MỤC LỤC
Contents
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................ 9
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỦ
THỂ KINH DOANH ............................................................................................................................ 10
1. Khái quát về chủ thể kinh doanh ................................................................................................ 10
1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh .............................................................................................. 10
1.2. Đặc điểm cơ bản của chủ thể kinh doanh ............................................................................. 20
1.3. Phân loại chủ thể kinh doanh ............................................................................................... 23
2. Khái quát pháp luật về chủ thể kinh doanh............................................................................... 29
2.1. Khái niệm pháp luật về chủ thể kinh doanh ......................................................................... 29
2.2. Cấu trúc pháp luật về chủ thể kinh doanh ............................................................................ 30
3. Quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh .......................................................................... 32
3.1. Quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh ................................................................ 32
3.2. Hình thức pháp lý phổ biến của chủ thể kinh doanh ........................................................... 36
3.3. Các điều kiện trở thành chủ thể kinh doanh ........................................................................ 45
3.4. Đăng ký kinh doanh ............................................................................................................... 49
3.5. Tổ chức lại .............................................................................................................................. 53
3.6. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh ....................................................... 62
3.7. Giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã ......................................................................................... 64
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng I ....................................................... 67
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng I ................................................................................ 67
CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ............ 68
1. Pháp luật về hộ kinh doanh ......................................................................................................... 68
4
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh .................................................................. 68
1.2.
Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh............................................................................. 74
2. Pháp luật về doanh nghiệp tƣ nhân ............................................................................................ 78
2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân ..................................................... 78
2.2. Tổ chức, quản lý doanh nghiệp tư nhân ............................................................................... 88
2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân.............................................................. 89
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng II ..................................................... 95
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng II............................................................................... 95
CHƢƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY ..................................................................................... 96
PHẦN I. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH ............................................................................ 96
1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh ............................................................. 96
1.1. Khái niệm công ty hợp danh .................................................................................................. 96
1.2. Đặc điểm chung của công ty hợp danh ................................................................................. 99
2. Quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh ........................................................................ 101
2.1. Tài sản của công ty hợp danh .............................................................................................. 101
2.2. Huy động vốn........................................................................................................................ 102
2.3. Chuyển nhượng phần vốn góp ............................................................................................ 102
3. Quy chế pháp lý về thành viên của công ty hợp danh............................................................. 104
3.1. Thành viên hợp danh ........................................................................................................... 104
3.2. Thành viên góp vốn .............................................................................................................. 107
4. Tổ chức, quản lý cơng ty hợp danh........................................................................................... 109
4.1. Hội đồng thành viên ............................................................................................................. 109
4.2. Các chức danh quản lý, điều hành ...................................................................................... 110
PHẦN II: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ............................................................................ 112
5
1. Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần ................................................................................ 112
1.1. Khái niệm công ty cổ phần................................................................................................... 112
1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần ............................................................................................. 112
2. Tổ chức, quản lý công ty cổ phần ............................................................................................. 117
2.1. Đại hội đồng cổ đông ........................................................................................................... 120
2.2. Hội đồng quản trị ................................................................................................................. 127
2.3. Chủ tịch Hội đồng quản trị .................................................................................................. 131
2.4. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty ...................................................................................... 132
2.5. Ban kiểm soát ....................................................................................................................... 133
3. Chế độ pháp lý về vốn trong công ty cổ phần .......................................................................... 134
3.1. Các loại cổ phần, cổ phiếu ................................................................................................... 134
3.2. Góp vốn ................................................................................................................................. 137
3.3. Huy động vốn........................................................................................................................ 139
3.4. Tăng , giảm vốn điều lệ ........................................................................................................ 143
3.5. Chuyển nhượng và mua lại cổ phần ................................................................................... 144
3.6. Thừa kế cổ phần trong công ty cổ phần .............................................................................. 148
4. Kiểm sốt giao dịch có khả năng tƣ lợi trong công ty cổ phần .............................................. 149
4.1. Khái niệm giao dịch có khả năng tư lợi trong cơng ty cổ phần ......................................... 149
4.2. Khái niệm và phương thức kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi .................................. 151
4.3. Nội dung pháp luật về kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư lợi .................................... 152
PHẦN III: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
.............................................................................................................................................................. 155
1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên ................................. 155
1.1. Đặc điểm về thành viên ........................................................................................................ 156
1.2. Đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm.................................................................................. 158
6
1.3. Đặc điểm về tư cách pháp lý ................................................................................................ 161
1.4. Đặc điểm về phát hành chứng khoán .................................................................................. 163
2. Quy chế pháp lí về vốn của cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên ........................................... 164
2.1. Vốn điều lệ và tăng, giảm vốn điều lệ .................................................................................. 164
2.2. Mua lại phần vốn góp .......................................................................................................... 168
2.3. Chuyển nhượng vốn góp và xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt ......... 169
3. Quy chế pháp lý về thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên ............................... 172
3.1. Quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên .................... 173
3.2. Nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ................ 175
4. Tổ chức, quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên ............................................................. 177
4.1. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên.......................................................... 177
4.2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ............................................................................................ 181
4.3. Ban kiểm sốt ....................................................................................................................... 182
5. Kiểm sốt giao dịch có nguy cơ phát sinh tƣ lợi trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên 183
PHẦN IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.......... 186
1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 1 thành viên .............................................. 186
1.1. Đặc điểm về thành viên ........................................................................................................ 187
1.2. Đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm.................................................................................. 190
1.3. Đặc điểm về tư cách pháp lý ................................................................................................ 191
1.4. Đặc điểm về phát hành chứng khoán .................................................................................. 191
2. Quy chế pháp lí về vốn của cơng ty TNHH 1 thành viên ........................................................ 191
3. Tổ chức, quản lý công ty TNHH 1 thành viên ......................................................................... 192
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức .......................................... 192
3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân ......................................... 196
7
4. Kiểm sốt giao dịch có khả năng tƣ lợi trong công ty TNHH 1 thành viên .......................... 197
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng III .................................................. 199
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng III ........................................................................... 200
CHƢƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ ............................................................................ 202
1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hợp tác xã ...................... 203
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp tác xã....................................................................... 203
1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hợp tác xã ................................................................... 210
2. Quy chế pháp lí về thành viên hợp tác xã ................................................................................ 212
2.1 Điều kiện để được trở thành thành viên............................................................................... 212
2.2 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã .................................................................... 217
2.3. Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã ............................................................................ 220
3. Chế độ pháp lí về tài sản và tài chính của hợp tác xã ............................................................. 221
3.1 Tài sản của Hợp tác xã ......................................................................................................... 221
3.2 Tài sản không chia của hợp tác xã ....................................................................................... 223
3.3 Chế độ về tài chính của Hợp tác xã ...................................................................................... 226
4. Tổ chức, quản lý hợp tác xã ...................................................................................................... 228
4.1 Đại hội thành viên ................................................................................................................. 228
4.2 Hội đồng quản trị hợp tác xã ................................................................................................ 233
4.3 Giám đốc (Tổng giám đốc) .................................................................................................... 234
4.4 Ban Kiểm soát........................................................................................................................ 235
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng IV .................................................. 238
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng IV ........................................................................... 238
8
LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật về chủ thể kinh doanh là học phần bắt buộc, có vai trị quan trọng
trong cấu trúc chương trình đào tạo cử nhân các ngành Luật, Luật Kinh tế và
Luật Quốc tế của Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội.
Trước năm 2017, học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh được thiết kế ở
phần 1 của học phần Luật Kinh tế Việt Nam. Để phục vụ cho quá trình đào tạo,
Trường Đại học Mở Hà Nội đã biên soạn và xuất bản các cuốn “Giáo trình Luật
Kinh tế Việt Nam” năm 2007 do PGS.TS. Nguyễn Như Phát chủ biên; năm 2016
do TS. Nguyễn Thị Nhung chủ biên cùng sự cộng tác của tập thể tác giả giàu
kinh nghiệm giảng dạy. Các cuốn giáo trình trên là tài liệu giảng dạy, nghiên cứu
và tham khảo quý báu đối với các thế hệ sinh viên thuộc các hệ đào tạo trong và
ngoài trường.
Năm 2017, cùng sự thay đổi tồn diện và căn bản chương trình các ngành
đào tạo, học phần Luật Kinh tế Việt Nam được cấu trúc lại với nhiều nội dung
đổi mới. So với các giáo trình trước đây, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh
doanh của Trường Đại học Mở Hà Nội xuất bản năm 2020 gồm 6 chương, có kết
cấu nội dung viết mới hoàn toàn, phù hợp với đề cương chi tiết học phần và cập
nhật hệ thống các văn bản pháp luật mới nhất.
Với tinh thần cầu thị, tập thể tác giả chân thành cảm ơn và mong nhận được
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình được
hồn thiện hơn ở những lần tái bản sau.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
9
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Nội dung chính: Pháp luật về chủ thể kinh doanh là bộ phận cấu thành
quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh. Chương I - Khái quát chung về
chủ thể kinh doanh và pháp luật về chủ thể kinh doanh sẽ giúp người học tiếp
cận các khái niệm cơ bản như chủ thể kinh doanh, thương nhân, doanh nghiệp;
tìm hiểu về khái niệm, đối tượng điều chỉnh, cấu trúc của pháp luật về chủ thể
kinh doanh và quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh.
1. Khái quát về chủ thể kinh doanh
1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh
Có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh giữ
vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sức tăng trưởng của nền kinh
tế và sự tồn tại của xã hội. Hiện nay, trình độ về phát triển kinh tế xã hội cũng
như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển sâu rộng; cùng với đó,
khung pháp lý và thể chế quản lý nhà nước đối với các loại hình chủ thể kinh
doanh đã phát triển khá hoàn thiện. Các quy định thơng thống, cởi mở của Luật
doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 (đã được thông qua ngày
17.6.2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021) và hệ thống các văn bản hướng
dẫn thi hành, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đã góp phần huy động
tối đa mọi nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để các thành phần kinh tế và các loại hình chủ thể kinh doanh phát triển.
10
Thuật ngữ "chủ thể kinh doanh" được dùng rất phổ biến trong các báo, tạp
chí, giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành pháp lý - kinh tế. Tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào định nghĩa về chủ thể kinh doanh
Để làm rõ thuật ngữ này, có thể bắt đầu bằng thuật ngữ "kinh doanh". Theo
khoản 21 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả cơng đoạn của q trình từ đầu tư, sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận” (định nghĩa tương tự cũng được quy định tại khoản 16 điều 4
Luật doanh nghiệp năm 2014). Như vậy, “kinh doanh” được hiểu với nội hàm
rộng, không chỉ bao gồm các hành vi bn bán, trao đổi, mà cịn bao gồm một
hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi sản xuất của chủ thể kinh doanh. Với định
nghĩa "kinh doanh" rộng như vậy, có thể định nghĩa: “Chủ thể kinh doanh là bất
kỳ cá nhân, tổ chức, đơn vị nào theo quy định của pháp luật thực hiện một, một
số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
“Khái niệm chủ thể kinh doanh thường được dùng với nghĩa là hình thức tổ
chức các hoạt động kinh doanh. Để làm rõ khái niệm chủ thể kinh doanh, cần
xem xét từ các góc độ kinh tế - xã hội và pháp lý, gắn với những yếu tố của kinh
tế thị trường. Từ góc độ kinh tế - xã hội, chủ thể kinh doanh là thành tố cơ bản
của hệ thống kinh tế - xã hội. Bản chất của chủ thể kinh doanh là những thực thể
xã hội, sinh ra với chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh
doanh được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở vật chất (vốn, tài
sản), bộ máy quản lý điều hành, người lao động… Từ góc độ pháp lý, chủ thể
kinh doanh được hiểu là một loại chủ thể pháp luật có nghề nghiệp kinh doanh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, chủ thể kinh doanh, trong đó nhóm trụ cột là
11
các doanh nghiệp trở thành đối tượng trung tâm chịu sự điều chỉnh của hệ thống
pháp luật kinh doanh”1
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý - kinh tế hiện nay có một số quan điểm
khác nhau về vấn đề này2:
Quan điểm thứ nhất: đồng nhất khái niệm "chủ thể kinh doanh" với khái
niệm "doanh nghiệp". Về mặt từ vựng, doanh nghiệp (trong tiếng Anh là
Enterprise) có nghĩa là cơng việc kinh doanh (business venture or undertaking)3.
Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm doanh nghiệp thường được dùng với nghĩa là
hình thức tổ chức các hoạt động kinh doanh. Trong giới nghiên cứu, có quan
điểm hiểu khái niệm doanh nghiệp với nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các chủ
thể hành nghề kinh doanh (khơng phân biệt chủ thể đó là pháp nhân hay thể
nhân): “Doanh nghiệp được hiểu là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục
đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”4; “Doanh nghiệp là một
đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính”5. Theo
quan điểm này, khái niêm doanh nghiệp được hiểu đồng nghĩa với khái niệm chủ
thể kinh doanh hay nhà kinh doanh. Quan điểm khác lại cho rằng doanh nghiệp
chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh đáp ứng được những điều kiện nhất định về
cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lý…: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập theo quy định của pháp
Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn
Thị Nhung (Chủ biên), NXB Tư pháp, Hà nội, 2016, trang 23, 24
2
Phần viết này tham khảo bài viết Một số vấn đề về chủ thể kinh doanh, Phan Công Thương,
truy cập ngày 19/11/2007
3
Black’ Law Dictionary, Centennial Edition (1891-1991), page 531.
4
Học viện Hành chính Quốc gia – Quản trị kinh doanh – Nxb Lao Động, Hà Nội, 2003, trang 8
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Thương mại Doanh nghiệp, Nxb Thống kê, 2002, trang
5
1
12
luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh”6. Theo đó, doanh nghiệp chỉ là một
loại chủ thể kinh doanh. Vì vậy có thể suy luận, sẽ có những chủ thể là chủ thể
kinh doanh (thực hiện nghề nghiệp kinh doanh) nhưng không được coi là doanh
nghiệp (đơn cử là nếu chủ thể kinh doanh đó khơng có trụ sở giao dịch ổn
định…)
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp cần được hiểu theo
hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Ở nghĩa rộng, doanh nghiệp là tất cả các cơ sở sản
xuất kinh doanh; ở nghĩa hẹp, doanh nghiệp chỉ bao gồm các cơ sở kinh doanh
thuộc khu vực chính thức (có đăng ký tư cách theo quy định của pháp luật),
khơng tính các cơ sở thuộc khu vực phi kết cấu (non-structure)7. Quan điểm này
cũng cho rằng, việc hiểu doanh nghiệp theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp có ý
nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách và thực hiện các chế độ quản
lý của Nhà nước đối với các cơ sở kinh tế
Pháp luật đa số các nước quan niệm doanh nghiệp chỉ là những chủ thể kinh
doanh thuần t (có nghề nghiệp chính là hoạt động kinh doanh). Tuy nhiên ở
một số nước (ví dụ Cộng hồ Liên bang Đức), doanh nghiệp được hiểu khơng
chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh thuần tuý (thương gia), mà còn bao gồm cả
những tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu cơng ích. Theo pháp luật Cộng hoà
Liên bang Đức, “Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp thành lập theo luật công
và doanh nghiệp thành lập theo luật tư. Khi phân biệt hai loại hình doanh nghiệp
này, người ta dựa trên cơ sở phân chia theo trật tự pháp luật công và pháp luật
tư. Doanh nghiệp theo luật cơng có thể là: xí nghiệp trực thuộc, những thực thể
chính quyền, đơn vị sự nghiệp”8. Tuy nhiên pháp luật Đức có sự phân biệt rõ
Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Cơng an nhân dân, 2000,
trang 36
6
7
8
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 278
Ernst Fuehrich Wirtschafts - Privatrecht, Verlag Vahlen, 1992, trang 332
13
ràng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của các doanh
nghiệp thành lập theo luật công và thành lập theo luật tư. Cơ sở của sự phân biệt
này là chức năng và mục đích hoạt động của hai loại doanh nghiệp có sự khác
nhau: doanh nghiệp được thành lập theo luật cơng có chức năng chủ yếu là hoạt
động cơng ích, trong khi đó doanh nghiệp được thành lập theo luật tư có chức
năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Hầu hết các nước đều tồn
tại những tổ chức kinh tế công (thông thường do Nhà nước đầu tư vốn) giống
như ở Cộng hồ Liên bang Đức. Song thơng thường những tổ chức này không
được coi là doanh nghiệp; hay chí ít thì cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với
chúng cũng khác với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý, hình thức pháp lý của
chúng cũng được pháp luật quy định khá đa dạng. Luật pháp các nước thông
thường không quy định khái niệm chung về doanh nghiệp, mà chỉ đưa ra định
nghĩa pháp lý về từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Thực tiễn pháp luật các
nước phản ánh một quan điểm phổ biến coi doanh nghiệp là tất cả các đơn vị
kinh doanh hợp pháp. Khái niệm doanh nghiệp (Enterprise) dường như đồng
nghĩa với khái niệm chủ thể kinh doanh (Business Entity), theo đó doanh nghiệp
là các chủ thể pháp luật (cá nhân hoặc pháp nhân) được thành lập theo quy định
của pháp luật để tiến hành hoạt động kinh doanh9.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập đến một
cách chính thức trong Luật Công ty năm 1990: "Doanh nghiệp là đơn vị kinh
doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh
doanh” (khoản 2 điều 3). Theo khái niệm này, tất cả các chủ thể có nghề nghiệp
9
Đồng Ngọc Ba, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận
án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2005, trang 7-10
14
kinh doanh được xác lập tư cách hợp pháp đều là doanh nghiệp. Quan điểm này
là phù hợp với cách hiểu phổ biến trên thế giới về chủ thể kinh doanh.
Luật doanh nghiệp năm 1999 (thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật
doanh nghiệp tư nhân năm 1990), Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh
nghiệp năm 2014 và Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã có nhiều đổi mới,
trong đó có quan điểm về doanh nghiệp. Cụ thể khoản 10 điều 4 Luật doanh
nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích kinh doanh”. Theo định nghĩa này, chỉ có những chủ thể
kinh doanh thoả mãn các điều kiện nhất định mới được gọi là doanh nghiệp. Phù
hợp với quan điểm chung về doanh nghiệp như vậy, các văn bản pháp luật về tổ
chức doanh nghiệp chỉ chính thức thừa nhận các chủ thể kinh doanh có tư cách
doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên10.
Xuất phát từ thực tiễn và trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể khẳng
định rằng: "chủ thể kinh doanh" khơng chỉ giới hạn ở các loại hình doanh
nghiệp. Theo các văn bản pháp luật hiện hành, tham gia vào hoạt động kinh
doanh cịn có hợp tác xã (được điều chỉnh bởi Luật Hợp tác xã năm 2012); hộ
kinh doanh (được điều chỉnh bởi Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp); ngồi ra cịn có một lượng đơng đảo cá
nhân kinh doanh nhỏ (được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày
16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh)
10
Đồng Ngọc Ba, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận
án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2005, trang 11
15
Theo Hiệp định đối tác thương mại và toàn diện xuyên Thái Bình Dương
CPTPP, khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa rộng hơn khái niệm “doanh
nghiệp” theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể: “Doanh nghiệp là một pháp
nhân bất kỳ được lập hoặc tổ chức theo luật hiện hành, hoạt động vì lợi nhuận
hoặc khơng vì lợi nhuận, và do Chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm sốt,
bao gồm bất kỳ tập đồn, quỹ, cơng ty hợp danh, công ty tư nhân, liên doanh,
liên kết, hoặc tổ chức tương tự” (điều 1.3). Khái niệm này bao gồm khơng chỉ
các doanh nghiệp được thành lập vì mục đích lợi nhuận mà còn bao gồm các tổ
chức, pháp nhân hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau mà khơng chỉ tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp
theo Luật doanh nghiệp.
Quan điểm thứ hai: đồng nhất khái niệm "chủ thể kinh doanh" và khái niệm
"thương nhân". Thuật ngữ "thương nhân" có từ lâu đời trong luật pháp của các
nước trên thế giới; và ở các nước tồn tại hai trường phái định nghĩa về thương
nhân:
Một là, định nghĩa thương nhân theo học thuyết khách thể, nghĩa là căn cứ
vào các hoạt động mà chủ thể đó thực hiện. Nếu các hoạt động mà chủ thể thực
hiện là hoạt động thương mại, thì chủ thể đó được gọi là thương nhân. Đại diện
cho trường phái này có thể kể đến: (i) Cộng hòa Pháp, cụ thể, Điều 1 Bộ luật
thương mại Pháp năm 1807 định nghĩa: “Thương nhân là người thực hiện các
hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình; (ii)
Nhật Bản, cụ thể, Điều 4 Bộ luật thương mại Nhật Bản năm 1899 định nghĩa:
“Thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia và các giao dịch
thương mại như là một nhà kinh doanh”; (iii) Hoa Kỳ, cụ thể, Bộ luật thương
mại Hoa Kỳ năm 1974 (Luật Mẫu) định nghĩa: “Thương nhân là những người
16
thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng của
các hoạt động thương mại” (điều 104)…
Hai là, định nghĩa theo học thuyết chủ thể, nghĩa là nếu chủ thể thực hiện
các hành vi được liệt kê là thương nhân, thì chủ thể đó sẽ thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật thương mại. Đại diện cho trường phái này có thể kể đến: (i) Đức,
cụ thể, khoản 1 điều 1 Bộ luật thương mại Đức năm 1897 định nghĩa: “Thương
nhân là người tiến hành việc hoạt động hành nghề kinh doanh, hay nói cách khác
đó là người thực hiện một hoạt động kinh doanh thương mại”. Khoản 2 điều này
định nghĩa về hoạt động kinh doanh thương mại, bao gồm không chỉ việc mua
vào và bán ra hàng hóa và giấy tờ có giá trị; mà còn bao gồm cả việc chế tạo
hoặc cải tiến hàng hóa cho người khác, việc thực hiện các dịch vụ bảo hiểm có
thu phí bảo hiểm, các giao dịch ngân hàng, việc vận chuyển hàng hóa và hành
khách bằng đường biển, đường bộ, đường thủy, các giao dịch đại lý vận tải, kho
vận, các giao dịch của người đại diện thương mại, môi giới thương mại và các
giao dịch khác; (ii) Séc, cụ thể, khoản 2 điều 2 Bộ luật thương mại Séc 1991 quy
định: Người (thể nhân hoặc pháp nhân) được ghi tên vào Sổ đăng ký thương mại
gồm: người thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho tiến
hành một số hoạt động buôn bán nhất định; người thực hiện hoạt động kinh
doanh trên cơ sở một giấy phép theo các luật hoặc quy định đặc biệt khác với các
quy định điều chỉnh cấp giấy phép buôn bán; thể nhân hoạt động nông nghiệp
(sản xuất nông nghiệp) mà được đăng ký vào sổ đăng ký thích hợp theo luật
hoặc theo quy định đặc biệt…
Ở Việt Nam, khái niệm “thương nhân” được thừa nhận trong các văn bản
pháp luật khá muộn so với các nước trên thế giới. Có thể tìm thấy khái niệm này
trong văn bản đầu tiên là Bộ luật thương mại Việt Nam Cộng hồ năm 1972,
theo đó “Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và
17
lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của minh”. Trải qua một thời gian
miền Bắc (sau năm 1954) cũng như cả nước (sau năm 1975) xây dựng nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa, nghề thương mại và những người làm nghề thương mại
không được đánh giá đúng và không được tạo điều kiện để hoạt động, phát triển.
Đến năm 1997, với sự ra đời của Luật Thương mại năm 1997, khái niệm này
mới được chính thức ghi nhận trở lại. Tuy nhiên, khoản 5 điều 6 Luật Thương
mại năm 1997 không định nghĩa trực tiếp mà chỉ nêu những đối tượng có thể trở
thành thương nhân kèm theo các điều kiện ở những điều khoản sau đó, cụ
thể: “Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng
ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên". Khái
niệm thương nhân theo Luật Thương mại năm 1997 cịn bị bó hẹp bởi khái niệm
“hoạt động thương mại”, cụ thể, chỉ bao gồm 14 hành vi thương mại theo Luật.
Luật Thương mại năm 2005 tiếp thu tinh thần của Luật Thương mại năm
1997 khi không định nghĩa thương nhân, mà chỉ quy định các loại chủ thể được
liệt kê là thương nhân. Cụ thể, theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Quy định này khơng được diễn đạt theo hình thức của một định nghĩa khái niệm,
tuy nhiên nó chứa đầy đủ các yếu tố nội dung của một định nghĩa, vì vậy cần
được xem là một định nghĩa khái niệm thương nhân.
Theo định nghĩa trên, thương nhân có các đặc điểm sau:
(i) Thương nhân phải là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại,
cụ thể, phải thực hiện một, một số hoạt động thương mại được Luật thương mại
điều chỉnh như mua bán hàng hoá, đại lý thương mại…
18
(ii) Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập,
mang danh nghĩa và vì lợi ích của bản thân minh, cụ thể, thương nhân phải thực
hiện hoạt động thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản
thân mình, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó. Khi
thực hiện hoạt động thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của
chủ thể khác mà kinh doanh theo ý chí của mình
(iii) Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại mang tính nghề
nghiệp thường xuyên, cụ thể, thực hiện hoạt động thương mại cách thực tế, lặp
đi lặp lại, liên tục, mang tính nghề nghiệp nhằm tạo ra thu nhập chính cho mình.
(iv) Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp, đăng
ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã) để thực hiện hoạt động thương mại. Đăng
ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về mặt pháp lý cho sự ra đời của thương nhân. Đăng ký kinh doanh được thực
hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước, xác
nhận sự tồn tại hợp pháp của thương nhân.
Trong một số trường hợp đặc biệt, có những tổ chức kinh tế được thành lập
mà không tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đó là các doanh nghiệp kinh
doanh trong những lĩnh vực kinh doanh đặc thù, được cơ quan quản lý chuyên
ngành cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động…, ví dụ: ngân hàng thương
mại, công ty bảo hiểm, công ty luật…
Như vậy, khái niệm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm
2005 hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh; vì chỉ giới hạn ở những chủ thể có
đăng ký hoạt động thương mại, thực hiện các hoạt động thương mại một cách
độc lập thường xuyên nhằm mục tiêu lợi nhuận mà không bao gồm các chủ thể
kinh doanh nhỏ, thực hiện hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng
19
khơng phải đăng ký kinh doanh. Do đó, khơng thể đồng nhất khái niệm "chủ thể
kinh doanh" và "thương nhân".
Tóm lại, trong ba khái niệm “doanh nghiệp”, “thương nhân”, “chủ thể kinh
doanh” thì khái niệm doanh nghiệp là khái niệm hẹp nhất, bao gồm các chủ thể
đáp ứng các điều kiện luật định và được quy định là doanh nghiệp theo Luật.
Khái niệm thương nhân rộng hơn, vì ngồi doanh nghiệp, thương nhân cịn bao
gồm các chủ thể có thực hiện hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp nhưng không
được gọi là doanh nghiệp, không điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp, đó là hợp
tác xã và hộ kinh doanh. Khái niệm chủ thể kinh doanh là khái niêm rộng nhất,
vì chủ thể kinh doanh ngoài các thương nhân (tức là các chủ thể kinh doanh
chun nghiệp, có đăng ký) cịn bao gồm các cá nhân kinh doanh nhỏ, có thực
hiện hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh.
1.2. Đặc điểm cơ bản của chủ thể kinh doanh
Xét một cách tổng quát, chủ thể kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, chủ thể kinh doanh phải được thành lập hợp pháp
Các chủ thể kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành
lập hoặc công nhận. Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhà nước, mặc dù Luật doanh
nghiệp năm 2020 có nhiều thay đổi so với Luật doanh nghiệp năm 2014 khi quy
định: Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ (khoản 1 điều 88). Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp
nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nhà nước
20
phải ra quyết định thành lập doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp mới làm thủ tục
đăng ký doanh nghiệp. Đối với các chủ thể kinh doanh là các loại hình doanh
nghiệp, liên hiệp hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký liên
hiệp hợp tác xã tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp
tỉnh nơi doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. Đối với hộ kinh
doanh và hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Phịng Tài chính
- Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc
trụ sở chính. Đây là đặc điểm xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của các
chủ thể kinh doanh, làm cơ sở để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các chủ thể kinh
doanh trước pháp luật. Đối với các cá nhân kinh doanh nhỏ, không phải đăng ký
hoạt động theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Nhà nước thừa nhận và bảo hộ đối
với hoạt động kinh doanh hợp pháp của họ.
Hai là, chủ thể kinh doanh phải có tài sản để thực hiện hoạt động kinh
doanh
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản (điều 105). Để tham gia vào hoạt động kinh doanh,
các chủ thể kinh doanh phải có tài sản; bởi tài sản là cơ sở vật chất không thể
thiếu để các chủ thể kinh doanh có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Dấu hiệu phải có tài sản thể hiện
tính độc lập và khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt
động của các chủ thể kinh doanh; nghĩa là các chủ thể kinh doanh có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó cũng như có quyền điều phối khối tài
sản này theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm bằng chính
tài sản đó trước pháp luật.
Ba là, chủ thể kinh doanh phải có nghề nghiệp kinh doanh
21
Nghề nghiệp kinh doanh là phương diện hoạt động thường xuyên, cơ bản
và chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh. Nghề nghiệp
kinh doanh thể hiện ở các mặt sau:
- Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh. Đây là chứng thư pháp lý quan trọng thừa nhận một chủ thể có
quyền hoạt động kinh doanh; trừ cá nhân kinh doanh nhỏ không phải đăng ký
- Các chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề và
loại hàng hoá ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hợp tác xã,
hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh không đúng nội dung
đăng ký, chủ thể kinh doanh phải đăng ký bổ sung. Việc đăng ký bổ sung thường
được diễn ra trước thời điểm chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh
doanh; nhưng cũng có thể diễn ra sau thời điểm chủ thể kinh doanh đã thực hiện
hoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ thuộc đối tượng
pháp luật cấm sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
- Phải thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên nhằm mục
đích chủ yếu là lợi nhuận. Với tư cách là một thực thể tham gia thị trường, nếu
chủ thể kinh doanh không lấy kinh doanh làm hoạt động cơ bản để tìm kiếm lợi
nhuận thì tất yếu khơng có sự tồn tại và khơng có khả năng tồn tại, trừ những
chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động cơng ích do Nhà nước giao
Bốn là, chủ thể kinh doanh có tính liên quan và đối kháng với nhau
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mỗi chủ thể kinh doanh không tồn tại
như một tế bào kinh tế đơn lẻ mà nằm trong một hệ thống lớn lực lượng sản xuất
xã hội có tính liên quan một cách hữu cơ với nhau. Các chủ thể kinh doanh phải
22
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự hỗ trợ này thực chất là
cung cấp sản phẩm cho xã hội thể hiện nhu cầu đối với tiền vốn và sức lao động
sản xuất. Có thể thấy mỗi hoạt động của chủ thể kinh doanh này có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của chủ thể kinh doanh khác. Mặt khác, với tư cách là một
chủ thể tham gia thị trường, các chủ thể kinh doanh có tính đối kháng với những
nhân tố tác động từ bên ngồi như: khủng hoảng tài chính tiền tệ, thiên tai hoả
hoạn, các thay đổi về chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hoặc những lợi
thế từ các đối thủ cạnh tranh… để có thể tồn tại, phát triển. Biểu hiện của tính
đối kháng là chủ thể kinh doanh phải dựa vào chính bản thân mình để tiếp thu
vật chất từ hoàn cảnh thị trường, năng động và nhạy bén thơng tin, chuyển hố
nguy cơ thành cơ hội… từ đó khơng ngừng loại trừ, khắc phục những khó khăn;
nếu không tất yếu sẽ bị quy luật thị trường đào thải.
Qua việc tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của chủ thể kinh doanh, có thể
thấy rằng chủ thể kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều loại với quy mô
hoạt động khác nhau.
1.3. Phân loại chủ thể kinh doanh
Việc phân loại chủ thể kinh doanh dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
1.3.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động
Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành doanh nghiệp tư và
doanh nghiệp cơng. Doanh nghiệp tư có bản chất kinh doanh thuần tuý, hoạt
động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, lấy lợi nhuận làm cơ sở để tồn tại và phát
triển. Các doanh nghiệp tư thường được hình thành từ sở hữu tư nhân hoặc đa sở
hữu. Doanh nghiệp công được thành lập với sự can thiệp và chi phối của Nhà
23
nước trong chiến lược và mục tiêu hoạt động, thông qua việc nắm giữ một phần
hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu.
Ngồi ra, từ góc độ sở hữu, chủ thể kinh doanh còn được phân chia thành
các loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài… Việc phân loại chủ thể kinh doanh theo cách này có ý nghĩa
trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước đối với các khu vực kinh tế khác
nhau; và đặc biệt có ý nghĩa trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các chủ thể
kinh doanh. Cụ thể, trước đây:
- Doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh riêng bởi Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 1995, được thay thế bởi Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003; cùng
với đó là một hệ thống đồ sộ các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản
pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp của khối kinh tế tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân và
các loại hình công ty, được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990,
Luật công ty năm 1990; được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật
doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm
2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật liện quan.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các Luật sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992;
được thay thế bởi Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung năm
2000; các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật liên quan.
Từ khi Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, hệ thống pháp luật
về doanh nghiệp đã có sự thay đổi căn bản. Luật doanh nghiệp năm 2005 điều
chỉnh hoạt động của cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; hoạt
24
động của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân, khơng phân
biệt về góc độ sở hữu. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế Luật doanh
nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, các quy định về tổ
chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 2000. Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm
2020 hoàn toàn kế thừa quan điểm trên của Luật doanh nghiệp năm 2005, điều
chỉnh chung các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.3.2. Căn cứ vào cơ cấu nhà đầu tư và phương thức góp vốn
Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành: chủ thể kinh doanh
một chủ sở hữu và chủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể là cá
nhân hoặc tổ chức không bị cấm kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, các chủ
thể kinh doanh một chủ sở hữu bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên; doanh nghiệp nhà nước (trường hợp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ); doanh nghiệp 100% vốn nnước ngoài do một
cá nhân hoặc một tổ chức nước ngoài sở hữu, thành lập theo quy định của Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 mà không chuyển đổi thành doanh
nghiệp theo Luật doanh nghiệp; hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ. Đối với
mơ hình kinh doanh một chủ, tồn bộ vốn, tài sản của chủ thể kinh doanh đó
thuộc sở hữu của một chủ thể duy nhất, vì vậy, các vấn đề về tổ chức quản lý
thường đơn giản, dễ thực hiện; quyền tự quyết định đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của chủ sở hữu là tuyệt đối vì khơng bị chi phối bởi ý chí của bất kỳ
cá nhân, tổ chức nào, chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì chỉ có
một chủ sở hữu nên mơ hình kinh doanh này cũng bị hạn chế về vốn (vì khơng
có sự góp vốn từ những người khác), về quản lý (vì chỉ theo ý chí của một chủ),
về chia sẻ rủi ro (vì rủi ro khơng chia sẻ được cho ai).
25
Chủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu được hình thành trên cơ sở sự liên kết
của nhiều cá nhân, tổ chức; do nhiều cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập. Chủ
thể kinh doanh nhiều chủ được chia thành: công ty hợp danh; công ty cổ phần;
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hợp tác xã; doanh nghiệp
nhà nước (trường hợp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết); doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1996
mà khơng chuyển đổi thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp; hộ gia đình,
nhóm người đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh. Đối với các chủ thể kinh
doanh nhiều chủ, việc tổ chức quản lý trong nội bộ chủ thể kinh doanh thường
phức tạp, gồm nhiều cơ quan có chức năng kiềm chế và đối trọng lẫn nhau,
nhằm đảm bảo cho chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả, đảm bảo lợi ích của
các nhà đầu tư cũng như các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, ưu điểm của mơ
hình kinh doanh nhiều chủ là khả năng tập trung vốn từ nhiều người, khả năng
tập trung trí tuệ quản lý của nhiều người, và khả năng chia sẻ rủi ro cho nhiều
người.
Đây là phương pháp phân loại phổ biến được áp dụng để cấu trúc hệ thống
pháp luật về chủ thể kinh doanh, cả về hình thức văn bản và nội dung quy phạm
pháp luật
1.3.3. Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh
Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành: chủ thể kinh doanh
có tư cách pháp nhân và chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân. Pháp
nhân là một khái niệm kinh điển trong khoa học pháp lý cũng như luật pháp.
Việc xác lập tư cách pháp nhân cho một chủ thể kinh doanh có liên hệ mật thiết
26
đến khả năng độc lập chịu trách nhiệm tài sản, kể cả các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh.
Các dấu hiệu pháp lý của pháp nhân được quy định cụ thể trong Bộ luật dân
sự năm 2015; cụ thể, một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện sau đây: (i) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; (iii)
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình; (iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
(điều 74).
Việc xác định một chủ thể kinh doanh là pháp nhân dựa trên điều kiện quan
trọng, đó là sự độc lập về tài sản của pháp nhân với các chủ thể khác; vì trên
nguyên tắc những chủ thể kinh doanh nào có sự độc lập về tài sản và độc lập
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình thì được gọi là pháp nhân. Theo tiêu chí
này, các loại hình cơng ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam là các chủ thể kinh
doanh có tư cách pháp nhân; các chủ thể còn lại như: doanh nghiệp tư nhân (có
tư cách doanh nghiệp nhưng khơng có tư cách pháp nhân), hộ kinh doanh (khơng
có tư cách doanh nghiệp và khơng có tư cách pháp nhân).
Việc được hưởng quy chế pháp nhân hay không được hưởng quy chế pháp
nhân ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, nhất là trong việc
tham gia vào các giao dịch do chủ thể kinh doanh đó thiết lập với các đối tác.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể tham gia vào giao dịch dân
sự là cá nhân, pháp nhân (điều 1) mà không bao gồm các chủ thể khác như hộ
gia đình, tổ hợp tác như Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy, trường hợp hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân
27
sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách
pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền
cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trường hợp
thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người
đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện (khoản 1 điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015). Do vậy, chủ thể kinh doanh
khơng có tư cách pháp nhân như: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh do một
nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ phải thực hiện mọi giao dịch thông
qua người đại diện của mình với tư cách là một cá nhân.
1.3.4. Căn cứ và chế độ chịu trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu chủ thể
kinh doanh
Theo tiêu chí này, cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu chủ thể kinh doanh có thể
được áp dụng một trong hai chế độ chịu trách nhiệm tài sản là: trách nhiệm vô
hạn và trách nhiệm hữu hạn. Theo thông lệ, các chủ sở hữu chủ thể kinh doanh
khơng có tư cách pháp nhân thường bị áp dụng chế độ trách nhiệm vô hạn, bao
gồm chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ cũng như các thành viên trong hộ kinh
doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam, thành viên hợp danh của công ty hợp danh – là
chủ sở hữu công ty cũng phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, mặc dù công ty
hợp danh được thừa nhận là một pháp nhân.
Đối với chủ sở hữu chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài
sản của mình; khơng phụ thuộc vào số vốn họ đưa vào kinh doanh. Các chủ sở
hữu chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân thường được áp dụng quy chế chịu
trách nhiệm hữu hạn, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Những chủ
28