Quản lý kiểu 101
Quản lý là gì? Người quản lý cần làm gì và làm như thế nào? Đó
là những câu hỏi mà hầu hết những người làm công tác quản lý
từng tự hỏi ít nhất một lần.
Quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Đó là nghệ
thuật làm cho người khác (nhân viên) làm việc hiệu quả hơn
những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có bạn. Còn
khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ
thuật quản lý. Lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn
điều căn bản trong khoa học đó.
Bốn người công nhân có thể làm ra 6 sản phẩm trong ca làm việc
8 giờ khi không có người quản lý. Nếu tôi thuê bạn quản lý họ và
họ vẫn chỉ làm ra 6 sản phẩm mỗi ngày, vậy thì đâu là lợi ích của
việc tôi thuê bạn? Hay nói cách khác, nếu hiện họ làm ra 8 sản
phẩm mỗi ngày, bạn, trong vai trò của người quản lý đã phát huy
được giá trị của nghệ thuật quản lý.
Một suy luận tương tự áp dụng đối với ngành dịch vụ, bán lẻ, dạy
học hay bất kỳ một công việc nào khác. Liệu khi bạn có mặt,
nhóm nhân viên của bạn có thể xử lý được nhiều cuộc gọi từ
khách hàng hơn khi bạn vắng mặt hay không? Liệu họ có bán
được nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn hay không? Có truyền
đạt, phổ biến kiến thức hiệu quả hơn không?… Đó chính là giá trị
của việc quản lý – khiến cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Kế hoạch
Việc quản lý bắt đầu với việc lên kế hoạch. Quản lý tốt là khởi
đầu bằng những kế hoạch hay.
Không có kế hoạch, bạn sẽ không bao giờ đạt tới thành công.
Nếu bạn chỉ vô tình lên một kế hoạch cho mục tiêu của mình, sự
thành công đó sẽ chỉ là sự may mắn hoặc do cơ hội nào đó và sẽ
không thể lặp lại. Bạn có thể làm điều đó như trường hợp của
“người nổi tiếng nhất thời”, cảm giác một sớm một chiều và bạn
sẽ không bao giờ đạt được thành tích đích thực - được xây dựng
bằng những thành công.
Để tránh tất cả những điều nói trên, bạn hãy tìm hiểu mục tiêu
của bạn là gì (hoặc lắng nghe khi ông chủ nói với bạn). Sau đó
hãy tính toán cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Bạn có trong
tay những nguồn lực nào? Bạn có thể làm được gì với chúng?
Hãy so sánh điểm mạnh và yếu điểm của các cá nhân và những
người khác. Liệu việc giao cùng một nhiệm vụ công việc cho bốn
người làm trong 14 giờ sẽ ít tốn kém hơn thuê một chiếc máy
cũng có thể làm nhiệm vụ tương tự cùng với 1 người công nhân
trong 6 giờ? Nếu bạn thay đổi giờ làm ca đầu tiên, thay vì bắt đầu
từ 8h sáng như thường lệ thành 10h, liệu công nhân có thể giải
quyết mọi vấn đề tăng dồn lên đột ngột của các buổi sáng sớm
để bạn không phải thuê thêm một “siêu nhân” cho ca thứ hai?
Hãy dự phòng tất cả những viễn cảnh có thể. Lên kế hoạch sẵn
cho chúng. Và lường trước viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra, lên
kế hoạch dự phòng. Hãy đánh giá những kế hoạch khác nhau
của bạn và triển khai những kế hoạch, mà theo đánh giá của bạn,
sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và tiến hành những việc phải làm
nếu như kế hoạch đó không như mong muốn.
Mẹo nhỏ mách bạn: Một trong những công cụ lên kế hoạch quản
lý thường bị bỏ xót nhất thì lại mang lại hiệu quả cao nhất: đó là
hỏi ý kiến những người làm việc vì chính thu nhập của họ.
Tổ chức
Khi đã có một kế hoạch, nhiệm vụ của bạn là phải biến nó thành
hiện thực. Liệu mọi thứ đã sẵn sàng tiến lên phía trước, một sự
lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho nhóm của bạn đúng lúc?
Nhóm của bạn đã sẵn sàng để tiến hành một phần của kế hoạch?
Việc tổ chức thống nhất đã sẵn sàng để nhóm của bạn thực hiện