Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Bac ho con nguoi va phong cach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 30 trang )

BÁC HỒ,
CON NGƯỜI & PHONG CÁCH


BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM

Nguyễn Văn Khoan
Bác Hồ - con người và phong cách / Nguyễn Văn Khoan. - Tái bản lần thứ 3. - T.P. Hồ
Chí Minh : Trẻ, 2009.
244tr. : tranh ảnh ; 20cm. - (Di sản Hồ Chí Minh).
1. Hồ Chí Minh, 1890-1969. 2. Đạo đức cộng saûn.
959.704092 -- dc 22
N573-K45


TS. NGUYỄN VĂN KHOAN

BÁC HỒ
CON NGƯỜI &
PHONG CÁCH

NHÀ XUẤT BẢN TREÛ


Nhà xuất bản và tác giả giữ bản quyền.

4


LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách “Bác Hồ, con người và phong cách”, ra mắt bạn


đọc cách đây đã trên mười năm. Do nội dung và hình thức
viết theo lối kể chuyện, với tấm lòng yêu kính, nhớ ơn Bác
nên sách đã được đông đảo đồng bào trong nước và kiều bào
ở nước ngoài tìm đọc. Sách đã được một số nhà xuất bản in
lại, hoặc trích đăng, sử dụng một số bài viết. Nhiều người đã
dựa vào các mẩu chuyện trong sách tham dự cuộc thi kể
chuyện Bác Hồ và đạt được giải cao.
Do yêu cầu của bạn đọc, để góp phần phát huy kết quả
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, lần này NXB Trẻ tái bản, bổ sung có chú thích,
sắp xếp lại những bài trùng lặp.
Chúng tôi chân thành mong mỏi bạn đọc tham gia ý kiến
để lần in sau có thêm được những thông tin mới, hy vọng
cuốn sách sẽ là người bạn thân thiết của mọi gia đình, để
mỗi người chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức
của Bác Hồ.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

5


6


BÁT CHÈ XẺ ĐÔI
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến.
Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác
đem bát chè đậu đen, đường phên mà anh em phục
vụ vừa mang lên, xẻ đôi cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi.

Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng
hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...
Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà
sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh
lính thông tin:
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi
dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương
Bác, em vừa ăn vừa xót nước mắt, nhưng không ăn
lại sợ Bác, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng
mỏ rồi...

7


CON NGƯỜI ĐÃ BIẾT
THẾ NÀO LÀ ĐÓI KHỔ
Năm 1900, trong khi gia đình đang sống túng thiếu
tại Huế thì ông Sắc, (thân phụ Bác Hồ) được lệnh Nhà
vua ra Thanh Hóa chấm thi hương năm Canh Tý.
Ông Sắc đi mang theo cậu Khiêm, con cả để đỡ bớt
gánh nặng cho hai mẹ con, cậu Cung (tên Bác Hồ khi
còn nhỏ) ở lại.
Bố đi vắng, mẹ con không còn nhận được lương nữa
nên cậu Cung càng phải giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ
dệt vải kiếm thêm tiền. Ngày ngày cậu cầm cái “vịm”
(bát to) tìm đến chỗ bán thức ăn cho lính, mua cháo
về để cùng ăn với mẹ. Năm ấy, vì sinh con, vốn đã ốm
yếu, nay lại đói ăn, thiếu thuốc nên gần đến Tết thì

bà Loan (mẹ Bác Hồ) qua đời. Không còn ai chăm sóc
nữa, cậu Cung ngày hai buổi bồng em đi xin bú chực
(do đó mà em có tên là Xin).
... Những năm 20 ở Pháp, Bác thường lui tới nhà
các đồng chí cộng sản, đôi lúc được mời lưu lại dự
bữa ăn tối.
Một lần, khi ngồi vào bàn ăn với mẹ nữ đồng chí G.
8


Véc-mét (vợ đồng chí M. Tôrê), sau này là Tổng Bí thư
Đảng cộng sản Pháp, Bác Hồ đã nhặt những mẩu vụn
bánh mì rơi trên bàn, để cẩn thận vào một tờ giấy,
dành cho chim.
Đồng chí G. Véc-mét kể lại:
- Sau khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc ra về, mẹ tôi,
bây giờ đã 92 tuổi nhận xét: “Con ạ, phải là một người
biết thế nào là đói khổ mới biết q từng vụn bánh”.

9


MỘT LẦN NHỚ MÃI
Đầu năm 1967, Bác về Thái Bình. Ô tô Bác đến
bến Triều Dương thì phải sang phà. Mấy đồng chí ở
tỉnh ủy đến đón, một cán bộ định giới thiệu với Bác,
Bác nói:
- Thôi, thôi đi về cho sớm.
Ca-nô mắc cạn loay hoay mãi vẫn chưa cập được bến.
Trời chiều, không thể để Bác chờ lâu nên đành

phải đưa thuyền nan ra đón Bác vào bờ. Bác trèo lên
đê, hỏi cô Định thường vụ Tỉnh ủy:
- Có còn lối nào đi lý thú hơn nữa không? Cô Định
thành thật thưa:
- Bác phải đi xe, chứ về chúng cháu còn xa lắm.
Anh cán bộ đi theo Bác cười:
- Bác phê bình khéo đấy! Rồi nói khẽ “tưởng bở”.
... Về xã Tân Hòa, cán bộ địa phương mời Bác ngồi
ghế giữa ưu tiên. Bàn kê thì chật, Bác lựa mãi mới
đứng lên được.
Bác mở đầu như một vế đố:
- Ghế ưu tiên nên người không nhúc nhích...
10


Anh chị em chỉ biết cười trừ.
... Đến bữa cơm, Bác giở cơm nắm ra ăn. Cô Định
cứ năn nỉ mãi, mời Bác dùng cơm nóng. Bác bảo:
- Bác ăn cơm này đã quen rồi...
Trong bữa ăn có bát dưa. Cô Định cứ gắp mãi dưa.
Bác hỏi:
- Dưa có ngon không?
Cô Định nói một mạch:
- Ngon lắm ạ. Tỉnh chúng cháu năm nay trồng dưa
thừa ăn còn đem bán cho các tỉnh bạn.
Bác tủm tỉm cười:
- Dưa này không phải là dưa Thái Bình đâu. Dưa
này Bác đem từ Hà Nội về đấy...
*
*


*

Sau này, cô Định nói: “Chỉ một lần ấy thôi mà tôi
nhớ đời. Học được bao nhiêu điều”.
(Theo lời kể của chị Định)

11


ĂN CHAY CŨNG TỐT,
NHƯNG ĂN THỊT THÍCH HƠN
Một trí thức theo đạo Phật được Bác Hồ dìu dắt đi
theo cách mạng và nhờ thế mà thấy được khả năng
của y học cổ truyền là bác só Nguyễn Hữu Thuyết,
nguyên Trưởng ty y tế Thái Nguyên, trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp và là Hội trưởng Hội Phật
giáo Việt Nam năm 1945.
Năm 1945, bác só Thuyết được Hòa thượng Đại
Nguyên đến báo là “Ông Cụ” đến thăm Hội Phật giáo
tại chùa Bà Đá, là trụ sở của Hội lúc bấy giờ.
Bác mặc bộ ka-ki vàng, tay cầm chiếc mũ cát cũ,
vừa đi vừa lấy chiếc mũ vẫy vẫy đáp lại câu “A di đà
Phật” của tăng ni. Bác hỏi thăm tình hình sức khỏe
phật tử rồi lên Tam Bảo nói chuyện. Bác kể chuyện 5
vị sư ở Ngũ Đài Sơn bên Trung Quốc xuống núi đánh
Nhậ t , chuyệ n ma vương, chú n g sinh. Bá c nó i ma
vương là thực dân Pháp, chúng sinh là dân ta. Muốn
cứu chúng sinh thoát trầm luân bể khổ phải đánh đổ
ma vương.

Bác ra về, bác só Thuyết nói:

12


- Chắc “Ông Cụ” nghiên cứu cả kinh La Hiên cho
nên mới hiểu đạo Phật uyên thâm đến thế.
Ít hôm sau, Hội Phật giáo làm cơm chay mời Bác
dự. Trước bữa tiệc, bác só Thuyết đọc một bài diễn
văn dài nói về ích lợi của ăn chay theo khoa học, chứ
không phải mê tín. Bác cười nói:
- Ăn chay cũng tốt, nhưng ăn thịt thích hơn. Sau này
cần làm sao cho nhân dân ta được ăn nhiều thịt và ăn
được nhiều mới tốt.
Khi Pháp trở mặt, rồi chiếm Khu 1 Hà Nội, bác só
Thuyết đã săn sóc, chạy chữa, phẫu thuật cho nhiều
chiến só.
Hôm được lệnh rút ra ngoài cùng một số người
khác, bác só Thuyết đã bò dưới gầm cầu Long Biên,
sang Tứ Tổng, đến nơi an toàn. Thấy bác só Thuyết,
các đồng chí Nguyễn Văn Trân, Trần Duy Hưng nói
đùa: “Con Cụ Hồ” đã ra... Vì hay “đề cao”, ca ngợi Bác
nên anh em đặt cho bác só Thuyết tên ấy.
Bác só Thuyết nhớ mãi câu này và rất vinh dự, sung
sướng vì được là “Con Cụ Hồ” trong khi mình là “con
của Phật”.

13



“VỪA ĐẸP VỪA ĐỢ
CHÓI MẮT ĐỒNG BÀO”...
Năm 1956, Bác Hồ đón một vị Tổng thống tại khu
vườn trong Phủ Chủ tịch.
Một số công nhân nhà máy điện Hà Nội được (như
lời Bác dặn) “mời vào mắc đèn điện trên các cành cây
giúp Bác”.
Anh em làm việc suốt ngày, dòng dây dẫn điện lắp
đèn nhiều loại màu sắc trên ngọn, trên cành trong
các lùm cây.
Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, Bác ra vườn thăm anh
em. Bác nói:
- Các chú công nhân bật đèn lên cho Bác xem đi.
Sau khi đóng cầu dao, những bóng đèn điện bỗng
vụt hiện ra, lung linh như trong một hội hoa đăng.
Đồng chí Tổ trưởng công nhân điện mời Bác đi xem và
kiểm tra.
Bác chú ý từng ngọn đèn, từng đoạn dây dẫn đã an
toàn chưa, gật gật đầu tỏ ý hài lòng.
Đến một đèn pha chiếu sáng đặt dưới một gốc cây,
Bác dừng lại nói:
14


- Ngọn đèn này phải để khuất trong lùm cây, vừa
đẹp vừa đỡ chói mắt đồng bào đi qua đường.
Bác nhanh nhẹn bước tới ngọn đèn. Đồng chí tổ
trưởng Dương Văn Hậu lo Bác vấp ngã vì đôi guốc mộc
dưới chân Bác đi trên đường rải sỏi, chạy vội đến:
- Bác để chúng cháu làm.

Nhưng Bác đã cúi xuống, rất “nghề nghiệp”, hai bàn
tay bưng lấy thân ngọn đèn pha giấu vào trong một
lùm cây đinh hương.
Ngọn đèn pha mới được đặt, đẹp hẳn lên, người
ngoài nhìn vào không bị chói mắt, mà chỉ thấy những
tia sáng chiếu qua các kẽ lá hắt lên một màu xanh dịu.
Lần sau, anh em nhà máy điện Hà Nội lại được đến
Phủ Chủ tịch mắc đèn dây để Bác tiếp khách.
Rút kinh nghiệm lần trước, lần này anh em làm
khác hẳn lối treo đèn cũ như thể để thưa với Bác
“phải luôn luôn đổi mới, không ngừng phát huy sáng
kiến” - như lời Bác dạy.
Anh em đặt một dây đèn màu từ dưới gốc cây dừa
nước lên ngọn rồi tỏa ra các cành, mỗi cành một đèn
màu khác nhau. Ở các thân cây có quả đèn màu
trắng, cành cây đèn màu xanh, gần quả, một chùm
đèn nhỏ màu đỏ. Chếch hai bên đặt hai đèn pha giấu
trong lùm cây hắt nghiêng lên.
Như lầ n trướ c , vừ a chậ p tố i , Bá c đã đế n trướ c
khách, thăm anh em công nhân điện và kiểm tra.
Bác khen:

15


- Lần này các chú mắc đẹp đấy. Chắc khách q
của chúng ta cũng sẽ khen...
Bác lấy thuốc lá chia cho anh em công nhân điện
mỗi người một điếu (sau này được biết là thuốc lá thơm
Cuba do Thủ tướng Phiđen Cátxtơrô tặng Bác). Bác chia

gần hết hộp thuốc. Một công nhân trẻ, thấy Bác vui,
hộp thuốc đã cạn, muốn có một kỷ niệm về Bác, mạnh
dạn thưa với Bác xin cái hộp. Bác cười và nói:
- Các chú đã có phần rồi. Cái hộp này Bác để dành
cho các cô để các cô đựng kim chỉ chứ!
(Theo đồng chí Dương Văn Hậu)

16


BỮA CƠM GIA ĐÌNH
Khoảng cuối năm 1951, trong một lần đến thăm và
nói chuyện với học viên lớp chính trị của quân đội ở
Việt Bắc, Bác bảo anh Phương - chồng tôi là cán bộ
phụ trách lớp:
- Chiều nay, chú cho Bác ăn cơm, vì nói chuyện xong,
tối, Bác còn phải đi họp với một chi bộ ở Định Hóa.
Bấy giờ tôi cũng làm văn thư ở Hiệu Bộ, nên anh
Phương cử người nhắn tôi chuẩn bị.
Công việc của Bác xong xuôi, Bác về đến cơ quan
thì cơm nước cũng đã sẵn sàng. Sinh hoạt ở rừng còn
thiếu thốn, kham khổ. Anh em muốn “bồi dưỡng” Bác
để Bác khỏe, nhưng lại sợ. Nhưng rồi cũng quyết định
thịt một con gà “tăng gia”, kiếm ít măng rừng làm cơm
mời Bác.
Bác ngồi vào bàn ăn, bảo anh Văn, hai vợ chồng tôi
và đồng chí cảnh vệ cùng ăn. Tôi cứ một mực từ chối:
- Thưa Bác cháu ăn rồi. Mời Bác và các anh, các
chú xơi cơm đi...
Mãi sau, Bác mới đồng ý và bắt đầu dùng cơm. Vào

bữa Bác nói:
17


Người thăm một gia đình đồng bào dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (1952)

18


- Cô cho Bác xin quả ớt.
Tôi vội thưa:
- Thưa Bác, trong bát măng có ớt rồi đấy ạ.
Nhưng khi ăn, Bác tìm mãi không thấy ớt. Tôi ngại
quá, bèn nói thật:
- Thưa Bác, chúng cháu sợ Bác ăn ớt hại sức khỏe
nên không dám cho vào măng nấu ạ.
Bác quay sang anh Phương:
- Chắc chú lệnh cho cô văn thư chứ gì. Thế là chú
quan liêu rồi...
Anh Văn tủm tỉm cười, Bác nói thêm:
- Ớt là vitamin E của Bác đấy.
Bữa cơm của Chủ tịch nước giản dị, vui vẻ, thân mật
như bữa cơm trong một gia đình ấm cúng.
Cơm nước xong, Bác hỏi tôi:
- Cô Thư được mấy cháu, tên là gì?
Anh Phương đỡ lời tôi:
- Thưa Bác, được 3 cháu gái đặt tên là Thu Thủy,
Thu Thảo, Thu Vân.
Bác cười hiền từ, nói:

- Tôi có hỏi chú đâu! Sao tên đặt “văn chương” thế!
Gọi là Thu Ngô, Thu Khoai, Thu Sắn có hay không?
Mọi người cùng cười vui vì biết Bác liên hệ với
phong trào tăng gia sản xuất, trồng thêm màu ngô,
khoai, sắn... sản xuất nhiều lương thực đóng thuế

19


nông nghiệp nuôi bộ đội đánh giặc mà Chính phủ mới
phát động.
Lát sau, Bác lại bảo:
- Bác nói vui thế thôi. Những cái tên Việt Nam ấy
rất đẹp.
Chưa kịp nghỉ ngơi, Bác đã chuẩn bị lên đường. Bác
đeo ba-lô đi trước hai đồng chí cảnh vệ, anh Văn tiếp
bước sau Bác. Mới đông mà sương chiều Việt Bắc đã
xuống rất nhanh tụ thành những đám mây lụa mỏng
trắng bìa rừng.
Chúng tôi nhìn theo Bác, ung dung, khoan thai như
đi dạo cảnh thiên nhiên hùng vó, ngỡ ngàng như vừa
được qua một giấc mơ đẹp trong một bữa cơm gia đình.
(Theo lời chị Thu Hương)

20


NHẢY MỘT NHẢY
Trong xã hội phong kiến thû trước, nam và nữ cầm
tay nhau, bắt tay nhau, khoác tay nhau... là điều tối

kỵ. Nhất là đối với nam nữ thanh niên con nhà “thi lễ”
và “khuê các”, cũng như đối với cả những người nhiều
tuổi có ý thức giữ gìn phong hóa cổ truyền, vi phạm
điều cấm kỵ đó thường không thể không bị miệng
tiếng thế gian chê bai.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, hơn một năm sau,
tiếng súng toàn quốc kháng chiến chống Pháp vang
lên. Từng đoàn, từng đoàn cán bộ, đảng viên, công
nhân, viên chức, thanh niên, trung niên và không ít
người già rời thủ đô và các thành thị về nông thôn, lên
miền núi công tác trên mọi lónh vực hoạt động. Đời
sống thật gian khổ, kham khổ và cũng khắc khổ.
“Món ăn văn hóa” thường chỉ có bài đơn ca, đồng ca,
những chuyện tiếu lâm, những thiên độc tấu... động
viên chính trị.
Thắng lợi chiến dịch mùa thu 1950 mở thông những
đường qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều
đoàn cán bộ, học sinh... từ miền Bắc sang Bắc Kinh
và Hoa Nam công tác, trao đổi kinh nghieäm, tham

21


quan và học tập. Trong những hành lý văn hóa đem về
có món “nhảy múa” mà đầu trò là điệu “ương ca”.
Món sinh hoạt văn hóa mới này nhanh chóng được số
anh em công tác tại các cơ quan Văn phòng Trung
ương Đảng yêu thích. Bác Hồ vui vẻ khuyến khích bằng
sự trực tiếp tham gia của mình, nhất là sau mấy giờ lao
động buổi chiều, kết hợp nghệ thuật với thể dục.

Những người từ Trung Quốc về thỉnh thoảng gọi
nhau bằng tiếng “quan hỏa”: “Theo ý theo” (khiêu nhất
khiêu). Bác dịch nôm na vui đùa từng chữ một là:
“Nhảy một nhảy”.
Một hôm, trong một cuộc họp của Mặt trận Liên
Việt có đủ các giới công, nông, thanh, phụ, già, trẻ,
gái, trai, đến giờ nghỉ, đồng chí điều khiển hội nghị
cũng đề nghị mọi người nhảy múa cho vui. Ra sân, các
giới thanh niên, trung niên, từng tốp, từng tốp, vừa vỗ
tay vừa diễn ương ca. Một số đồng chí đảng viên
những năm ba mươi và một số vị nhân só, thân só đứng
nhìn, biểu thị nhiệt tình ủng hộ và cổ vũ bằng những
ánh mắt nụ cười. Trong số này có bà Thục Viên, một
nhà giáo dạy học đã nhiều năm ở Hà Nội và là đại
biểu Quốc hội khóa đầu tiên, được nhân dân thủ đô
tin cậy, quý mến.
Bỗng đâu, Bác Hồ từ trong phòng họp bước ra, đi
thẳng tới chỗ các vị cao niên, vui vẻ mời: “Chúng ta
cũng nhảy một nhảy chứ?”. Rồi Bác khoác tay bà
Thục Viên... Bất ngờ, bị động và cũng hào hứng, bà
Thục Viên ngoắc chặt khuỷu tay của Bác. Bác bước
dồn dập và quay tròn. Bà hối hả theo và quay theo.
22


Giữa sân, các tốp nhảy trẻ trung đều nhìn về phía
Bá c . Tiế n g vỗ tay đá n h nhịp và tiế n g “sol la sol”
chuyển thành lạc điệu và lộn xộn. Ngoài hàng rào, sau
một bụi tre, mấy cô gái người Tày đứng nhìn say sưa
và có phần ngơ ngác. Chỉ một chốc, bà Thục Viên

luống cuống “bắn” cả một chiếc dép vào chân Bác
Hồ... Cũng là vừa lúc có chuông vào họp lại.
Mấy tuần sau, tôi theo anh Trường Chinh đến dự
một cuộc họp Thi đua Ái quốc tổ chức tại Văn Lãng,
dưới chân đèo Khế. Họp đến gần nửa buổi, cuộc thảo
luận trở thành tranh cãi rất gay go. Đồng chí điều
khiển hội nghị lúng túng. Bác Tôn Đức Thắng, ngồi ở
giữa hàng ghế đầu, bỗng đứng phắt lên, nói to:
“Thôi, nhảy một nhảy đã nào”.
Mọi người vỗ tay ran rồi ùa ra sân. Chỉ trong chốc
lát đã có cảnh tượng nhộn nhịp sol la sol...
Đồng chí Trường Chinh, đang vừa nghe vừa xem lại
bản đánh máy bài nói chuyện của mình, quay lại cười
với tôi:
- Hay nhỉ! Vui nhỉ!
- Thưa anh, cũng là một bước nhảy “bài phong”
giản dị.
- Đúng, Bác Hồ cổ vũ cho đời sống mới, văn hóa
mới, giản dị và hiệu quả như thế đấy.
QUANG ĐẠM kể(1)

1. Tên thật Tạ Quang Đệ, nguyên ủy viên biên tập báo Nhân Dân.

23


CHÚ CÒN TRẺ,
CHÚ VÀO HẦM TRÚ ẨN TRƯỚC ĐI
Một ngày tháng 7 năm 1967, ở Hà Nội, đồng chí Mai
Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước

khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng
đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.
Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýchxămbua,
Môngpácnát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói Bác
rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Người nhiều điều...
Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến só bảo vệ
yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. Ít phút
sau đã nghe tiếng đạn nổ.
- Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu
Long Biên. Mời Bác vào hầm trú ngay cho.
Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:
- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu.
Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước.
Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng
chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.
Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.
MAI VĂN BỘ kể

24


"Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây"
(Thơ Hồ Chí Minh)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×