Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên đại học nghiên cứu tại một số trường đại học trên địa bàn tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------

ĐINH NGỌC ÁNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
CHIA SẺ TRI THỨC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC – NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 08 NĂM 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quang Được
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phạm Xuân Kiên
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM ngày
26 tháng 07 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch:

TS. Nguyễn Mạnh Tuân



2. Thư ký:

TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên

3. Phản biện 1:

TS. Phạm Xuân Kiên

4. Phản biện 2:

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

5. Ủy viên:

TS. Lê Hoành Sử

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐINH NGỌC ÁNH

MSHV: 7141051

Ngày, tháng, năm sinh: 11/07/1987

Nơi sinh: Bạc Liêu

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số : 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của
sinh viên đại học – nghiên cứu tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Kiểm định lại tác động của các yếu tố tính cách cá nhân đến hành vi chia sẻ tri
thức của sinh viên đại học tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM
 Đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố này tới việc chia sẻ tri thức giữa các sinh
viên đại học
 Dựa trên các kết quả, đề xuất các kiến nghị nhằm nhằm nâng cao hiệu quả của
việc chia sẻ tri thức giữa các sinh viên đại học
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28-11-2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 15/05/2017

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Trương Quang Được
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Trương Quang Được
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Trương Quang Được,
người thầy đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và hỗ trợ
tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô đang công tác tại Khoa Quản Lý Công
Nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt rất nhiều kiến thức hữu ích cho tơi trong suốt thời gian của khóa học.
Tơi cũng muốn cảm ơn gia đình, tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và hỗ trợ
tơi rất nhiều trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Kính chúc q Thầy, Cơ và đồng nghiệp, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái
nhiều thành công trong sự nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

TP.HCM, ngày 24 tháng 08 năm 2017
Người thực hiện luận văn


Đinh Ngọc Ánh


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong thời đại ngày nay, tri thức là tài sản quý giá và là lợi thế cạnh tranh của
một tổ chức. Vì vậy quản lý tri thức đã và đang trở thành một yêu cầu tất yếu trong
tất cả các môi trường như doanh nghiệp/tổ chức, đặc biệt là trong các tổ chức
giáo dục, được xem là một nơi sáng tạo, phân phối và lưu trữ tri thức. Vấn đề
quản lý tri thức đã được tiến hành nghiên cứu tại một số trường đại học trong khu vực
Đông Nam Á và tại Việt Nam. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về quản lý tri thức
tập trung vào vấn đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ tri thức giữa
nhân viên trong doanh nghiệp và một số ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
chia sẻ tri thức giữa sinh viên đại học. Trong những nghiên cứu về sự chia sẻ tri thức
giữa sinh viên, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân
lên hành vi chia sẻ tri thức giữa sinh viên. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên đại học – nghiên cứu tại một số
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được hình thành, với
mong muốn tìm hiểu tác động của các yếu tố tính cách cá nhân, kết hợp với yếu tố
môi trường lớp học và yếu tố công nghệ thông tin đến hành vi chia sẻ tri thức của
sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp/kiến nghị nhằm thúc đẩy sinh
viên tham gia hoạt động chia sẻ tri thức lẫn nhau.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả Chong, Teh & Tan (2014), Rahman &
Hussain (2014), Jahani, Ramayah & Effendi (2011), mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm
10 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên đại học tại TP.HCM,
đó là: Hướng ngoại, Ổn định cảm xúc, Hịa đồng, Tận tâm, Cởi mở, Niềm tin, Sự hỗ
trợ của giảng viên, Mức độ cạnh tranh, Phần thưởng, và Công nghệ thơng tin.
Mơ hình đề xuất được phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát được thu thập từ 380

sinh viên đang theo học tại bốn trường đại học trên địa bàn TP.HCM thông qua
gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến sinh viên. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng
phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm yếu tố có
tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên đại học tại TP.HCM theo thứ tự


iii

mức độ ảnh hưởng như sau: Niềm tin ( = 0.282), Cởi mở ( = 0.199), Công nghệ
thông tin ( = 0.161), Sự hỗ trợ của giảng viên ( = 0.133) và Tận tâm ( = 0.097).
Đề tài nghiên cứu này là một trong số rất ít nghiên cứu đã được thực hiện về
vấn đề chia sẽ tri thức trong mơi trường giáo dục tại Việt Nam nói chung và tại
TP.HCM nói riêng thơng qua việc phân tích các yếu tố tính cách cá nhân. Kết quả
đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ là một kênh thông tin tham khảo hữu ích giúp
cho việc lập kế hoạch và đưa ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức của
sinh viên các trường đại học ở TP.HCM và ở Việt Nam.


iv

ABSTRACT
Today, knowledge is considered be a valuable asset and a core competency of an
organization. Knowledge management therefore has become a necessary requirement
Therefore, knowledge management has become a necessary requirement in many
environments, such as business/organizations, especially in educational institutions,
as a place of creativity, distribution and storage knowledge. The study of knowledge
management related with the university environment was conducted at several
universities in Southeast Asia. In Vietnam, research of knowledge management
focuses on analyzing the factors that influence the knowledge sharing among

employees in the enterprise, however, there are just a few studies of the factors that
influence the knowledge sharing among students at the university level. Moreover,
there is few study find out the impact of personality traits on the knowledge-sharing
behavior of students. Thus, the study “Factors influencing knowledge sharing
behaviour among universities students - a study at number of universities in Ho Chi
Minh City” was formed. This study would be interesting to discover the impact of
personality factors, combined with classroom and technological factors on the
student’s knowledge sharing behaviour. From the results, this study will propose
solutions/recommendations to encourage knowledge sharing among students.
This study based on three researches of Chong et al. (2014), Rahman and Hussain
(2014), Jahani, Ramayah and Effendi (2011). Then, we combine the above models,
analyze and select specific factors to define our modal with ten factors that have
significant influence to knowledge sharing among university students in Ho Chi Minh
city, such as: extraversion, emotional stability, agreeableness, conscientiousness,
openness, trust, instructor support, degree of competition, intrinsic reward and
information technology. Qualitative research was formed based on survey data
collected from 380 students, who have been studying at four universities in Ho Chi
Minh city by sending survey forms to students directly. Then, the collected data will
be analyzed by Cronbach’s Alpha reliability analysis, exploratory factor analysis
(EFA) and multivariable regression analysis. The result showed that there are five


v

factors influencing knowledge sharing among universities students in Ho Chi Minh
city, that are: Trust (=0.282), Openness (=0.199), Information Technology
(=0.161), Instructor Support (=0.133) and Conscientious (=0.097).
This study is one of the little knowledge sharing research have been done in the
context of educational environment in Vietnam as well as Ho Chi Minh city by using
personality factors. We hope this research to be the useful information for planning

and proposing solutions to encourage knowledge sharing among university students
in Ho Chi Minh city and Vietnam.


vi

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Trương Quang Được và khơng sao chép từ bất kỳ cơng trình nghiên cứu của
các tác giả khác để làm thành sản phẩm của riêng mình.
Tất cả thơng tin thứ cấp được sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng. Các số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn này đều được
thu thập rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và các kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là trung thực và chưa được cơng bố tại bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
mặt nội dung của luận văn do tôi thực hiện. Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM
không liên quan đến những vi phạm tác quyền và bản quyền do tôi gây ra trong
q trình thực hiện nếu có.
TP.HCM, ngày 24 tháng 08 năm 2017
Người thực hiện luận văn

Đinh Ngọc Ánh


vii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN .................................................................................12
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...................................................................... 12

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 13
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 13
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ............................................... 13
1.6 BỐ CỤC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU .............................................................. 14
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHÊN CỨU.................15
2.1 CÁC KHÁI NIỆM............................................................................................ 15
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................... 19
2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ..................................... 25
2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 30
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................32
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 32
3.2 THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ............................................ 35
3.3 CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................... 41
3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 42
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................43
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................................................ 43
4.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ............................................... 44
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ................................................ 48
4.4 KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................ 51
4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO NHĨM TRƯỜNG HỌC ..... 57
4.6 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 58
4.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................... 60
CHƯƠNG 5 –KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................61
5.1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................. 61
5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 62


viii


5.2.1 Nâng cao niềm tin của sinh viên: ..................................................................... 62
5.2.2 Nâng cao tính cởi mở của sinh viên: ................................................................ 62
5.2.3 Phát huy yếu tố công nghệ thông tin: ............................................................... 63
5.2.4 Tăng cường sự hỗ trợ của giảng viên trong quá trình giảng dạy: .................... 63
5.2.5 Nâng cao tính tận tâm của sinh viên: ............................................................... 64
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
PHỤ LỤC A - DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI SINH VIÊN .................................71
PHỤ LỤC B - CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...........................................74
PHỤ LỤC C - PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................70
PHỤ LỤC D - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................73


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các nghiên cứu về tính cách cá nhân.......................................................16
Bảng 3.1 Thang đo về yếu tố hướng ngoại .............................................................36
Bảng 3.2 Thang đo về yếu tố Ổn định cảm xúc ......................................................36
Bảng 3.3 Thang đo về yếu tố Hòa đồng ..................................................................37
Bảng 3.4 Thang đo về yếu tố Tận tâm ....................................................................37
Bảng 3.5 Thang đo về yếu tố Cởi mở .....................................................................38
Bảng 3.6 Thang đo về yếu tố Niềm tin ...................................................................38
Bảng 3.7 Thang đo về yếu tố Sự hỗ trợc ủa giảng viên ..........................................39
Bảng 3.8 Thang đo về yếu tố Mức độ cạnh tranh ...................................................39
Bảng 3.9 Thang đo về yếu tố Phần thưởng .............................................................39
Bảng 3.10 Thang đo về yếu tố Công nghệ thông tin.................................................40
Bảng 3.11 Thang đo về yếu tố Chia sẻ tri thức .........................................................40
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mẫu khảo sát theo các đặc tính....................................44
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo ................................................45

Bảng 4.3 Kiểm định KMO, kiểm định Bartlett .......................................................49
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................................................49
Bảng 4.5 Kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố ........................................52
Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính lần 2 ..............................................54
Bảng 4.7 Hệ số R ....................................................................................................54
Bảng 4.8 Phân tích phương sai (ANOVA) .............................................................55
Bảng 4.9 Kết luận các giả thuyết nghiên cứu..........................................................56
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy tuyến tính theo loại hình trường học .............................57


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Trương Thị Kiều Oanh (2007) ........................ 20
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Sivaporn Wangpipatwong (2009) ................... 21
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Pei-Lee Teh và cộng sự (2011) ....................... 23
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Chong và cộng sự (2014) ................................ 24
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Bùi Thị Thanh (2014) ...................................... 25
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 30
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 32
Hình 4.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ........................................................... 55


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI


ĐH

Đại học

EFA

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin – Hệ số kiểm định độ phù hợp

SPSS

Statistical Package for Social Sciences – Phần mềm xử lý số liệu
thống kê

SV

Sinh viên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VIF

Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai

CON


Tính tận tâm (Conscientiousness)

EXT

Tính hướng ngoại (Extraverson)

OPE

Tính cởi mở (Openness)

EMO

Tính ổn định cảm xúc (Emotional Stability)

AGR

Tính hịa đồng (Agreeableness)

DEC

Mức độ cạnh tranh (Degree of competition)

TRU

Niềm tin (Trust)

INR

Phần thưởng (Intrinsic Rewards)


INT

Công nghệ thông tin (Information technology)

INS

Sự hỗ trợ của giảng viên (Instructor support)


12

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu như lý do hình thành đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện đề tài
và bố cục của báo cáo nghiên cứu
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Tri thức khơng những đóng vai trị quan trọng trong các tổ chức, mà còn là một
trong những nguồn lực chính tạo nên lợi thế cạnh tranh của một tổ chức (Osterloh &
Frey, 2000; Bock et al., 2005). Trường hợp điển hình nhất là khi một người rời khỏi
tổ chức với những kinh nghiệm và tri thức của họ mà không chia sẻ những kinh
nghiệm, tri thức này với thành viên khác trong tổ chức, điều này sẽ gây nên tổn thất
lớn cho tổ chức đó. Vì vậy, việc lưu trữ và chuyển giao tri thức đóng vai trị rất quan
trọng trong môi trường doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chia sẻ tri thức trong môi
trường giáo dục vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, mặc dù đây là nơi lưu
trữ, chuyển giao và tạo nên tri thức mới.
Đồng thời, các yếu tố tính cách của một cá nhân thường chịu sự tác động và chi
phối từ môi trường sống của người đó, dẫn đến hình thành thói quen và hành vi của
mỗi người. Có một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố tính cách cá nhân có tác động
tới hành vi chia sẻ tri thức của một cá nhân (Gupta, 2008). Vì vậy, đề tài nghiên cứu

“Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên đại học – nghiên
cứu tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM” được hình thành, với mong
muốn tìm hiểu và khám phá những yếu tố tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến
hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên, từ đó, đề xuất giải pháp/kiến nghị giúp
sinh viên tích cực tham gia vào hoạt động chia sẻ tri thức cũng như nâng cao hiệu quả
chia sẻ tri thức trong sinh viên đại học.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu sau:
 Kiểm định lại tác động của các yếu tố tính cách cá nhân đến hành vi chia sẽ
tri thức của sinh viên đại học tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM.


13

 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức của
sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chia sẻ tri thức của sinh viên trong
các trường đại học ở TP.HCM.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường
đại học (công lập và ngồi cơng lập) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai trong phạm vi một số trường
đại học công lập và ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện bao gồm hai giai đoạn
 Giai đoạn nghiên cứu định tính sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp
nghiên thảo luận tay đôi với sinh viên đại diện các trường đại học. Thông tin
thu thập trong giai đoạn này nhằm khám phá hiệu chỉnh và bổ sung yếu tố/khái
niệm có tác động đến chia sẻ tri thức của sinh viên vào mơ hình nghiên cứu.
 Giai đoạn nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định

lượng, thơng qua gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến sinh viên các trường. Thơng
qua giai đoạn này nhằm 2 mục đích đó là: (1) Đánh giá thang đo bằng phương
pháp hệ số tin cập Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis); (2) Kiểm định các giả thuyết bằng phương pháp
hồi quy tuyến tính thơng qua phần mềm SPSS (Statistical Package for the
Social Sciences)
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ là kênh thơng tin hữu ích giúp lãnh đạo nhà trường
nắm bắt tình hình và có giải pháp thích hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc chia
sẻ tri thức giữa các sinh viên đại học với nhau.
Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung vào lý thuyết về mối tương tác giữa
các yếu tố tính cách cá nhân tới hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên tại Việt Nam.


14

1.6 BỐ CỤC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Bố cục báo cáo nghiên cứu được chia thành năm chương:
 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, trình bày cụ thể về lý do hình
thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi của đề tài và bố cục trình
bày nội dung báo cáo nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, trình bày về các khái
niệm, cơ sở lý thuyết của các khái niệm nghiên cứu liên quan đến mơ hình
nghiên cứu, đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết của mơ hình.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày quy trình thực hiện, phương
pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mơ hình lý thuyết cùng các giả
thuyết đề ra.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trình bày thống kê mô tả của mẫu thu thập
được và các kết quả phân tích định lượng trong việc kiểm định thang đo, kiểm
định mơ hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra.

 Chương 5: Thảo luận kết quả và kiến nghị, trình bày tóm tắt các kết quả
chính của nghiên cứu. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị và những mặt còn hạn
chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


15

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHÊN CỨU
Chương 2 sẽ đề cập đến cơ sở khoa học, giải thích một số khái niệm cơ bản và
trình bày kết quả một số nghiên cứu trước đây, để đưa ra mơ hình đề xuất cho
nghiên cứu này.
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
 Tri thức (Knowledge)
Theo K.Wiig (1994), tri thức bao gồm các chân lý và niềm tin, các quan điểm
và khái niệm, các đánh giá và mong đợi, các phương pháp và bí quyết. Cịn
T.Beckman (1999) cho rằng tri thức được rút ra từ thông tin và dữ liệu để hỗ trợ
tích cực cho việc nâng cao hiệu suất làm việc, cách giải quyết vấn đề, ra quyết
định, học tập và giảng dạy. Davenport & Prusak (1998) định nghĩa tri thức là một
tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thơng tin và sự hiểu biết thơng thái mà có
thể giúp đánh giá và thu nạp thêm những kinh nghiệm và thông tin mới. Nonaka
& Takeuchi (1995) khái niệm “tri thức là quá trình năng động của con người trong
việc minh chứng các niềm tin cá nhân với những “sự thật”.
Theo Polanyi (1966) phân loại tri thức thành tri thức hiện hữu và tri thức ẩn. Tri
thức hiện hữu là những tri thức đã được mã hóa thành văn bản, tài liệu bản giấy
hoặc tài liệu dạng số hóa. Tri thức ẩn là những tri thức tồn tại trong bộ não của con
người và thường khó chuyển sang các dạng văn bản, loại tri thức này chỉ có thể
chia sẻ hay chuyển giao thông qua việc quan sát hay học hỏi trong quá trình tương
tác (Bartol & Srivastava, 2002).
 Chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing)
Chia sẻ tri thức được định nghĩa là sự chia sẻ với người khác những kiến thức,

ý tưởng liên quan đến nhiệm vụ đang thực hiện (Gupta, 2008), hay sự trao đổi kinh
nghiệm, suy nghĩ, hiểu biết về vấn đề nào đó với người khác (Kim & King, 2004).
Chia sẻ tri thức bao gồm cả việc trao đổi tri thức hiện và tri thức ẩn ở các mức độ
cá nhân, nhóm và tổ chức (Small & Sage, 2005). Điều này địi hỏi phải có sự hợp
tác, tự nguyện chia sẻ tri thức giữa các cá nhân, các nhóm trong tổ chức vì một lợi
ích chung (Al-Alawi et al., 2007).


16

 Đặc điểm tính cách (Personality traits)
Theo Bradberry (2007) thì tính cách là sự khác biệt tâm lý giữa các cá nhân, làm
cá nhân đó trở thành một cá thể duy nhất với những đặc trưng tâm lý riêng biệt.
Tính cách cá nhân bao gồm một chuỗi những cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi của
một cá nhân (Carpenter et al., 2009).
Kể từ những năm đầu thập niên 90, trải qua nhiều cuộc nghiên cứu về tính cách
cá nhân đã chứng minh rằng năm đặc điểm cá tính là đủ để mơ tả tồn bộ tính cách
cá nhân. Trong đó, mơ hình năm nhân tố (The Big Five Model) đã nổi lên và được
mở rộng sử dụng để mô tả khía cạnh nổi bật về tính cách cá nhân (Digman, 1990;
Goldberg, 1993; Judge et al., 2002).
Bảng 2.1 Các nghiên cứu về tính cách cá nhân
Tác giả
Norman’s (1963)

Các yếu tố tính cách cá nhân
Hướng ngoại, Hòa đồng, Tận tâm, Ổn định cảm xúc,
Văn hóa

Botwin & Buss (1989)


Hướng ngoại, Hịa đồng, Tận tâm, Ổn định cảm xúc,
Văn hóa

Goldberg (1992)

Hướng ngoại, Hịa đồng, Tận tâm, Ổn định cảm xúc,
Am hiểu

Costa & McRae (1992)

Hướng ngoại, Hòa đồng, Tận tâm, Ổn định cảm xúc,
Sẵn sàng trải nghiệm

Paunonen et al. (1996)

Hướng ngoại, Hòa đồng, Tận tâm, Tinh Thần, Sẵn
sàng trải nghiệm

Gupta (2008)

Hướng ngoại, Hòa đồng, Tận tâm, Ổn định cảm xúc,
Cởi mở

Theo mơ hình 5 đặc điểm tính cách lớn (Big Five personality traits hoặc Big FiveFactor Model – FFM) của Gupta (2008), 5 yếu tố bao gồm: tính ổn định cảm xúc
(Emotional Stability), tính hướng ngoại (Extraversion), tính tận tâm
(Conscientiousness), tính hịa đồng (Agreeableness), tính cởi mở (Openness).
 Tính Hướng ngoại (Extraversion):


17


Hướng ngoại là trạng thái quan tâm đến và có được sự hài lịng từ những gì bên
ngồi (Murray & Michael, 1991). Theo Ehchart et al. (2006), tính hướng ngoại bao
gồm tính thích giao lưu, thiên hướng về xã hội, tập thể cũng như nó sẽ ảnh hưởng
tích cực tới cá nhân trong việc ra quyết định. Còn John, Slocum & Don (2009) cho
rằng tính hướng ngoại là mức độ mà một người tìm kiếm sự kết bạn với những
người khác. Những người hướng ngoại thích được ở cùng những người khác. Họ
tràn đầy năng lượng và thường trải qua những cảm xúc tích cực. Những người
hướng ngoại thường cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với người khác, mạnh dạn
phát biểu những ý kiến của mình, quyết đốn. Ngược lại, những người có tính cách
khó gần, ít giao lưu, có khuynh hướng trầm lặng và thận trọng …thường được xem
là những người sống nội tâm.
 Tính Ổn định cảm xúc (Emotional Stability):
Tính ổn định cảm xúc liên quan đến số lượng và cường độ của kích thích cần
thiết để khơi gợi những cảm xúc tích cực trong một người (Murray & Michael,
1991). Còn theo John, Slocum & Don (2009) thì ổn định cảm xúc là mức độ mà ở
đó một người vẫn bình tĩnh, khơng lo âu và thoải mái trước những cảm xúc tiêu
cực dai dẳng. Người có sự ổn định về cảm xúc thì có sự thoải mái, điềm đạm, chậm
thể hiện sự tức giận, quản lý khủng hoảng tốt, mau hồi phục về thể chất, tinh thần
và không lo âu trong các mối quan hệ của họ với những người khác. Những người
có sự ổn định về cảm xúc kém thì dễ bị kích động, hay lo âu trong các mối quan
hệ với người khác, phản ứng lại và khó tránh khỏi sự thay đổi tâm tính đột ngột.
 Tính Tận tâm (Conscientiousness):
Tính tận tâm đề cập đến mức độ mà một người thể hiện ra bên ngồi, liên quan
đến tính tự kỷ luật, hành động có trách nhiệm, kiên trì và cẩn thận (John, Slocum
& Don, 2009; Murray & Michael, 1991). Những người tận tâm thường tập trung
vào số ít mục tiêu then chốt, thể hiện tính ngăn nắp, đáng tin cậy, cẩn thận, chu
đáo, có trách nhiệm và tự kỷ luật bởi vì họ thường tập trung vào một vài thứ để
thực hiện một cách tốt nhất. Những người khơng tận tâm có khuynh hướng tập
trung vào dãy rộng hơn của các mục tiêu và kết quả, họ có khuynh hướng khơng

bao qt được vấn đề, tính chủ động kém và ít chu đáo hơn.


18

 Tính Hịa đồng (Agreeableness):
Theo John, Slocum & Don (2009), tính hịa đồng là khả năng của một người
hịa mình vào đám đơng với những người khác. Những người có tính cách hịa
đồng thường chu đáo, thân thiện hay giúp đỡ, sẵn sàng chia sẽ những sự quan tâm
của họ, có cách nhìn lạc quan. Những người có biểu hiện tính hịa đồng thấp thường
được mơ tả dễ mất bình tĩnh, không hợp tác và cáu kỉnh. Họ thường không quan
tâm đến mặt tốt đẹp của những người khác và hầu như khơng mở rộng tấm lịng
với người khác.
 Tính Cởi mở (Openness):
Theo Judge et al. (2002), tính cởi mở được đặc trưng bởi sự thông minh, sáng
tạo, giá trị văn hóa, sự tị mị, khả năng nhận thức, và sáng suốt. Cịn theo Digman
(1990), tính cởi mở là một sự đánh giá chung về nghệ thuật, tình cảm, phiêu lưu,
trí tưởng tượng và nhiều kinh nghiệm khác. Những cá nhân có tính cởi mở cao
thường có trí tưởng tượng phong phú, thích khám phá, tìm hiểu các nền văn hóa,
và phóng khống. Nó cũng phản ánh nhu cầu đa dạng khác, sự nhạy cảm, thẩm mỹ
và các giá trị độc đáo (Murray & Michael, 1991)
 Niềm tin (Trust)
Niềm tin là sự tin tưởng vào một cá nhân khác nổ lực thực hiện cam kết, trung
thực và khơng tìm cách lợi dụng cơ hội không công bằng (Dirks & Ferrin, 2001).
Theo Bartol & Srivastava (2002), niềm tin đóng vai trị quan trọng trong những
mối quan hệ xã hội, hơn là trong các giao dịch kinh tế . Niềm tin là sự kỳ vọng tích
cực về tính chính trực, khả năng, sự trung thực và thiện chí của một người đối với
năng lực của những đồng nghiệp khác trong tổ chức.
 Phần thưởng (Instrincsic Rewards)
Phần thưởng có thể có hai hình thức là phần thưởng tinh thần (instrinsic

rewards) và phần thưởng hiện vật (extrinsic rewards). Phần thưởng hiện vật có thể
là tiền hoặc các giải thưởng phi tiền tệ; đây là yếu tố tác động làm tăng sự chia sẻ
tri thức giữa nhân viên với nhau (Wei et al., 2012). Phần thưởng tinh thần thường
là kiến thức, hay sự khen ngợi, ghi nhận, cộng nhận từ người khác. Nó tạo nên cảm
giác như một người đã hoàn thành trách nhiệm và tự thỏa mãn bản thân (Osterloh


19

& Frey, 2000). Phần thưởng trong môi trường doanh nghiệp thường là sự thăng
tiến, khoản tiền thưởng hay tăng lương đã được minh chứng là có tác động tích
cực đến tần suất chia sẻ tri thức (Kankanhalli e al., 2005).
 Công nghệ thông tin (Technology Support)
Hệ thống công nghệ thông tin thường được sử dụng để quản lý con người, thơng
tin và q trình nhằm hỗ trợ cho giải quyết các vấn đề, các công việc hàng ngày
hay hỗ trợ cho việc ra quyết định (Whitten et al., 2001). Công nghệ thơng tin ngày
nay cho phép người dùng tìm kiếm, truy cập và truy xuất thông tin nhanh hơn, hỗ
trợ truyền thông và hợp tác giữa các cá nhân dễ dàng hơn. Việc sử dụng công nghệ
thông tin cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mạng xã hội vượt qua
ranh giới địa lý, duy trì các mối quan hệ, hợp tác lâu dài, từ đó, hỗ trợ chia sẻ tri
thức dễ dàng và hiệu quả hơn (Riege, 2005).
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Phần tiếp theo sẽ trình bày những nghiên cứu về việc chia sẽ tri thức trong môi trường
đại học đã được thực hiện. Từ các nghiên cứu này tác giả sẽ rút ra kinh nghiệm và đề
xuất một mơ hình hợp lý hơn về vấn đề này trong luận văn.
2.2.1. Trương Thị Kiều Oanh (2007) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chuyển giao tri thức từ giáo viên sang sinh viên đại học (Luận văn thạc sĩ –
Trường Đại Học Bách Khoa)
Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên mơ hình các yếu tố của Ko và cộng sự (2005)
kết hợp xem xét yếu tố ngoại hình của giáo viên. Mơ hình nghiên cứu bao gồm các

yếu tố là (1) Sự hiểu biết lẫn nhau, (2) Mối quan hệ, (3) Động cơ học tập, (4) Uy tín
của giáo viên, (5) Ngoại hình giáo viên. Nghiên cứu này được thực hiện tại , với sự
tham gia của sinh viên đại học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố đều có tác động tích cực đến việc chuyển
giao tri thức từ giáo viên sang sinh viên là (1) Sự hiểu biết lẫn nhau, (2) Mối quan hệ,
(3) Động cơ học tập, (4) Uy tín của giáo viên, (5) Ngoại hình giáo viên.


20

Sự hiểu biết lẫn nhau
Mối quan hệ
Động cơ học tập

Chuyển giao tri
H3

Uy tín giáo viên

thức từ giáo viên
sang sinh viên

Ngoại hình giáo viên
Hình 2.1

Mơ hình nghiên cứu của Trương Thị Kiều Oanh (2007)

2.2.2. Sivaporn Wangpipatwong (2009) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự chia sẻ tri thức giữa các sinh viên đại học tại Thái Lan
Tại thời điểm này, có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri

thức trong bối cảnh của doanh nghiệp nhưng khơng có nhiều nghiên cứu về chia sẻ
tri thức trong môi trường giáo dục tại Thái Lan. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu
này nhằm khám phá những yếu tố có ảnh hưởng đến chia sẽ tri thức giữa các sinh
viên tại các trường đại học.
Nghiên cứu này dựa vào sự phân loại các yếu tố có liên quan đến chia sẻ tri thức
của Riege (2005), bao gồm ba nhóm yếu tố chính là:
 nhóm yếu tố cá nhân với hai giả thuyết: (H1) Sự sẵn lòng chia sẻ (Willingness
to share), (H2) Khả năng chia sẻ (Ability to share)
 nhóm yếu tố tổ chức/lớp học với hai giả thuyết: (H3) Sự hỗ trợ của giảng viên
(Instructor support), (H4) Mức độ cạnh tranh (Degree of competition)
 nhóm yếu tố công nghệ thông tin với hai giả thuyết: (H5) Cơng nghệ sẵn có
(Technology availability), (H6) Cơng nghệ hỗ trợ (Technology support)


21

Yếu tố cá nhân
Sự sẵn lòng chia sẻ
Khả năng chia sẻ

H1
H2

Yếu tố lớp học
Sự hỗ trợ của giảng viên
Mức độ cạnh tranh

H3
H4


Chia sẻ
tri thức

Yếu tố công nghệ thông tin
Công nghệ sẵn có

H5

Cơng nghệ hỗ trợ

H6

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Sivaporn Wangpipatwong (2009)
Các yếu tố này sẽ được tác giả hiệu chỉnh lại để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện tại một trường đại học ở Bangkok, Thái lan với sự
tham gia của 207 sinh viên. Dữ liệu được thu thập thông qua bản khảo sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến chia sẻ tri
thức giữa các sinh viên đại học là (H6) Công nghệ hỗ trợ, (H2) Khả năng chia sẻ,
(H4) Mức độ cạnh tranh.
2.2.3. Pei-Lee Teh và cộng sự (2011) nghiên cứu về năm yếu tố cá nhân ảnh
hưởng đến chia sẻ tri thức tại hai trường đại học của Malaysia
Nghiên cứu này hướng đến mở rộng, bổ sung thêm sự hiểu biết về các yếu tố cá
nhân trong mơ hình năm nhân tố (The big five persionality - BFP) hỗ trợ hoặc ngăn
cản thói quen chia sẻ tri thức trực tuyến. Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp với lý thuyết
hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) bằng cách đưa các yếu tố cá
nhân BFP là những biến ảnh hưởng đến thái độ của một cá nhân đối với chia sẻ tri
thức. Mơ hình nghiên cứu được tác giả đề xuất gồm các giả thuyết: (H1) Hướng ngoại
(Extraverson), (H2) Hịa đồng (Agreeableness), (H3) Tận tâm (Conscientiousness),
(H4) Kích thích thần kinh (Neuroticism) , (H5) cởi mở (Openness), (H6) Thái độ đối
với chia sẻ tri thức (Attitude towards knowledge sharing), (H7) Chuẩn chủ quan



22

(Subjective Norm), (H8) Ý định chia sẻ tri thức (Intention to share knowledge) và
(H9) Hành vi chia sẻ tri thức (Knowledge sharing behaviour)
Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua gửi bản khảo sát đến 255 sinh viên của hai
trường đại học tại Malaysia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
 Có mối liên hệ giữa 3/5 yếu tố cá nhân BFP và thái độ hướng đến hành vi chia
sẻ tri thức trực tuyến. Những sinh viên có tính hướng ngoại, kích thích thần
kinh, cởi mở cao thường có thái độ tích cực trong việc chia sẻ trực tuyến đối với
những thông tin giải trí tực tuyến lành mạnh. Cịn hai yếu tố cá nhân BFP là tận
tâm và hịa đồng thì không cho thấy dấu hiệu tác động đến chia sẻ tri thức.
 Yếu tố chuẩn chủ quan cho thấy dấu hiệu ảnh hưởng khá mạnh đến thái độ chia
sẻ tri thức, kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây
của Block et al. (2005), Liao, Lin & Liu (2010). Phát hiện này hàm ý rằng thái
độ của sinh viên đối với chia sẻ tri thức bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về
áp lực xã hội để chia sẻ hay không chia sẻ tri thức trực tuyến.
 Thái độ chia sẻ tri thức có tác động tích cực và quan trọng đến ý định chia sẻ tri
thức trực tuyến
 Ý định chia sẻ tri thức có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức, phù hợp với
kết quả của các nghiên cứu trước đây (Bock & Kim, 2002; Ryu, Ho & Han,
2003). Yếu tố này được xem là biến dự đoán khuyến khích hành vi chia sẻ tri
thức trực tuyến giữa các sinh viên đại học.


×