ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------
CAO SƠN HỮU
ẢNH HƯỞNG CỦA THAM NHŨNG ĐỐI VỚI CHÍNH
SÁCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – MỘT NGHIÊN
CỨU TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN HỒ CHÍ MINH
Chun ngành
: Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hiền
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...........................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ...........................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRƯỞNG KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: CAO SƠN HỮU
MSHV
: 7140551
Ngày, tháng, năm sinh: 25/03/1989
Nơi sinh
: Đồng Nai
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60 34 01 02
I. TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của tham nhũng đến chính sách tài chính doanh nghiệp –
Một nghiên cứu tại thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Luận văn tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Tham nhũng từ môi trường kinh
doanh tỉnh đến chính sách tài chính của Doanh nghiệp
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12/09/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/05/2017
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thu Hiền
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Trường Đại
Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, đã tạo cơ hội và điều kiện giúp tơi hồn thành bài
luận văn này.
Trên hết, tôi xin được trân trọng thời gian, sự nhiệt tình trong cơng tác hướng dẫn và
thực hiện Luận văn xuyên suốt 9 tháng qua từ cô TS. Nguyễn Thu Hiền. Nếu khơng có
được sự hướng dẫn và dẫn dắt tận tình của Cơ, tơi khơng thể hồn thành luận văn hồn
chỉnh được. Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thanh Vinh đã tư vấn
và giúp tơi trong qua trình phân tích dữ liệu với phần mềm Stata.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong trong khoa Quản Lý Công
Nghiệp đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích trong hai năm học vừa
qua và góp phần khơng nhỏ kiến thức để tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Thư
viện trung tâm đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln bên tơi, động
viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Cao Sơn Hữu
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong bối cảnh Việt Nam là một nước có mức độ tham nhũng cao trong nhiều năm liền,
liên tục được đánh giá là một trong những nước có tình trạng tham nhũng cao, tính minh
bạch thấp. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập, vai trò của
doanh nghiệp ngày càng được xem là một trong những yếu tố then chốt của sự phát triển
nền kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, đặc
biệt là dưới sự ảnh hưởng của tham nhũng đến chính sách tài chính của doanh nghiệp tại
các tỉnh thành ở Việt Nam
Nghiên cứu được phân tích bằng dữ liệu tài chính của doanh nghiệp và dữ liệu tham
nhũng được trích từ báo cáo PCI (VCCI) từ năm 2008 đến năm 2015, và được thực hiện
phân tích bằng phần mềm Stata 12. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tham nhũng có tác
động lên chính sách tài chính của các Doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là sự tác động
đến chính sách tiền mặt và địn cân nợ của công ty. Với môi trường tham nhũng càng
cao, các doanh nghiệp có xu hương giảm lượng tiền mặt nhằm tránh các yêu sách cũng
như các khoản chi phí khơng chính thức từ cán bộ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đứng
trước khả năng dự đoán kết quả của việc tham nhũng như kỳ vọng thì các doanh nghiệp
sẵn sàng chi trả các khoản chi phí khơng chính thức và trong trường hợp này, các doanh
nghiệp có xu hướng giữ lượng tiền mặt nhiều hơn. Bên cạnh đó, dưới mơi trường tham
nhũng và khả năng dự đốn được kết quả như kỳ vọng với một khoản chi phí lót tay, các
doanh nghiệp có xu hướng gia tăng tỷ lệ nợ để củng cố đầu tư.
Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà hữu trách, cơ quan chức năng có thêm nguồn
động lực để phát triển mơi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn, giúp Doanh nghiệp
tránh gánh nặng về chi phí trong vận hành khi phải tương tác với các cán bộ thuế, hay
các cơ quan chính quyền. Giúp doanh nghiệp có đầy đủ sự hỗ trợ để phát triển kinh doanh
bền vững.
iii
ABSTRACT
With high corruption rate over the years, Vietnam has been continuously ranked as one
of the countries with less transparency. Besides, together with the businesses’
development in the process of international economic integration, the role of the
businesses has been increasingly considered one of the key factors in the development
of Vietnam’s economy.
The research’s aim is to evaluate the effects of business environment, especially under
the influence of corruption, on financial policies of businesses in some provinces of
Vietnam.
The research has been conducted with data from enterprises’ financial reports and the
corruption data extracted from reports of PCI (VCCI) from 2008 to 2015, and is
processed by Stata 12 software. The research result shows that corruption has affected
Vietnamese enterprises’ financial policies, specifically in terms of cash policy and
leverage. In the rise of corruption, the enterprises have the tendency to reduce the cash
amount in order to avoid bureaucracy as well as unofficial expenses required by the local
authorities. However, with the high predictability of paying bribes, the business are
willing to pay the unofficial expenses, and in this case, they tend to keep more cash. In
addition, in the corruption environment and the predictability of paying kickback, the
enterprises are prone to increase loan to strengthen their investments.
The research result helps motivate relevant bodies and authorities in developing a more
transparent business environment, eases burden of the enterprises in operating when
dealing with tax officers or local authorities, and facilitate them towards a sustainable
business development.
iv
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thu Hiền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực
và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình. Trường đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh khơng liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Cao Sơn Hữu
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................ ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN ..................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1.
Tổng quan ......................................................................................................1
1.2.
Mục tiêu của nghiên cứu ...............................................................................5
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................5
1.4.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
1.5.
Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................5
1.6.
Cấu trúc luận văn ...........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7
2.1.
Lý thuyết về chính sách tiền mặt ...................................................................7
2.1.1
Động cơ chí phí giao dịch .......................................................................7
2.1.2
Động cơ phòng ngừa rủi ro (precautionary motive) ...............................9
2.1.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động đến việc nắm giữ tiền mặt
(Cash holding) ......................................................................................................9
2.2.
Các lý thuyết cơ bản ....................................................................................13
2.2.1
Lý thuyết về tham nhũng (corruption) ..................................................13
2.2.2
Sự tác động của tham nhũng đến chính sách tài chính doanh nghiệp ..14
2.3.
Các nghiên trước đây ...................................................................................15
2.3.1
Nghiên cứu của Jared Smith (2016) .....................................................15
2.3.2
Nghiên của Vinh (2016) .......................................................................17
2.4.
Đề xuất mơ hình nghiên cứu........................................................................19
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................21
3.1.
Dữ liệu cho nghiên cứu................................................................................21
vi
3.1.1
Các dữ liệu tài chính của Doanh nghiệp ...............................................21
3.1.2
Dữ liệu về chỉ số tham nhũng ...............................................................21
3.2.
Mơ hình và cách đo các khái niệm ..............................................................24
3.2.1
Biến phụ thuộc: .....................................................................................25
3.2.2
Biến độc lập ..........................................................................................25
3.2.3
Biến kiểm sốt ......................................................................................25
3.3.
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26
3.3.1
Mơ hình hồi qui đa biến tác động cố định (FEM) ................................28
3.3.2
Mơ hình hồi quy đa biến tác động ngẫu nhiên (REM) .........................28
3.3.3
Lựa chọn mơ hình cho nghiên cứu .......................................................28
3.4.
Quy trình nghiên cứu ...................................................................................29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DIỄN DỊCH KẾT QUẢ ...............................................31
4.1.
Thơng kê mơ tả dữ liệu ................................................................................31
4.2.
Ma trận tương quan giữa các biến ...............................................................37
4.3.
Hồi quy OLS ................................................................................................39
4.4.
Hồi quy bảng theo ước lượng ngẫu nhiên (REM) .......................................40
4.5.
Hồi quy bảng theo ước lượng cố định (FEM) .............................................41
4.6.
Kiểm định OLS và REM bằng Lagrange ....................................................42
4.7.
Phân tích kết quả nghiên cứu .......................................................................44
4.7.1
Sự tác động của Tham nhũng lên chính sách tiền mặt của doanh nghiệp
...............................................................................................................44
4.7.2
Sự tác động của tham nhũng đến đòn cân nợ của doanh nghiệp ..........45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................48
5.1.
Kết luận........................................................................................................48
5.2.
Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................49
5.3.
Hạn chế và hướng phát triển của đề tài .......................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52
PHỤ LỤC ..................................................................................................................56
PHỤ LỤC 1: QUI TRÌNH XÂY DỰNG PCI...........................................................56
Phương pháp xây dựng chỉ số PCI ........................................................................56
PCI hợp thành bởi những chỉ số thành phần nào? .................................................58
Cách tính tốn điểm số PCI tổng hợp có trọng số .................................................62
vii
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................64
QUÁ TRÌNH CƠNG TÁC........................................................................................69
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Bảng khảo sát Tham nhũng của Ngân hàng Thế giới ..............................23
Bảng 4-1: Thống kê mô tả số lượng quan sát theo từng tỉnh thành ..........................31
Bảng 4-2: Bảng Thống kê mô tả các biến đưa vào nghiên cứu ................................32
Bảng 4-3: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các năm (Prevalence)
...................................................................................................................................33
Bảng 4-4: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các tỉnh thành ..........33
Bảng 4-5: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các năm (Predict)
...................................................................................................................................35
Bảng 4-6: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các tỉnh thành ..35
Bảng 4-7: Ma trận tương quan giữa biến Tỷ lệ tiền mặt (cashat) và các biến giải
thích ...........................................................................................................................37
Bảng 4-8: Ma trận tương quan giữa biến Tỷ lệ nợ (levrg) và các biến giải thích .....38
Bảng 4-9: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (OLS) ....................39
Bảng 4-10: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (OLS) ..........39
Bảng 4-11: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (REM) .................40
Bảng 4-12: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (REM) .........41
Bảng 4-13: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (FEM) .................41
Bảng 4-14: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (FEM) .........42
Bảng 4-15: Kết quả hồi qui đối với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt với option robust
...................................................................................................................................43
Bảng 4-16: Kết quả phân tích hồi qui cho biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (cashat)...44
Bảng 4-17: Kết quả phân tích hồi qui cho biến phụ thuộc Đòn cân nợ ....................46
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1: Mơ hình chi phí giao dịch (Transaction cost model) (Opler, 1999) ...........8
Hình 2-2: Kết quả nghiên cứu của Vinh (2016) ........................................................19
Hình 4-1: Kết quả kiểm định Lagrange cho phương trình tỷ lệ tiền mặt (cashat) ....42
Hình 4-2: Kiểm định Lagrange cho phương trình Địn cân nợ (levrg) .....................43
x
DANH MỤC VIẾT TẮT
VCCI
: Phịng thương mại và cơng thương Việt Nam
DNNVV
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CPI
: Chỉ số minh bạch
TI
: Tổ chức minh bạch thế giới
FEM
: Mơ hình ước lượng hồi qui cố định
REM
: Mơ hình ước lượng hồi qui ngẫu nhiên
OLS
: Mơ hình ước lượng hồi qui bình phương cực tiểu
PCI
: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU
1.1. Tổng quan
Việt Nam là một trong số những quốc gia có bước tiến tích cực của sự phát triển kinh
tế qua những năm từ 1986, khi chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
mở thị trường, giao lưu thương mại bên ngoài lãnh thổ. Với tốc độ tăng trưởng trung
bình năm là 7.3% được đánh giá ngang với những quốc gia có tốc độ tăng trưởng
mạnh trong thời gian đó. Chiến lược đổi mới được xem như định hướng hàng đầu để
vực dậy nền kinh tế của Việt Nam, cùng với việc thay đổi củng cố những công cụ hỗ
trợ cho nền kinh tế như ban hành Bộ Luật Doanh nghiệp (2000), thiết lập quan hệ
song phương và lâu dài với Hoa Kỳ với đặc quyền thâm nhập thị trường Mỹ, cũng
như việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Những sự
chuyển biến này mang lại nhiều tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, cụ thể hiện nay
cả nước có đến hơn 450,000 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động trong hầu hết các
lĩnh vực, GDP bình quân đầu người đạt 2,228 USD năm 2015 so với 289 USD năm
1995 (Tuấn, 2016). Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn của thiên tai, hay chịu ảnh
hưởng lớn của tăng giá đầu vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ
cơng, tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam qua các năm, tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp khơng ít các khó khăn, cụ thể như
riêng trong năm 2015 có đến 71,391 doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động tăng
22.4% so với năm 2014, trong đó có 26,349 cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (chiếm 36.9%); 22,889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32.1%);
13,081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9,070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12.7%)
và 2 công ty hợp danh. Theo Sách Trắng DNNVV Việt Nam năm 2014 do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cơng bố, có tới 97.6% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là
các DNNVV. Khu vực này giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất
cứ một địa phương hay quốc gia nào. Khơng phải địa phương nào cũng có điều kiện
hay năng lực thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, hầu hết các nơi đều phải dựa vào
nguồn nội lực, hay chính là các doanh nghiệp bản địa, để duy trì sức sản xuất và vận
2
hành của nền kinh tế. Qua đó, có thể nhận thấy được việc tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển bền vững là cần thiết và quan trọng, chính vì vậy việc nhận ra những
tiêu cực cản trở sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay và sự cần thiết của việc
thay đổi, cải cách trong môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp có sự hỗ trợ tốt
nhất từ chính sách của nhà nước là một vấn đề thiết yếu.
Một số dữ liệu đáng chú về môi trường kinh doanh tại Việt Nam được nêu ra trong
báo cáo PCI2015 về tính minh bạch của địa phương, đặc biệt là các DNNVV gặp
nhiều khó khăn hơn các Doanh nghiệp lớn trên một số lĩnh vực như tiếp cận đất đai,
cạnh tranh bình đẳng và hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, khoảng 75% các DNNVV cho
biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin; 54% doanh nghiệp
siêu nhỏ và nhỏ cho biết “thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là
công việc quan trọng trong kinh doanh”; 65% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cho biết
thường xuyên chi trả chi phí khơng chính thức; 74% DNNVV từng đón tiếp các đoàn
thanh kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực (VCCI, 2016). Trong báo cáo cũng nhấn mạnh
rằng, các DNNVV trong thời gian qua chưa thể phát triển mạnh mẽ được bởi cịn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, cũng như thơng tin về chính sách
và pháp luật, chưa được hưởng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tốt với chi phí phù hợp
và chịu gánh nặng nhiều nhiều về chi phí khơng chính thức.
Theo những nghiên cứu trước đây về tham nhũng cho thấy các doanh nghiệp có nhiều
lợi ích từ mơi trường tham nhũng nếu họ chấp nhận trả một khoản tiền cho cán bộ
chính quyền, chẳng hạn như dễ dàng tiếp cận với các hợp đồng của nhà nước hơn
hoặc đạt được những điều khoản ưu đãi vay tốt hơn (Fisman, 2001; Faccio, Masulis
và cộng sự, 2006; Claessens và cộng sự, 2008; Goldman và cộng sự, 2009; Duchin
và Sosyura, 2012; Tahoun, 2014) và để các doanh nghiệp có được sự ưu đãi từ cán
bộ tham nhũng, các công ty phải gia tăng lượng tiền mặt cũng như giảm tỷ lệ nợ
(leverage) để có thể linh hoạt tốt nhất trong việc tận dụng các khoản hối lộ.
Mặt khác, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng bảo vệ
tài sản, nguồn lực của họ khi hoạt động trong môi trường kinh doanh không minh
bạch và bị đe dọa bởi các nhân viên chính quyền có xu hướng u cầu một khoảng
3
tiền hối lộ (Stulz, 2005; Durnev và Fauver, 2010), và nếu các doanh nghiệp phản ứng
lại tiêu cực bằng cách này, dự đốn rằng lượng tiền mặt trong cơng ty sẽ thấp và tỷ lệ
nợ sẽ gia tăng khi sự tham nhũng gia tăng. Các quyết định trong việc thay đổi lượng
tiền mặt hoặc đòn cân nợ trong doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến chính sách tài
chính của doanh nghiệp.
Hai giả định bên trên cũng được đưa vào nghiên cứu tại Mỹ (Smith, 2016) về mức độ
ảnh hưởng của tham nhũng đến việc quản lý chính sách tài chính của 14,537 cơng ty
tại Mỹ, mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới và chỉ số minh bạch cao (xếp hạng 19)
tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh
nghiệp thơng qua các chính sách tài chính các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, một sự thật khơng thể phủ nhận đó là sự tồn tại của tham nhũng trong
môi trường kinh doanh của Việt Nam, dựa theo số liệu thống kê của Tổ Chức Minh
Bạch Quốc Tế (TI) công bố chỉ số tham nhũng (CPI) xếp hạng 168 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó Việt Nam xếp hạng 112/168. Liên tiếp trong bốn năm từ 2012 –
2015, Việt Nam liên tục duy trì ở mức dưới trung bình, 31/100 điểm, bên cạnh đó,
theo báo cáo TI (2011) của Barometer cho thấy 44% người Việt Nam có thừa nhận
có trả một khoảng hối lộ trong quá trình làm việc của mình, chính điều này sẽ có thể
làm ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách tài chính trong các doanh nghiệp để
có sự phản ứng thích hợp với các yếu tố tham nhũng tại địa phương họ.
Tham nhũng được xem như là một vấn đề của quốc gia trong những năm gần đây,
Đảng và Nhà nước ln đề ra những chính sách cũng như sự đầu tư trong vấn đề đẩy
lùi tiêu cực trong quản lý vận hành, tuy nhiên kết quả còn khá khiêm tốn. Nhiều
nghiên cứu về tham nhũng trước đây, tập trung về những ảnh hưởng của tham nhũng
đến những biến chuyển trong kinh tế như sự tăng trưởng kinh tế, hiệu suất và giá trị
của công ty mà chưa cho thấy được mức độ ảnh hưởng rõ ràng trên quyết định chính
sách tài chính cụ thể của doanh nghiệp. Như nghiên cứu gần đây của Vinh (2016) tại
Việt Nam, đề cập đến vấn đề tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản đầu tư
tư nhân, việc làm và thu nhập bình quân trên từng tỉnh thành, tuy nhiên kết quả nghiên
4
cứu chưa chỉ ra sự ảnh hưởng rõ rệt của tham nhũng trực tiếp đến cấp độ doanh
nghiệp.
Xét đến khía cạnh doanh nghiệp, chính sách tài chính ln được quản lý một cách
cẩn trọng, bao gồm việc xác định các chính sách đầu tư, cách huy động vốn để mua
tài sản và chính sách phân phối lợi tức rịng. Ba yếu tố này được xem như các quyết
định quan trọng có tác động đến việc tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong đó
cách chính sách tài chính liên quan đến việc đầu tư dược xem như là phần quan trọng
nhất, các doanh nghiệp thường sẽ không gia tăng quỹ để đầu tư nếu như khơng có dự
án sinh lời, cũng như việc doanh nghiệp đầu tư mua một tài sản cũng xem xét đến
dòng tiền của tài sản này có thể mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì doanh nghiệp
hiểu rằng, qua thời gian doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản chi phí cho dịng tiền
này và gánh chịu những rủi ro trong liên quan đến hoạt động quản lý dịng tiền của
mình. Khi các doanh nghiệp đối mặt với các quyết định đầu tư họ luôn cân nhắc nên
đầu tư bằng vốn chủ sỡ hữu hay dùng nợ vay, hay thậm chí kết hợp giữa cả hai nguồn
vốn. Bên cạnh đó, chính sách tài chính của doanh nghiệp còn được thể hiện qua các
vấn đề cơ bản của doanh nghiệp như về quản lý tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, kiểm
soát tồn kho, đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn. Có thể nói, các chính sách tài chính của
doanh nghiệp chú trọng vào việc làm thế nào để tối đa hóa giá trị cho các cổ đơng
thơng qua các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn và các chính sách này gắn liền
với các chiến lược kinh doanh của công ty. Và các kế hoạch liên quan đến chính sách
tài chính ln được đưa ra một cách cẩn trọng, việc mất cân đối trong chính sách tài
chính có thể tạo ra những chi phí đáng kể hoặc có thể mất đi những cơ hội đầu tư nếu
như nguồn tài chính khơng cho phép, chính vì vậy có thể nói, chính sách tài chính
đóng một vai trị khơng nhỏ trong các doanh nghiệp.
Qua đó, ta nhận thấy được sự ảnh hưởng của tham nhũng đến doanh nghiệp cụ thể
qua các nghiên cứu của Smith và Vinh, cũng như tầm quan trọng của các chính sách
tài chính trong doanh nghiệp. Do đó, cần thiết để có một đề tài để làm rõ về sự tác
động của tính minh bạch, tham nhũng trong mơi trường kinh doanh đến chính sách
tài chính của các cơng ty Việt Nam, vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của tham nhũng tác
5
động đến chính sách tài chính doanh nghiệp – một nghiên cứu tại thị trường
chứng khốn Hồ Chí Minh” được hình thành trong nghiên cứu để làm rõ về vấn đề
này.
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
Nghiên cứu này tìm hiểu về sự tác động của tham nhũng đến chính sách tài chính của
doanh nghiệp, bao gồm tỉ lệ nắm giữ tiền mặt và địn bẩy tài chính.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán
HOSE từ năm 2013 trờ về trước. Trong đó, dữ liệu được đem vào phân tích trong
nghiên cứu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ năm 2008 đến 2015
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên bộ dữ liệu các doanh
nghiệp niêm yết trên HOSE qua các năm từ 2008 đến 2015.
Dữ liệu được đưa vào phân tích thơng qua các bước: Thơng kê mơ tả mẫu, phân tích
tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định các hệ số. Nhằm xác định sự tác động của
tham nhũng đến hiệu quả doanh nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng, có
hai ước lượng là ước lượng cố định (fixed effects), ước lượng ngẫu nhiên (random
effect), phương pháp bình phương cực tiểu (OLS).
Phần mềm dùng cho phân tích dữ liệu: STATA 12.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu sự tác động của tham nhũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp đóng góp vào việc làm rõ hơn sự tương quan giữa tính minh bạch hay
tham nhũng của môi trường kinh doanh đến chính sách tài chính của doanh nghiệp
tại Việt Nam. Từ đó góp phần vào việc nhận diện các nguy cơ có sự ảnh hưởng đến
sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam
6
1.6. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn bao gồm các phần sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phương pháp nghiên cứu và
nội dung luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan lý luận. Bao gồm các lý thuyết liên quan
đến cấu trúc sở hữu, các lý thuyết liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp, các
nghiên cứu tương tự. Thiết lập mơ hình nghiên cứu và các giả thiết.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Xác định nguồn dữ liệu. Mô hình
và cách đo các khái niệm, biến nghiên cứu. Phương pháp kiểm chứng giả thiết, các
bước kiểm chứng mơ hình.
Chương 4: Phân tích và diễn dịch dữ liệu
Chương 5: Kết luận
7
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về chính sách tiền mặt
Theo như Keynes (1936) định nghĩa về hai lợi ích chính yếu của việc nắm giữ tiền
mặt là động cơ về chi phí giao dịch (transaction cost motive) và động cơ về phịng
ngừa rủi ro (precautionary motive). Trong đó, động cơ về chi phí giao dịch là dựa vào
những lợi ích trong giải quyết các nhu cầu trong ngắn hạn, chẳng hạn như chi phí của
việc phát hành thêm cổ phiếu để hoặc chi phí bán tài sản để gia tăng lượng tiền mặt
cho cơng ty. Động cơ phịng ngừa thì liên quan đến giá trị của việc sử dụng tiền trong
việc đầu tư tài chính trong tương lai hoặc dùng để giải quyết các vấn đề bắt buộc mà
cơng ty có thể gặp phải. Các chi phí liên quan đến những động cơ này bao gồm chi
phí mơ giới, sự thiếu hụt trong đầu tư do thiếu thanh khoản và chi phí cơng ty (Miller
và cộng sự, 1966; Miller, 1977). Các công ty giữ lượng tiền mặt nhiều có thể tránh
được những rủi ro về thiếu hụt đầu tư, tuy nhiên việc nắm giữ lượng tiền mặt nhiều
sẽ có ảnh hưởng xấu đến thuế, chi quá mức và tỷ suất lợi nhuận thấp do tỷ lệ thanh
khoản cao (Opler và cộng sự, 1999; Harford, 1999), bên cạnh đó cũng có nguy cơ bị
chiếm hữu cao.
2.1.1 Động cơ chí phí giao dịch
Lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn được đưa ra bởi Miller (1977), giải thích vì sao
các doanh nghiệp thưởng sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu trong chính sách tài chính,
trong mơ hình này giá trị của công ty là sự tối ưu giữa việc cân bằng chi phí và lợi
ích tương ứng với chính sách nợ và vốn chủ sở hữu. Để đạt được mức tối ưu của cấu
trúc vốn khi công ty đạt mức tối ưu về giá trị thị trường, công ty phải có chính sách
địn cân nợ để có được mức cân bằng giữa chi phí cổ tức và các chi phí khác như
khủng khoảng về tài chính hoặc phá sản. Tài sản thanh khoản (liquid assets) có thể
làm giảm rủi ro của việc khủng hoảng về tài chính của cơng ty, tuy nhiên nó có đi
kèm với một khoản chi phí nhất định (Keynes, 1936).Tối ưu về lượng tiền mặt nắm
giữ là một mơ hình mở rộng của lý thuyết đánh đổi, gọi là mơ hình chi phí giao dịch
(transaction cost model). Trong hình 1 bên dưới, cho thấy được lợi ích biên và chi phí
của việc nắm giữ tiền mặt, trong trường hợp tối ưu thì lợi ích biên phải ngang với chi
8
phí biên của việc nắm giữ tiền mặt và những nhà quản lý sẽ phải thực hiện đánh giá
giá trị của tài sản thanh khoảng (liquid assets) để có thể giảm bớt những tài sản này
(Opler, T. Pinkowitz, L. Stulz, R. và Williamson, R., 1999).
Hình 2-1: Mơ hình chi phí giao dịch (Transaction cost model) (Opler, 1999)
Theo như nghiên cứu của Opler (1999) của 1048 công ty tại Mỹ với dữ liệu từ năm
1971 đến 1994, đã cho thấy chính sách nắm giữ tiền mặt của công ty tùy thuộc vào
cơ hội phát triển, quy mô công ty, chi cổ tức và chi phí đầu tư. Kết quả cho thấy rằng
cơng ty lớn thì thường có tài sản thanh khoản thấp hơn, điều này có thể được lý giải
khi họ có cơ hội tiếp cận thị trường vốn tốt hơn và ít phụ thuộc vào tài sản thanh
khoản của cơng ty. Bên cạnh đó, Gill (2012) đã kiểm chứng các yếu tố tác động đến
vốn lưu động ròng, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất tại Canada như tỷ
số giá trị trường trên giá sổ sách, vốn lưu động rịng, địn cân nợ, quy mơ công ty, số
lượng thành viên hội đồng quản trị, CEO. Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý được
chứng minh có sự tác động mạnh đến lượng tiền mặt công ty nắm giữ (Ferreira và
cộng sự, 2004)
9
2.1.2 Động cơ phòng ngừa rủi ro (precautionary motive)
Sự bất cân xứng thơng tin giữa những bên có liên quan (stakeholders) có thể tạo ra
những chi phí cho cơng ty và điều này lý giải cho việc nắm giữ tiền mặt quá nhiều
thay vì một khoản tiền mà tối đa hóa giá trị cổ đơng (Kim, Mauer, Sherman, 1998).
Những cơng ty không nắm giữ tài sản thanh khoản và đã từng trải qua việc thiếu hụt
dịng tiền có thể tránh đầu tư những dự án có NPV dương, và những cơng ty này có
xu hướng giữ lượng tiền mặt nhiều đề ngăn chặn chi phí của khủng hoảng tài chính
có thể xảy ra (Opler và cộng sự 1994). Bên cạnh đó, sự bất cân xứng thơng tin làm
cho các cơng ty tn theo chính sách ngân quỹ an tồn khi họ xác định các chính sách
tài chính (Myers và cộng sự, 1984). Theo lý thuyết này, các công ty thường ưu tiên
các nguồn ngân sách theo trình tự từ nội bộ đến bên ngoài, từ nợ đến vốn chủ sỡ hữu
và đây được xem là cách tối ưu về chí phí tài chính nhất.
Qua hai lý thuyết liên quan đến lợi ích chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt của công
ty, ta nhận thấy rằng công ty quản lý rủi ro bằng nguồn vốn lớn, tính thanh khoản cao
và linh hoạt. Đối với các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, nhu cầu đầu tư cao thì
việc tiếp cận đến nguồn vốn là rất quan trọng, hay nói cách khác, các quyết định của
doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến lượng tiền mặt mà Doanh nghiệp nắm giữ.
Chính vì vậy, sự nghiên cứu về sự tác động của môi trường kinh doanh, cụ thể là sự
ảnh hưởng của tham nhũng đến chính sách tiền mặt của Doanh nghiệp là cần thiết.
2.1.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động đến việc nắm giữ tiền mặt (Cash
holding)
Có nhiều các lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố có tác động
đến việc nắm giữ tiền mặt, cụ thể như mơ hình cân bằng tĩnh (Static tradeoff model)
được xem như mơ hình chính để xác định việc năm giữ tiền mặt (Opler và cộng sự,
1999). Các biến bên dưới thể hiện sự ảnh hưởng đến việc lượng tiền mặt được nắm
giữ trong các doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ (debt rating)
10
Những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ được cho rằng có thể tiếp xúc tốt hơn với thị trường
vốn (Opler và cộng sự, 1999), vì vậy những doanh nghiệp này được kỳ vọng giữ
lượng tiền mặt ít
Vốn lưu động rịng (Net Working Capital)
Shleifer và Vishny (1992) cho thấy rằng các cơng ty phải đối mặt với chi phí giao
dịch đáng kể khi buộc phải bán tài sản của công ty. Do đó, tài sản hiện hữu của các
cơng ty thường là có lượng tiền mặt cao hơn (Opler và cộng sự, 1999). Mặt khác, các
cơng ty có tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt thì có thể huy động vốn với
chi phí thấp hơn. Những tài sản này được xem như thay thế các khoản tiền mặt. Vốn
lưu động ròng được xem là một đại diện cho các khoản thay thế tiền mặt (Opler và
cộng sự, 1999; Ferreira và Vilela, 2004; Bates và cộng sự, 2009). Cụ thể, Bates và
cộng sự (2009) nhận thấy rằng vốn lưu động rịng giải thích phần lớn sự thay đổi về
số tiền nắm giữ trong mẫu nghiên cứu của họ.
Chia cổ tức (Devidends)
Như đề cập bên trên, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với
chi phí thấp để tăng quỹ tiền, theo như vậy, các công ty có thể gia tăng quỹ bằng cách
chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả (Opler và cộng sự, 1999; Bates và cộng sự,
2009)
Các cơ hội đầu tư (Investment opportunities)
Khi các Doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt thì có thể dẫn đến việc từ bỏ các dự án có
NPV tốt. Chính vì chi phí cơ hội của việc đánh mất cơ hội đầu tư cho một dự án tiềm
năng cao, do đó các Doanh nghiệp thường có xu hướng gia tăng lượng tiền mặt nắm
giữ (Dittmar, 2003)
Quy mô Doanh nghiệp (Size)
Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng quy mơ của doanh nghiệp
có vai trị quan trọng trong việc quyết định lượng tiền mặt nắm giữ tại doanh nghiệp.
Theo như nghiên cứu của Frazer (1994) và Volgel, Maddala (1967) cho thấy những
11
cơng ty lớn thường có tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp. Chính vì các chi phí cố
định đáng kể của việc liên quan đến việc phát hành cổ phiếu ra bên ngồi, vì vậy làm
ngăn cản cho doanh nghiệp có thể gia tăng quỹ tiền mặt từ nguồn bên ngồi. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy về sự tương quan giữa quy mô
doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt (Mulligan, 1997)
Sự biến động của dịng tiền (Cash flow volatility)
Khi một cơng ty khơng đảm bảo về dịng tiền sẽ phát sinh thì khả năng thiếu thanh
khoản sẽ cao hơn. Khi doanh nghiệp đối mặt với vấn đề khủng hoảng về dòng tiền,
doanh nghiệp đó có thể sẽ mất đi những cơ hội đầu tư tốt hoặc khơng thể duy trì được
hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Khủng hoảng về dòng tiền thì xảy ra ở khắp nơi
trên thế giới nhất là những doanh nghiệp có dịng tiền khơng ổn định. Như vậy, các
doanh nghiệp với sự biến động cao về dòng tiền, thường sẽ có lượng tiền mặt cao hơn
(Opler và cộng sự, 1999; Bates và cộng sự, 2009)
Chi phí đầu tư tài sản cố định (Capital Expenditures)
Chi phí đầu tư tài sản cố định có thể tương quan nghịch hoặc thuận với lượng tiền
mặt của doanh nghiệp. Nếu việc sử dụng vốn đáp ứng được nhu cầu về đầu tư tài sản,
tiền mặt nắm giữ sẽ tương quan thuận với chi phí đầu tư tài sản cố định, mặt khác nếu
chi phí đầu tư tài sản cố định vào các tài sản có thể thế chấp được, gia tăng khả năng
vay nợ của Doanh nghiệp, thì nhu cầu tiền mặt có xu thế giảm (Dittmar, 2003 và
Bates và cộng sự, 2009)
Dòng tiền (cash flow)
Kim, Mauer, Sherman (1998) đã nghiên cứu cho thấy rằng có sự tương quan nghịch
giữa dịng tiền và lượng tiền mặt mà công ty nắm giữ. Họ nhận định rằng dòng tiền
hoạt động kinh doanh và đặc biệt là dịng tiền tự do giúp doanh nghiệp có sự chủ động
trong khả năng thanh khoản để đáp ứng chi phí hoạt động và các khoản nợ đến hạn.
Mặt khác, Bates và cộng sự (2009) cho rằng các doanh nghiệp có dịng tiền để tích
lũy nhiều tiền mặt hơn.
12
Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market to book)
Tỷ lệ này được xem như đại diện về sự bất cân xứng thông tin. Trong trường hợp này,
các cơ hội đầu tư, cơ hội tăng trưởng là vô hình về mặt bản chất, vì vậy rất khó để
đánh giá so với các tài sản cố định. Thông thường ban quản lý doanh nghiệp sẽ có
nhiều thơng tin hơn những nhà đầu tư về những cơ hội đầu tư. Theo lẽ đó, các nhà
đầu tư có xu hướng giảm dẫn đển việc định giá thấp cổ phiểu của công ty, tạo ra
những khó khăn cho doanh nghiệp để thu thập được nguồn vốn bên ngồi. Do đó, để
giảm đi việc Doanh nghiệp mất đi những cơ hội đầu tư sinh lợi, những Doanh nghiệp
có tỷ lệ giá thị trường, trên sổ sách cao thường giữ lượng tiền mặt chiều hơn (Dittmar,
2003; Bates và ctg, 2009).
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có tỷ lệ này cao được dự đốn sẽ có chi phí tổn
thất về tài chính lớn hơn, vì giá trị của những cơ hội tăng trưởng không thành công
đối với việc phá sản (Ferreira và cộng sự, 2004). Để tránh phá sản, doanh nghiệp có
chỉ số này cao thường giữ lượng tiền mặt nhiều hơn
Đòn cân nợ (Leverage)
Những cơng ty có tỷ lệ nợ cao thường sẽ khó thu hút được nguồn vốn bên ngồi. Vì
vậy theo lý thuyết phòng ngừa rủi ro (precautionary point of view), những công ty
này thường giữ lượng tiền mặt nhiều hơn. Việc nắm giữ tiền mặt nhiều, giúp cho công
ty tránh các rủi ro cao hơn mà có thể doanh nghiệp phải đổi mặt. Theo như Opler và
cộng sự (1994) đã chứng minh rằng nhưng cơng ty có địn bẩy nợ cao thường mất
những thị trường trọng điểm vào những công ty khác, bên cạnh đó, cịn chịu nhiều
những tổn thất về chi phí tài chính. Do đó, những cơng ty có tỷ lệ nợ cao thường giữ
nhiều tiền mặt hơn. Bên cạnh đó, tiền mặt có thể giúp Doanh nghiệp giải quyết những
khó khăn khi nợ đạt ngưỡng, giảm bớt gánh nặng về chi phí tài chính khi cần (Bates
và cộng sự, 2009). Cụ thể, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng có mối tương quan
nghịch giữ tiền mặt và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (Opler và cộng sự, 1999; Bates và
cộng sự, 2009)
Quy mô của doanh nghiệp (Size)