quận I - TP HCM) cũng có chức năng hoạt
động tương tự như xí nghiệp in I nhưng địa bàn hoạt động ở các tỉnh phía Nam.
+ Xí nghiệp XZ72: (xí nghiệp giấy An Hoà - Tam Dương - Vĩnh Phúc) có
nhiệm vụ sản xuất các loại giấy thường, giấy đặc biệt phục cho công tác quản lý
của lực lượng vũ trang hoặc hoạt động SXKD của công ty.
Trong mỗi xí nghiệp thành viên có các phân xưởng và phòng kỹ thuật riêng.
Riêng các phân xưởng được chia theo tính chất công việc và đặc thù kỹ thuật, các
phân xưởng hoạt độc lập trên cơ sở lệnh giám đốc đưa xuống.
2.1.3.2 Các cấu tổ chức sản xuất của công ty in Ba Đình.
Công ty in Ba Đình có chức năng kinh doanh chủ yếu là in ấn các loại ấn
phẩm phục vụ công tác quản lý ở các đơn vị trực thuộc lực lượng công an nhân dân
và phục vụ khách hàng bên ngoài. Do đó công ty phải đa dạng hoá các loại hình in

và các chế phẩm khác nhau, công nghệ cũng khác nhau. Công ty in Ba Đình có các
loại hình công nghệ sau:
- In laser: điện tử phục cho soạn thảo tài liệu gốc ban đầu và những tài liệu
đòi hỏi chất lượng cao.
- In ốp set: gồm các loại tranh kỹ thuật, sách báo tạp chí.
- Công nghệ xén giấy (của xí nghiệp XZ72).
Đối với các loại hình in như trên, xí nghiệp bố trí thành các phân xưởng sản
xuất, các phân xưởng sản xuất đều trực thuộc sự quản lý trực tiếp của giám đốc,
các xí nghiệp và người lãnh đạo cao nhất là giám đốc công ty.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức sản xuất của các xí nghiệp thành viên có mô hình
là các phân xưởng thuộc bộ phận khác nhau, các phân xưởng có quản đốc đứng
đầu. Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm với giám đốc xí nghiệp về việc sử
dụng máy móc thiết bị, quản lý việc nhập xuất nguyên vật liệu, nhập kho thành
phẩm, tổ chức quản lý lao động, tổ chức công tác thực hiện nhiệm vụ của công ty
giao xuống.
Cơ cấu tổ chức của từng xí nghiệp như sau:
* Xí nghiệp in I: có 3 phân xưởng là phân xưởng in, phân xưởng hoàn
thành, phân xưởng nhựa.
* Xí nghiệp II: có 2 phân xưởng sản xuất là: phân xưởng in và các phân
xưởng hoàn thành.
* Xí nghiệp XZ72: có 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng xén giấy và
phân xưởng hoàn thành.
Loại hình sản xuất sản phẩm của công ty là kiểu chế biến liên tục theo đơn
đặt hàng, sản xuất hàng loạt. Từ tài liệu gốc ban đầu: bản thảo đánh máy, tranh
ảnh.....(do khách hàng mang tới đề nghị in) cho tới khi hoàn thành sản phẩm in
hoàn chỉnh phải trải qua nhiều buớc công nghệ in khác nhau.
Mỗi đơn đặt hàng (hợp đồng) thường chỉ có một loại sản phẩm như tạp chí,
sách báo..... Sau khi nhận được đơn đặt hàng công ty giao cho xí nghiệp triển khai
thực hiện.
2.1.3.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty in Ba Đình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công An
hoạt động trong ngành in cho nên công ty có những đặc thù riêng như.
2.1.3.3.1 Quy trình công nghệ của công ty.
Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty không lớn so với các công ty in
hiện đại khác, quá trình sản xuất của công ty được chia thành các bước công nghệ
như sau: (trang bên)
* Lập ma ket: Sau khi nhận được tài liệu gốc từ khách hàng chuyển đến bộ
phận lập maket trên cơ sở nội dung in tiến hành bố trí các trang in cho từng loại máy
in, 4 trang, 8 trang, 6 trang và bố trí sắp đặt lại vị trí tranh ảnh, chọn kiểu chữ, dòng
cột......
* Tách màu điện tử: Do đơn đặt hàng nên những bản in cần mầu sắc (ngoài
đen) như tranh ảnh phải được tách mầu chụp ra một phim riêng thành 4 màu chủ
yếu xanh, đỏ, vàng, đen. Việc tách màu điện tử và lập ma két được tiến hành đồng
thời ở công đoạn đầu và sau đó tiến hành bình bản.
Sơ đồ quy trình công nghệ in của công ty in Ba Đình.

* Bình bản: Trên cơ sở các maket tài liệu và tách mầu điện tử, bộ phận bình bản
sẽ làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh cùng màu sắc lên các tấm mica
(tấm phim trong suốt) lên từng trang in.
KIỂM TRA ĐÓNG GÓI GẤP ĐÓNG XÉN IN
TÀI LIỆU GỐC (BẢN THẢO)
NHẬP KHO THÀNH PHẨM
TÁCH MẦU ĐIỆN TỬ
BÌNH BẢN CHẾ BẢN IN
* Chế bản trang in: Trên cơ sở các tấm phim do bộ phận bình bản chuyển sang,
bộ phận chế bản có nhiệm vụ phơi đảm bảo kỹ thuật (bằng biện pháp lộ quang)
trên khuôn in hoặc kẽm có tráng lớp hoá chất.
* In: Khi nhận được khuôn in đã chế bản xong do bộ phận chế bản chuyển, bộ
phận in lắp kẽm đã phơi đảm bảo kỹ thuật lên bộ phận máy in (tuỳ từng loại to nhỏ
mắc kẽm vào máy theo quy định) sau đó tiến hành in hàng loạt.

* Thành phẩm: Khi nhận được sản phẩm in ở các tổ, các máy in, bộ phận thành
phẩm tiến hành gấp, đóng vào bìa sau đó dùng máy xén theo quy cách của ấn
phẩm, kiểm tra lại sau đó dùng bao bì đóng gói nhập kho thành phẩm.
2.1.4 Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty in Ba Đình là một doanh nghiệp in hoạt động độc lập nhưng trực
thuộc Bộ Công An nên có những đặc thù riêng trong quá trình sản xuất, đặc
điểm cơ bản của công ty là chỉ in những sản phẩm theo đơn đặt hàng mà không
in hàng loạt các sản phẩm nhằm cung ứng cho thị trường theo con đường truyền
thông.
Hiện nay, công ty thường có các nguồn hàng đặt in của Bộ Công An, Bộ
GD & ĐT đặt in sách giáo khoa, công an các tỉnh đặt in các ấn phẩm, hồ sơ sách
báo, tạp chí, tranh ảnh, lịch.... phục vụ nội bộ trong tỉnh, các khách hàng tư
nhân.....
Mỗi loại sản phẩm có hình thức in khác nhau, khâu in cắt xén dập bao bì đóng
gói khác nhau. Do đó có thể nói công nghệ in của công ty phải đa dạng đáp ứng đầy
đủ theo yêu cầu của khách hàng, năng động thích ứng với từng loại sản phẩm khác
nhau.
Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm, do chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của
khách hàng, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế công ty phải tổ chức thực hiện đúng
theo hợp đồng đã ký kết. Đến thời hạn của hợp đồng khách hàng đến nhận sản
phẩm, vì không sản xuất các mặt hàng để chào bán trên thị trường, công việc tiêu
thụ sản phẩm tương đối đơn giản. Riêng đối với sản phẩm giấy của xí nghiệp
XZ72, ngoài số lượng cung ứng cho ngành, công ty còn có thể tiêu thụ sản phẩm ra
bên ngoài theo đơn đặt hàng có sẵn.
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây.
Công ty in Ba Đình là một doanh nghiệp thành lập chưa lâu, khởi đầu của
công ty là xí nghiệp in nhỏ chuyên in các sản phẩm của Bộ CôngAn, năm 1997
công ty được sát nhập thêm xí nghiệp XZ72 từ đó loại hình sản xuất kinh doanh
của công ty bắt đầu đa dạng hơn. Được sự khích lệ của Bộ CôngAn đặc biệt là của
tổng cục IV - tổng cục hậu cần cùng các phòng ban chức năng khác, công ty đã

mạnh dạn vươn ra thị trường bên ngoài. Tìm kiếm những khách hàng mới nhằm
tăng doanh thu, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Bắt
đầu từ thời điểm này công ty thực sự "ăn lên làm ra". Đó là một bước chuyển biến
tích cực, phù hợp với cơ chế thị trường, thể hiện sự phấn đấu lỗ lực, sáng tạo của
ban lãnh đạo công ty. Năm 1999 công ty đã sát nhập thêm xí nghiệp in tổng hợp
của Bộ Công An TP HCM đây cũng là một xí nghiệp thuộc tổng cục IV, làm ăn có
hiệu quả lâu nay, kể từ đây tiềm năng của công ty không chỉ bó hẹp trong các tỉnh
phía bắc mà còn mở rộng ra khắp nước. Đặc biệt trong 2 năm gần đây doanh thu
của công ty tăng nên rõ rệt năm 2002 tổng doanh thu thuần của công ty là
14.782.939.116đ nhưng đến năm 2003 tổng doanh thu thuần là 60.404.340.689đ.
Như vậy chỉ trong vòng 1 năm doanh thu thuần của công ty đã tăng
45.621.401.573đ
Tổng số nợ của công ty từ năm 2002 đến năm 2003 giảm rõ rệt: Tỷ số nợ
năm 2002 là 79,6% nhưng đến năm 2003 là 46,4% (giảm đi gần một nửa 33,2%).
Khả năng thanh toán hiện hành năm 2002 là 41% nhưng đến năm 2003 là 77%
điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày càng cao. Tỷ xuất
sinh lời của công ty năm 2002 là 60,2% nhưng năm 2003 là 217,3% điều này
chứng tỏ công ty ngày càng lớn mạnh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty ngày càng được mở rộng. Hiện nay HĐSXKD của công ty không còn hoàn
toàn phụ thuộc vào bộ công an như trước mà công ty đã có thể vươn cánh ra thị
trường bên ngoài ngành tiếp cận với công nghệ in mới, để ngày càng hoàn thiện
chất lượng SXKD nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng.
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán trong công ty in Ba Đình.
Bộ máy kế toán của công ty In Ba Đình được tổ chức theo hình thức tập
trung, toàn bộ phòng kế toán, tài chính có biên chế 4 người làm việc tại trụ sở
chính 160 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong công ty in Ba Đình.
2.1.6.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính.
Phòng kế toán tài chính (KT - TC) là phòng nghiệp vụ vừa có chức năng
quản lý, vừa có chức năng tư vấn do đó hoạt động của phòng KT - TC phải thúc

đẩy hoạt động SXKD của công ty, phòng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc công ty.
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
KIÊM THEO DÕI
KẾ TOÁN THANH
TOÁN KIÊM
THEO DÕI
KẾ TOÁN THEO DÕI
VẬT TƯ, NGÂN HÀNG,
VỐN = TIỀN KIÊM
THEO DÕI XN XZ 72
- Thực hiện tốt chế độ lương, thưởng, các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các
chi phí khác cho mọi thành viên của công ty.
- Mở đủ sổ sách và hệ thống kế toán và ghi chép hoạch toán đúng đủ theo
quy chế hiện hành.
- Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tài khoản tiền gửi ngân hàng, đôn đốc thanh
toán.
- Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính ở mỗi XN trong
công ty, kiến nghị về các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác quản lý tài chính
ngày càng đi vào nề nếp.
- Thực hiện tốt chế độ báo cáo tài chính tháng, quý, năm và tổng kết báo cáo
tài chính với cấp trên và cơ quan nhà nước theo chế độ.
2.1.6.2 Tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành công tác kiểm toán tài chính, đôn đốc
giám sát, kiểm tra xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hạch toán, tổng hợp các thông tin
chính của công ty thành báo cáo giúp cho việc xử lý và giải quyết vấn đề của giám

đốc công ty.
Kế toán thanh toán theo dõi XN in I: có nhiệm vụ theo dõi sát tình hình
hoạt động sản xuất của xí nghiệp in I để báo cáo kịp thời cho kế toán trưởng.
Kế toán theo dõi: vật tư, ngân hàng, vốn bằng tiền kiêm theo dõi XN XZ72.
Kế toán tổng hợp kiêm theo dõi xí nghiệp II: lập báo cáo kịp thời gửi cho
kế toán trưởng nếu được yêu cầu.
Thủ kho: (mỗi xí nghiệp thành viên có thủ kho riêng để quản lý vật tư và
thành phẩm): có nhiệm vụ nhập, xuất chuyển chứng từ nên cho bộ phận kế toán,
vào thẻ kho và sổ theo dõi chi tiết NVL, cuối tháng làm báo cáo hàng tồn kho nên
cho bộ phận kế toán.
Từng phân xưởng: cử cán bộ kiêm nhiệm theo dõi từ khi NVL vào sản xuất
cho đến khi giao thành phẩm cho khách hàng. Đồng thời hàng tháng tập hợp việc
chấm công của phân xưởng để làm căn cứ cho phòng KT - TC tính lương. Cuối
tháng bảng chấm công và bảng thanh toán lương, phụ cấp được chuyển về bộ phận
kế toán để hoạch toán CPNCTT.
2.1.6.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 -> 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam.
- Phương pháp chuyển đổi tiền tệ: theo tỷ giá thực tế.
- Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp kế toán: thủ công.
- Công ty thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
* Trình tự ghi sổ kế toán hình thức CHỨNG TỪ GHI SỔ.
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ. Sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm
căn cứ để lập chứng từ để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh
nợ, tổng số phát sinh có và số dư trong từng tài khoản trên sổ cái.

Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ kế toán chi tiết) dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số
phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối kế toán. Số phát sinh phải
bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng
số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. (Sơ đồ 02)
2.2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN BA ĐÌNH.
2.2.1 Chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành sản phẩm ở công ty in Ba Đình.
2.2.1.1 Chi phí sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải huy động sử
dụng nhiều nguồn lực, vì hình thức SXKD chủ yếu của công ty là in ấn các loại văn
hoá phẩm, nên chi phí hoạt động của công ty được chia thành các khoản mục.
- CPNVLTT: bao gồm các loại NVL chính, NVL phụ..... sử dụng trực tiếp
vào chế tạo sản phẩm như giấy, mực, kẽm, giẻ, dầu, mỡ.....
- CPNCTT: bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
CHỨNG TỪ GỐC
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ QUỸ
* Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG

TỪ GHI SỔ
BẢNG TỔNG HỢP SỐ
LIỆU
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ
PHÁT SINH CÁC TK
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SỔ (THẺ) KẾ TOÁN
CHI TIẾT
- CPSXC: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ
phận sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định,
chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Để phản ánh được kịp thời đầy đủ chính xác các chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất từ đó cung cấp số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành sản phẩm
thì trước hết cần phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng đắn hợp với
đặc điểm tổ chức SXKD của doanh nghiệp. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất từ khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí và
quản lý chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi
phí phát sinh.
Ở công ty in Ba Đình việc xác định đối tượng tập hợp chi phí được đánh giá
là có ý nghĩa to lớn và được coi trọng một cách đúng mức. Xuất phát từ những
điều kiện cụ thể của công ty, phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là
từng phân xưởng sản xuất, có chi tiết đến từng loại sản phẩm trong từng phân
xưởng đó việc đó cho biết CPSX ở phân xưởng đó là bao nhiêu, sản xuất những
loại sản phẩm nào, chi phí cho từng loại sản phẩm cụ thể là bao nhiêu.
Là một công ty có nhiều phân xưởng sản xuất, việc xác định đối tượng tập
hợp CPSX như trên là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo phản ánh chi phí theo nơi phát
sinh, phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí theo định mức kế hoạch, tăng
cường trách nhiệm vật chất của tập thể và cá nhân trong hạch toán kinh tế của tất

cả các bộ phận trong công ty, vừa đảm bảo phản ánh theo ý nghĩa sử dụng của sản
phẩm vừa phục vụ cho việc tính giá thành được đầy đủ chính xác.
2.2.1.3 Đối tượng tính giá thành.
Bộ phận phân xưởng in tiến hành sản xuất theo hợp đồng (đơn đặt hàng),
mỗi hợp đồng thường chỉ có một loại sản phẩm. Với quy trình công nghệ phức tạp
kiểu liên tục, sản phẩm lại bao gồm nhiều loại có mẫu mã, quy cách khác nhau và
thành phẩm chỉ là những sản phẩm chỉ là những sản phẩm đã qua giai đoạn công
nghệ cuối cùng. Xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã xác định đối tượng tính giá
thành của sản phẩm in là sản phẩm hoàn thành của quy trình công nghệ sản xuất.
2.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của công ty in Ba Đình.
Chi phí sản xuất là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo
sản phẩm. Đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày, gắn liền với việc
triển khai các nghiệp sản xuất ở từng vị trí trong dây chuyền công nghệ ở từng loại
sản phẩm sản xuất. Do đó để quản lý chi phí sản xuất, kiểm tra chặt chẽ việc thực
hiện các định mức chi phí, tính toán được kết quả, tiết kiệm được chi phí ở từng
bộ phận sản xuất và toàn công ty. Đồng thời để phù hợp với quy trình công nghệ,
đặc điểm tổ chức sản xuất và đối tượng tập hợp CPSX công ty đã kết hợp hai
phương pháp tập hợp CPSX đó là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp
phân bổ gián tiếp.
Đối với những CPSX có quan hệ trực tiếp đến các loại sản phẩm như
CPNVLTT, CPNCTT thì được tập hợp theo từng phân xưởng, chi tiết cho từng
hợp đồng sản sản phẩm. Còn đối với chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm
ở các phân xưởng như CPNVLP TT cuối kỳ kế toán phân bổ gián tiếp cho từng
loại vào giá thành sản phẩm của cả kỳ kế toán đó.
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty in Ba Đình.
Các TK liên quan

Tập hợp
CNNVLTT


Tập hợp
CPNCTT
TK 621

Kết chuyển
CPNVLTT
TK 622

Kết chuyển
CPNCTT
TK154

Trị giá vật liệu sử
dụng không hết nhập
lại kho
Giá thành thực tế SP
bán không qua kho
TK 152
TK 632

Tập hợp
CPSXC
Tập hợp
CP trả trước
TK 627
Kết chuyển
CPSXC
TK 142
Kết chuyển


CP trả trước








2.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, công ty đã quy định các khoản mục
CPNVL TT là: CPNVL chính và CPNVL phụ.
- Các CPNVL TT được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính giá
thành thực tế NVL TT dùng và căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác
định để tập hợp.
Ở công ty in Ba Đình nguyên vật liệu xuất dùng thì được tập hợp cho
từng hợp đồng kinh tế, từng đơn đặt hàng như giấy các loại.
Vật liệu phụ trực tiếp để xuất dùng để sản xuất ra sản phẩm (trừ kẽm
được tính trực tiếp cho từng đơn đặt hàng) còn lại các nguyên vật liệu khác
như mực, giẻ, dầu, mỡ, keo, hồ gián, đế fim... thì được hoạch toán vào chi phí
trả trước (TK 142). Cuối tháng tập hợp tất cả các TK 142 tính vào giá thành
sản phẩm chung cho cả kỳ.
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên, kế
toán vật liệu tập hợp tất cả các phiếu xuất kho tính theo giá thành bình quân
kế toán mở sổ chi tiết cho từng loại (cho từng chủng loại, quy cách vật tư cụ
thể). Cuối tháng đối chiếu với thủ kho phát hiện ra chênh lệch rồi lên bảng kê
xuất vật liệu. Cũng từ bảng kê đó kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào
chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 621.
Quy trình tập hợp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ở công ty inBa Đình:
2.2.2.1.1 Kế toán NVL chính.
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu
để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. NVL chính dùng cho sản phẩm in như:
- Giấy các loại: giấy bãi bằng, giấy Đài Loan, Tân Mai, Singapo, Malaysia...
- Bìa cát tông các mầu, xanh đỏ, trắng.... có quy cách, kích cỡ khác nhau.
- Kẽm các loại: kẽm Nhật, kẽm Ý, kẽm Trung Quốc....
Nguyên vật liệu chính của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPNVL
vào khoảng 70%. Do đó, cả NVL chính và NVL phụ của công ty đều được quản lý
theo định mức. Hàng năm, phòng kế hoạch căn cứ vào quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm và định mức tiêu hao NVL của từng loại sản phẩm do phòng kỹ
thuật công nghệ nghiên cứu kiểm tra, quy định các mức vật tư cho từng loại sản
phẩm của NVL chính còn NVL phụ được tập hợp cho cả kỳ kế toán cuối kỳ tính
PHIẾU XUẤT KHO
SỔ CHI TIẾT
BẢNG KÊ XUẤT KHO
SỔ CÁI TK 621
vào giá thành của các sản phẩm vì NVL phụ chi phí cho nhiều loại sản phẩm. Nên
không định mức, phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể.
Là một loại chi phí trực tiếp nên CPNVL chính (giấy) được hạch toán trực
tiếp vào từng hợp đồng theo giá trị thực tế xuất kho của từng loại vật liệu đó. Hoạt
động chính của công ty là sản xuất các sản phẩm về in lên vật liệu của công ty rất
đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã, số lượng vật liệu, và vật liệu của
công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với NVL được nhập từ nước ngoài thì giá trị của vật liệu khi nhập kho là
giá tính theo USD đẻ theo dõi trên sổ kế toán của mình kế toán phải tiến hành quy
đổi ra đồng Việt Nam. Và để đảm bảo được độ chính xác thì tỷ giá mà kế toán sử
dụng là tỷ giá thực tế được ngân hàng công bố tại thời điểm kế toán tính toán. Các
khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển bảo quản, bốc dỡ NVL đều được tính
vào giá trị của vật liệu nhập kho. Khi nhập kho kế toán ghi sổ theo định khoản.

Nợ TK 152 Giá thực tế của vật liệu 100. 000. 000đ
Nợ TK 133 (1331L) Thuế GTGT được khấu trừ 10.
000.000đ
Có TK liên quan (331, 111, 112....) 110. 000. 000đ
Việc định mức xuất dùng NVL cho một hợp đồng sản xuất là do phòng kỹ
thuật công nghệ đảm nhiệm dựa vào đó để xuất hạn mức vật tư.
Sau khi hợp đồng với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ viết lệnh sản xuất cho
phân xưởng trực tiếp có nhiện vụ sản xuất.
Trích:
BỘ CÔNG AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY IN BA ĐÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày 10 tháng 09 năm 2002
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: 132
Tên khách hàng: Trần Doãn Hạnh

×