Mẩu T.08
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
FOG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHCN CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Tận dụng nhiệt thải từ dàn ngưng máy điều hịa khơng khí cơng suất nhỏ
đun nước nóng để tiết kiệm năng lượng
Mã số đề tài: T-CK-2012-72
Thời gian thực hiện: 08 tháng (tháng 4 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012)
Chủ nhiệm đề tài: TS Bùi Ngọc Hùng
Cán bộ tham gia đề tài: TS Bùi Ngọc Hùng
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 12/2012
Mẩu T.08
Mẫu trang 1:
Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện đề tài
(Ghi rõ học hàm, học vị, đơn vị công tác gồm bộ môn, Khoa/Trung tâm)
1.
TS Bùi Ngọc Hùng – Giảng viên chính - Bộ mơn Cơng Nghệ Nhiệt
Lạnh-Khoa Cơ Khí
Mẩu T.08
MỤC LỤC
I.
II.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước của các loại máy sản xuất
nước nóng tận dụng nhiệt thải kiểu bơm nhiệt
4
Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm
5
2.1
Tính tốn thiết kế mơ hình
5
2.2
Chế tạo mơ hình
8
2.3
Thử nghiệm mơ hình
9
III.
Thiết kế hồn thiện
12
IV.
Các kết quả mới
15
V.
Các kết quả đã đạt được và ứng dụng
16
VI.
Kết luận và kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
Phụ lục: Bài báo đã được đăng trên tạp chí Năng lượng nhiệt số 108-11/2012
17
Mẩu T.08
I.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
CỦA CÁC LOẠI MÁY SẢN XUẤT NƯỚC NÓNG TẬN DỤNG NHIỆT THẢI
KIỂU BƠM NHIỆT
Nhiệt thải từ thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh được xem là nguồn nhiệt thải có nhiệt
độ thấp. Có nhiều phương án để thu hồi nhiệt thải của hệ thống lạnh, tuy nhiên phổ biến
thường là sử dụng nguồn nhiệt này để đun nóng nước phục vụ sinh hoạt hoặc gia nhiệt sơ bộ
cho các q trình cơng nghiệp [1].
Đối với việc sử dụng máy điều hịa khơng khí hiện nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể
về lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng trong các hộ gia đình có sử dụng máy điều hòa. Tuy
nhiên nếu dựa vào các số liệu thống kê, cơng suất điện tiêu thụ cho hệ thống điều hịa trong các
cơng trình như cao ốc, văn phịng, khách sạn chiếm từ 45% đến 55% tổng lượng điện tiêu thụ
[2]. Ngồi ra máy nước nóng cũng được xem là một trong những thiết bị tiêu thụ điện lớn so
với các thiết bị điện gia dụng khác [3].
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu để giảm lượng điện năng tiêu thụ của máy điều hịa
khơng khí và máy nước nóng. Đối với máy điều hòa là thay đổi nhiệt độ cài đặt ban ngày, ban
đêm, thay đổi lưu lượng khơng khí theo phụ tải thực tế [4] hoặc sử dụng bơm nhiệt để tiết kiệm
năng lượng [5]. Việc sử dụng ống nhiệt dao động để thu hồi nhiệt thải từ thiết bị ngưng tụ dạng
ống-vỏ đã được thực hiện bởi Ngoc Hung Bui và các cộng sự [6]. Với hệ thống điều hịa khơng
khí, P. Sathiamurthi và PSS. Srinivasan [7] đã kết luận tính khả thi và hiệu quả kinh tế của hệ
thống thu hồi nhiệt thải từ máy điều hòa khơng khí trung tâm cơng suất 16 tons lạnh để cung
cấp nước nóng cho sinh hoạt của 600 sinh viên trong một ký túc xá. Trong lĩnh vực dân dụng,
M. M. Rahman, Chin Wai Meng và Adrian Ng [8] đã nghiên cứu hệ thống thu hồi nhiệt thải
đun nước nóng từ máy điều hịa khơng khí dân dụng với thiết bị trao đổi nhiệt bằng ống đồng
quấn bên ngoài vỏ của bình nước nóng và đã kết luận rằng có thể gia nhiệt nước trong bình từ
30oC đến 75oC trong vòng 8 giờ máy điều hòa hoạt động.
Trong nước, Nguyễn Đình Vịnh, Hà Đăng Trung đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử
nghiệm thiết bị bơm nhiệt đun nước nóng sử dụng tác nhân lạnh R22 và dàn lạnh khơng khí
trong điều kiện khí hậu Việt nam [9]. Các tác giả đã kết luận thiết bị bơm nhiệt đun nước nóng
có COP đạt 3,3 đến 3,8 trong điều kiện môi trường trong nhà 22oC và độ ẩm 60%, tiết kiệm
được 65% đến 70% năng lượng tiêu thụ so với bình đun nước nóng bằng điện.
Mẩu T.08
Để tiết kiệm năng lượng trong việc điều hòa khơng khí và đun nước nóng, đề tài này
trình bày việc nghiên cứu thiết kế chế tạo mơ hình thu hồi nhiệt thải từ dàn nóng của máy điều
hịa khơng khí để đun nước nóng phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình. Mơ hình sử dụng
dàn trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên ống xoắn bằng đồng đặt bên trong bình nước nóng nên dễ
chế tạo và có giá thành rẻ phù hợp với điều kiện công nghệ và kinh tế của nước ta hiện nay.
II.
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
2.1
Tính tốn thiết kế mơ hình
Đồ thị T – S của sơ đồ nguyên lý máy điều hịa (hình 1) được thể hiện trên hình 2.
Quan sát trên đồ thị T – S nhận thấy có thể thu hồi toàn bộ lượng nhiệt ngưng tụ qN nếu nhiệt
độ nước nóng sử dụng có giá trị nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống lạnh giải
nhiệt bằng nước.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của máy điều hịa khơng khí
Hình 2: Đồ thị T – S
Bảng 1: Thông số của các điểm trạng thái trên đồ thi T – S sử dụng tác nhân lạnh R22
Mẩu T.08
Nếu toàn bộ lượng nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ được thu hồi, ta có hệ số thu hồi nhiệt
thải lý thuyết được tính như sau:
⎛ i −i ⎞
COPlt = ⎜⎜ 2 3 ⎟⎟
⎝ i2 − i1' ⎠
(1)
Với máy điều hịa khơng khí sử dụng tác nhân lạnh R22, giá trị COP lý thuyết ở các
nhiệt độ ngưng tụ khác nhau được tính theo cơng thức (1) và trình bày trong bảng 2. Qua bảng
2 nhận thấy giá trị COP càng cao khi nhiệt độ ngưng tụ càng thấp.
Bảng 2: Nhiệt độ sau máy nén, áp suất ngưng tụ và hệ số COP nhiệt thải của R22 tại
các giá tri nhiệt độ ngưng tụ khác nhau
Bảng 3: Nhiệt độ sau máy nén của một số tác nhân lạnh thông dụng ở nhiệt độ ngưng
tụ 50 C
o
Hiện nay các máy điều hịa khơng khí đang được sử dụng với nhiều loại tác nhân lạnh
khác nhau như được trình bày trong các bảng 1, 2 và 3. Dựa vào các thông số trạng thái của
những điểm đặc biệt trên chu trình với các loại tác nhân lạnh thơng dụng như R22, R410A,
R407C, R134a nhận thấy nhiệt độ sau máy nén phổ biến trong khoảng 78oC đến 82oC ở nhiệt
độ ngưng tụ 50oC. Với tác nhân lạnh R22 khi nhiệt độ ngưng tụ thay đổi trong khoảng 40oC
đến 50oC thì nhiệt độ sau máy nén thay đổi trong khoảng 68oC đến 82oC. Tuy nhiên nhiệt độ
của tác nhân lạnh sau máy nén (điểm 2 trên đồ thị T-S) có thể cao hơn [10] do máy lạnh hoạt
động với chu trình thực tế có các tổn thất áp suất của thiết bị ngưng tụ, bay hơi cũng như q
trình nén khơng đoạn nhiệt và không thuận nghịch trong máy nén như được thể hiện trong hình
3.
Mẩu T.08
Như vậy hệ số thu hồi nhiệt thải thực tế có thể được tính trên cơ sở lượng nhiệt nước
nóng trong bình nhận được và điện năng tiêu thụ của máy điều hịa cụ thể theo cơng thức như
sau:
⎛ mc ∆t ⎞
COPtt = ⎜⎜ p ⎟⎟
⎝ N ⎠
(2)
Hình 3: Đồ thị T – S của chu trình lạnh thực
Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt của thiết bị thu hồi nhiệt thải dạng ống xoắn trong mơ
hình
Q trình truyền nhiệt từ tác nhân lạnh trong thiết bị trao đổi nhiệt đến nước nóng trong
bồn tích trữ bao gồm 2 phần: truyền nhiệt 1 pha giữa nước và hơi tác nhân lạnh từ trạng thái
quá nhiệt đến hơi bão hòa khơ và q trình ngưng tụ của hơi bão hịa khơ đến trạng thái lỏng
bão hịa.
Hệ số truyền nhiệt từ hơi tác nhân lạnh quá nhiệt ở điểm 2 đến trạng thái hơi bão hịa ở
điểm 2’ được tính theo q trình truyền nhiệt 1 pha giữa dịng hơi trong ống và nước đối lưu tự
nhiên bên ngoài ống như sau:
α=
Trong đó :
Nuλ
d
Nu = 0,021 Re 0,8 Pr 0, 43
(3)
(4)
Hệ số truyền nhiệt khi ngưng của hơi tác nhân lạnh bão hòa ở điểm 2’ đến trạng thái
lỏng bão hòa ở điểm 3 được tính theo q trình ngưng hơi trong trong ống và nước đối lưu tự
nhiên bên ngoài ống.
Theo [11] hệ số tỏa nhiệt khi ngưng tụ của hơi tác nhân lạnh trong ống được tính theo
cơng thức như sau:
Mẩu T.08
α ng
⎛ gρ ( ρ − ρ v )λ3l ⎛
3
⎞⎞
= 0,555⎜⎜ l l
⎜ r + C pl (t sat − t s ) ⎟ ⎟⎟
8
⎠⎠
⎝ µ l d (t sat − t s ) ⎝
1/ 4
(5)
Với máy điều hòa khơng khí có cơng suất 9000 Btu/h, thay các giá trị số của tác nhân
lạnh R22 trong bộ trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên dạng ống xoắn bằng đồng có đường kính
ngồi 10 mm đặt bên trong bình nước nóng có nhiệt độ trung bình 40oC vào các cơng thức (3),
(4) và (5) ta có được kết quả tổng chiều dài ống truyền nhiệt là 10,7 m
2.2 Chế tạo mơ hình
Mơ hình bao gồm 1 phịng ở gia đình có diện tích 12 m2. Phịng được trang bị 1 bộ máy
điều hòa nhiệt độ loại 2 phần rời sử dụng tác nhân lạnh R22. Một van by-pass được trang bị để
có thể hoạt động mơ hình ở 2 chế độ có thu hồi nhiệt thải và khơng có thu hồi nhiệt thải (hình
4).
Hình 4: Sơ đồ nguyên lý của mơ hình thực nghiệm
Theo [2] tính được cơng suất của máy điều hịa là 9000 BTU/h. Giả sử phịng có 3
người ở, mỗi người sử dụng 30 lít nước nóng có nhiệt độ 45oC trong một ngày, xác định lượng
nước nóng cần cung cấp là 90 lít.
Thùng nước nóng có dung tích 90 lít được làm bằng inox 304 chứa dàn trao đổi nhiệt
ống xoắn bằng ống đồng có đường kính ngồi 10 mm. Để giảm tổn thất nhiệt của nước nóng ra
mơi trường, bình được bọc cách nhiệt bằng vật liệu thermaflex có bề dày 20 mm. Ngồi ra để
tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn có ngõ vào của tác nhân lạnh ở
phía trên và ngõ ra ở phía dưới như được minh họa trong hình 5.
Mẩu T.08
Nhiệt độ của nước trong bình được đo bằng 03 cảm biến gắn ở 3 vị trí: bên dưới (cách
đáy bình 100 mm), bên trên (cách đỉnh bình 100 mm) và giữa bình như hình vẽ 5. Ngồi ra các
thông số nhiệt độ môi trường, nhiệt độ tác nhân lạnh vào và ra bộ trao đổi nhiệt, áp suất ngưng
tụ và áp suất bay hơi, cường độ dòng điện và điện áp cũng được đo đồng thời trong quá trình
thí nghiệm.
2.3 Thử nghiệm mơ hình
Các số liệu thực nghiệm được ghi nhận đồng thời theo thời gian tại nhiều thời điểm
khác nhau trong ngày để thể hiện cho hoạt động của 1 máy điều hòa trong thực tế và được thể
hiện bằng các đồ thị như sau:
Hình 5: Sự thay đổi nhiệt độ của nước nóng trong bình tích trữ theo thời gian
Sự thay đổi nhiệt độ của nước nóng trong bình theo thời gian được thể hiện trên hình 5.
Nhiệt độ nước thay đổi từ 32oC đến 53oC trong thời gian 1 giờ 50 phút. Lúc đầu nhiệt độ của
nước tăng nhanh do nước trong bình có nhiệt độ thấp nên toàn bộ lượng nhiệt lượng thải của
máy điều hịa được nước hấp thụ và hệ thống có thể xem như được giải nhiệt bằng nước. Khi
nhiệt độ nước tăng, nhiệt độ ngưng tụ và áp suất ngưng tụ sẽ tăng theo. Khi áp suất ngưng tụ
tăng đến giá trị bằng giá trị của hệ thống giải nhiệt bằng khơng khí thì nhiệt lượng nước trong
bình nhận được bắt đầu giảm làm cho nhiệt độ của nước trong bình tăng chậm lại và khi nhiệt
độ nước cao hơn nhiệt độ ngưng tụ thì nước chỉ cịn nhận được phần nhiệt lượng quá nhiệt của
tác nhân lạnh (từ điểm 2 đến điểm 2’ trên đồ thị T - S), giá trị nhiệt độ lớn nhất của nước trong
bình phụ thuộc vào nhiệt độ của tác nhân lạnh sau máy nén (điểm 2 trên đồ thị T - S) và loại
thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng. Ngoài ra dựa vào hình 6 nhận thấy cần một thời gian hoạt động
của máy điều hòa khoảng 40 phút để gia nhiệt cho nước từ nhiệt độ môi trường 32oC đến nhiệt
độ có thể sử dụng cho sinh hoạt là 45oC.
Mẩu T.08
Hình 6 trình bày sự thay đổi nhiệt độ của tác nhân lạnh đi vào và ra khỏi bộ trao đổi
nhiệt tương ứng với nhiệt độ của nước nóng trong bình tích trữ. Khi hệ thống bắt đầu hoạt
động, do nước trong bình có nhiệt độ thấp nên tồn bộ nhiệt lượng thải ra ở thiết bị ngưng tụ
đều được nước hấp thụ. Khi nhiệt độ nước trong bình tích trữ tăng dần, nhiệt độ của tác nhân
lạnh đi ra cũng tăng theo, có nghĩa là lượng nhiệt thu hồi giảm.
Hình 6: Sự thay đổi nhiệt độ của tác nhân lạnh đi vào và ra khỏi bộ trao đổi nhiệt.
Hình 7 trình bày sự thay đổi của áp suất ngưng tụ theo nhiệt độ của nước nóng trong
bình tích trữ. Khi nhiệt độ nước trong bình tích trữ tăng thì áp suất ngưng tụ tăng. Tuy nhiên
khi nhiệt độ nước nóng trong bình lớn hơn 45oC thì áp suất không tăng và giữ ổn định ở giá trị
gần bằng với giá trị áp suất của hệ thống khi không thu hồi nhiệt thải. Điều này là do bộ trao
đổi nhiệt ống xoắn được lắp nối tiếp với dàn ngưng giải nhiệt bằng khơng khí của máy điều
hịa. Do đó khi nước trong bình tăng thì áp suất ngưng tụ tăng theo, khi áp suất này tăng đến
giá trị áp suất của hệ thống giải nhiệt bằng khơng khí thì tác nhân lạnh không ngưng tụ trong
thiết bị thu hồi mà bắt đầu ngưng tụ trong dàn ngưng giải nhiệt bằng khơng khí của máy điều
hịa. Áp suất ngưng tụ ổn định khi toàn bộ nhiệt lượng ngưng tụ (điểm 2’ đến 3 trên đồ thị TS) được thải ra ở dàn ngưng của máy điều hòa. Do áp suất ngưng tụ của thiết bị ngưng tụ giải
nhiệt bằng không khí phụ thuộc nhiệt độ mơi trường và phụ tải trong phịng, nên khi các thơng
số này thay đổi làm cho áp suất ngưng tụ dao động thể hiện bằng các giá trị áp suất giảm và
tăng lại như được thể hiện trên hình 7.
Mẩu T.08
Hình 7: Sự thay đổi áp suất ngưng tụ theo nhiệt độ của nước nóng trong bình tích trữ.
Hình 8 trình bày sự thay đổi cường độ dịng điện của mơ hình trong trường hợp có thu
hồi nhiệt thải và không thu hồi nhiệt thải. Khi hệ thống hoạt động ở chế độ không thu hồi nhiệt
thải (van by-pass trên mơ hình mở), cường độ dịng điện ổn định quanh giá trị định mức và chỉ
dao động theo nhiệt độ môi trường, điện áp và phụ tải. Khi hệ thống hoạt động ở chế độ thu
hồi nhiệt thải, cường độ dịng điện có giá trị nhỏ hơn giá trị định mức khi nhiệt độ nước nóng
trong bình thu hồi cịn thấp. Khi nhiệt độ nước tăng dần thì cường độ dịng điện tăng, nhưng
vẫn khơng vượt q giá trị hoạt động của hệ thống trong trường hợp không thu hồi nhiệt thải.
Điều này có nghĩa với hệ thống có thu hồi nhiệt thải, có thể tiết kiệm một phần điện năng khi
nhiệt độ nước trong bình tích trữ có giá trị nhỏ hơn 40oC.
Hình 8: Sự thay đổi cường độ dịng điện của mơ hình trong trường hợp có thu hồi nhiệt thải và
không thu hồi nhiệt thải
Mẩu T.08
Hình 9: Sự thay đổi của hệ số COP thu hồi nhiệt thải thực tế theo nhiệt độ nước nóng trong
bình tích trữ
Hình 9 trình bày sự thay đổi của hệ số COP thu hồi nhiệt thải thực tế theo nhiệt độ của
nước nóng trong bình tích trữ. Qua hình 9 nhận thấy hệ số COP thực tế bắt đầu giảm khi nhiệt
độ nước cao hơn 40oC. Khi nhiệt độ nước nóng càng cao thì giá trị COP thực tế càng giảm.
So sánh giá trị của hệ số COP thực tế với giá trị của hệ số COP lý thuyết trong bảng 2
nhận thấy khi nhiệt độ nước nóng trong bình có giá trị nhỏ hơn 40oC thì lượng nhiệt thải thực
tế thu hồi được khoảng 50% đến 60% so với lý thuyết. Khi nhiệt độ nước nóng trong bình tăng
đến 45oC thì chỉ cịn thu hồi được khoảng 25% và lượng nhiệt thu hồi sẽ giảm dần khi nhiệt độ
nước trong bình càng tăng. Điều này có nghĩa là hệ thống chỉ hoạt động hiệu quả khi nhiệt độ
nước nóng cần sử dụng có giá trị nhỏ hơn 40oC.
III.
THIẾT KẾ HỒN THIỆN
Trên cơ sở các kết quả tính tốn, chế tạo và thử nghiệm mơ hình đã nêu trên, tác giả đã
hoàn thiện hệ thống thiết bị thu hồi bao gồm các bản vẽ như sau:
9 Bản vẽ chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống xoắn
9 Bản vẽ bình nước nóng có chứa thiết bị trao đổi nhiệt
9 Bản vẽ kết nối thiết bị thu hồi vào máy điều hịa khơng khí hiện hữu
Mẩu T.08
Hình 10: Bản vẽ và thơng số chế tạo thiết bị thu hồi nhiệt thải dạng ống xoắn
Mẩu T.08
Hình 11: Bản vẽ và thơng số chế tạo bình nước nóng có chứa thiết bị trao đổi nhiệt để
thu hồi nhiệt thải
Mẩu T.08
Hình 12. Bản vẽ kết nối thiết bị thu hồi vào máy điều hịa khơng khí hiện hữu
Hình 14. Hình ảnh kết nối thiết bị thu hồi vào một máy điều hịa khơng khí có sẵn
Mẩu T.08
IV.
CÁC KẾT QUẢ MỚI
Việc tận dụng nhiệt thải không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của máy điều
hịa khơng khí. Ngồi ra khi hệ thống có thu hồi nhiệt thải sẽ tiết kiệm một phần điện năng tiêu
thụ khi nhiệt độ nước trong bình tích trữ nhỏ hơn 40oC
Sản phẩm đã được đưa vào triển lãm tại hội chợ sử dụng năng lượng hiệu quả tại Nhà
thi đấu Phú thọ Thành phố Hồ Chí Minh và được các khách hàng đánh giá cao.
Một số hình ảnh của sản phẩm trong hội chợ triễn lãm như sau:
Mẩu T.08
V.
CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ỨNG DỤNG
Mô hình đã được ứng dụng có hiệu quả vào thực tế tại:
Công ty cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa
Địa chỉ : 790 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08 - 38636419
VI: Kết luận và kiến nghị:
Đây là đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tế do việc sử dụng máy điều hịa khơng khí và
máy nước nóng hiện nay tiêu tốn một lượng điện năng hàng tháng đáng kể trong các hộ gia
đình. Việc sử dụng thiết bị này sẽ tiết kiệm được lượng điện năng trong việc đun nước nóng
đồng thời việc tận dụng nhiệt thải còn gia tăng hiệu suất cũng như khơng ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của máy điều hịa khơng khí
Kiến nghị được tiếp tục nghiên cứu vấn đề tận dụng nhiệt thải ở qui mô công nghiệp để phục vụ
cho các nhu cầu nước nóng với số lượng lớn như nhà máy hoặc khách sạn …
Tp.HCM, ngày 6 tháng 12 năm 2012
Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tp.HCM, ngày .... tháng .... năm ...
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHỊNG KHCN&DA
PGS. TS. Nguyễn Hồng Dũng
Mẩu T.08
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Robert Goldstick, Albert Thumann, CEM, PE – The Waste Heat Recovery Handbook – The
Fairmont press, INC.
[2] TS. Lê Chí Hiệp, Kỹ thuật điều hịa khơng khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1998
[3] Sổ tay hướng dẫn thơng tin sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời, Trung tâm tiết
kiệm năng lượng Tp. HCM, 2009
[4] Nguyễn Thế Bảo và Lâm Thanh Hùng – Sơ Đồ Mơ Phỏng Hệ Thống Làm Lạnh Bay Hơi
có Sử Dụng Chất Hút Ẩm Lithium Chloride Trong Điều Hịa Khơng Khí Nhằm Tiết Kiệm
Năng lượng – Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Nhiệt Số 92 tháng 3/2010
[5] Nguyễn Mạnh Hùng – Bơm Nhiệt Với Chương Trình Tiết Kiệm Năng Lượng Và
Hướng Nghiên Cứu Mới – Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Nhiệt Số 86 tháng 3/2009
[6] Ngoc – Hung Bui, Ju – Won Kim, In – Seung Jang, Jeung – Kil Kang, And Jong – Soo
Kim. “Study On Performance Evaluation Of Oscillating Heat Pipe Heat Exchanger for Low
Temperature Waste Heat Recovery” International Journal Of Air – Conditioning And
Refrigeration.
[7] P. Sathiamurthi và PSS. Srinivasan – Design and Development of Waste Heat Recovery
System for air conditioning Unit – European Journal of Scientific Research ISSN 1450-216X
Vol.54 No.1 (2011), pp.102-110.
[8] M. M. Rahman, Chin Wai Meng và Adrian Ng – Air Conditioning and Water Heating–An
Environmental Friendly and Cost Effective Way of Waste Heat Recovery – AEESEAP
Journal of Engineering Education 2007, Vol. 31, No. 2.
[9] Nguyễn Đình Vịnh, Hà Đăng Trung – Thiết Kế Chế Tạo Và Thử Nghiệm Bơm Nhiệt Đun
Nước Nóng Sử Dụng Dàn Lạnh Khơng Khí – Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Nhiệt , Số 68
tháng 3/2006.
[10] Roy J.Dossat – Principles of Refrigeration – Prentice Hall, INC.
[11] Yunus A. Cengel – Heat Transfer: A Practical Approach – McGraw Hill, 1998.