Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.18 KB, 15 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm - vai trò của nghiệp vụ bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng
hoá hay từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền hoặc
quyền được đòi tiền ở người mua.
Về mặt kinh tế, bản chất của bán hàng chính là sự thay đổi về hình thái giá trị
của hàng hoá. Hàng hoá của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ lúc này doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh tức một vòng chu
chuyển vốn cảu doanh nghiệp được hoàn thành.
Vai trò của bán hàng:
Bán hàng đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi doanh
nghiệp mà với cả sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động bán hàng chính là điều kiện tiên quyết giúp
cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thông qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp
có được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ra lợi
nhuận.
Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng là điều kiện
để kết hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, thực hiện chu
chuyển tiền mặt, ổn định và củng cố giá trị đồng tiền, là điều kiện để ổn định và
nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
2. Đặc điểm của quá trình bán hàng
Đặc điểm:
Đó là sự trao đổi mua bán có thoả thuận, Doanh nghiệp đồng ý bán và khách
hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, có sự chuyển đổi
quyền sở hữu hàng hoá từ Doanh nghiệp sang khách hàng.
Doanh nghiệp giao hàng hoá cho khách hàng và nhận được từ họ một khoản tiền
hay một khoản nợ tương ứng. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng,


dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh.
Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết
quả kinh doanh trong kỳ của Doanh nghiệp.
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng:
Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì
doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi giao dich bán hàng đồng thời thoả mãn
5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sỏ
hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác đinh tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
Xác đinh được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch.
3. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Trong các doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hoá có thể được thực
hiện theo các phương thức sau:
3.1. Phương thức bán buôn hàng hoá
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các
doanh nghiệp sản xuất để thực hiện việc bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán
ra.
Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực chưa lưu
thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng
hoá chưa được thực hiện. Trong bán buôn hàng hoá, thương bao gồm hai hình thức
sau đây:
Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho:
Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó
hàng hoá phải được xuất ra từ trong kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong
phương thức này có hai hình thức:

Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: là hình thức bán
hàng trong đó doanh nghiệp xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện của bên
mua.
Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: là hình thức bán hàng trong đó
doanh nghiệp căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết xuất kho hàng hoá.
Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng:
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hoá mà
trong đó hàng hoá bán ra khi mua về từ nhà cung cấo không đem về nhập kho của
doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng. Phương
thức này có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (Hình thức giao
tay bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ): là hình thức bán mà người mua cử
đại diện đến nhận hàng do doanh nghiệp bán chỉ định theo hoá đơn của người bán
đã nhận.
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Là hình thức bán hàng mà
bên bán tự vận chuyển hàng từ các điểm nhận hàng đến địa điểm của bên mua theo
hợp đồng bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài.
3.2. Phương thức bán lẻ hàng hoá
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc
các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng
nội bộ.
Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu
thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được
thực hiện. Phương thức bản lẻ thường có các hình thức sau:
Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, quá trình bán hàng
được tách thành hai giai đoạn: giai đoạn thu tiền và giai đoạn giao hàng.
Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, việc thu tiền và giao
hàng cho bên mua không tách rời nhau. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và
giao hàng cho khách hàng. Hết ngày hoặc ca bán, nhân viên bán có nhiệm vụ nộp
tiền cho thủ quỹ và lập báo cáo bán hàng sau khi đã kiểm kê hàng tồn trên quầy.

Hình thức bán hàng tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng sẽ tự chọn
những hàng hoá mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền
hàng, nhân viên thu tiền sẽ tiến hành thu tiền và lập hoá đơn bán hàng.
Hình thức bán hàng trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua
hàng thành nhiều lần trong một thời gian nhất định và người mua phải trả cho
doanh nghiệp bán hàng một số tiền lớn hơn giá bán phải trả tiền ngay một lần.
3.3. Phương thức bán hàng đại lý
Là phương thức bán hàng mà trong đó Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho
cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được
hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho Doanh nghiệp thương mại và được
hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý.
3.4. Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm
Là phương thức bán hàng mà Doanh nghiệp thương mại dành cho người mua
ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ. Doanh nghiệp thương mại được hưởng
thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương
thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Khi Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho
người mua, hàng hoá được xác định là tiều thụ.
4. Phương thức thanh toán
Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên bán có
thể tiến hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào sụ tín nhiệm, thoả
thuận giữa hai bên mà sự lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Hiện nay
các Doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương thức thanh toán sau:
Phương thức thanh toán trực tiếp: là phương thức mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ
được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hoá bị
chuyển giao.
Phương thức thanh toán trả chậm: là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu
về tiền tệ được chuyển giao ngay sau một khoảng thời gian so với thời điểm
chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của
khách hàng. Nợ phải thu cần được hạch toán quản lý chi tiết cho từng đối tượng
phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán.

5. Giá cả hàng bán
Giá cả hàng bán của Doanh nghiệp thương mại là giá thoả thuận giữa người
mua và người bán, được ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng mua bán. Tuy nhiên
nguyên tắc xác định giá bán phải đảm bảo phù đắp được giá vốn, chi phí đã bỏ ra
đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức.
Trên nguyên tắc đó, giá bán hàng hoá được xác định như sau:
Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế + Thặng dư số thương mại
Thặng số thương mại dùng để bù đáp chi phí và hình thành lợi nhuận, nố tính
theo tỷ lệ % trên giá thực tế của hàng hoá tiêu thụ
Như vậy:
Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế (1 + % Thặng số thương mại)
II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại
1. Chứng từ sử dụng hạch toán ngiệp vụ bán hàng
Tuỳ theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử
dụng các chứng từ sau:
Hoá đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ)
Hoá đơn bán hàng thông thường (đối với doanh nghiệp nộp thế GTGT theo
phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng không chịu
thuế GTGT)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Bảng kê bản lẻ hàng hoá.
Hoá đơn cước phí vận chuyển
Hoá đơn thuê kho, thuê bãi, bốc dỡ hàng hoá trong quá trình bán hàng
Hợp đồng kinh tế với khách hàng
Các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy báo Nợ, báo Có của Ngân hàng
2. Tài khoản sử dụng
Căn cứ vào chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số

15/TC/QĐ/CĐKT ngày 20/03/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế
độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính thì kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các
doanh nghiệp thương mại sử dụng các tài khoản sau đây:
* Tài khoản 511 “Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu
được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán san phẩm, hàng

×