Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu thuyền bè truyền thống ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

NGHIÊN CỨU THUYỀN BÈ TRUYỀN THỐNG ỉ VIỆT NAM



<b>Thiều Thị Thanh Hải* </b>


<b>Tóm tắt</b>


Cho đến nay, việc tìm hiểu về thuyền bè và lịch sử hàng hải vẫn
còn là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn ở
Việt Nam. Điều này được lý giải bằng việc thiêu vắng nguồn tư liệu,
phương pháp và nguồn nhân lực nghiên cứu. Việc nghiên cứu về
thuyền truyền thống gặp khó khăn khi mà những ghi chép về thuyên,
kỹ thuật đóng thuyên trong tư liệu lịch sử vẫn chưa được tập hợp đầy
đủ; ngành khảo cổ học dưới nưóc nghiên cứu về các con thuyền đắm ở
Việt Nam chưa phát triển; cũng như nhận thức về những giá trị của một
sản phẩm văn hóa vật chất như thuyền bè vẫn chưa được nhìn nhận
đúng mức. Bài viết này hướng đên làm rõ một số vâíi đề trong nghiên
cứu thuyên truyền thống ở Việt Nam. Cụ thể là ý nghĩa của việc nghiên
cứu thuyên bè, nhìn nhận lại các nghiên cứu trước đây về thuyến, kỹ
thuật đóng thuyên của người Việt và đề xuất một hướng tiếp cận để tìm
hiểu về thuyền và lịch sử hàng hải trong bơì cảnh nghiên cứu lịch sử ở
Việt Nam hiện nay.


Không thể phủ nhận được rằng việc nghiên <b>CÚ01 </b>thuyền bè không
chi giúp chúng ta hiếu sâu sắc hơn về những thay đổi, cải tiến kỹ thuật
mà còn làm rõ những chuyển biến lịch sử, xã hội, cơ câu tổ chức xã hội,
tín ngưỡng hay phong tục tập quán, v ề phương diện thực tê' nó là
phương tiện chuyên chở duy nhất trên sông nước; v ề phứơng diện lịch
sử, nó được xem như là tấm gương phản ánh sự tiếp giao văn hóa, sự
đa dạng văn hóa thơng qua các đặc điểm về hình dạng, câu trúc và cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Thiều Thị Thanh Hải</b></i>



thức sử dụng. Chiếc thuyền là sản phẩm của một nền văn hóa và có rất
nhiêu những nhân tố tác động đến cấu tạo cũng như chức năng sử
dụng, kỹ thuật, nguổn nguyên liệu, môi trường, kinh tê' bôi cảnh tôn
giáo, xã hội hay tư tưởng.


Từ giữa thế kỷ 19, các học giả người Pháp là những người đầu tiên
tìm hiểu và ghi chép về thuyền bè truyền thống ở Việt Nam. Chính họ
đã khẳng định thuyền và kỹ thuật đóng thuyên của người Việt là một
đôi tượng nghiên cứu mà ờ đó chứa đựng nhiều vân đề hấp dẫn và cần
được giải đáp. Trong bôi cảnh nghiên cứu lịch sử thuyền bè hiện nay,
chúng ta hồn tồn có thể kế thừa thông tin cũng như phương pháp
điều tra dân tộc học từ các nhà nghiên cứu Pháp, kết hợp với hướng
nghiên cứu liên ngành. Mà ở đây người viết muôn đề cập đên sự kết
hợp giữa phương pháp nghiên cứu dân tộc học hàng hải, khảo cổ học
hàng hải và nghiên cứu lịch sử.


*


* *


Mở đầu


Nghiên cứu lịch sử kỹ thuật thuyền bè ờ Việt Nam không phải là
chủ để mới nhưng bấy lâu nay còn thiêu những nghiên cứu chuyên sâu,
lý giải các vấn đề khoa học xung quanh lịch sử thuyền, lịch sử hải thương
trong bôi cảnh nghiên cứu thuyền bè ở khu vực và trên Thế giói. Điều
này được lý giải bởi tính phức tạp trong việc tập hợp nguồn tư liệu cũng
như tiếp cận với những hiện vật thuyền truyền thông thông qua các dự
án khai quật khảo cồ học dưói nưóc. Cùng vói đó là sự thiếu vắng nguồn


nhân lực nghiên cứu cũng như nhận thức chưa thật sự đúng về giá trị
của một sản phẩm văn hóa vật chất như thuyền bè.


1. Vì sao phải nghiên cứu thuyền bè?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>N ghiên cứ u thuyền b è truỵền thống ở V iệ t Nam</b></i>


Trưóc hết, chúng ta có thể nhìn thuyền với giá trị về mặt lịch sỏ của
nó. Thuyền bè là một bộ phận khơng thể thiếu của lịch sử hàng hải, lịch sử
công nghệ, lịch sử nghệ thuật Con người trong quá trình phát triên đã
khơng ngừng hướng mình đến việc chinh phục, tìm kiếm những vùng đất
xa xơi. Thuyền bè trở thành công cụ để loài người chinh phục mặt nước,
chinh phục đại dương, đi đến những vung đất mới. Một trong những sự
kiện được cho là có ý nghĩ quan trọng đơi vói lịch sử nhân loại phải kế đẹn
sự thành công của các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỷ XV, XVI dẫn đêh
việc tìm ra Châu Mỹ và con đường từ châu Âu sang chậu Á bằng đường
biển. Đúng như Adam Smith, nhà kinh tê' học ngươi Scotland, đã đưa ra
<i>nhận xét ữong cuốn The Wealth ofNations (1776): "Việc tìm ra châu Mỹ và </i>
việc khám phá con đường sang Đông An bằng cách giong thuyền qua Ịnũi
Hảo Vọng là hai sự kiện lớn nhất và quan trọng nhâ't trong lịch sử nhân
loại" (Trích dẫn theo Hồng Anh Tuẫn, 2011). Nêu nhìn trên phương diệỊ\
lịch sử chính trị, kinh tế - xã hội, các sự kiện này đã dẫn đên những việc
chuyển mình của các xã hội phương Đơng và phương Tây trong bơì cảnh
Cận đại sơ kỳ (Early modem). Nêìi nhìn trên phương diện lịch sử kỳ thuật,
chúng lại đánh dâu bươc tiên bộ vượt bậc của kỹ thuật hàng hải mà cụ thể
là ở kỹ thuật đóng thuyền và kỹ thuật đi biên. Nhận thức được ý nghĩa
quan trọng của thuyền bè trong lịch sử chinh phục đại dương của loài
người, nhiều công trinh nghiên cứu của các học giả trên thế giới về lịch sử
thuyền bè, lịch sử kỹ thuật đóng thuyền đã được cơng bố. Hiểu biết về lịch
sử thuyên bè đã cung cấp một phần tri thức quan trọng trong lịch sử hải


thương. Bên cạnh các tư liệu chữ viết thì việc nghiên cứu các con tàu đắm,
hải trình của các thương thuyên cũng lý giải nhiều câu hỏi về các tuyên
đường thương mại trên biển, hàng hóa trao đôi trên tuyến đường ấy, cũng
như cách thức vận thủy trên đại dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Thiều Thị Thanh Hải</b></i>


và câu trúc của thuyền, Adams (2001) đã đưa ra những nhân tô' tác động
bao gồm chức năng sử dụng, kỹ thuật, nguồn nguyên liệu, môi trường,
kinh tê' bối cảnh xã hội (hay truyền thông của xã hội ây), tôn giáo hay tư
tưởng. Nó đã được cụ thể hóa trong mơ hình sau:


<i>Hình 1: Những u tơ'tác động được biểu hiện trong thuyền và kỹ thuật </i>
<i>dóng thuyêh (A d a m 2001:301ỉ Pham, 2012:3)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>N ghiên cứ u thuyền b è truyền thống ở V iệt Nam</b></i>


chiếc thuyền là một sản phẩm văn hóa cần được tìm hiểu trong mối quan
hệ với rất nhiều những lĩnh vực khác nhau (Hay nói cánh khác đây là đơi
tượng địi hỏi việc nghiên cứu liên ngành).


Nói về lịch sừ thuyên bè ở Việt Nam, chúng ta hồn tồn có thể tự
hào về một sự đa dạng các loại hình thuyền bè truyền thơng dọc khắp
miền duyên hải, cũng như một dân tộc trong lịch sử đã có những con
người "thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền" (Trích dẫn theo Trần Ngọc
Thêm, 1997: 419)1. Tuy nhiên, nhận thức về kỹ thuật đóng thuyền của
người Việt lại chưa thật sự rõ ràng. Hoặc được xem giông như kỹ
thuật đóng thuyền Đơng Nam Á truyền thống (traditional Southeast
<i>Asian shipbuilding) hoặc được xem như một kiểu kỹ thuật lai ghép </i>
(hybrid) giữa kỹ thuật đóng thuyền truyền thống của Trung Hoa


(Chinese shipbuilding techniques) và các yếu tơ' kỹ thuật có nguồn gốc
Đơng Nam Á (Manguin 1993; Flecker 2006)2. Việc tổn tại hay không kỹ
thuật đóng thun truyền thơng của người Việt (bao gồm các dân tộc
trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay) vẫn đang là một vân đề cần được
<b>nghiên cứu, lý giải. Điều này cũng đã được đưa ra từ năm 1967 trong </b>
<i>cuốn sách Thanh thư v ề tàu thuyền cận duyên miểh Nam Việt Nam khi mà </i>
nhóm tác giả của chính quyền Việt Nam Cộng Hịa nhận định "Nguồn
gô'c của các ghe thuyên Việt Nam rất mù mờ và chẳng có tài liệu nào,
ngoại trừ thời gian mới đây, ghi chép sự tiến hóa của ghe thuyên này"
(Westerman, A.B. và cộng sự, 1967:3). Thực tế này, cho đến nay vẫn
<i>cho thấy việc nghiên cứu thuyên bè truyền thống ở Việt Nam vừa c ó ý</i>


<i>1 Trong nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm, ông đã đưa ra: "Lĩnh Nam chích quái </i>
chép rằng người Việt cổ lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền".
Cùng với đó, nhiều nghiên cứu v ề miêh đất phía Nam Việt Nam với đ ế chê'
Champa trước đây cũng cho thây sức mạnh chinh phục biên khơi của những
chú nhân miền đâ't này lúc đó "N gười Chàm là giông người hung bạo, gatn dạ
và là những thủy thủ cang cường" (Phan Khoang, 1969).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>T hiều Thị Thanh Hải</b></i>


nghĩa trong việc nâng cao hiểu biết về lịch sử thuyên bè, lịch sử hàng
hải trong nưóc và khu vực, vừa có ý nghĩa về mặt nhận thức khoa học.
<b>2. Những nghiên cứu đã có về thuyền Việt Nam truyền thống</b>


Thế mạnh trong các nghiên cứu thuyền bè truyền thông ở Việt
Nam chính là việc xuất hiện nhiều nghiên cứu mang tính giói thiệu, cập
nhật những kiểu thuyền, kỹ thuật và các giá trị văn hóa dân gian của nó
trong bổi cảnh địa phương. Nổi bật trong đó là những nghiên cứu về
các loại hình ghe bầu ven biển cận duyên từ Nam Trung Bộ trở vào của


Nguyễn Thanh Lợi (2008), Trần Văn An (2011). Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu thuyền bè như là một bộ phận trong thủy quân Việt Nam
thể hiện qua nghiên cứu của Nguyễn Việt (1983), Trần Đức Anh Sơn,
Phạm Văn Thủy (2011) chứng tỏ vai trị lón của thun Việt Nam. Các
nghiên cứu này ngoài việc lý giải một phần lịch sử thuyền bè ở Việt
Nam cũng như mô tả một sơ' loại hình thuyền, còn gợi mở những câu
hòi về vai trò của thuyền trong lịch sử cũng như sự phát triển của một
ngành công nghiệp tàu thuyền trong quá khứ.


Sự hấp dẫn trong việc nghiên cứu thuyền Việt Nam truyền thông
được minh chứng qua một sơ' lượng khơng nhị các ghi chép tổng hợp,
khảo tả về các loại hình ghe thuyên ở Việt Nam mà ở đây tơi mn nhấn
mạnh đến vai trị của những người ngoại quốc hay học giả quốc tế khi tìm
hiếu về lịch sừ, văn hóa Việt Nam. Nếu đi vào việc tổng hợp những nghiên
cứu đã có, chắc chắn bài viết này không thể chi tiết và đầy đủ bằng một
cơng trình đã công bô' bởi Charlotte Pham1, một nhà nghiên cứu về thuyền
Việt Nam truyền thông (Pham, 2010). Vói lợi thế về nguồn tư liệu
Charlotte Pham thông kê rất chi tiết các cơng trình đã cơng bơ' và những
người "nặng lòng" với nghiên cứu ghe thuyền truyền thông ở Việt Nam.
<i>Điều thú vị là những người đầu tiên đưa thuyền Việt Nam trở thành một </i>
đơì tượng nghiên cứu là những viên tướng thuộc quân đội Pháp. Những
nét thú vị trong đặc tính kỷ thuật, sự đa dạng các loại hình thuyền bè đã
thơi thúc họ tìm hiểu và ghi chép về thuyền truyền thông khi họ đêh Việt


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>N ghiên cứ u thuyền b è truyền thống ở Việ t Nam</b></i>


Nam trong thời thuộc địa. Xin được dẫn ra ở đây một sơ'cái tên mà mhững
cơng trình nghiên cứu củạ họ đã góp phần đưa hình ảnh của ghe thuyền
Việt Nam truyền thông đến các viện bảo tàng ở châu Âu. Đơ đốc Franẹs-
Edmond Pâris (1806-1893), "một người của biển, của khoa học", "là một


người khởi dựng và có tầm nhìn xa, ơng đã đặt nên tảng cho cái gọi là
khảo cổ học hàng hải, và lên tiếng ủng hộ việc bảo tổn những di sản biêh"
(Trích dẫn theo Phàm, 2010). Trong suốt những chuyên đi đến các nước
ngồi châu Âu, ơng đã vẽ và phác hoạ lại 111 tranh màu nước, 200 sơ đồ
kiến trúc hàng hải trong đó có một phần không nhỏ là về thuyên bè ờ khu
vực Đơng Nam Á. Những đóng góp của ơng cho đến nay vẫn được đánh
giá là hướng đi tiên phong và có giá trị sâu sắc, được xem như là "nền tảng
của nghiên cứu dân tộc học về thuyên trong khu vực" (Pham, 2010).


Tiếp tục được "truyền cảm hứng bởi một mong muôn bảo tổn
những truyền thơhg thun" (Trích dẫn theo Pham, 2010), tư lệnh
Louis-Théophile Audemard (1865-1955) đã đê’ lại một cơng trình với
nhiều những bản phác thảo về cầu trúc, tranh vẽ màu về các kiểu
thuyền ở Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù những tuyển tập sách của
ông chủ yếu nói về các kiểu thuyền Trung Quốc, nhưng cũng đã có một
tuyển tập dành riêng để miêu tả về kiêu thuyền của Việt Nam - tuyển
tập thứ 10 (Audermard, 1970). "Công việc của ông, cùng với công việc
của đô đô'c Pâris mang đên một sự miêu tả rộng lớn vể thuyên bè ở Việt
Nam cuôi thế kỷ XIX. Cùng với sự miêu tả ây có thể so sánh và quan sát
sự phát triển của kỷ thuật" (Pham, 2010).


Điểm thú vị thứ hai trong thống kê của nhà nghiên cứu dân tộc học
hàng hải Charlotte Pham là ở chỗ đã cho thây một tính liên tục các ghi
chép, nghiên cứu về thuyên Việt Nam truyền thống. Từ những nằm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho đên những năm đẩu của thê'kỷ XXI.
Điều này có thể được xem như một lời khẳng định về sức hấp dẫn iCŨng
như ý nghĩa của việc nghiên cứu thuyền truyền thông ở Việt Nam.


<b>2. Nghiên cứu thuyền bè truyền thống như thế nào?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Thiều Thị Thanh Hải</b></i>


Trên thực tế, bơì cảnh hạn chế về các nguồn tư liệu, phương pháp,
củng như trang thiết bị hiện đại trong nghiên cứu hải thương sử thực
sự là một khó khăn khơng nhị trong việc nghiên cứu lịch sử thuyên bè.
Trong khi các nghiên cứu trên Thế giói có điều kiện tiếp cận vói các
phương pháp nghiên cứu hiện đại, các kết quả nghiên cứu nhờ sự phát
triển của khảo cổ học hàng hải thì ở Việt Nam điều này còn đang là một
hạn chế. Tuy nhiên, cũng không thể quên một lợi thế quan trọng là
chúng ta có cơ hội kế thừa những ghi chép đã có về ghe thuyền Việt
Nam truyền thông; cũng như việc các nhà nghiên cứu Việt Nam đang là
chủ nhân của những di sản biển vân còn hiện hữu nhưng đang có nguy
cơ mai một dần.


Dưói đây là một sô' phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu
thuyền bè truyền thông cũng như hương tiếp cận công việc này trong
bô'i cảnh Việt Nam hiện nay.


<b>Khảo cổ học hàng hải (Maritime Archaeology)</b>


Khảo cổ học hàng hải hay khảo cổ học dưới nưóc là "việc nghiên
cứu các di tổn vật châ't liên quan tới các hoạt động của con người trên
biền, trên các con sông, các khu vực lân cận và các cộng đổng liên quan"
(Trích dẫn theo Pham, 2009).


Khảo cổ học hàng hải, cho đến nay, vẫn là một ngành tương đốỉ
<b>mói trong công việc nghiên cứu khảo cổ học ờ Việt Nam. Mặc dù đã có </b>
một sô" cuộc khai quật tại ven biển và cửa sông1, nhưng nhũng thông tin
khảo cổ học chưa thật sự cho chúng ta hình dung rõ nét hoạt động giao
thông trên biển hay nhửng tuyến đường thương mại trên biển ở Việt


Nam trong lịch sử. Thêm vào đó, các kế hoạch bảo tồn di tích sau khai
quật cũng là một hạn chế còn tổn tại bên cạnh những cơng tác bưóc đầu
cùa việc xây dựng một ngành khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam.
1 Nhiều các con tàu đắm đã được khai quật ở Việt Nam trên cơ sở các dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>N ghiên cứu thuyền b è truyền thống ở V iệt Nem</b></i>


Trong bối cảnh các điều kiện kinh tế, xã hội như Việt Nam hiện nay ửù
việc thiếu vắng nguổn nhân lực, kỹ thuật trong lĩnh vực khảo cổ học
dưới nước cũng là điều dê hiểu.


Đối với nghiên cứu thuyền truyền thông thi khảo cổ học hàng hải có
một vai trị quan trọng trong việc cung câp thơng tín từ chính các con làu
đắm như về cấu tạo, nguyên vật liệu, kích cỡ, các hàng hóa, hiện vật tiên
thuyền từ đó đốn định được chức năng sử dụng cũng như chủ nhân của
chúng. Thêm vào đó, cũng phải thừa nhận rằng các báo cáo khảo cổ học
hàng hải không chỉ tập trung vào vụ đắm tàu mà cịn có thể cung câ'p rất
nhiều thơng tin về các vân đề kinh tê' xã hội, văn hóa toong q khứ
thơng qua nghiên cứu các di vật trên tàu cũng như các dâu tích khảo cổ
học dưới nước khác như bên bãi trong quá khứ đã bị ngập nước...


Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên rằng nghiên cứu thuyền
truyền thôhg không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu các con tàu
đắm, các loại hình thuyền cổ xưa mà nó cịn là rất nhiều những câu
chuyện lịch sử về các hoạt động của con người trên sông nước, trên biển;
các bến bãi, cảng thị trong quá khứ cũng như kỹ thuật đi biến trước đây
(Pham, 2011). Vì vậy, bên cạnh khảo cổ học dưới nước, việc nghiên cứu
thuyên bè có thể bắt đầu trước hết bằng việc nghiên cứu các tài liệu lịch
sử, kết hợp với các nguồn tư liệu dân gian còn được lưu giữ. Thực tê'
rằng, ở Việt Nam, bên cạnh sự phát triển các hoạt động hàng hải hiện đại


thì một bộ phận khơng nhỏ những người dân ven biển vẫn đang bảo tổn,
lưu giữ các giá trị biêh truyền thống. Tại nhiều làng nghề ven biên, vẫn
còn những nghệ nhân truyền đời, những người thợ đóng thuyền với kỹ
thuật truyền thống, những người còn lưu giữ một phần ký ức về các
chuyến hải hành trên biên từ thế kỷ trước. Do đó, hướng nghiên cứu dân
tộc học hàng hải có thể mang đến nhiều thơng tin, tư liệu quan trọng để
phát triển khảo cổ học hàng hải trong tương lai, cũng như kịp thời bảo
lưu những giá trị văn hóa biển trước khi chúng hoàn toàn biêh mất.


Dân tộc học hàng hải (Maritime Ethnography)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>T hiều Thị Thanh Hải</b></i>


từ những năm cuô'i thế kỷ XIX. Dân tộc học hàng hải không chỉ là công
cụ hữu hiệu để nghiên cứu về thuyền và kỹ thuật đóng thuyền truyền
thơng mà cịn góp phần gắn kết thuyền bè với các thành tơ' văn hóa địa
phương (Pham, 2011).


Lợi thế của dân tộc học hàng hài trong việc nghiên cứu thuyền
truyền thông là ở chỗ cung cấp đây đủ các thơng tin về các kiểu thuyền,
hình dáng, các chi tiết trên thuyền, ngun liệu, cơng cụ đóng lắp cũng
nhu mối liên hệ giửa người thợ đóng thuyền, chiếc thuyên và người sử
dụng. Điều này khơng chỉ góp phần nâng cao hiểu biết về kỹ thuật
đóng thun mà cịn giúp ích cho việc phán đốn, tìm hiều về các con
tàu đắm.


Công việc ghi chép về thuyền bè hiện tại trên phương pháp dân tộc
học hàng hải đòi hỏi cả việc nghiên cứu tài liệu và thực địa. Nếu như
việc phân tích tài liệu lịch sử, tư liệu hình ảnh, những tập hợp nghiên
cứu trước đó giúp người nghiên cứu hiếu về tác động của môi trường,


kinh tế, xã hội, bối cảnh lịch sừ, văn hóa đã định hình nên kỹ thuật
đóng thuyền truyền thơng thì những chun đi thực tế lại giúp công
việc nghiên cứu các kỹ nghệ ây được cụ thể hóa bằng những con sơ',
hình ảnh, sơ' liệu... Điều này có được thông qua công việc đo đạc, chụp
hình, phác họa lại các con thuyền và chi tiết trên thuyền (có thể là từ các
con thuyền truyền thông, kỹ thuật đóng thun truyền thơng cịn được
lưu giữ). Bên cạnh đó, dựa trên việc phỏng vân những người thợ đóng
thuyền về công cụ, nguyên liệu, thiết kế, mơì quan hệ - phương thức
hoạt động trong xưởng đóng tàu thuyền, cũng như những người chủ
thuyền về cách sử dụng, các loại hàng hóa, các tuyến đường trên biển
và cách xác định phương hương trên biến sẽ giúp hiểu về kỹ thuật hàng
hải trong quá khứ và hiện tại, đổng thời thây được sự thay đổi, những
khác biệt theo thời gian (McGrail và cộng sự, 2003).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>N ghiên cứ u thuyền bè truyền thống ở V iệt Nam</b></i>


điều này khơng đổng nghĩa vói việc phủ nhận yêu cầu của sự tiếp tục
phát triển khảo cổ học hàng hải và nghiên cứu các di sản biển ở Việt
Nam. Trên thực tế, những hiểu biết về thuyền bè truyền thông từ tài
liệu dân tộc học còn hỗ trợ một cách hiệu quả cho việc tìm kiếm, xác
định và nghiên cứu các con tàu đắm, các di tích đã bị ngập nưóc. Thêm
vào đó, ở Việt Nam, sự phát triển kinh tế xã hội hiện đại chưa khiên cho
những kiểu thuyền hay phong cách đóng thun truyền thơng mất đi
hồn toàn, bởi vậy, các nhà nghiên cứu vẫn cịn cơ hội tìm và ghi chép
về chúng. Từ những chiếc bè mảng - loại hình được cho là phương tiện
viễn dương đầu tiên trong lịch sử (Vũ Hữu San, 2003; Bumingham,
1994), cho đến những kiểu thuyền nan, thuyền gỗ cùng các kỹ thuật
đóng thuyền truyền thống vẫn còn được bảo lưu ở dọc ven biển Việt
Nam. Đó là chưa kể đến sự phong phú của các giá trị văn hóa, tín
ngưỡng dân gian truyền thơng của cư dân sông nước ven biển cũng


đang tổn tại cùng vói một sản phẩm văn hóa vật châ't là thuyền bè.


Kết luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN


1. Adams, J. 2001. Ships and boats as archaeological source material,


<i>World Archaeoỉogy, sô' 32, 292-310.</i>


2. Blue, J. 2003. Maritime ethnography: the reality of analogy. Trong sách
<i>Boat, slĩỉp and shipyards: proceedings of the Nintỉĩ International Symposium on </i>
<i>Boat and Ship Archaeology, Venice 2000, Chủ biên: Beltram, c. Nhà xuâ't bản </i>
Oxforđ, 334-338.


3. Blue, L. và cộng sự. 1997. The Patia íishing boat of Orissa: A case study
<i>in Ethnoarchaeology. South Asian Studies, số 13,189-190</i>


4. Bưrningham, N. 1994. Notes on the watercraft of Thanh Hoa province,
<i>northem Vietnam, The ỉnternational Ịournal of Nautical Archaeology, số </i>
23.3, 229-238.


5. Flecker, M. 1992. Excavation of an oriental vessel of C.1690 off Con Dao,
<i>Vietnam, International Ịournaỉ ofNautical Archaeoỉogy, s ố 21.3,221-224.</i>


6. Flecker, M. 1992. Excavation of an oriental vessel of C.1690 off Con Dao,
<i>Vietnam, The ỉnternationcil Ịournal ofNautical Archaeoỉogy, sô' 21.3, 221-244.</i>
7. Flecker, M. 1994. A preliminary survey of a South-East Asian wreck, Phu


<i>Qưoc Island, Vietnam, The International Ịournal of Nautical Archaeology, số </i>


23.2,73-91.


8. Flecker, M. 1994. A Preliminary survey of a Southeast Asian wreck,
<i>Phu Quoc Island, Vietnam, International Ịournal ofNautical Archaeology, </i>
số 23.2, 73-91.


9. <i>Fleckerr M. 2004, The </i> <i>Binh Thucin shipĩvreck: Archaeological rcport,</i>


Melbourne Christie's Australia.


<i>10. Flecker, M. 2004. The Binh Thuan Shipiureck: Archaeologicaỉ </i> <i>Report.</i>


M ellboume, C hristie^ Australia.


11. Flecker, M. 2006. The South-China-Sea Tradition: the Hybrid Hulls of Souửi
<i>East Asia, The ĩnternational Ịournal ofNautical Archaeoỉogy, s ố 36.1, 75-90.</i>


<i>12. Hoàng Anh Tuẩn. 2011. </i> <i>Quốc tếh o á lịch sử dân tộc: Toàn cầu hố cận đại</i>


<i>sơ kì và lịch sử Việt Nam the kỉ XVII. Trong sách Di sản lịch sử và những</i>


<i>hướng tiêp cận mới. NXB ThếG iới, Hà Nội, 247-282.</i>


<i>13. Khảo c ố học Dưới nước: Các hoạt động hợp tác nghiên cứu cùa Viện Khảo co </i>
<i>học trong những năm 2008-2012, Truy cập từ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>N ghiên cứ u thuyền b è truyền thống ở V iệt Nam</b></i>


<i>14. Manguin, p. 1993. Trading ship of the South China Sea, Ịournal of </i>
<i><b>Economic and Sociaỉ Society oỊOrient, sô' 36, 253-280.</b></i>



<i>15. McKee, E. 1997. Working Boats o/Britain, London: Conway Maritime Press.</i>
<i>16. Nguyễn Thanh Lợi. 2008. Ghe bầu miền Trung, Tạp chí Xưa & 'Nay, sơ' 2</i>
<i>17. Nguyễn Việt và cộng sự. 1983. Quân Thủy trong lịch sử chống ngoại xâm. </i>


NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.


<i>18. Pietrị, J.B. 1943. Voiliers dlndochine. Bản dịch 1949, Sài Gòn.</i>


19. Phạm Văn Thủy. 2011. Thủy quân Việt Nam th ếk ỷ XVII, XVIII và đầu
<i>thế kỷ XIX qua các nguồn sử liệu phương Tây. Trong sách Người Việt </i>
<i>với biển, Nguyễn Văn Kim chủ biên, Hà Nội, 506-523.</i>


20. Pham, c. 2010. The traditional boats of Vietnam, an Overvíew.
<i>International Ịournal ofNautical Archaeology, sô'39.2, 258-277.</i>


21. Pham, c. 2011. Asian Shipbuildừig technology and maritime
ethnography. UNESCO 3rd Foundation Course.


22. Pham, c. 2012. Ethnographic boat recording practicum. Trong sách Sổ
<i>tay đào tạo cho tô’ chức UNESCO về Bảo ton và quản lý di sản văn hóa dưới </i>
<i>nước ở Châu Á, Thái Bình Dương; UNESCO Bangkok, Thailand.</i>


23. Pham, c. và cộng sự. 2009. Khảo cổ học hàng hải: giới thiệu tổng quan
<i>và ứng dụng bước đầu ở Việt Nam. Khảo co học, sô'4, 79-97.</i>


<i>24. Phan Khoang. 1969. Xứ Đàng Trong 1558-1777. NXB Khai Trí.</i>


<i>25. Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyên ở Việt Nom thời </i>



<i>chúa Nguỵễn, Truy cập từ (truy cập </i>


ngày 14 tháng 5 năm 2011).


<i>26. Trần Ngọc Thêm. 1997. Tiỵn hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB </i>
Thành phơ' Hổ Chí Minh, Thành phơ' Hổ Chí Minh.


<i>27. Trần Văn An. 2011. Ghe bầu trong đời sơng văn hóa ở Hội An - Quản$ Nam. </i>
NXB Dân Trí, Quảng Nam.


<i>28. Vũ Hữu San. 2003. Vịnh Bắc Bộ nơi mờ đầu hàng hải, Tạp chí Xưa & </i>
<i><b>Nay, SỐ 131, 26-30, số 134, 25-27.</b></i>


<i>29. YVesterman, A.B và cộng sự. 1967. Thanh thư vế tàu thuyền cật dĩuyên </i>


<i>miền Nam Việt Nam. Trung tâm thông tin về khủng hoảng ở nhtững </i>


</div>

<!--links-->

×