Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 19 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ
- Tên giao dịch Việt Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ
- Tên giao dịch Quốc tế: NAM HA GARMENT STOCK COMPANY
- Địa chỉ: 510 ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH - THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
I. Một số vấn đề chung.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần may Nam Hà tiền thân là xí nghiệp may công nghệ phẩm
Nam Định. Xí nghiệp may công nghệ phẩm Nam Định được thành lập từ ngày
6/9/1969 do ty thương nghiệp Nam Hà quyết định. Đến năm 1981 theo quyết định
số 12/QĐ-TC ngày 07/01/1981 của UBND tỉnh Hà Nam Ninh hợp nhất trạm cắt
tổng hợp, trạm gia công, trạm may Nam Định, Ninh Bình và thành lập xí nghiệp
may Hà Nam Ninh.
Trong quá trình hình thành và hoạt động, xí nghiệp may càng ngày càng phát
triển lớn mạnh về cơ sở vật chất, về chuyên môn cũng như về kỹ thuật và nhiệm vụ
được giao. Để phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ về đẩy mạnh sản xuất hàng
xuất khẩu, sở thương nghiệp Hà Nam Ninh đã ra quyết định số 31/TC-TN ngày
14/07/1987. Tách xí nghiệp may nội thương Hà Nam Ninh thành hai xí nghiệp là
xí nghiệp may Ninh Bình và xí nghiệp may Nam Định có chức năng tổ chức việc
sản xuất hàng may mặc sẵn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngày
22/02/1993 theo quyết định số 155/QĐ-UB của UBNd tỉnh Nam Hà đổi xí nghiệp
may Nam Hà thành công ty may xuất khẩu.
Trong suốt quá trình thành lập và hoạt động, xí nghiệp từng bước phát triển
và lớn mạnh, luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Xí nghiệp được
vinh dự nhiều lần đón các đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước
tới thăm. Từ những ngày đầu thành lập với cơ sở máy đạp chân, nhà xưởng tạm
thời, đường xá thiết bị máy móc.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn, kỹ thuật đủ điều kiện sản
xuất những mặt hàng cao cấp, đáp ứng đủ thị hiếu và nhu cầu của khách hàng trong
và ngoài nước.
Ngày 01/01/2001 Công ty may xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá theo chính
sách của Đảng và Nhà nước. Từ khi cổ phần hoá đến nay công ty phát triển mạnh


mẽ về cơ sở chuyên môn kỹ thuật cũng như cơ sở vật chất cùng với khối lượng
công nhân ngày càng đông đảo và lành nghề.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần may Nam Hà.
2.1. chức năng của Công ty cổ phần may Nam Hà.
Công ty cổ phần may Nam Hà là doanh nghiệp của Nhà nước thuộc Tổng
Công ty Dệt - May Việt Nam hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước, thực
hiện theo các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của Tổng Công ty Dệt - May
Việt Nam.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và gia công hàng
may mặc xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường may mặc trong
nước. Sản phẩm chính của Công ty là áo sơ mi nam, Jackét và quần âu nam mà chủ
lực là áo sơ mi nam. Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số mặt hàng khác theo đơn
đặt hàng như quần nữ, váy, quần soóc.
Qua nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên, với sự phấn đấu không mệt mỏi
trong 50 năm qua ngày nay Công ty cổ phần may Nam Hà đã trở thành một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của Ngành Dệt - May Việt Nam có uy tín trên thị
trường Quốc tế và trong nước. Trong tương lai Công ty cổ phần may Nam Hà
không dừng lại ở một số mặt hàng truyền thống mà dần dần đa dạng hoá sản phẩm
và mở rộng thêm thị trường mới trên thế giới. Hiện nay, Công ty đang thâm nhập
vào thị trường Mỹ với nhiều loại sản phẩm như: áo sơ mi, quần âu nam, nữ...
2.1. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Hà:
Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty là sản xuất kinh doanh hàng May mặc
theo kế hoạch và quy định của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong nước và theo nhu cầu thị trường trên thế giới. Vì
vậy, Công ty luôn khai thác hết khả năng của mình để mở rộng sản xuất, mở rộng
thị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu: Từ đầu tư sản xuất,
cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với tác tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước, nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao...Với những sản phẩm
chủ lực mũi nhọn, có những đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân hành nghề cùng

với cơ sở sản xuất khang trang, Công ty cổ phần may Nam Hà đã chiếm một vị thế
khá quan trọng trong Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, đảm bảo cuộc sống cho
hơn 4.500 cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty và các Xí nghiệp thành
viên cũng như các Xí nghiệp địa phương.
Một số chỉ tiêu chủ yếu được thể hiện dưới bảng sau đây:

Thị
trường
Chỉ tiêu
chủ yếu
ĐVT 1998 1999 2000 2001
So sánh
01/98
So sánh
01/00
1 Doanh thu Tỷ đồng 110,12 146 180 200 2,087 1,111
2 Lợi nhuận - 6,512 4,500 4,600 4,900 0,884 1,065
3 Lao động Người 3.185 3.107 3.171 3.423 1,248 1,079
4 Thu nhập
bình quân
1000đ 1.250 1.306 1.383 1.396 1,203 1,009
5 Nộp ngân
sách
Tỷ đồng 3,471 3,236 2,574 2,650 1,124 1,030
3. Quy trình công nghệ sản phẩm.
Quy trình công nghệ của Ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong
cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu để sử
dụng máy chuyên như: ép, thêu, dệt, may... nhưng có những khâu mà máy móc
không thể thực hiện được như cắt, nhặt chỉ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại
có những bước công việc khác nhau và có mỗi liên hệ mật thiết với nhau. Với tính

chất cùng dây chuyền như nước chảy.
Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác,
đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, đạt
được tiến bộ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như
đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.
Ở Công ty cổ phần may Nam Hà công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho
tới việc thực hành xuống đến các Xí nghiệp, Xí nghiệp triển khai đến các tổ sản
xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải được hướng dẫn và
quy định cụ thể về hình dáng, quy cách và thông số của từng sản phẩm. Việc giám
sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên
và liên tục, qua đó kịp thời cung cấp những thông tin phản ánh lại cho biết quá
trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh đảm bảo cho tới khi
sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao.
Đối với Công ty cổ phần may Nam Hà, trong cùng một dây chuyền sản xuất
có sử dụng nhiều loại khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ
sản xuất của Công ty như sau:
Nguyên liệu
Thiết kế giác sơ đồ mẫu
Thêu, giặt
Công đoạn cắt, may, là, gấp
QA (chất lượng)
Bao bì đóng gói
Thành phẩm nhập kho
Sơ đồ : Chu trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Trên đây là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm nói chung của Công ty cổ
phần may Nam Hà. Đối với sản phẩm may mặc việc kiểm tra chất lượng được tiến
hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến
hành ở giai đoạn cuối là công đoạn là, gấp, bao gói, đóng hộp.
Tổ cắt B Các tổ may B Tổ làB
Phòng kế hoạchMay phùđổngVăn phòng cty

TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ
Giám đốc điều hành
Ban đầu tưPhòngTCKTPhòng Kinh doanh
Các xi nghiệp may 1,2,3,4,5…Trường CN may KT và TTPhòng QA(chất lượng)CácPXPhụTrợPhòng kỹ thuật Phòng kho vậnCác xí nghiệp địa phương
Trưởng ca ATổ Quản trịTổ bao góiTổ kiểm hoáTrưởng ca B
Tổ cắt A Các tổ may A Tổ là A
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy.
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và
Công ty cổ phần may Nam Hà nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh tự
chủ về tài chính, hoạch toán độc lập. Do đó bộ máy tổ chức của Công ty đã được
thu gọn lại không cồng kềnh.
Công ty phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những cán bộ
công nhân viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu sản xuất
trong tình hình hiện nay, đồng thời các phòng ban nghiệp vụ đang đi vào hoạt động
có hiệu quả.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,
kiểu tổ chức này rất phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn liền cán
bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ cũng như có
trách nhiệm đối với Công ty. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo
tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên nó
đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty.
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Công ty cổ phần may Nam Hà có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình quan
hệ trực tuyến chức năng.
* Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước tổng Công ty và pháp luật, mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

* Phó tổng giám đốc: Phụ trách công tác kỹ thuật chất lượng, đào tạo, đại
diện lãnh đạo về chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn và sức khoẻ.
Đồng thời trực tiếp chỉ đạo sản xuất 5 Xí nghiệp tại Hà Nội. Thay mặt Tổng giám
đốc điều hành, giải quyết mọi công việc khi Tổng Giám Đốc đi vắng. Chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám Đốc và pháp luật về các quyết định của mình.
* Giám đốc điều hành: Phụ trách công tác bảo hộ và an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại các Xí nghiệp địa phương. Trực tiếp chỉ
đạo sản xuất 5 Xí nghiệp thành viên tại địa phương. Thay mặt Tổng Giám Đốc giải

×