ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------------
TRẦN TUYẾT SƯƠNG
NGHIÊN CỨU TINH CHẾ TINH DẦU TRÀM TRÀ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN VÀ
ỨNG DỤNG VÀO SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY
CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ HĨA HỌC
MÃ SỐ: 605275
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Quyền
……………..............
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Trịnh Văn Dũng
..……………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Thị Kim Phụng
……………………..
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 14 tháng 01 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS.TS Mai Thanh Phong
2. Ủy viên, phản biện 1: PGS.TS Trịnh Văn Dũng
3. Uỷ viên, phản viện 2: TS. Lê Thị Kim Phụng
4. Ủy viên: TS Huỳnh Quyền
5. Ủy viên, thư ký: TS. Ngô Thanh An
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN TUYẾT SƯƠNG
MSHV: 11050150
Ngày, tháng, năm sinh: 23/11/1987
Nơi sinh: Tây Ninh
Chun ngành: Cơng nghệ Hóa học
Mã số: 605275
I – TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TINH CHẾ TINH DẦU TRÀM TRÀ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN VÀ ỨNG DỤNG VÀO SẢN PHẨM
NƯỚC RỬA TAY
II – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-
Nghiên cứu tinh chế tinh dầu tràm trà tinh từ tinh dầu tràm trà thô (chứa khoảng
34% terpinen-4-ol, thu được từ chưng cất lôi cuốn hơi nước cây tràm trà thuộc
giống Melaleuca alternifolia) bằng phương pháp chưng cất phân đoạn ở áp suất
chân không.
-
So sánh tinh dầu tràm trà tinh sau chưng cất phân đoạn với tiêu chuẩn quốc tế ISO
4730 về tinh dầu tràm trà và khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu.
-
Từ tinh dầu tràm trà thu được nghiên cứu hướng ứng dụng, cụ thể là phối chế sản
phẩm nước rửa tay công nghiệp.
III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 16 tháng 08 năm 2012
IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 03 tháng 12 năm 2012
V – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS HUỲNH QUYỀN
Tp. HCM, ngày......tháng........năm .........
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TS HUỲNH QUYỀN
PGS.TS NGUYỄN NGỌC HẠNH
TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Quyền, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Sự
chỉ bảo chân tình của thầy đã cho tơi những bước đi quan trọng để có thể hồn
thành luận văn này. Đồng thời tơi xin cảm ơn chị Hạnh – công ty mỹ phẩm Mai
Phương đã định hướng cho tôi nghiên cứu sản phẩm nước rửa tay và cung cấp
nguồn nguyên liệu cho tôi thực hiện nghiên cứu hướng ứng dụng tinh dầu tràm trà.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Kỹ thuật Hóa học –
Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và trang bị cho
tôi những kiến thức quý báu trong trong suốt thời gian học đại học và cao học.
Đồng thời tôi cũng rất cảm ơn những đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Cơng
nghệ Lọc Hóa dầu – Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ nhiệt
tình và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong học tập và cuộc sống. Những tình cảm q
báu đó ln là động lực thúc đẩy tơi phấn đấu để có được kết quả như ngày hôm
nay.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Tuyết Sương
ABSTRACT
Tea tree oil (TTO) comes from the leaves of Melaleuca alternifornia that
belongs to the myrtle family (Myrtaceae). It is one of the most powerful immune
system stimulants and sorts out most viral, bacterial and fungal infections in a snap,
while it is great to heal wounds and acnes. In Vietnam, Melaleuca trees can grow on
acid land that stretches in a large portion of lands in the Mekong Delta region.
However, TTO contains various amounts of 1,8-cineole that causes skin irritant.
In my thesis, TTO was refined through vacuum distillation process to increase
concentration of terpinen-4-ol, decrease the minimum concentration of 1,8-cineole
and meet International Standard ISO 4730. Materials for this process are crude TTO
(34% of Terpinen-4-ol) from steam distillation. Optimal conditions are 5mmHg
pressure with a reflux ratio of around 1:2. After vacuum distillation process, TTO
contains 95-99% of concentration of terpinen-4-ol but not 1,8-cineol (cleaned TTO)
and the recovery of yield is 64,7%.
For TTO application, cleaned TTO was used as an antibacterial ingredient in
industrial hand cleaner. Targeted product that is being used at Kawakin Core-Tech
Company Ltd. (Viet Nam), was imported from Japan. With 0,3% of cleaned TTO in
hand cleaner, it can kill 98,86% bacteria. In addition, the product has good cleaning
ability, contains beeswax particles that keep soft and moisture hand.
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tinh dầu tràm trà (TTO) thu được lá của cây tràm trà Melaleuca Alternifolia
thuộc họ sim (Myrtaceae), là một trong những chất kích thích hệ thống miễn dịch
mạnh nhất và tiêu diệt nhiều loại virus, vi khuẩn và nấm trong thời gian ngắn; bên
cạnh đó TTO cịn giúp chữa lành vết thương và mụn. Tại Việt Nam, cây tràm trà có
thể phát triển tốt trên đất phèn – loại đất chiếm phần lớn đất đai khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Tuy nhiên, TTO chứa 1,8-cineole là nguyên nhân gây kích ứng da.
Trong nghiên cứu này, tiến hành tinh chế TTO từ TTO thô (thu được bằng
chưng cất lôi cuốn hơi nước, chứa khoảng 34% terpinen-4-ol) bằng phương pháp
chưng cất phân đoạn ở áp suất chân không với mục tiêu nâng cao hàm lượng
terpinen-4-ol và giảm tối thiểu hàm lượng 1,8-cineole trong TTO, đồng thời đáp
ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 4730. Điều kiện tối ưu cho quá trình chưng cất là áp
suất 5mmHg với tỉ số hồi lưu R12. TTO thu được có hàm lượng terpinen-4-ol 9599% và không chứa 1,8-cineol, hiệu suất thu hồi khoảng 64,7%.
Trong nghiên cứu ứng dụng, TTO tinh được bổ sung vào sản phẩm nước rửa
tay công nghiệp. Với sản phẩm mục tiêu là nước rửa tay được nhập khẩu từ Nhật
đang được sử dụng tại công ty TNHH Kawakin Core -Tech Việt Nam. Với hàm
lượng TTO trong sản phẩm nước rửa tay là 0,3%; nước rửa tay có khả năng kháng
khuẩn 98,86%. Ngồi ra, sản phẩm có khả năng tẩy rửa tốt chứa các hạt beeswax
giúp giữ ẩm và mềm da.
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... ix
Chương 1
1.1
TỔNG QUAN ....................................................................................3
Tổng quan về tinh dầu tràm trà ....................................................................3
1.1.1
Lịch sử phát triển cây tràm trà trên thế giới ..........................................3
1.1.2
Đặc điểm thực vật ...................................................................................4
1.1.3
Sự phát triển của tinh dầu tràm trà tại Việt Nam [5] .............................5
1.1.4
Tính chất vật lý và thành phần hóa học của tinh dầu tràm trà ..............6
1.1.5
Hoạt tính sinh học của tinh dầu tràm trà .............................................12
1.1.6
Độc tính của tinh dầu tràm trà .............................................................16
1.1.7
Khả năng ứng dụng của tinh dầu tràm trà ...........................................17
1.2
Các phương pháp chiết tách thu tinh dầu tràm trà .....................................19
1.2.1
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ..........................................19
1.2.2
Phương pháp trích ly CO2 siêu tới hạn ................................................20
1.2.3
Phương pháp chưng cất phân đoạn ......................................................23
1.3
Sơ lược về da và hệ vi sinh vật trên da .......................................................26
1.3.1
Cấu trúc da [23] ...................................................................................26
1.3.2
Vi sinh vật trên da .................................................................................28
1.3.3
Một số bệnh lây truyền qua bàn tay bẩn...............................................31
1.4
Sản phẩm làm sạch cá nhân – Nước rửa tay ..............................................32
1.4.1
Một số vấn đề cần quan tâm khi rửa tay ..............................................33
iii
1.4.2
Yêu cầu của sản phẩm [6] ....................................................................34
1.4.3
Thành phần nguyên liệu nước rửa tay [6] [28]....................................34
1.4.4
Một số sản phẩm nước rửa tay trên thị trường ....................................36
Chương 2
THỰC NGHIỆM .............................................................................38
2.1
Mục tiêu ......................................................................................................38
2.2
Nội dung nghiên cứu ..................................................................................38
2.2.1
Nghiên cứu tinh chế tinh dầu tràm trà bằng phương pháp chưng cất
phân đoạn ở áp suất chân không .......................................................................38
2.2.2
Nghiên cứu phối chế sản phẩm nước rửa tay cơng nghiệp có nguồn gốc
từ tinh dầu tràm trà ............................................................................................38
2.3
Phương pháp đánh giá ................................................................................39
2.3.1
Đánh giá tính chất của tinh dầu tràm trà tinh ......................................39
2.3.2
Đánh giá tính chất sản phẩm nước rửa tay công nghiệp .....................42
2.4
Thực nghiệm ...............................................................................................46
2.4.1
Chưng cất phân đoạn ở áp suất chân không ........................................46
2.4.2
Phối chế sản phẩm nước rửa tay cơng nghiệp có nguồn gốc tinh dầu
tràm trà ..............................................................................................................52
Chương 3
3.1
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................61
Tinh chế tinh dầu tràm trà thô bằng chưng cất phân đoạn ở áp suất chân
không ....................................................................................................................61
3.1.1
Kết quả khảo sát đường cong chưng cất thực của tinh dầu tràm trà và
đường cong phân bố nồng độ của terpinen-4-ol theo các chỉ số hồi lưu: ........61
3.1.2
3.2
Đánh giá chất lượng tinh dầu tràm trà tinh .........................................73
Phối chế sản phẩm nước rửa tay công nghiệp nguồn gốc tinh dầu tràm trà ..
....................................................................................................................75
3.2.1
Kết quả khảo sát hàm lượng chất hoạt động bề mặt (HĐBM) chính
Sodium lauryl sulfate (SLS) ...............................................................................75
iv
3.2.2
Kết quả khảo sát hàm lượng chất làm đặc TC-Carbomer 380: ...........76
3.2.3
Đánh giá thành phần công thức nền thành phần nước rửa tay ............77
3.2.4
Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của nước rửa tay ..................78
3.2.5
Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng đưa sản phẩm ra thị trường: .80
Chương 4
4.1
Kết luận và Kiến nghị .....................................................................82
Kết luận ......................................................................................................82
4.1.1
Đối với quá trình thực nghiệm chưng cất phân đoạn ở áp suất chân
không thu tinh dầu tràm trà tinh: ......................................................................82
4.1.2
Đối với định hướng ứng dụng tinh dầu tràm trà vào sản phẩm nước
rửa tay công nghiệp ...........................................................................................82
4.2
Kiến nghị ....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CƠNG BỐ ...............87
Phụ lục 1: Kết quả phân tích GC tinh dầu tràm trà thô và 18 phân đoạn chưng
cất phân đoạn ở chế độ R12 .....................................................................................89
Phụ lục 2: Thông số thành phần nguyên liệu nước rửa tay [6] [28] ...................90
Phụ lục 3: Mơ hình đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản phẩm nước rửa
tay..............................................................................................................................92
Phụ lục 4 : Kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM ...........................93
v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTO
: Tinh dầu tràm trà (Tea Tree Oil)
MIC
: Nồng độ tối thiểu của kháng sinh ức chế được vi khuẩn (Minimum
Inhibitory Concentration μg/ml), từ MIC xác định được vi khuẩn kháng
hay nhạy với kháng sinh
MBC
: Nồng độ tối thiểu tiêu diệt chủng vi khuẩn (Minimum Batericidal
Concentration)
MFC
: Nồng độ tối thiểu tiêu diệt chủng vi nấm (Minimum Fungal
Concentration)
MRSA
: Chủng vi khuẩn rất thường gặp trong các bệnh viện (methicillinresistant staphylococcus aureus)
SCCP
: Hội khoa học các sản phẩm tiêu dùng tại châu Âu (The Scientific
Committee on Consumer Product)
SFE
:Trích ly siêu tới hạn (Supercritical Fluid Extraction)
HĐBM
: Hoạt động bề mặt
SLS
: Sodium lauryl sulfate
CAPB
: Cocamido propyl betain
CDE
: Coconut Diethanolamine
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần của M. alternifolia (tea tree) oil theo tiêu chuẩn ISO 4730 [8]
và theo nghiên cứu của Brophy [1] .............................................................................7
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn của Úc cho tinh dầu tràm trà [9] .............................................8
Bảng 1.3: Nồng độ tối thiểu ức chế và tiêu diệt các chủng vi khuẩn của tinh dầu
tràm trà (M.alternifolia) [10] .....................................................................................12
Bảng 1.4: Nồng độ tối thiểu ức chế và tiêu diệt các chủng vi nấm của tinh dầu tràm
trà (M.alternifolia) .....................................................................................................14
Bảng 1.5: Hàm lượng tối đa tinh dầu tràm trà trong mỹ phẩm theo SCCP [9] ........18
Bảng 1.6: Một số sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường có sử dụng tinh dầu tràm trà 18
Bảng 1.7: Thành phần của 8 monoterpen được chiết xuất bằng phương pháp ........22
Bảng 1.8: Nước rửa tay diệt khuẩn [29] ...................................................................35
Bảng 1.9: Nước rửa tay với thành phần các hạt dầu khoáng [29] ............................36
Bảng 2.1: Khả năng kháng khuẩn dựa vào đường kính vơ khuẩn ...........................42
Bảng 2.2: Hàm lượng tinh dầu tràm trà thô sử dụng cho chưng cất chân không .....46
Bảng 2.3: Thành phần và chức năng các nguyên liệu trong nước rửa tay ...............54
Bảng 2.4: Dụng cụ thiết bị, thí nghiệm phối chế nước rửa tay ................................54
Bảng 2.5: Công thức nghiên cứu ảnh hưởng của SLS đến sản phẩm ......................56
Bảng 2.6: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NƯỚC
RỬA TAY .................................................................................................................59
Bảng 3.1: Số liệu chưng cất phân đoạn ở chế độ R11 ...............................................61
Bảng 3.2: Nồng độ Terpinen-4-ol trong các phân đoạn ở chế độ R11 ......................62
Bảng 3.3: Số liệu chưng cất phân đoạn ở chế độ R12 ...............................................64
Bảng 3.4: Nồng độ Terpinen-4-ol trong các phân đoạn ở chế độ R12 ......................65
vii
Bảng 3.5: Số liệu chưng cất phân đoạn ở chế độ R13 ...............................................67
Bảng 3.6: Nồng độ Terpinen-4-ol trong các phân đoạn ở chế độ R13 ......................68
Bảng 3.7: Số liệu chưng cất phân đoạn ở chế độ R21 ...............................................70
Bảng 3.8: Nồng độ Terpinen-4-ol trong các phân đoạn ở chế độ R21 ......................71
Bảng 3.9: Hàm lượng các cấu tử trong tinh dầu tràm trà tinh được phân tích tại
RPTC và so sánh với tiêu chuẩn ISO 4730 ...............................................................73
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát khả năng kháng một số chủng vi khuẩn của tinh dầu
tràm trà tinh ...............................................................................................................74
Bảng 3.11: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ SLS ................................................................75
Bảng 3.12: Kết quả nghiên cứu hàm lượng TC-Carbomer 380 ...............................76
Bảng 3.13: Thành phần công thức nền nước rửa tay................................................77
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ nhớt và pH của sản phẩm nước rửa tay
...................................................................................................................................77
Bảng 3.15: Khả năng kháng khuẩn của mẫu nước rửa tay .......................................78
Bảng 3.16: Thành phần công thức nước rửa tay và công dụng ................................79
Bảng 3.17: Bảng đánh giá sản phẩm nước rửa tay ...................................................80
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Cây tràm trà Melaleuca Alternifolia trồng ở Úc ........................................4
Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn trạng thái vùng siêu tới hạn của mơt chất .....................21
Hình 1.3: Mơ hình chưng cất phân đoạn chân khơng ..............................................24
Hình 1.4: Cấu trúc da [23] ........................................................................................27
Hình 1.5: Hình ảnh một số vi khuẩn dưới kính hiển vi ............................................29
Hình 1.6: Hình ảnh một số vi nấm dưới kính hiển vi...............................................30
Hình 1.7: Một vài loại vi khuẩn thường gặp trên bàn tay ........................................33
Hình 1.8: Một số sản phẩm nước rửa tay trên thị trường Việt Nam ........................37
Hình 2.1: Sơ đồ thực nghiệm tiến hành nghiên cứu .................................................39
Hình 2.2: Bình định mức fiol ...................................................................................40
Hình 2.3: Thiết bị sắc kí khí Agilent 6890N ............................................................41
Hình 2.4: Máy đo độ nhớt SYD – 265B ..................................................................43
Hình 2.5: Kính hiển vi điện tử và buồng đếm hồng cầu ..........................................44
Hình 2.6: Xưởng thực nghiệm tinh dầu tràm trà tại Tiền Giang ..............................46
Hình 2.7: Cây tràm trà được trồng tại Tân Phước – Tiền Giang .............................46
Hình 2.8: Sản phẩm tinh dầu tràm trà thơ ................................................................47
Hình 2.9: Hệ thống chưng cất thực nghiệm .............................................................47
Hình 2.10: Quá trình thiết lập một sản phẩm [6] .....................................................53
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình thực nghiệm điều chế nước rửa tay ..............................55
Hình 2.12: Quá trình khuấy trộn điều chế nước rửa tay ..........................................55
Hình 3.1: Đường cong % thể tích tích lũy theo nhiệt độ chưng cất ở chế độ R11 ....63
Hình 3.2: Đường cong phân bố nồng độ của Terpinen-4 ol ở chế độ R11 ...............63
ix
Hình 3.3: Đường cong % thể tích tích lũy theo nhiệt độ chưng cất ở chế độ R12 ....65
Hình 3.4: Đường cong phân bố nồng độ của Terpinen-4 ol ở chế độ R12 ...............66
Hình 3.5: Đường cong % thể tích tích lũy theo nhiệt độ chưng cất ở chế độ R13 ....69
Hình 3.6: Đường cong phân bố nồng độ của Terpinen-4 ol ở chế độ R13 ...............69
Hình 3.7: Đường cong % thể tích tích lũy theo nhiệt độ chưng cất ở chế độ R21 ....72
Hình 3.8: Đường cong phân bố nồng độ của Terpinen-4-ol ở chế độ R21 ...............72
Hình 3.9:
...........................73
Hình 3.10: Sản phẩm tinh dầu tinh ...........................................................................74
Hình 3.11: Đánh giá chất lượng nước rửa tay khi hàm lượng SLS thay đổi ...........76
Hình 3.12: Đồ thị khả năng diệt khuẩn của sản phẩm nước rửa tay theo hàm lượng
tinh dầu tràm trà trong sản phẩm...............................................................................79
Hình 3.13: Sản phẩm nước rửa tay nguồn gốc tinh dầu tràm trà tinh ......................80
Hình 3.14: Số người sử dụng đánh giá đối với từng tiêu chuẩn (nước rửa tay) ......81
Hình 3.15: Đánh giá tính chất của nước rửa tay ......................................................81
x
Chương 1: TỔNG QUAN
MỞ ĐẦU
Tinh dầu tràm trà (Tea Tree Oil, TTO) sẽ thu được từ lá của cây tràm trà
Melaleuca alternifolia, thuộc họ sim. Đây là một trong những chất kích thích hệ
thống miễn dịch mạnh nhất và có thể loại trừ các bệnh nhiễm trùng do virus, vi
khuẩn và nấm trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó TTO rất tốt để chữa lành vết
thương và mụn. Tại Việt Nam, cây tràm trà có thể phát triển trên đất phèn, loại
đất chiếm phần lớn diện tích khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Vì vậy, có
nhiều rừng tràm trà đã và đang phát triển theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam
nhằm tăng cường diện tích rừng, thay thế dần các loại cây truyền thống khơng
cịn mang lại giá trị kinh tế cao. Các nghiên cứu cho thấy hoạt tính sinh học của
tràm trà là do Terpinen-4-ol, một monoterpen có hàm lượng cao (thấp nhất là
30%) trong tinh dầu. Tuy nhiên, TTO cũng chứa 1,8-cineole gây kích ứng da [1].
Trong việc sản xuất tinh dầu tràm trà, hiện nay ở Việt Nam chưa có một
nhà máy hay cơng nghệ nào được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Đa số các
nghiên cứu chủ yếu thực hiện trong phịng thí nghiệm, chưa sản xuất được loại
tinh dầu này hoặc sản xuất dưới dạng thủ công quy mô nhỏ, sản lượng cũng như
chất lượng chưa đạt yêu cầu ứng dụng trong các lĩnh vực y dược, mỹ phẩm (tiêu
chuẩn quốc tế ISO 4730).
Chính vì thế, mục tiêu của luận văn là nghiên cứu công nghệ tinh chế và
hướng sử dụng tinh dầu tràm trà. Trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu trước
đó tại Tiền Giang, tiếp tục tiến hành nghiên cứu phương pháp chưng cất phân
đoạn ở áp suất chân không, nhằm mục tiêu:
- Thu tinh dầu tràm trà có hàm lượng terpinen-4-ol cao (95 - 99%) và hầu
như không chứa 1,8-cineol, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 4730, cụ thể
với giống tràm trà Melaleuca alternifolia được nhập từ Úc và hiện đang được
trồng tại Tân Phước – Tiền Giang.
- Nghiên cứu sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu tràm trà, cụ thể
là sản phẩm nước rửa tay công nghiệp, so sánh với sản phẩm mục tiêu là nước rửa
tay nhập từ Nhật mà cơng ty TNHH Kawakin Core-Tech Việt Nam đang dùng.
Từ đó, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây tràm trà.
1
Chương 1: TỔNG QUAN
Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long cịn rất nhiều vùng đất phèn, ngập
mặn bỏ hoang khơng khai thác được. Vì vậy lựa chọn trồng một giống cây mới
có khả năng thích nghi với vùng này và cho hiệu quả kinh tế cao được Sở khoa
học các tỉnh quan tâm. Và cây tràm trà đã đáp ứng được những yêu cầu đó bởi
những lí do:
- Lựa chọn trồng giống cây tràm trà thay cho giống cây tràm cừ, tràm gió
đã có mặt ở Việt Nam rất lâu và trong khi cả hai cây này cũng đều thích nghi với
vùng đất phèn ngập mặn là bởi vì hiện nay người dân đã ít sử dụng tràm cừ để
đóng cọc, làm cột nhà, làm cầu khỉ…mà thay vào đó sử dụng các cột bêtơng, cịn
tinh dầu tràm gió do có một số vấn đề dẫn tới uy tín của tinh dầu tràm gió của
Việt Nam bị giảm trên thị trường thế giới. Vì vậy bà con nông dân trồng hai loại
cây này đang gặp nhiều khó khăn khi khơng có đầu ra.
- Tinh dầu của cây tràm trà được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học,
dược phẩm, mỹ phẩm vì có nhiều cấu tử có hoạt tính sinh học. Một số dự án đang
hướng tới xây dựng xưởng sản xuất TTO với quy mô công nghiệp ở Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam công nghệ tinh chiết TTO đều thực hiện theo
phương pháp thủ công và ở quy mô nhỏ, điều này đưa đến chất lượng của TTO
không đạt các yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 4730. Tinh dầu
chưa được tinh chế để có các thành phần hữu ích ứng dụng trong thực tiễn, tinh
dầu ở dạng thô giá rất thấp, chưa nghiên cứu được các sản phẩm hàng hóa cụ thể
từ ngun liệu chính là tinh dầu tràm trà. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơng
nghệ tinh chế và hướng sử dụng tinh dầu sẽ góp phần nâng cao giá trị cây tràm
trà, tạo thêm nhiều rừng tràm, cải thiện cuộc sống người dân vùng đất phèn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình cơng nghệ sản xuất TTO
trên quy mô công nghiệp và nâng cao chất lượng TTO đáp ứng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 4730. Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng triển khai
vào các cơ sở sản xuất TTO và sản xuất sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên
nhiên.
2
Chương 1: TỔNG QUAN
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về tinh dầu tràm trà
1.1.1 Lịch sử phát triển cây tràm trà trên thế giới
[2] Tinh dầu tràm trà – Tea Tree Oil (TTO) thuộc giống Melaleuca
alternifolia được xem là một loại thảo mộc đa dụng của thổ dân Bundjalung vùng
New South Wales nước Úc. Từ hàng ngàn năm, họ đã dùng lá để chữa bệnh cảm
và một số loại bệnh khác như trị bỏng, chỗ cơn trùng cắn, bệnh ngồi da, những
vết thương ngoài da. Họ cũng dùng lá để pha nước uống hoặc tắm ở những vùng
sông suối gần nơi cây tràm trà mọc để trị bệnh.
Tuy nhiên, tên gọi "tea tree" chỉ có từ năm 1770 được đặt bởi nhà thám
hiểm người Anh thuyền trưởng James Cook. Trong chuyến hành trình đến Úc
vào năm 1770, Jame Cook cùng với John Bank (nhà thực vật học) đã thu thập lá
tràm trà và mang về nghiên cứu. Jame Cook theo dõi nhà thực vật học sử dụng lá
tràm trà để pha trà và cảm thấy thích thú với mùi và vị cũng như hương thơm từ
nước trà pha từ lá này. Vì vậy họ gọi cây này là cây trà (tea tree). Thực ra loại
cây này thuộc họ sim (họ cây tràm) nên được gọi là cây tràm trà để tránh nhầm
lẫn với cây trà cho lá để pha nước uống hàng ngày.
Năm 1923 báo cáo khoa học đầu tiên về tinh dầu tràm trà được xuất bản bởi
giáo sư hóa học A.R.Penfold sống tại Sydney. Khi kiểm tra khả năng sát trùng
của TTO, ông nhận thấy khả năng sát trùng (diệt vi khuẩn) của nó mạnh hơn gấp
13 lần so với chất sát trùng tiêu chuẩn vào thời đó là acid carbalic. Vì vậy từ
1923, lịch sử phát triển của tinh dầu tràm trà bắt đầu. Năm 1929, F.R. Morrison
và Penfold xuất bản sách "Australian Tea Trees of Economic Value".
Trong suốt những năm 1930 TTO được sử dụng để sát trùng cho vết thương
và vệ sinh miệng. TTO cũng được sử dụng như một hóa chất sát trùng trong xà
phịng. Hiệu quả của xà phòng chứa TTO lên vi khuẩn gây bệnh thương hàn cao
gấp 60 lần so với với các loại xà phịng có chứa các chất sát trùng khác.
Suốt chiến tranh thế giới thứ II, bệnh nấm chân là nỗi kinh hoàng đối với
những binh sĩ Úc và lúc đó chưa có thuốc chữa loại bệnh này. Một bác sĩ xuất
phát từ một bộ tộc ở Úc nhớ đến cây tràm trà và dùng tinh dầu của nó để chữa
bệnh này. Binh sĩ sử dụng tinh dầu bôi lên chân, sau 2 ngày bệnh nấm chân được
3
Chương 1: TỔNG QUAN
chữa khỏi hẳn. Sau chiến tranh, việc sử dụng thuốc kháng sinh dược phẩm ngày
càng nhiều, do đó nhu cầu sử dụng TTO trên thế giới giảm ngoại trừ tại Úc. TTO
bắt đầu được nghiên cứu rộng rãi vào năm 1960. Ngày nay, cây tràm trà
Melaleuca alternifolia cũng được trồng ở California và thực tế Trung Quốc đang
chiếm 10% sản lượng tinh dầu tràm trà của thế giới.
1.1.2 Đặc điểm thực vật
Theo [2] môi trường sống tự nhiên của cây tràm trà là ở vùng đầm lầy, vùng
đất trũng. Có khoảng 300 lồi cây tràm trà, nhưng chỉ có 3 lồi (Melaleuca
alternifolia, Melaleuca linariifolia, Melaleuca dissitiflora) cho thành phần hố
học terpinen-4-ol cao và 1,8-cineol thấp.
Hai lồi đầu tiên thường gặp phổ biến
hơn.
Trong
đó
lồi
Melaleuca
alternifolia là có giá trị thương mại nhất
vì cho hàm lượng terpinen-4-ol lớn hơn
37% và 1,8-cineol nhỏ hơn 3%. [3]
Melaleuca Alternifolia
Hình 1.1: Cây tràm trà Melaleuca
Alternifolia trồng ở Úc
Tên: Tràm trà, tràm Úc
Tên khoa học: Melaleuca alternifolia
Thuộc: Họ Sim (Myrtaceae)
Tràm trà được tìm thấy chủ yếu tại Úc (khoảng 230 lồi), các lồi cịn lại ở
Malaysia, Indonesia, quần đảo Solomon, New Caledonia. Hiện nay, Melaleuca
Alternifolia được trồng nhiều ở New South Wales (Úc), Zimbabwe, Kenya,
Trung Quốc. [4]
Đặc điểm thực vật: tùy lồi mà có thể là cây bụi hoặc thân gỗ, cao từ 230m có lớp vỏ cây dễ tróc. Lá hình kim, mọc so le dài 1-25cm và rộng 0,5-7cm.
hoa tràm mọc thành cụm dày đặc theo thân, mỗi hoa với các cánh hoa nhỏ và một
chùm nhị mọc dày đặc, màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục.
Quả dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt (khoảng 300 hạt). Lá tràm có chứa tinh
dầu (khoảng 2%). Cây trồng sau 6 tháng có thể thu hoạch lá để thu tinh dầu, sau
12 tháng thì hàm lượng tinh dầu trong lá ổn định và khoảng 1-2% trên lá ẩm [4].
4
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.3 Sự phát triển của tinh dầu tràm trà tại Việt Nam [5]
Tháng 6/1986, tràm trà du nhập vào Việt Nam và được gọi theo nguồn gốc
và sinh thái cây là tràm Úc, tràm lá kim, tràm dầu…Tuy nhiên, cây tràm trà chỉ
được trồng tại Hà Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Phú Yên… với số lượng rất ít. Năm
1995, trong chương trình hợp tác với Úc, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm đã trồng
trên quy mơ 25 ha tại xã Lộc Thành - Lộc Ninh - Bình Phước với mục đích khai
thác được tinh dầu cho xuất khẩu với số lượng lớn.
Khảo sát khả năng sinh trưởng của cây tràm trà tại một số vùng như Lộc
Ninh - Bình Phước; Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu; Long Thành - Đồng Nai,
Trảng Bàng - Tây Ninh và Tiên Phước - Tiền Giang (vùng Đồng Tháp Mười thường ngập nước) cho thấy: cây tràm trà trồng ở vùng ngập nước cho thấy chu
vi gốc, chiều cao cây, năng suất lá sau 12 tháng trồng đều cao hơn các cây trồng
tại các vùng Đông Nam Bộ khô hạn. Đồng thời, hàm lượng tinh dầu và chất
lượng tinh dầu cây tràm trà trồng tại đây cũng có phần trội hơn tại các vùng khác.
Cây cho hàm lượng tinh dầu tốt từ 1,72 – 2,0%, chất lượng tinh dầu chứa
terpinen-4-ol cao 38,63-38,70 [2]. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu
tại Úc.
Bên cạnh đó, hiện tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long còn rất nhiều vùng
đất phèn, ngập mặn bỏ hoang khơng khai thác được. Vì vậy lựa chọn trồng một
giống cây mới có khả năng thích nghi với vùng này và cho hiệu quả kinh tế cao
đang được Sở khoa học các tỉnh quan tâm. Và cây tràm trà đã đáp ứng được
những u cầu đó bởi những lí do:
Lựa chọn trồng giống cây tràm trà thay cho giống cây tràm cừ,
tràm gió đã có mặt ở Việt Nam rất lâu và trong khi cả hai cây này cũng đều thích
nghi với vùng đất phèn ngập mặn đó là bởi vì hiện nay người dân đã ít sử dụng
tràm cừ để đóng cọc, làm cột nhà, làm cầu khỉ…mà thay vào đó sử dụng các cột
bêtơng, cịn tinh dầu tràm gió do có một số vấn đề dẫn tới uy tín của tinh dầu
tràm gió của Việt Nam bị giảm trên thị trường thế giới. Vì vậy bà con nơng dân
trồng hai loại cây này đang gặp nhiều khó khăn khi khơng có đầu ra.
Tinh dầu của cây tràm trà được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y
học, dược phẩm, mỹ phẩm vì có nhiều cấu tử có hoạt tính sinh học. Một số dự án
5
Chương 1: TỔNG QUAN
đang hướng tới xây dựng xưởng sản xuất tinh dầu tràm trà với quy mô công
nghiệp ở Việt Nam để sản xuất tinh dầu và sâu hơn là đầu tư vào lĩnh vực tinh
chế tinh dầu tràm trà.
Riêng giống Tràm Trà - Melaleuca Alternifolia, Sở Khoa học và Công nghệ
Tiền Giang đã thực hiện đề tài nghiên cứu trồng thử nghiệm thành công cho chất
lượng tinh dầu thơ rất tốt (do Kỹ sư Nguyễn Hồng Hạnh làm chủ nhiệm 20042005). Đến năm 2008, diện tích trồng cây tràm trà là 20ha. Đặc biệt, tràm trà tại
vùng Tân Phước – Tiền Giang phát triển rất tốt. Cây trồng khoảng 6 tháng thì có
thể thu hoạch lá để thu tinh dầu, sau 12 tháng thì hàm lượng tinh dầu trong lá ổn
định và khoảng 1-2% tinh dầu trên lá ẩm. Do đó, luận văn sử dụng cây tràm trà
giống Melaleuca Alternifolia được trồng tại Tân Phước để tiến hành nghiên cứu
tinh chế tinh dầu tràm trà.
Trong việc sản xuất tinh dầu tràm trà, hiện nay ở Việt Nam chưa có một
nhà máy hay cơng nghệ nào được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Đa số các
nghiên cứu chủ yếu thực hiện trong phịng thí nghiệm, chưa sản xuất được loại
tinh dầu này hoặc sản xuất dưới dạng thủ công quy mô nhỏ, sản lượng cũng như
chất lượng chưa đạt yêu cầu ứng dụng trong các lĩnh vực y dược, mỹ phẩm (tiêu
chuẩn quốc tế ISO 4730).
Các cơng trình nghiên cứu liên quan nhất đến tinh dầu tràm trà là trong
khuôn khổ Dự án Jica – HCMUT, Trung Tâm Nghiên Cứu Cơng Nghệ Lọc Hóa
Dầu – Đại học Bách Khoa Tp.HCM kết hợp với trường đại học Toyohashi Nhật
Bản đã có các nghiên cứu cơ bản về sản xuất và tinh chế tinh dầu từ cây tràm trà
(Melaleuca Alternifolia) và đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ (nhóm
nghiên cứu: PGS.TS Phan Đình Tuấn, KS. Nguyễn Hồng Hạnh, ThS. Ngơ Đình
Minh Hiệp).
1.1.4 Tính chất vật lý và thành phần hóa học của tinh dầu tràm trà
1.1.4.1 Tính chất vật lý [6]
Độ đục: Chất lỏng trong, linh động
Màu sắc: Trong suốt đến vàng sáng
Mùi: Đặc trưng
Vị: Đắng
6
Chương 1: TỔNG QUAN
Tỷ trọng:
d2020: 0.885-0.906
Chỉ số khúc xạ:
n20D: 1.4750-1.4820
Góc quay cực:
[α]20D: + 5o- +15o
Tính tan: tan rất ít trong nước, tan trong dung môi không phân cực
1.1.4.2 Thành phần hóa học
Tinh dầu tràm trà là hỗn hợp của các terpen hydrocacbons (C10H16)n gồm
các monoterpen, sesquiterpen và các alcohol tương ứng. [1] Năm 1989, Brophy
và cộng sự đã nghiên cứu hơn 800 mẫu tinh dầu tràm trà bằng phương pháp sắc
kí khí kết hợp sắc kí ghép khối phổ và đã xác định được trong tinh dầu có khoảng
100 chất, trong đó có hơn 60 chất đã được định danh. [7] Các nghiên cứu đã
chứng minh rằng terpinen-4-ol (monoterpen) là thành phần chính của TTO
(chiếm tối thiểu 30%) và chịu trách nhiệm cho hầu hết các hoạt tính kháng khuẩn
của TTO, bên cạnh đó TTO cũng chứa một lượng khác nhau của 1,8-cineole là
nguyên nhân gây kích ứng da.
Bảng 1.1: Thành phần của M. alternifolia (tea tree) oil theo tiêu chuẩn ISO 4730 [8] và
theo nghiên cứu của Brophy [1]
Thành phần
Terpinen-4-ol
γ-Terpinene
α-Terpinene
1,8-Cineole
Terpinolene
ρ-Cymene
α-Pinene
α-Terpineol
Aromadendrene
δ-Cadinene
Limonene
Sabinene
Globulol
Viridiflorol
Hàm lượng (%)
Theo ISO 4730:2004a
≥ 30
10-28
5-13
≤15
1,5-5
0,5-12
1-6
1,5-8
Trace-7
Trace-8
0,5-4
Trace-3,5
Trace-3
Trace-1,5
a
Thông thường
40,1
23,0
10,4
5,1
3,1
2,9
2,6
2,4
1,5
1,3
1,0
0,2
0,2
0.1
IOS 4730, International Organization for Standardization standard no. 4730 (tiêu chuẩn số 4730
về tinh dầu tràm trà của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)
7
Chương 1: TỔNG QUAN
Hàm lượng các thành phần trong tinh dầu khác nhau phụ thuộc vào loại đất,
khí hậu, thời điểm thu hoạch (tuổi của cây), độ ẩm của lá và q trình chưng
cất,.... Thành phần TTO có thể thay đổi đáng kể trong quá trình lưu trữ, hàm
lượng ρ-xymen tăng lên gấp 10 lần, trong khi đó α-và γ-terpinene giảm dần. Sự
ổn định của tinh dầu chịu ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt, khơng khí, độ ẩm …do
đó TTO cần được lưu giữ trong tối, mát, điều kiện khô, tốt nhất trong một bình
chứa ít khơng khí [1]. Q trình oxy hóa dẫn đến sự hình thành của peroxide,
endoperoxide và epoxide. Sự oxy hóa TTO tạo ra các chất có khả năng gây kích
ứng da, do đó khi sử dụng TTO trong mỹ phẩm phải tránh sự tiếp xúc của mỹ
phẩm với ánh sáng và tránh sự oxy hóa bằng cách thêm vào các chất chống oxy
hóa.
Hiện nay, ngồi tiêu chuẩn quốc tế ISO 4730, trên thế giới còn đưa ra một
số tiêu chuẩn về chất lượng tinh dầu tràm trà như: [9]
Australian Standard: AS 2782
French Standard: T75 – 358
British Pharmacopoeia Codex, 1949
Martindale Extra Pharmacopoeia, 28th Edition 1982
European Pharmacopoeia 4.1
Hai tiêu chuẩn thường dùng là tiêu chuẩn của Úc AS 2782 và tiêu chuẩn
quốc tế ISO 4730.
Tiêu chuẩn AS 2782 – 1985 quy định hàm lượng tinh dầu tràm trà
(Melaleuca Alternifolia) trong các lĩnh vực ứng dụng:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn của Úc cho tinh dầu tràm trà [9]
Lĩnh vực
Hàm lượng (%)
Terpinen-4-ol
1,8-cineol
Dược phẩm
≥ 37
≤3
Mỹ phẩm
≥ 35
≤5
Công nghiệp
≥ 30
≤ 10
8
Chương 1: TỔNG QUAN
Tính chất hóa lý và cấu trúc hóa học các thành phần chính
trong TTO: [6] [9]
a.
Terpinen-4-ol
Cơng thức phân tử: C10H18O (M = 154,24)
IUPAC: 1–metyl–4–isopropyl–1–cyclohexen–4–ol
Chất lỏng không màu
Nhiệt độ sôi: T760 = 209-212oC
Tỷ trọng: d204 = 0,926 g/m3
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,4765
Tan trong ethanol, không tan trong nước.
Hoạt tính sinh học: kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus,….
b. α-Terpineol
Công thức phân tử: C10H18O (M = 154,24)
IUPAC: 2-(4-Methyl- 1-cyclohex- 3-enyl) propan- 2-ol
Chất lỏng không màu
Nhiệt độ sôi: T760 = 219oC
Tỷ trọng: d204 = 0,9338 g/cm3
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,4831
Tan trong ethanol, khơng tan trong nước.
Hoạt tính sinh học: kháng nấm, kháng khuẩn
c.
α-Terpinene
Công thức phân tử: C10H16 (M = 136,23)
IUPAC: α: 4-methyl-1-(1-methylethyl)-1,3-cyclohexadien
Chất lỏng không màu, mùi chanh nhẹ
Nhiệt độ sôi: T760 = 173,5–174,8oC
Tỷ trọng: d204 = 0,8375 g/ml
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,4765
Tan trong ethanol, không tan trong nước.
9
Chương 1: TỔNG QUAN
d. γ-Terpinene
Công thức phân tử: C10H16 (M = 136,23)
IUPAC: γ: 4-methyl-1-(1-methylethyl)-1,3-cyclohexadien
Chất lỏng không màu
Nhiệt độ sôi: T760 = 183oC
Tỷ trọng: d204 = 0,835 g/ml
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,448
Tan trong ethanol, không tan trong nước
Dễ bị oxi hố trong khơng khí tạo thành p-cymen
Hoạt tính sinh học: kháng khuẩn
e.
1,8-Cineole (Eucalyptol)
Công thức phân tử: C10H18O (M = 154,24)
IUPAC: 1,3,3-trimethyl- 2-oxabicyclo[2,2,2]octane
Chất lỏng không màu
Nhiệt độ sôi: T760 = 176-177oC
Tỷ trọng: d204 = 0,8583 g/cm3
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,448
Tan ít trong nước.
f.
α-Pinene
Cơng thức phân tử: C10H16 (M = 136,23)
IUPAC:2,6,6-Trimethylbicyclo-[3,1,1]hept-2-ene
Chất lỏng không màu, mùi dầu thông
Nhiệt độ sôi: T760 = 155oC
Tỷ trọng: d204 = 0,858 g/cm3
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,4664
Tan ít trong nước.
g.
Limonene
Cơng thức phân tử: C10H16 (M = 136,23)
IUPAC: 1-methyl-4-prop-1-en-2-ylcyclohexene
Chất lỏng không màu, mùi cam
10
Chương 1: TỔNG QUAN
Nhiệt độ sôi: T760 = 176oC
Tỷ trọng: d204 = 0,8411 g/ml
h. ρ-Cymene
Công thức phân tử: C10H14 (M = 134,21)
IUPAC: 1-Methyl-4-(1-methylethyl)benzene
Nhiệt độ sôi: T760 = 176-178oC
Tỷ trọng: d204 = 0,8583 g/ml
Tan trong ethanol và ether, không tan trong nước
Hoạt tính sinh học: kháng khuẩn, kháng virus
i.
Terpinolene
Cơng thức phân tử: C10H16 (M = 136,23)
IUPAC: 1-methyl-4-isopropylidene-cyclohexene
Chất lỏng không màu, mùi gần giống mùi hắc nhẹ
Nhiệt độ sôi: T760 = 185-187oC
Tỷ trọng: d204 = 0,8628 g/ml
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,4809
Không tan trong nước
j.
Sabinene
Công thức phân tử: C10H16 (M = 136,23)
IUPAC: 4-methylene-1-(1-methylethyl)bicyclo[3.1.0]hexane
Chất lỏng, mùi thông
Nhiệt độ sôi: T760 = 155-156oC
Tỷ trọng: d204 = 0,8592 g/ml
Chỉ số khúc xạ: n20D = 1,4664
Hoạt tính sinh học: kháng khuẩn
11