Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.28 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>ĐỊA 8</b>
<b>CHUN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, SƠNG NGỊI VIỆT NAM</b>
<i>Chun đề 9 gồm 8 bài, mỗi bài tương ứng I, II, III, IV, V, VI,VII, VIII</i>
<i>(2 tuần trước đã tìm hiểu bài 28, 29, 30, 31; 2 tuần này sẽ tìm hiểu 4 bài tiếp </i>
<i>theo)</i>
<i>Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta</i>
<i>Bài 33: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam</i>
<i>Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta</i>
<i>Bài 35: Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam</i>
<b>CHUYÊN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU </b>
<b>VÀ SƠNG NGỊI VIỆT NAM</b>
<b>V. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ </b>
<b>THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA</b>
<b>*Tư liệu học tập:</b>
Bản đồ khí hậu chung trang 25 Tập bản đồ (TBĐ)
Bản đồ lượng mưa trung bình năm. Nhiệt độ trung bình năm trang 26 Tập bản
đồ.
Tranh ảnh trang 26 TBĐ.
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta SGK trang 114.
<b>*Nhiệm vụ của học sinh:</b>
<b> Dựa vào bản đồ khí hậu chung trang 25 TBĐ em hãy:</b>
1.Trình bày tính chất 2 mùa gió đơng bắc và tây nam? (hướng gió, thời gian
hoạt động, tính chất)
2. Nhận xét về thời gian các cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta. Tháng nào có
nhiều cơn bão đổ bộ vào nước ta nhất và ở khu vực nào?
Dựa vào 3 bức hình trang 26 TBĐ hãy nêu những hậu quả của các hiện tượng
thời tiết đặc biệt?
<b>*Nội dung ghi bài</b>
<b>Nội dung bài học</b>
<b>1. Khí hậu và thời tiết của 2 mùa ở nước ta</b>
<b>a. Mùa gió Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( Mùa Đơng). </b>
- Gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc và xen kẽ các đợt gió Đơng Nam.
- Lượng mưa ít và phân bố không đều.
- Thời tiết lạnh và khô, nửa cuối mùa đơng rất ẩm ướt. Thời tiết có sự khác nhau
giữa các địa phương.
<b>b. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( Mùa hạ).</b>
- Gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam và xen kẽ các đợt gió Đông Nam.
- Lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm.
- Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều
<b>2. Khí hậu và thời tiết của các miền khí hậu nước ta</b>
<b>a. Miền khí hậu phía Bắc ( Từ dãy Bạch Mã trở ra)</b>
<b>b. Miền khí hậu phía Nam ( Từ dãy Bạch Mã trở vào).</b>
- Có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khơ.
<b>3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại</b>
<b>a. Thuận lợi</b>
- Tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp: các sản phẩm nông
nghiệp đa dạng, ngồi cây trồng nhiệt đới có thể trồng các cây cận nhiệt và ôn
đới.
- Thuận lợi cho các ngành kinh tế khác: Dịch vụ (du lịch)
<b>b. Khó khăn</b>
Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét…
<b>Câu hỏi củng cố: </b>
<b>Câu hỏi 1: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở </b>
nước ta?
<b>Câu hỏi 2: Trong mùa gió đơng bắc, thời tiết khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và </b>
Nam Bộ có giống nhau khơng? Vì sao.
<b>CHUN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, </b>
<b>SƠNG NGỊI VIỆT NAM</b>
<b>VI. ĐẶC ĐIỂM SƠNG </b>
<b>NGÒI VIỆT NAM</b>
Bản đồ các hệ thống sơng trang 27 TBĐ.
Bài 33: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam trang 117 SGK.
<b>*Nhiệm vụ của học sinh</b>
? Dựa vào bản đồ Các hệ thống sông trang 27 TBĐ em hãy:
1. Nêu đặc điểm chung của sơng ngịi Việt Nam.
2. Đoạn sơng Mê Cơng chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy
nhánh, tên của các nhánh đó, đổ nước ra biển bằng những cửa nào?
<b>*Nội dung ghi bài</b>
<b>Nội dung bài học</b>
<b>1. Đặc điểm chung</b>
- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
- Hướng chảy : tây bắc – đơng nam và vịng cung.
- Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Lượng phù sa: hàm lượng phù sa lớn.
<b>2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dịng sơng.</b>
<b>a. Thuận lợi và khó khăn của sơng ngòi đối với đời sống, sản xuất</b>
- Thuận lợi: Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất; Du lịch; Đánh bắt, ni
trồng thuỷ sản; Thuỷ điện…
- Khó khăn: Chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi.
<b>b. Sơng ngịi nước ta đang bị ơ nhiễm</b>
Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm nhất là sông ở các thành phố, các khu công
nghiệp, các khu tập trung dân cư…
<b>Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm chung của sơng ngịi nước ta?</b>
<b>Câu hỏi 2: Vì sao sơng ngịi nước ta có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt?</b>
<b>Câu hỏi 3: Có những nguyên nhân nào làm cho sơng ngịi nước ta bị ơ nhiễm? </b>
Liên hệ địa phương em.
<b>CHUN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, </b>
<b>SƠNG NGỊI VIỆT NAM</b>
<b>VII. CÁC HỆ THỐNG SƠNG </b>
<b>LỚN Ở NƯỚC TA</b>
<b>*Tư liệu học tập</b>
Bản đồ các hệ thống sông trang 27 TBĐ.
Biểu đồ tròn thể hiện “tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sơng” đơn vị % trang
27 TBĐ.
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta trang 121 SGK.
<b>*Nhiệm vụ của học sinh</b>
? Dựa vào bản đồ Các hệ thống sông trang 27 TBĐ em hãy xác định vị trí và
lưu vực của 9 hệ thống sông lớn. Các sông chảy trong nước ta chủ yếu theo
những hướng nào? Vì sao? Các thành phố Hà Nội, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh
nằm trên bờ những dịng sơng nào?
? Dựa vào biểu đồ tròn trang 27 TBĐ hãy nêu 9 hệ thống sơng có phần diện tích
lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam theo thứ tự từ cao đến thấp?
<b>*Nội dung ghi bài</b>
<b>Nội dung bài học</b>
<b>1. Sơng ngịi Bắc Bộ</b>
- Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa
theo mùa, các sơng có dạng nan quạt.
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
- Tiêu biểu cho hệ thống sơng ngịi Bắc Bộ Là hệ thống sơng Hồng và sơng
Thái Bình.
<b>2. Sơng ngịi Trung Bộ</b>
- Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu – đông (từ tháng 9 – tháng 12);
lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và
dốc.
- Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sơng Thu Bồn, sơng Ba (Đà Rằng).
<b>3. Sơng ngịi Nam Bộ</b>
- Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hồ do địa hình tương đối bằng phẳng,
khí hậu điều hoà hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…
-Mùa lũ từ tháng 7 – tháng 11
- Có 2 hệ thống sông lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai.
- Sông Mê Công là hệ thống lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia.
Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn song cũng
gây nên những khó khăn khơng nhỏ vào mùa lũ.
<b>Củng cố kiến thức: </b>
<b>Câu hỏi 1: Trình bày đặc trưng về sơng ngịi ba miền ở nước ta.</b>
<b>CHUN ĐỀ 9: ĐỊA HÌNH, KHÍ </b>
<b>HẬU, SƠNG NGỊI VIỆT NAM</b>
<b>VIII. THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU</b>
<b>VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM</b>
<b>*Tư liệu học tập</b>
Bảng 35.1 bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3<sub>/s) theo các tháng trong năm </sub>
ở lưu vực sông Hồng và sông Gianh.
<b>*Nhiệm vụ học sinh</b>
1.Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện lượng mưa và lưu lượng 1 lưu vực
<b>Bước 1: Đọc yêu cầu bài thực hành (3 yêu cầu)</b>
<b>Bước 2: GV hướng dẫn vẽ biểu đồ</b>
Chọn tỉ lệ thích hợp. Lưu ý tới số liệu nhỏ nhất và lớn nhất.
Vẽ hệ trục toạ độ, 2 trục dọc thể hiện 2 đại lượng mm và m3/s; Trục ngang
thể hiện 12 tháng.
Vẽ từng đại lượng qua các tháng: lượng mưa vẽ hình cột, lưu lượng vẽ
đường biểu diễn, lưu ý khi vẽ các em vẽ bằng 1 màu mực.
Hồn thiện biểu đồ: ghi chú thích và tên biểu đồ.
Chọn tỉ lệ biểu đồ lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây).
+ Số liệu lớn nhất lượng mưa là 335,2mm vào tháng 8. Ta ước lượng tỉ lệ
cao nhất là 400mm. Chia làm 4 đoạn hay 8 đoạn đều được.
+ Số liệu lớn nhất của lưu lượng là 9246m3/s vào tháng 8. Ta ước lượng tỉ
lệ co nhất là 10 000m3/s, chia thành 5 đoạn hay 10 đoạn đều được. Lưu ý
không nên chia tỉ lệ quá nhỏ. Ở mỗi trục kéo dài mũi tên hơn tỉ lệ cao
nhất.
2. Tính mùa mưa và mùa lũ.
3. Nhận xét quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ.
<b>*Nội dung ghi bài</b>
<b>b. Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ.</b>
<b>- Tính lượng mưa và lưu lượng trung bình sơng Hồng</b>
Tính tổng lượng mưa 12 tháng, sau đó chia 12 :
1839,2mm/12= 153,3mm.
Tính lưu lượng trung bình: Tổng lưu lượng chia 12:
43591m3/s /12 = 3632,6m3/s.
<b>-Độ dài thời gian</b>
Mùa mưa: những tháng liên tục có lượng mưa từ 153,2mm trở lên
Tháng 5 – 10
Mùa lũ: những tháng liên tục có lưu lượng từ 3632,6 m3/s trở lên
Tháng 6 - 10
(Lưu vực sông Gianh làm tương tự)
<b>c. Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ</b>
- HS dựa vào đáp án đã tìm ra ở câu b để làm câu c.
<b>CHUYÊN ĐỀ 10: ĐẤT – SINH VẬT VIỆT NAM</b>
<i>Chuyên đề 10 gồm 3 bài:</i>
<i>Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam</i>
<i>Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam</i>
<i>Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam</i>
<b>Chuyên đề 10: Đất – Sinh vật Việt Nam I. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM</b>
<b>*Tư liệu học tập</b>
Bản đồ Các nhóm và các loại đất chính trang 28 TBĐ
Hình ảnh trang 28 TBĐ.
Bài 36: Đặc điểm đât Việt Nam trang 126 SGK
<b>*Nhiệm vụ học sinh</b>
Dựa vào bản đồ trang 28 TBĐ em hãy cho biết:
Nước ta có mấy nhóm đất chính, nhóm đất nào có diện tích lớn nhất và phân bố
chủ yếu ở đâu? Nhóm đất phù sa sơng có giá trị như thế nào đối với sản xuất
nông nghiệp ở nước ta?
<b>*Nội dung ghi bài</b>
<b>Nội dung bài học</b>
<b>1. Đặc điểm chung của Đất Việt Nam</b>
a. Đất đa dạng, phức tạp thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên
nhiên Việt Nam.
- Nguyên nhân: Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa
hình khí hậu, nước sinh vật và tác động của con người
- Nhóm đất Feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại
miền đồi núi. Có giá trị với việc trồng rừng và cây cơng nghiệp...
- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) chủ yếu là đất rừng
-Nhóm đất bồi tụ phù sa sơng và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) tập
trung ở các đồng bằng nhất là đồng bằng sơng Cửu Long và đồng bằng sơng
Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực
phẩm nhất là cây lúa.
<b>2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam</b>
- Đất là tài nguyên qúy giá. Hiện nay việc sử dụng tài ngun đất cịn nhiều vấn
đề chưa hợp lí .
- Cần phải sử dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mịn, rửa trơi,
bạc màu đất ở miền núi đồi, cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở đồng bằng
ven biển .
<b> Củng cố kiến thức</b>
<b>Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam?</b>
<b>Câu hỏi 2: Trình bày các nhóm đất chính ở nước ta?</b>
<b>Câu hỏi 3: Nêu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt </b>
Nam?
Chuyên đề 10: Đất – Sinh vật Việt
Nam
<b>II. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT </b>
<b>NAM</b>
<b>*Tư liệu học tập</b>
Bản đồThực vật và động vật trang 29 TBĐ
Bản đồ Phân khu địa lí động vật tỉ lệ 1:22 250 000
Bài đọc thêm Cúc Phương, vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam trang 132
SGK.
Bài 37 đặc điểm sinh vật Việt Nam.
<b>*Nhiệm vụ học sinh</b>
Dựa vào bản đồ Thực vật và động vật trang 29 TBĐ em hãy kể tên 10 vườn
quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ở địa phương em có vườn quốc gia
hay khu dự trữ sinh quyển nào không?
<b>*Nội dung ghi bài</b>
<b>Nội dung bài học</b>
<b>1. Đặc điểm chung</b>
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái do các
điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi.
- Nước ta có tới 14600 lồi thực vật 11200 loài và phân loài động vật. Nhiều
loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”.
<b>2. Sự đa dạng về hệ sinh thái</b>
Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố khắp mọi miền:
+Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn.
+Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừnh nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể:
rừng kín thường xanh, rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao...
+Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự
nhiên .
<b>Củng cố kiên thức</b>
<b>Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt </b>
Nam.