Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã an sinh, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------------

HỒNG BÁ NAM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ AN SINH, HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI – 2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ khoa học với đề tài “ Giải pháp phát triển mô hình du
lịch cộng đồng tại xã An Sinh, huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh” là cơng
trình do chính bản thân tơi độc lập nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về mội dung và tính trung thực của Đề tài
nghiên cứu này.

Học viên



Hoàng Bá Nam

Học viên: Hồng Bá Nam

1

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cán
bộ Viện Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảng dạy và
giúp đỡ trong quá trình tác giả học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt
nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các đồng nghiệp; của Đảng uỷ, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dânvà toàn thể nhân dân xã An Sinh, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn
Thanh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả học
tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin trân trọn cảm ơn!
Học viên

Hoàng Bá Nam


Học viên: Hồng Bá Nam

2

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ ........................................................ 8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... 9
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 10
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG ................................................................................................................. 15
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng .............................................................. 15
1.1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng ................................................................ 15
1.1. 2. Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng [ 15,19] ....................................... 16
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững ............................................... 29
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững .................................................................. 29
1.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững ............................... 30
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới .............................. 31
1.3.1. Vườn quốc gia Galapagos (Equador) ........................................................ 31
1.3.2. Khu bảo tồn Annapurna (Nêpan) .............................................................. 32

1.3.3. Vườn quốc gia Langtang (Nêpan)............................................................. 33
1.4. Các hình thức du lịch cộng đồng ở Việt Nam.............................................. 34
1.5. Một số nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển du lịch cộng đồng ở Việt
Nam ..................................................................................................................... 36
1.6. Những thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ............. 38
1.7. Tóm lược chương 1 và nhiệm vụ chương 2 ................................................. 40
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NINH .............................................. 41
2.1 Tổng quan về vùng ven biển Quảng Ninh .................................................... 41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên [39,16] [28,125] .......................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội (39,89) ................................................................ 44
Học viên: Hồng Bá Nam

3

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

2.1.3. Hiện trạng về môi trường .......................................................................... 49
2.1.4. Đặc điểm thủy văn, hải văn [ 28, 122 ] .................................................... 54
2.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng Quảng Ninh .................................................. 55
2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên [ 38, 16 ]........................................................ 55
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn trong vùng .................................................. 55
2.3. Hiện trạng về du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh ................................. 56
2.3.1. Tổng quan chung về du lịch Quảng Ninh ................................................. 56
2.3.2. Hiện trạng về du lịch cộng đồng vùng ven biển Quảng Ninh [ 39, 45] .... 58

2.3.4. Hiện trạng du lịch cộng đồng (nghiên cứu mơ hình du lịch cộng đồng tại
xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) ............................................. 68
2.3.5. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch cộng đồng biển vùng
ven biển Quảng Ninh (39,65) .............................................................................. 72
2.4. Tóm tắt chương 2 và nhiệm vụ chương 3. ................................................... 73
3.2. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng .................................................... 75
3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch cộng đồng ở Quảng Ninh (38,9) ................ 75
3.2.2 Cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch cộng đồng. ......................... 76
3.2.3 Phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế và cả nước có
tốc độ tăng truởng cao và phát triển bền vững (35,12) ....................................... 77
3.2.4 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Quảng Ninh (39,45)................... 78
3.3. Những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh ................... 79
3.3.1.Giải pháp 1: Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển
tỉnh Quảng Ninh, trọng tâm tại xã An Sinh, huyện Đông Triều và khu vực vùng
đệm Vịnh Hạ Long .............................................................................................. 80
3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát
triển du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh .............................................................. 94
3.4. Tóm tắt nội dung chương 3 ........................................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 102
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 108
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 112
Học viên: Hồng Bá Nam

4

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD


Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ
Hình vẽ 1. Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch
cộng đồng vùng ven biển Quảng Ninh ................................................................ 83
Hình vẽ 3. Mơ hình tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh ....... 85
Hình vẽ 3.3. Các cơng việc thực hiện của giải pháp phát triển du lịch .............. 90
Hình vẽ 3.4. Các công việc thực hiện của giải pháp xây dựng các điểm, tour diu
lịch và dịch vụ hỗ trợ cho PT du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh ...................... 98

Học viên: Hồng Bá Nam

5

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP vùng ven biển Bắc Bộ theo địa phương .... 48
Bảng 2.2. Thống kê lượng khách du lịch và thu nhập du lịch ............................ 58
Bảng 2.3. Thống kê số lượng cơ sở kinh doan khu du lịch Đông Triều, Hạ Long
............................................................................................................................. 60
Bảng 2.4. Số liệu thống kê vốn đầu tư dịch vụ du lịch tại khu du lịch Hạ Long,
Đông Triều thời kỳ 2008-2010............................................................................ 62
Bảng 2.5. Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch từ nguồn vốn địa phương .................. 62
Bảng 2.6. Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn xã An Sinh, huyện Đông

Triều, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến 2010 .................................................. 65
Bảng 2.7. Hiện trạng về khách du lịch cộng đồng tại xã An Sinh ...................... 69
Bảng 2.8. Thu nhập du lịch dựa vào cộng đồng tại An Sinh .............................. 69
Bảng 3.7. Tóm tắt dự tính đầu tư các hạng mục nhằm phát triển du lịch cộng
đồng tại vùng ven biển QN ( Số liệu cho xã An Sinh ) giai đoạn 2010-2015: ... 92

Học viên: Hồng Bá Nam

6

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải nghĩa

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ATM

Cây rút tiền mặt bằng thẻ


CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DL-DV

Du lịch - Dịch vụ

DV VÀ QL

Dịch vụ và quản lý

EVN

Điện lực Việt nam

KC HT

Kết cấu hạ tầng

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

SP DL


Sản phẩm du lịch

DL - TM

Du lịch - Thương mại

TNDL

Tài nguyên du lịch

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VNPT

Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TW

Trung ương


CD

Đĩa compac lưu dữ liệu

CP

Chính phủ

QN

Quảng Ninh

CNH,HĐH

Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố

VHTT&DL

Văn hố thể thao và du lịch

Học viên: Hồng Bá Nam

7

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Hình vẽ 3.1. Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh
Hình vẽ 3.2. Mơ hình tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng Quảng Ninh
Hình vẽ 3.3. Các công việc thực hiện của giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng tại Quảng Ninh
Hình vẽ 3.4 Các cơng việc thực hiện giải pháp xây dựng các điểm, tour du
lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng tại An Sinh, Đơng Triều,
Quảng Ninh.

Học viên: Hồng Bá Nam

8

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Tốc độ tăng trưởng GDP vùng ven biển Bắc bộ theo địa phương

Bảng 2.2

Thống kê lượng khách du lịch và thu nhập du lịch


Bảng 2.3

Thống kê số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tại Đông Triều
Số liệu thống kê vốn đầu tư du lịch tại khu du lịch An Sinh và Hạ

Bảng 2.4

Long thời kỳ 2008 - 2011

Bảng 2.5

Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch từ nguồn vốn địa phương
Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Đông Triều năm

Bảng 2.6

2007 đến 2011

Bảng 2.7

Hiện trạng về khách du lịch cộng đồng tại xã An Sinh

Bảng 2.8

Thu nhập du lịch dựa vào cộng đồng tại xã An Sinh

Bảng 3.1

Chỉ tiêu doanh thu du lịch 2012 - 2015


Bảng 3.2

Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong ngành du lịch 2012 - 2015

Bảng 3.3

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phương án 1

Bảng 3.4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch An Sinh

Bảng 3.5

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Bảng 3.6

Dự tính đầu tư du lịch huyện Đơng Triều giai đoạn 2010 - 2015
Tóm tắt dự tính đầu tư các hạng mục nhằm phát triển du lịch cộng

Bảng 3.7

đồng tại Quảng Ninh (số liệu cho xã An Sinh) 2010 - 2015

Học viên: Hồng Bá Nam

9


Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài:
Trong thập niên gần đây kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển và đã trở
thành lĩnh vực hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch được xem là
một nghành dịch vụ quan trọng mang tính đột phá và đem lại hiệu quả cao đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần mở rộng giao lưu trong và ngồi
nước, thắt chặt tình hữu nghị kiến tạo hịa bình giữa các nước trên thế giới.
Khơng chỉ làm tăng trường kinh tế mà nó cịn kích thích sản xuất, tạo thêm
nhiều cơng ăn việc làm, thúc đẩy phát triển văn hóa, nâng cao dân trí, khơi dậy
truyền thống yêu nước, giúp con người gắn bó và có trách nhiệm cao hơn với
thiên nhiên.
Đối với Việt Nam, đất nước nhiều tiềm năng du lịch, có mơi trường đầu tư
thuận lợi, cơ chế chính sách, an ninh chính trị đảm bảo để trở thành một quốc
gia phát triền về du lịch. Với cảnh quan và hệ sinh thái điển hình của khu vực
nhiệt đới ẩm, bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, với nền văn
hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em. Đặc biệt nước ta được thiên nhiên ưu đãi
với chiếu dài 3.200km bờ biển và một vùng lãnh hải giàu tiềm năng, như Nghị
quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “ Về chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020” phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển thì loại
hình du lịch cộng đồng được chú ý hàng đầu và thu hút được sự quan tâm của
nhiều nghành cơ quan, ban ngành, cùng nhiều đối tượng tham gia.
Vùng ven biển Quảng Ninh bao gồm các huyện, thị xã, thành phố như:
huyện Đơng Triều, thành phố ng Bí, Hạ Long tiếp giáp với Vịnh Hạ Long ở

phía Đơng Nam, diện tích khoảng 3000 km2 ; phía Bắc giáp Trung Quốc Bờ biển
kéo dài 250 km từ Đông Triều đến Móng Cái. Là khu vực rất phong phú về các
kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các điểm di tích lịch sử Đền Sinh
(thờ các vị vua Trần), Non thiêng Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, các bãi cát ngập
triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Ngoài ra, các bãi bồi ngập triều cũng là một
sinh cảnh quan trọng, là nơi kiếm ăn của các loài chim ven bờ, trong số đó có
Học viên: Hồng Bá Nam

10

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

một số loài được đưa vào sách đỏ bị de dọa tồn cầu như: Mịng bể mỏ ngắn, cị
mỏ thìa… Đây cịn là nơi trú ngụ của một số loài chim khác với số lượng lớn.
Rừng ngập măn ở vùng ven biển Quảng Ninh có thực vật ưu thế thuộc loài
Trang, Bần Chua, Vẹt Dù và Sú. Vùng ven biển Quảng Ninh cũng là nơi có
nhiều địa danh lịch sử và giàu truyền thống văn hóa với trên 500 điểm di tích
lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, 30 làng nghề truyền thống, có trữ lượng than
lớn nhất cả nước đặc biệt Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và năm 2011 được tổ chức
NewopenWolr vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế
giới…
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển hiện nay du lịch Quảng Ninh, còn
đang tồn tại một số vấn đề sau :
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tài nguyên và môi trường tự

nhiên ở vùng ven biển Quảng Ninh đã và đang bị suy thối, ơ nhiễm mơi trường
sinh thái do tình trạng khai thác tài nguyên quá mức, tạo ra các sức ép đối với tài
nguyên môi trường.
Cộng đồng dân cư ở vùng ven biển Quảng Ninh sống chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và khai thác các nguồn lợi sẵn có về thủy sản và các giá trị sinh thái
ven biển. Việc khai quá mức tự nhiên này đã dẫn đến hủy hoại sự đa dạng của
các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ở khu vực Vịnh
Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Biến diện tích đất canh tác nông nghiệp thành các
ao nuôi trồng thủy sản ồ ạt cũng là một cách tàn phá tài nguyên đất đai, làm mặn
hóa các cánh đồng và được thau chua rửa mặn.
Nội dung chương trình chưa thật phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn
điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao.
Nguồn lực phát triển, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cịn nhiều
hạn chế trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.
Các nghành dịch vụ hỗ trợ du lịch còn yếu, đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch
còn yếu cả về số lượng và chất lượng.
Học viên: Hồng Bá Nam

11

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

Vì thế phát triên du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch cộng đồng nhất là
vùng An Sinh, Đơng Triều chính là phương thức tiếp cận phù hợp với mục tiêu
trên.

Là một người được lập nghiệp trên mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch và
mong muốn của cá nhân được đóng góp phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển
vùng quê; Với lý do đó tơi đã chọn Đề tài “Giải pháp phát triển mơ hình du
lịch cộng đồng tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” làm
luận văn tốt nghiệp cao học và góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình
du lịch cộng đồng tại vùng ven biển Quảng Ninh.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu trọng tâm là vùng An Sinh, Đông Triều và
khu vực lân cận.
2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các vấn đề tài nguyên du lịch, môi trường trong hoạt động kinh doanh du
lịch và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của vùng trên quan
điểm tổng hợp và từ đó đưa ra các khuyến nghị về khơng gian sử dụng hợp lý
cho phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng tại
vùng An Sinh, Đơng Triều từ đó đề xuất mơ hình quản lý, tổ chức mơ hình du
lịch cộng đồng cho vùng ven biển Quảng Ninh.
2.3 Cơ sở dữ liệu sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã cơng bố ( số liệu khí
hậu, thủy văn; số liệu về kinh tế, xã hội; hiện trạng sử dụng đất…).
Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài.
Các tài liệu, số liệu về hiện trạng du lịch cộng đồng xã An Sinh do trung
tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), tiềm năng phát triển
mơ hình du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh do Tổng cục Du lịch nghiên cứu, số
Học viên: Hoàng Bá Nam

12

Khóa 2010-2012



Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

liệu về hiện trạng phát triển du lịch vùng ven biển của Sở Văn Hóa thể thao du
lịch Quảng Ninh cung cấp.
Tài liệu nghiên cứu khải sát thực địa.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển nghành du lịch
Quảng Ninh với trọng điểm là loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên do đặc
trưng của nghành du lịch là liên quan tới nhiều ngành khác nên các giải pháp
triển du lịch cộng đồng nêu ra chỉ là cơ sở nền tảng cho phát triển hợp lý du lịch
Quảng Ninh đến năm 2015 và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Tổng hợp một cách khoa học cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng để phục
vụ tốt cho thực hiện luận văn.
Phân tích và đánh giá thực trạng của vấn đề du lịch cộng đồng tại tỉnh
Quảng Ninh để phát triển những mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu kém
của du lịch cộng đồng Quảng Ninh để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển
du lịch cộng đồng kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch biển, du
lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng để tạo ra sản phẩm độc đáo của ngành du lịch
Quảng Ninh theo hướng bền vững.
Dựa vào nền tảng cơ sở lý thuyết ở chương 1 và đánh giá phân tích ở
chương 2 luận văn xây dựng các giải pháp xây dựng các giải pháp nhằm thực
hiện mục tiêu của đề tài đặt ra cho du lịch cộng đồng ở Quảng Ninh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu :
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu

sau
Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là một phương pháp truyền thống
trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng xuyên xuốt trong
quá trình giải quyết các nội dụng nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu nhập những số liệu, thông tin thực tế
về nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách. Số liệu, thơng tin
Học viên: Hồng Bá Nam

13

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

thu nhập được sẽ giúp hình thành bức tranh thực tế của vấn đề nghiên cứu mang
tính thực tế, có khả năng thực thi.
Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp khơng thể thiếu trong q
trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của
các hiện tượng và q trình, đối chiếu với quá trình phát triển du lịch. Phương
pháp toán thống kê được vận dung nghiên cứu trong luận này để xác định hiện
trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển nghành cơ bản. Về mặt
nghiên cứu các vấn đề cộng đồng, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin
để xây dựng mô hình phù hợp cho nhiệm vụ đã đặt ra.
Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong q trình
nghiên cứu có liên quan đến tổ chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu
theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và
điều kiện có liên quan.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Cơng tác thực địa có mục đích cơ
bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ
thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây
dựng các yếu tố hợp phần của mơ hình tổ chức quản lý du lịch dựa và cộng đồng
vùng ven biển Quảng Ninh.
5. Các giải pháp đƣợc nghiên cứu trong đề tài
Giải pháp 1: Phát triển du lịch cộng đồng tại An Sinh, Đông Triều và vùng
phụ cận.
Giải pháp 2: Xây dựng các diểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát
triển du lịch cộng đồng tại Quảng Ninh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch cộng đồng
Chƣơng 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế xã hội
xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển mơ hình du lịch cộng đồng tại xã An
Sinh, huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Học viên: Hồng Bá Nam

14

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
1.1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng
Du lịch sinh thái ngày nay đang là mối quan tâm , thu hút sự chú ý của
nhiều người, nhiều nghành, nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Du
lịch cộng đồng được bắt nguồn từ những cuộc dạo chơi ngồi trời với mục đích
thu giãn và mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Những người đến các khu
tự nhiên hoang dã hay các khu bảo tồn; những người đi leo núi, đi bộ xuyên
rừng hay đi thuyền trên những suối; những người đi cắm trại ngủ trong những
lều bạt hay trong nhà dài của người dân địa phương; những nguời chụp ảnh địa
phương; những người dân địa phương; những người chụp ảnh tự nhiên, quan sát
chim thú việc thực hiện những hoạt động như vậy gắn với cộng đồng dân cư tại
địa phương… có thể được coi là những khách du lịch cộng đồng đầu tiên.
Tuy nhiên, du lịch cộng đồng không đơn thuần là sự yêu mến, mong được
gần gũi và khám phá thiên nhiên, hồ mình với cộng đồng địa phương đó mới
chỉ là một phần biểu hiện và mang màu sắc của du lịch cộng đồng. Vậy du lịch
cộng đồng là gì? Cho đến nay, khái niệm về du lịch cộng đồng vẫn cịn được
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Định nghĩa du lịch cộng đồng của Nephan: “Du lịch cộng đồng là hình thức
du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài
nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên
nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các
nguồn lực mà ngành du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ
các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”[15,9].
Trong “Luật du lịch 2005” của Việt Nam cho rằng: “ du lịch cộng đồng là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [1,11]

Học viên: Hồng Bá Nam


15

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

Qua một số định nghĩa như đã nêu có thể thấy: Du lịch cộng đồng trước hết
tạo nên sự thỏa mãn khao khát được gần gũi, khám phá thiên nhiên của con
người và được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác ( tham quan,
du lịch xanh, du lịch dựa vào thiên nhiên…) ở mức độ giáo dục cao đối với môi
trường và sinh thái. Hơn thế nữa, du lịch cộng đồng thái rất coi trọng yếu tố bảo
tồn tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa bản địa, có đóng góp và mang lại lợi
ích cho cộng đồng địa phương.
Mặc dù cịn rất nhiều tranh luận về khái niệm du lịch cộng động nhưng đa
số các ý kiến đều cho rằng: du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên kết hợp với bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư, hỗ trợ cho các hoạt
động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được
hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao
hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khơng gây ra
những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Nói cách khác, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch có trách nhiệm,
khơng làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến
môi trường và góp phân nâng cao nhận thức, duy trì và phát triển cuộc sống của
cộng đồng dân cư địa phương. Theo đó, trách nhiệm này khơng chỉ của những
nhà quản lý, những nhà kinh tế mà của cả những người đi du lịch, những người
sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch.
Hiệp hội du lịch sinh thái đã tổng hợp lại các ý kiến và rút ra định nghĩa

như sau: “ Du lịch cộng đồng là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên,
là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. [13,8]
1.1. 2. Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng [ 15,19]
Du lịch cộng đồng được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới
phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, đan
xen và thỏa hiệp của 03 hệ thống tương tác là: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn
hóa- xã hội. Như vậy, phát triển bền vững khơng cho phép con người vì sự ưu
tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự ảnh hưởng, suy thối và tàn phá đối với
Học viên: Hồng Bá Nam

16

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

hệ khác. Điều này càng đúng trong bối cảnh phát triển của đất nước ta cũng như
ở Quảng Ninh; trong thời gian qua việc phát triển quá nhanh đã dẫn đến tốc độ
tăng trưởng cao (GDP tăng từ 12-13%/năm) và yếu tố bền vững đã không được
coi trọng. Quảng Ninh đang chủ trương tái cấu trúc kinh tế đổi từ tăng trưởng
“nóng” sang “xanh”, từ “nâu” sang “xanh” và từ phát triển chưa bền vững sang
phát triển bền vững.
- Du lịch cộng đồng có hoạt dộng giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao
hiểu biết về môi trƣờng, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
của du khách
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng, tạo ra sự
khác biệt với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khách. Du khách có điều

kiện nâng cao hiểu biết về giá trị của môi trường tự nhiên, những đặc điểm về
sinh thái của khu vực cũng như các giá trị văn hóa bản địa. Đồng thời, du khách
cũng có thể thơng qua hoạt động đó để biết rõ về những hành vi nào được phép
và không được phép, nên và không nên trong địa bàn du lịch. Từ đó làm thay
đổi thái độ, hành vi ứng xử của du khách với những nỗ lực tích cực hơn cho hoạt
động bảo tồn.
- Bảo vệ môi trƣờng và duy trì hệ sinh thái
Cùng với nguyên tắc thứ nhất thì đây cũng là một nguyên tắc hết sức quan
trọng và cơ bản vì bảo vệ mơi trường và duy trì hệ sinh thái là mục tiêu hoạt
động, điều kiện sống còn của du lịch sinh thái. Sự xuống cấp của mơi trường, sự
suy thối của các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự xuống cấp, giảm chất lượng của
du lịch cộng đồng.
Với nguyên tắc này, mọi hoạt động du lịch – đặc biệt là các hoạt động du
lịch cộng đồng ở khu vực hạn chế sẽ phải được quản lý chặt chẽ nhằm giảm
thiều tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch
cộng đồng sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ mơi trường và duy
trì sự phát triển các hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Học viên: Hồng Bá Nam

17

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

Đây được xem là một những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du

lịch cộng đồng, bởi vì các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không
thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự
xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, phương thức sản xuất, sinh hoạt văn hóa truyền
thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân
bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái
đó. Hậu quả của q trình này sẽ tác động trực tiếp đến du lịch cộng đồng
(người dân có phản ứng với du khách, khơng ủng hộ các nỗ lực bảo tồn, bị ảnh
hưởng những luồng văn hóa mới…)
Do đó, việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa
phương có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với du lịch cộng đồng mà
còn mang ý nghĩa quốc gia, dân tộc. Nếu vì lợi nhuận trước mắt chúng ta làm
mai một đi bản sắc văn hố bản địa thì chính chúng ta đã đánh mất một phần giá
trị, sản du lịch đặc sắc của mình; vấn đề này càng đúng khi đất nước ta đang đẩy
mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch cộng đồng.
Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này
và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các cơng ty điều
hành du lịch thì ngược lại, du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận
từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng
đồng địa phương. Các phúc lợi xã hội từ du lịch cộng đồng có ý nghĩa hỗ trợ
cộng đồng, để người dân
- Việc đảm bảo tính giáo dục trong du lịch cộng đồng: nhằm đảm bảo
đáp ứng mong muốn nâng cao nhận thức của du khách về giá trị mơi trường của
nơi đón khách, góp phần hỗ trợ cho cơng tác bảo tồn. Vì vậy, hệ thống thơng tin,
các phương tiện, dịch vụ mang tính giáo dục trong du lịch cộng đồng cần được
quan tâm đúng mức và phù hợp về thời gian, nội dung và hình thức.
Về thời gian:
Học viên: Hồng Bá Nam


18

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

+ Đảm bảo cung cấp các thông tin cho du khách một cách kịp thời, trực
quan trong quá trình diễn ra các hoạt động tham quan. Những thơng tin này có
thể được cung cấp tới du khách thông qua các hướng dẫn viên, qua hệ thống
biển báo, bảng chỉ dẫn, thuyết minh môi trường, hay các phương tiện dành cho
du khách ( như các thùng rác) được đặt đúng nơi cần thiết, khu vực được thiết kế
phù hợp và tiện lợi…
+ Việc cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch cộng đồng cần
được coi trọng từ khâu quảng bá, tiếp thị cũng như trước và trong khi diễn ra các
hoạt động tham quan.
+ Thông tin được cung cấp cho du khách trước khi du khách lựa chọn điểm
tham quan thông qua các tài liệu hướng dẫn du lịch, các phương tiện truyền
thông thông tin.
+ Thông tin cung cấp khi du khách đến khu vực tham quan và trước khi lựa
chọn cho mình các hoạt động du lịch trong khu vực ấy. Công việc này có thể
được tiến hành thơng qua trung tâm đón khách, các sơ đồ hướng dẫn tham quan,
băng video, qua những dẫn của nhân viên Vườn quốc gia hoặc hướng dẫn viên
du lịch.
Về nội dung:
Trong du lịch cộng đồng, hệ thống thơng tin có vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc đảm bảo tính giáo dục và thuyết minh mơi trường. Hệ thống thơng tin
đầy đủ, chính xác và hấp dẫn có tác dụng hình thành cho du khách những thái độ

và hành vi tích cực hơn đối với mơi trường.
Tất cả những nguồn tư liệu, phương tiện thông tin phải hợp lý, tạo nên một
hệ thống chương trình hướng dẫn quy củ và ổn định. Tuy nhiên, hệ thống này
cũng cần được bổ sung, có tính linh hoạt, phù hợp với những thay đổi và sự cải
thiện của Vườn quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tham
quan khác nhau.
Các thông tin về môi trường cần chính xác, tập trung vào các nội dung chủ
yếu như sau:
Học viên: Hồng Bá Nam

19

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

+ Đặc điểm về hệ sinh thái tự nhiên, giá trị và thực trạng nguồn tài nguyên
của Vườn quốc gia (Khu bảo tồn thiên nhiên)
+ Các đặc điểm hấp dẫn chính, những cơ hội cho du khách và cả những luật
lệ, nội quy của Vườn quốc gia được bao hàm trong đó.
+ Những cơ hội để du khách thể hiện những ứng xử đạo đức cá nhân đối
với việc bảo tồn những tài nguyên của Vườn quốc gia hoặc khu vực Vịnh Hạ
Long, Vịnh Bái Tử Long (những thơng tin này thường được trình bày dưới hình
thức nhắc nhở bằng lời hoặc hình vẽ những điều nên và không nên trong khi
tham quan Vườn quốc gia, khu vực vùng Vịnh Hạ Long và vùng lân cận).
Việc khuyến khích và yêu cầu khách du lịch giảm bớt những tác động vào
Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, vùng Vịnh Hạ Long trong khi tham quan bằng việc

hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên như nước, hạn chế xả thải, tránh những
khu vực đặc biệt nhạy cảm … là những biện pháp mang tính thực tế để giáo dục
mọi người về vấn đề sử dụng tài nguyên bền vững.
Du lịch cộng đồng tạo điều kiện cũng như cơ hội cho phép được tiến hành
hoạt động giáo dục môi trường ngay trên các điểm, tuyến tham quan thông qua
các phương tiện thông tin trực quan như: biển báo, biển chỉ dẫn, biển thuyết
minh mơi trường… Những phương tiện này có vai trò hết sức quan trọng trong
việc quản lý Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, vùng Vịnh Hạ Long khiến du khách
hiểu được giá trị những gì cần bảo vệ, tôn trọng các nội quy tham quan và nâng
cao ý thức bảo tồn.
Về hình thức
Hệ thống thơng tin phục vụ cho du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng trong
các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, vùng Vịnh Hạ Long được thực hiện thông qua
rất nhiều hệ thống truyền thông khác nhau. Việc lựa chọn phương tiện truyền tin
phụ thuộc vào những nguồn lực sẵn có và đối tượng mong muốn được nhận
thông tin. Tùy thuộc vào nền văn hóa, phong tục, lối sống, điều kiện kinh tế - xã
hội và các yếu tố khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà có các phương

Học viên: Hồng Bá Nam

20

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

pháp giáo dục, thuyết minh cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phù hợp thông qua

du lịch cộng đồng.
* Những cách truyền thông thông thường:
+ Dùng các biển báo lớn, hoặc những hình ảnh, sơ đồ được thể hiện để
nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm tham quan và các vấn đề mà du khách cần
lưu ý.
+ Thiết kế các biển báo nhỏ với những tên khoa học và tên gọi thơng
thường, giá trị của lồi cây trên đường du khách tham quan, sử dụng cả ngôn
ngữ bản địa và tiếng Anh, tiếng Trung.
+ Sử dụng những dấu hiệu đặc biệt với những con số phù hợp, trùng khớp
với các phần được ghi trong danh sách hướng dẫn và tại trung tâm đón khách để
khách tham quan có thể tự nhận biết được các hiện tượng du khách bắt gặp trên
thực địa.
+ Hình thức cung cấp thơng tin có u cầu kinh phí nhưng khơng lớn như:
tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn hoặc chiếu phim, băng hình
tại trung tâm đón khách để du khách có điều kiện hiểu rõ hơn về khu vực tham
quan.
* Tăng cường hoạt động có hiệu quả của trung tâm giáo dục, trung tâm đón
khách:
Nội dung của các thơng tin trong tài liệu được trưng bày tại trung tâm giáo
dục, trung tâm đón khách cần được thiết kế cho phù hợp, hấp dẫn, trực quan và
mang tính giáo dục cao. Đó là những tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình về khu tự nhiên,
những thông tin cần thiết để du khách vừa tìm hiểu, vừa lựa chọn các hoạt động
theo sở thích hoặc phù hợp với thời gian, điều kiện của họ. Các nhân viên hướng
dẫn tại đây cần được đào tạo, bồi dưỡng để có thể vận hành trung tâm một cách
có hiệu quả.
* Tăng cường các phương tiện hỗ trợ giáo dục
Cùng với các thơng tin trong phịng, trên các tuyến điểm tham quan cần có
những phương tiện đuợc tăng cuờng và thiết kế theo tiêu chuẩn của du lịch cộng
Học viên: Hồng Bá Nam


21

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

đồng. Nghĩa là phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu du lịch như thông tin, chỉ dẫn,
biển báo có thuyết minh mơi truờng, các phuơng tiện cho nhu cầu vệ sinh, rác
thải, các diều kiện giảm thiểu tác động đến môi truờng.
Việc trang bị các thùng rác, khu vệ sinh công cộng cùng với lời nhắc nhở
dễ thấy, đựoc đặt tại những trung tâm tập kết khách, tại các điểm và trên tuyến
tham quan cũng là một yeu cầu không thể thiếu ( nhất là tại Vịnh Hạ Long và
các khu lân cận). Điều này vừa đảm bảo sự thuận tiện cho khách, vừa tránh đuợc
những tác động xấu đến môi truờng do xả rác và vệ sinh bừa bãi, lại có tác dụng
giáo dục, nâng cao ý thức và hành vi tốt cho mọi nguời.
* Đào tạo, giáo dục về du lịch cộng đồng cho các đối tuợng khác nhau.
Việc đầu tư quan tâm đến đào tạo, bồi duỡng nâng cao năng lực cho các đối
tuợng như các nhà quản lý, điều hành và lực lượng lao động trực tiếp về nhận
thức, quản lý và điều hành du lịch cộng đồng là vấn đề hết sức quan trọng và cần
thiết.
Đào tạo đội ngũ quản lý vườn quốc gia, vùng Vịnh Hạ Long và điều hành
du lịch về du lịch cộng đồng để có thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động
này trong phạm vi khu vực vườn quốc gia và vùng Vịnh Hạ Long.
Đào tạo đội ngũ huớng dẫn viên du lịch cộng đồng có khả năng cao về
nghiệp vụ du lịch và năng lực hiểu biết về mơi truờng, có khả năng đảm nhiệm
vai trị là những nguời hưóng dẫn, tun truyền, thuyết minh môi truờng cho
khách tham quan.

Một trong những hình thức trên đuợc khuyến khích là việc thu nhận và đào
tạo các huớng dẫn viên là nguời địa phương sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Những lợi thế về các kỹ năng và kiến thức hiểu biết qua kinh nghiệm của
người địa phương dễ dàng hấp dẫn khách du lịch hơn là của huớng dẫn viên từ
nơi lưu khách đến. Nếu được đào tạo tốt, họ còn trở thành những tun trun
viên giáo dục mơi truờng tích cực trong cộng đồng địa phuơng. Đồng thời, đây
là cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm lồi kéo nguời dân địa

Học viên: Hồng Bá Nam

22

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

phương cùng tham gia công tác bảo tồn ở vuờn quốc gia, khu bảo tồn, vùng
Vịnh Hạ Long và vùng ven biển Quảng Ninh.
Mục tiêu của chương trình giáo dục trong du lịch cộng đồng là phải đuợc
bắt nguồn từ mục tiêu phát triển và ủng hộ cho cơng tác bảo tồn. Vì vậy, chương
trình giáo dục có thể được thực hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau như :
hệ thống thông tin sách báo, các phuơng tiện truyền thơng; qua các chính sách
phát triển kinh tế ở điạ phương; Thơng qua các quy định có tính pháp lý; thơng
qua hệ thống giáo dục của nhà trường và giáo dục di sản...
Các nhà hoạch định du lịch cộng đồng và nhà quản lý vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên là những thành phần quan trọng để du lịch cộng đồng
được phát triển theo đúng hướng và thành cơng. Vì vậy, họ cần nắm vững kiến

thức về mơi trường, về di sản và văn hố địa phương hiểu rõ những nguyên tắc
của du lịch cộng đồng để cùng phối hợp hoạt động. Chỉ như vậy, mới đảm bảo
du lịch cộng đồng hỗ trợ công tác bảo tồn và góp phần nâng cao đời sống của
người dân địa phuơng.
- Quy hoạch thận trọng trong phát triển du lịch cộng đồng:
Du lịch cộng đồng thường được phát triển ở những khu vực có mơi truờng
tự nhiên khá nhạy cảm. Trong khi đó, cạm bẫy thơng thường của một khu hấp
dẫn du lịch là việc thu hút ngày càng đông và nhiều loại khách tham quan, đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách. Kết quả là nảy sinh những tác động
tiêu cực, dẫn đến làm tổn hại chính mơi trường du lịch.
Việc quy hoạch và định ra những nội quy của du lịch cộng đồng là những
quá trình thiết yếu vì việc đánh giá thận trọng những tác động môi truờng của du
lịch là vô cùng quan trọng, bởi vì khách du lịch thuờng có xu huớng bị lôi cuốn
đến những môi truờng nhạy cảm hơn.
Quá trình quy hoạch du lịch khơng thể tách rời các kế hoạch và quản lý khu
tự nhiên hoặc các vuờn quốc gia, vùng Vịnh Hạ Long và phải được tổ chức hoạt
động trong giới hạn cho phép mà môi trường có khả năng đáp ứng. Chính vì lẽ

Học viên: Hồng Bá Nam

23

Khóa 2010-2012


Luận văn CHQTKD

Khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học BK Hà Nội

đó mà trong quy hoạch, vấn đề quan trọng đặt ra là phân vùng sử dụng và quản

lý lượng khách trên cơ sở “ sức chứa du lịch”
Về phân vùng du lịch
Phân vùng hoạt động du lịch trong vườn quốc gia, Vịnh Hạ Long là một
trong những biện pháp và yêu cầu quan trọng để quản lý và bảo tồn nguồn tài
nguyên, cho chỉ ra những khu vực đuợc phép phát triển du lịch với những mức
độ khác nhau cũng như những khu vực không đuợc phép tiến hành các hoạt
động xây dựng cơ bản.
Việc phân vùng hoạt động du lịch phải phù hợp với quy chế của vuờn quốc
gia ( khu bảo tồn), vùng Vịnh Hạ Long theo đó vườn quốc gia, vùng vịnh
thường được chia thành các khu vực như sau:
+ Vùng bảo vệ nghiêm ngặt ( còn gọi là vùng lõi, vùng cấm vi phạm, mọi
hoạt động diễn ra phải được sự cho phép).
+ Vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái ( khu vực hạn chế một số hoạt động,
có thể tổ chức một số hoạt động du lịch hạn chế trong giới hạn cho phép như đi
bộ, cắm trại...).
+ Vùng đệm ( có thể tổ chức và mở rộng khơng gian du lịch) và khu vực
An Sinh chính là vùng đệm của vùng Vịnh Hạ Long.
+ Khu vực phát triển ( nơi tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,
dịch vụ du lịch).
Về sức chứa du lịch.
Cùng với việc phân vùng sử dụng cho du lịch tại các vuờn quốc gia, vùng
Vịnh Hạ Long và khu vực lân cận thì việc ước tính khả năng có thể chứa đuợc
luợng khách tham quan là rất cần thiết. Trong du lịch người ta gọi khả năng này
là “ sức chứa du lịch”.
“Sức chứa du lịch” là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu
vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động
vào nguồn tài nguyên” ( Định nghĩa của WTO).

Học viên: Hồng Bá Nam


24

Khóa 2010-2012


×