Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.04 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG</b>
<b>Tóm tắt</b>
<i>Các hình thức Shaman tuy có khác nhau về diễn trình hành lễ song tựu chung lại, chúng đều có </i>
<i>điểm chung là gắn kết hai thế giới siêu nhiên và trần tục lại với nhau; đó là con đường ngắn nhất để </i>
<i>đưa con người đến với các vị thần linh, thơng qua đó biểu đạt mong ước, nguyện vọng của mình. </i>
<i>Trong nghi lễ Then của người Tày - Nùng nói chung, người Tày - Nùng ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng, yêu tố </i>
<i>Shaman có mặt ở hầu hết các giai đoạn và thể hiện khá rõ nét.</i>
<b>Từ khóa: Shaman, nghi lễ then, thầy then </b>
<b>Abstract</b>
<i>Although Shaman forms are different in the process of celebrating a ceremony, in general, they are </i>
<i>similar in connecting closely the supernatural and mundane worlds together. That is the shortest way </i>
<i>to bring people to the Gods, and express their wishes and expectations through it. In Then rites of the </i>
<i>Tay - Nung people in general and the Tay - Nung people in Lang Son province in particular, Shaman </i>
<i>feature is shown in most of stages and rather clearly.</i>
<b>Keywords: Shaman, Then rites, Then wizard </b>
haman là dạng thức tôn giáo cổ xưa
của nhân loại mà ngày nay vẫn còn
tồn tại trong đời sống tâm linh của
một số dân tộc trên thế giới. Danh từ Shaman
<b>1. Thầy then và quan niệm hồn, vía của thầy </b>
<b>then</b>
Trong cộng đồng tộc người Tày, người làm
then rất được coi trọng. Họ được gọi là“Cần tha
slủng” nghĩa là “Người mắt sáng”, bởi họ được
cho là có khả năng giao tiếp với thế giới bên
kia, cả cõi thiêng của thần linh cũng như cõi
âm của các linh hồn. Chính vì vậy, then được
coi là những người “chăn dắt tinh thần”, chăm
sóc phần đời sống tâm linh của cộng đồng. Vai
trò của họ cũng tương tự như vai trò của các vị
linh mục của Thiên Chúa giáo đối với giáo dân,
hay các tăng ni của Phật giáo với cộng đồng
Phật tử.
dành cho những ưu ái đặc biệt như được ngồi
mâm trên khi đi ăn cỗ, được ngồi hàng đầu khi
đi tàu xe… Bên cạnh đó, các thày then cũng phải
thực hiện một số kiêng kỵ để giữ sự “trong sạch”
(cũng có thể coi đó như một dạng “giới luật” của
nhà then) như: không được ăn thịt các loại cầy
cáo, thú rừng, không được chui qua gầm sàn,
không được gần vợ, chồng trong ngày mồng 1,
15 hàng tháng và trước 5 ngày khi tổ chức Lẩu
then,…
Các cuộc lễ then thường được tổ chức vào
các dịp đầu xn với mục đích cầu mong sự
bình an và giải các vận hạn, các sao xấu. Ngoài
ra, nhiều cuộc then còn được tổ chức vào các
dịp bất thường trong gia đình như: gia đình
<i>có người mất, trẻ con chết yểu (Tháy phji); có </i>
<i>người ốm (chấu khẩy)...; hoặc các dịp vui của </i>
<i>gia đình như: vào nhà mới (khẩu rườn mấư), </i>
<i>chúc thọ người già (Pủ lường pủ dảo),…</i>
Cuộc lễ then lớn nhất, gắn liền với sự nghiệp
<i>hành nghề của thầy then là các dịp đại lễ “Lẩu </i>
<i>then”. Đây là các dịp nhà then mang lễ vật dâng </i>
lên Ngọc hoàng Thượng đế để xin cấp sắc chỉ
hành nghề hoặc xin thăng chức. Thầy then nào
<i>càng tổ chức được nhiều cuộc lẩu thì cấp bậc </i>
càng cao và càng có uy tín với cộng đồng. Cấp
bậc của then được thể hiện ở số lượng tua đính
Những thầy then thực sự là những người đa
tài. Khác với lên đồng của người Kinh (có ban
âm nhạc riêng để phục vụ thầy đồng), người
làm then phải kiêm nhiệm vai trò của ban nhạc.
Nghĩa là họ phải vừa đàn, vừa hát, vừa thực
hành nghi lễ một cách độc lập, những người đi
<i>theo (được gọi là bà mẹ thớ hương) chỉ phụ giúp </i>
họ những cơng việc hậu cần như thắp hương,
xóc nhạc, cắt quần áo giấy…Có thể nói, then là
người vừa giúp cộng đồng thỏa mãn nhu cầu
tâm linh, cũng vừa là những nghệ sĩ đem tiếng
đàn, tiếng hát, điệu múa đến làm đẹp cho làng
bản, quê hương.
Theo quan niệm dân gian, thầy then cũng
như tất cả những người bình thường khác đều
có 3 hồn, 7 vía đối với nam hoặc 3 hồn 9 vía
<i>Bà nhất dú tình mc tình bân </i>
<i>Bà nhị dú chang hả</i>
<i>Bà slam dú dương gian cai binh cai mạ</i>
Tạm dịch:
Bà Nhất ở trên mây, trên trời
Bà Nhị ở giữa cõi trời Vua Hả
Bà Ba ở trần gian cai quản binh mã
<i>Vía thứ nhất (được gọi là Bà Nhất): theo các </i>
thầy then thì ngay từ khi họ sinh ra, cái vía ấy đã
<i>Vía thứ hai (được gọi là Bà Nhị): vía này ln </i>
án ngữ ở cửa “Vua Hả”, có nhiệm vụ giúp đỡ
đoàn quân then khi qua cửa này để lên trình
Ngọc Hồng.
then”. Ngồi hai vía ấy thì vía thứ ba có vai trị
rất quan trọng trong tất cả các cuộc hành lễ của
thầy then. Vía này được gọi là Bà Slam, có quyền
năng cai quản binh mã nhà then, là vía đã được
Ngọc Hoàng ban sắc phong để đi cứu nhân độ
thế. Khi bắt đầu cuộc hành lễ, thầy then phải
thực hiện các nghi thức đặc biệt để xuất Bà
Slam ra khỏi thân xác dẫn đoàn âm binh lên
đường, đưa lễ dâng Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Đây là điểm đầu mối đầu tiên cho việc tìm hiểu
và nghiên cứu về Shaman trong then.
<b>2. Yếu tố Shaman trong then</b>
Trong hệ thống thực hành nghi lễ của người
Tày- Nùng, yếu tố Shaman có vai trị rất quan
trọng, nó khơng chỉ xuất hiện trong then mà
còn cả trong pụt và sliên. Đặc điểm tiêu biểu
của các diễn xướng này là quá trình xuất nhập
thần của các siêu linh thông qua thân xác thầy
then, pụt để truyền ban, phán bảo cho người
trần gian. Có thể khẳng định rằng, cả cuộc lễ
Ngay từ khi bắt đầu cuộc then, bằng những
động tác mang đầy tính thần bí như bật quạt
đưa lên ngang mặt hay bật ngón tay, bắt
quyết,… thầy then thực hiện sự xuất thần, xuất
vía của mình ra khỏi thân xác để sang thế giới
bên kia, điều binh khiển tướng để dâng lễ lên
Ngọc Hoàng Thượng Đế, cầu cho gia chủ bình
an và giải hạn, giải tai.
Chặng đường hành quân của quân then từ
hạ giới lên cõi linh thiêng là cả một bản trường
ca được kể bằng lời hát, điệu nhạc của thầy
then. Chặng đường ấy được mô tả rất gian nan
và đầy rẫy hiểm nguy. Để qua được những đoạn
đường này, then đã phải rất kiên trì và vất vả.
Trong cuộc hành trình này, một mình sức vóc
của then và đồn âm binh khơng thể kham nổi.
Do vậy, thầy then phải kêu gọi sự giúp đỡ của
các vị thần linh, thánh tướng để hỗ trợ.
Chính sự viện trợ, giúp đỡ ấy đã tạo nên yếu
tố shaman rất rõ ràng trong then, nó được thể
hiện ra bằng những hình thức như sau:
<i><b>2.1. Shaman trong điệu múa thiêng</b></i>
Điểm chung giữa các hình thức Shaman ở
Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới là việc
sử dụng âm nhạc và vũ đạo để hỗ trợ cho quá
trình hành lễ, cho sự xuất, nhập thần của thầy
Shaman và các đấng siêu linh. Âm nhạc có tác
dụng tác động đến thùy não của thầy Shaman,
tạo nên sự hưng phấn cực độ để họ xuất thần
ra khỏi thân xác, tạo điều kiện cho các siêu linh
trở về“ngự”tạm vào thân xác đang trống rỗng
ấy. Vũ đạo là những động tác của cơ thể trước
ban thờ thần linh, là một yếu tố rất thiêng liêng
tạo nên không gian thiêng, phi trần thế cho
điện thờ. Nếu âm nhạc cộng với niềm tin sâu sắc
vào thánh thần tạo nên sự hưng phấn cho tinh
thần thì vũ đạo trước thần linh tạo nên sự hưng
phấn cho thể xác. Chỉ khi sự hưng phấn của thể
xác và tinh thần đạt ở mức cực đại cao nhất thì
sự xuất - nhập thần
- hay nói cách khác là hiện tượng Shaman mới
có thể xảy ra. Do vậy, bao giờ hai yếu tố này
cũng tồn tại song song với nhau trong tất cả
các nghi lễ có liên quan đến xuất - nhập hồn.
<i>chầu (mủa chầu).</i>
Theo nghệ nhân Hoàng Văn Tâm ở phố Ba
Toa, thành phố Lạng Sơn giải thích thì: “Múa
Trong cuộc lễ then, múa chầu bao giờ cũng
là phần thu hút đông người xem, là điểm nhấn
của cuộc lễ. Ai cũng đều có thể tham gia vào
múa chầu miễn là biết động tác, biết luật. Tùy
từng vùng then khác nhau mà các nghệ nhân
cũng có những luật múa khác nhau. Ví dụ,
vùng then ở Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao
Lộc thuộc tỉnh Lạng Sơn khi múa chầu quy
định không được vung tay quá đầu, quá mặt.
Song cũng ở tỉnh Lạng Sơn thì một số huyện
như Tràng Định (chịu ảnh hưởng của then Miền
Đông Cao Bằng) lại cho phép người múa vung
tay cao qua đầu.
Đạo cụ trong múa chầu then là bộ xóc nhạc.
Bộ xóc nhạc thường được cầm ở tay thuận
của nghệ nhân, còn tay kia thực hiện động tác
vờn, động tác hái lộc,… Tuy nhiên, khi có đơng
người tham gia, số lượng xóc nhạc khơng đủ
đáp ứng thì có thể sử dụng cả quạt, đàn, khăn,
thậm chí cịn múa cả tay không. Theo quan
niệm của then, cuộc lễ nào càng có nhiều
người tham gia múa chầu thì gia chủ càng có
tài lộc và tất nhiên, cuộc then càng trở nên sơi
nổi, náo nhiệt. Cũng chính vì tính chất vui vẻ
<i>Múa vái lạy: Then vừa múa vừa vái lạy trước </i>
bàn thờ của then, vái lạy trước cây cầu hào
quang (cây thần linh thiêng nối liền hai cõi âm
dương, đặt ở giữa nhà) và bàn thờ gia tiên nhà
chủ.
<i>Múa soát lê: Là múa xung quanh các mâm lễ </i>
và cây cầu hào quang.
<i>Múa xuyên: Đây là phần sôi nổi nhất của </i>
múa chầu, then và các bà phụ giúp sẽ tiến hành
múa vờn, xuyên qua nhau trước bàn thờ then.
Điều cần lưu ý là trong chặng múa chầu
thứ ba này, hiện tượng shaman rất dễ xảy ra.
Người bị nhập khơng phải chỉ có riêng thầy
then mà cịn có cả những người bình thường
khi tham gia múa chầu nếu họ bị “nhẹ vía”. Vị
thánh thường về nhập khi múa chầu thường là
“Tướng Cá” (thần trẻ con). Biểu hiện khi bị nhập
là người múa sẽ co một chân, nhảy lò cò liên
<i>Múa chầu vái tạ: Là đoạn cuối cùng của múa </i>
chầu. Then và những người tham gia múa chầu
- hướng về bàn thờ then vái 3 vái rồi trả bộ xóc
nhạc về chỗ cũ. Trong phần cuối này, thầy then
bốc một nắm gạo tung về phía tất cả những
người tham gia múa chầu, đặc biệt là những
người đang bị “Tướng Cá” nhập với mục đích
trả lại hồn vía cho họ và tiễn các siêu linh đang
ngự trong thân xác người múa chầu về cõi trên.
tính nghệ thuật và là điểm nhấn tạo nên sức lôi
cuốn, thu hút của then đối với nhân dân.
<i><b>2.2. Hiện tượng “giáng đồng” của các siêu </b></i>
<i><b>linh trong cuộc lễ</b></i>
Nói “giáng đồng” là theo ngơn ngữ trong tín
ngưỡng Tứ phủ của người Việt, cịn đối với then,
quá trình nhập hồn này được gọi là ma nhập
<i>(lồng tu thể, lồng đang). Trong tiếng dân tộc, </i>
<i>“Lồng” có nghĩa là bước xuống, “Tu thê” hay </i>
<i>“Đang” đều là cơ thể con người. Vì vậy ta có thể </i>
<i>hiểu, “lồng tu thê” hay “lồng đang” là các vị </i>
thánh nhập vào cơ thể thầy then để phán bảo,
+ Nhập đồng trong các tiểu lễ: Ở các cuộc
lễ then thông thường như giải hạn, cầu an…
với mục đích là mời các vị thánh xuống khám
lễ, chỉ một người là thầy then tham gia và trang
phục chỉ là quần áo thường. Thường sẽ có các
<i>vị sau nhập đồng: Vua Bếp (Nàng Cháo), tổ tiên </i>
<i>(cha slin), Bà Bản Mệnh (Bà Slinh), Tiểu Đồng </i>
<i>(Tướng Ca) và vong linh (nếu là đám Then 40 </i>
con cháu. Quá trình ấy thường diễn ra theo thứ
tự như sau:
<i>Giai đoạn thứ nhất: Thầy then dồn mạnh </i>
nhịp đàn, nhịp hát, xóc nhạc, đùi phải đập
mạnh xuống đất và bật mạnh quạt nhiều lần
phía trước mặt trong tư thế ngồi xếp bằng. Khi
âm nhạc đạt đến độ cao trào thì thầy then sẽ
nhảy dựng người lên. Lúc này âm nhạc sẽ trở
lại dìu dặt, nhẹ nhàng và thầy then bước sang
giai đoạn thứ hai
<i>Giai đoạn thứ hai: Sau khi các đấng siêu linh </i>
đã nhập vào thầy then rồi thì thơng qua thầy
then, các vị sẽ ban truyền lời phán bảo cho con
cháu. Thầy then vừa nói, vừa gẩy đàn và đồng
thời vừa đập đùi xuống đất, quạt huơ nhiều lần
trước mặt. Lời phán bảo đa phần là khen ngợi
con cháu biết nhớ ơn ông bà tổ tiên, chỉ bảo
cho con cháu biết các loại hạn trong năm và
cách tránh nó, song nhiều khi cũng trách móc
rất nghiêm khắc, nặng nề con cháu vì làm phật
ý ơng bà, thánh thần.
Một điểm khá đặc biệt là khi nhập đồng, sức
<i>Giai đoạn thứ ba: Sau khi đã phán bảo, dặn </i>
dò con cháu xong, thầy then thực hiện nghi thức
xuất thần ra khỏi thân xác mình. Khi xuất thần,
thầy then bật mạnh quạt, các bà phụ then xóc
nhạc thật mạnh và thầy then cũng bật người lên
3 lần. Kết thúc quá trình xuất thần, thầy then bật
quạt 3 lần trước mặt và nghỉ ngơi đôi phút.
<i>+ Nhập đồng trong các đại lễ: Đối với các đại </i>
lễ thì thầy then thực hiện nghi thức nhập đồng
theo các bước tương tự như lễ hầu đồng của
người Kinh. Với các lễ này, lực lượng tham gia
khơng phải chỉ có thầy then với đạo cụ đơn
giản như đàn tính, xóc nhạc, quạt và trang
phục đơn giản là chiếc áo chàm mà cần phải
huy động lực lượng nhiều thầy then cùng tham
gia, ít nhất phải có từ 3 thầy trở lên, kèm theo
đó là rất nhiều đạo cụ (đàn tính, xóc nhạc, kiếm,
chũm chọe) và nhiều bộ trang phục với màu
Cai Đàn: Tướng nhà trời có nhiệm vụ kiểm
tra lễ vật của then. Các vị ngự về, mặc áo màu
xanh, cầm kiếm đi sốt lễ vật,
Pháp Thơng, Pháp Lục: Là các vị Tổ sư đời
trước của dòng then, nhập về để dặn dò con
cháu. Khi 2 vị này về, then mặc áo màu đỏ
Mẻ Nàng Con Dăm: Là Quan Thế Âm Bồ Tát,
một vị Phật danh tiếng của Phật giáo. Khi Ngài
về ngự, then sẽ mặc áo trắng có hoa và ngồi
xếp bằng tại chỗ chứ không đứng dậy.
Pháp Ké: Theo người Tày ở Bắc Sơn thì Pháp
Ké là ơng cụ già người Nùng chủ về quản lý âm
binh, cũng có nơi cho là vị Tổ sư đầu tiên của
then. Pháp Ké về thường diễn các trò như gánh
lợn gà hay soi gương làm đỏm tạo nên tiếng
cười cho cả không gian hành lễ. Khi Pháp Ké
giáng đồng, then thường mặc áo Nùng ngắn
màu đen.
Khách Hoàng Khách Phượng nam huân: Là
các vị thần tiên trên trời, có cung cách lịch sự,
tao nhã, khi về thường hát lượn, hát ví và mang
rượu đi mời mọi người, trang phục giống như
các tướng nhà trời nhưng màu trắng.
Cao Công: Là thần chủ về bệnh tật, âm
binh. Tướng Cao Công về thường ngồi lên bàn
chông. Các then thường mặc áo màu đỏ khi
Cao Công giáng đàn.
Tướng Hổ Lang: Chính là Chúa sơn lâm, có
nhiệm vụ hộ vệ cho then trong các cuộc lễ.
Tướng hổ về thì then mặc áo màu vàng hoặc áo
có vằn như da hổ. Khi tướng hổ về nhập then
chạy vờn xung quanh con lợn tế, bất thình lình
cắn vào tai con lợn và tha cả cái thủ đi, sau đó
chạy quanh khu hành lễ và vất chiếc đầu lợn
trước bàn thờ then rồi thăng đồng.
Ở then của người Nùng, các vị thánh tướng
được mời cũng cơ bản như vậy song người
Nùng lại khơng mời tướng Cao Cơng. Có thể vị
tướng này được định hình trong q trình
giao lưu văn hóa Tày - Việt vì theo tơi quan sát,
khi nhập về, vị này phán hoàn toàn bằng tiếng
Kinh
Trong cuộc nhập đồng lớn này, các then
cũng trang phục như hầu đồng của người Kinh
nhưng khác biệt ở chỗ, nếu trong hầu đồng,
sau khi thánh nhập thầy đồng mới thay áo thì
người Tày - Nùng lại thay áo trước khi làm lễ
mời tướng xuống nhập. Điều khác biệt thứ hai
là nếu các“giá đồng” của người Kinh diễn ra liên
tục, không gián đoạn cho đến hết một“vấn
hầu” thì sau mỗi lần đổi thần nhập trong then
Tày, Nùng lại có thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị
(khoảng mươi phút). Có thể chia hệ thống lên
đồng lớn trong then thành các bước sau:
<i>Bước thứ nhất: Thỉnh mời</i>
Trong hình thức Shaman này, đầu tiên then
thầy hát câu thỉnh mời các vị thánh, tướng
xuống nhập đồng. Những câu hát mời này
thường ngắn gọn, đơn giản. Ở Then Tày huyện
Bắc Sơn, các nghệ nhân hát mời như sau:
<i>Nhằng binh mạ Đại Lương, Cốc Lẩu, Tiểu </i>
<i>Slai binh oóc tạm mà rặp tướng….. </i>
<i>Mà lồng đàn tàng chứng minh </i>
Tạm dịch:
Nào binh mã Đại Lương, Cốc Lẩu, Tiểu
Lương
Mau sai quân binh ra ngoài trạm đón
tướng…..
(mời vị nào thì hát lên tên vị ấy)
Để ngài giáng đà tràng chứng minh.
Ở Then Nùng câu hát ấy cũng tương tự:
<i>Binh quan xe lệ oóc tu tạm tu nha</i>
<i>Dỉ tẳng tưởng.... mà ti lùng dự án, chực châm</i>
Tạm dịch:
Binh quan mau đưa lễ ra ngồi trạm, ngồi
dinh
Để đón tướng... (đón vị nào thì hát tên vị ấy)
Để xuống dự lễ trần gian.
Những câu hát được hát với tốc độ nhanh
dần trong tiếng xóc nhạc rộn rã. Thầy then nhập
đồng đứng ra trước bàn thờ, bật mạnh quạt rồi
nhảy lên nhiều lần với tốc độ nhảy càng mạnh,
càng nhanh cho đến khi ngã ngửa người ra đằng
sau, mọi người phải dàn hàng ngang để đỡ cho
thầy then khỏi bị ngã xuống sàn nhà. Chính lúc
này, “siêu linh” đã nhập vào thân xác thầy then.
Thầy then khơng cịn là chính bản thân mình
nữa mà đã mang danh nghĩa thần thánh, mọi
người sẽ khơng cịn nhìn nhận then như một
người bình thường nữa mà sẽ có thái độ kính
trọng, tơn sùng như đối với một vị thần linh có
quyền năng.
<i>Bước thứ hai: Kiểm lễ</i>
Sau khi thánh tướng đã nhập, thầy then
thực hiện nghi thức cưỡi ngựa hồng (bằng cách
giẫm qua bó lửa) và cưỡi ngựa xanh (ngựa xanh
là bó lá gai mà thầy then sẽ vần nát). Khi đã cưỡi
ngựa xong, then đi quanh không gian hành lễ
và cây cầu hào quang 3 vòng từ trái sang phải
để kiểm tra lễ vật, tất cả các tướng nhập đều
qua thủ tục này.
<i>Bước thứ ba : Mời khách</i>
Khi đã kiểm lễ đầy đủ và xong xuôi, người
nhà đem một chiếc ghế gỗ đặt trước bàn thờ
để quan tướng ngồi nghỉ ngơi. Trước khi ngồi
xuống, thầy then dùng xóc nhạc xóc xung
quanh chiếc ghế ba lần để tẩy uế, sau đó ngồi
xuống để các thầy then phụ giúp dâng rượu,
dâng trầu, dâng hương. Sau đó, thầy then ban
lộc cho con cháu và tất cả những người đến
xem cuộc lễ. Lộc ở đây thường mang tính
tượng trưng, có thể là một nắm gạo, một chiếc
bánh nhỏ hoặc thậm chí là các cành lá nhỏ và
có giao lưu trò chuyện với mọi người tham dự
nghi lễ.
<i>Bước thứ tư: Tiễn Thánh thoát hồn</i>
Đây là bước cuối cùng của lễ “nhập đồng ”.
Lúc này then về trước bàn thờ then, thầy then
cả hát để tiễn hồn thánh đi và gọi hồn then trở
lại. Khi ấy, then cũng sẽ lại bật quạt và nhẩy
mạnh lên thật nhiều lần rồi ngã ra đằng sau,
mọi người cũng phải xếp hàng ngang để đỡ
cho then không bị ngã xuống đất. Theo quan
niệm, nếu để thầy then bị ngã thì khơng chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe của bản thân họ mà còn
ảnh hưởng đến sự hùng mạnh của âm binh.
<i><b>2.3. Các hình thức phù chú, ma thuật khác</b></i>
Phù chú, ma thuật có vai trò quan trọng
trong then. Cũng giống như Shaman, phù chú
và ma thuật có tác dụng làm tăng thêm tính
thiêng cho nghi lễ tính. Nếu đơn thuần chỉ có
ca hát và múa thì then sẽ khơng thể tồn tại
trong dân gian được vì phần nhiều nhân dân
chỉ mời then đến khi gia đình có việc cần giải
quyết. Những yếu tố phù chú, ma thuật được
diễn ra trong suốt quá trình hành lễ của thầy
then ở bất kỳ cuộc lễ lớn nhỏ nào.
Ngay ở phần đầu cuộc then, thầy then đã sử
dụng ma thuật ngay trong việc xuất thần khỏi
thân xác để điều binh khiển mã. Đầu tiên thầy
bật ngón tay phải thành tiếng 03 lần sau đó đưa
lên ngang mặt và nẩy giật người. Sau đó dùng
chiếc quạt quạt 03 lần về phía trước nén hương
trên ban thờ. Theo then giải thích, biệc bật ngón
tay và đưa lên trước mặt là hiệu lệnh triệu tập
binh mã nhà then, còn hành động quạt vào nén
hương đang cháy chính là vén tấm màn âm
dương để có thể thấy được cõi linh thiêng. Từ
đây, cuộc lễ then chính thức bắt đầu.
Trong sự nhập thần vào cơ thể thầy then và
hành động của then trong suốt quá trình ấy ta
cũng thấy rất nhiều nghi thức mang tính thần bí,
ma thuật. Yếu tố đó được thể hiện ngay từ việc
mời gọi thần linh về nhập xác. Đó là các động
tác bật nhẩy và phất mạnh chiếc quạt nhiều lần
Thứ nhất: Cưỡi ngựa. Có hai loại “ngựa” mà
<i>thầy then (Thánh tướng) cưỡi trong cuộc nhập </i>
thần, đó là ngựa hồng và ngựa xanh. Ngựa hồng
là một bó đuốc lớn được đặt ở giữa nhà theo
chiều năm ngang. Khi thánh tướng đã thượng
đồng, ngài tiến đến cây cầu hào quang. Lúc đó,
người nhà đem bó đuốc đang cháy rực đặt giữa
nhà (nếu là nhà sàn thì sẽ đặt đuốc lên
một chiếc đế bằng đất nện). Ngài vung quạt,
quạt vào bó đuốc ấy và hỏi gia đình :
<i>- Ngựa này mua ở đâu mà to béo thế ?</i>
Mọi người trêu ngài bằng cách trả lời :
<i>- Mua ở Hà Nội đấy !</i>
Ngài ban khen:
<i>- Ô ! Vậy là vất vả đấy. Khen cho gia đình nhé !</i>
Điều cần lưu ý là tất cả các lời hội thoại đều
bằng tiếng Kinh. Có lẽ đó là kết quả của sự giao
thoa văn hóa với người Kinh.
Sau khi đã khen ngựa xong, ngài cưỡi ngựa
bằng cách nhảy lên bó đuốc với đơi chân trần.
Nhiều thầy then không chỉ nhảy mà họ còn
vần bó đuốc đang cháy tóe ra khắp nhà, nhưng
khơng ai kêu bỏng hoặc bị thương. Có thể đây
là nghi thức tẩy uế của các ông thầy Shaman
để thân xác được trong sáng và sạch sẽ hơn.
Đối với then Nùng, trước khi mời thánh tướng
về nhập xác, họ còn thực hiện nghi thức “quá
thán”, nghĩa là bước lên than hồng để thân thể
được sạch sẽ trước khi thánh về ngự. Tuy than
đang cháy rực như vậy nhưng không thầy then
nào kêu bỏng hay nóng. Một số người bình
thường nếu họ ăn chay và được các then phù
chú vào bàn chân thì vẫn có thể đi qua than
hồng mà không hề bị bỏng.
Sau khi đã cưỡi ngựa xanh và ngựa hồng,
gia đình nhà then mang một chiếc ghế có lưng
tựa, tay vịn và có trải một miếng vải đệm ở
trên mặt ghế ra cho thánh tướng ngồi. Trước
khi ngồi, các ngài phẩy quạt và quạt ba lần vào
mặt ghế, sau đó lại dùng bộ xóc nhạc xóc vịng
xung quanh ghế ba lần rồi mới ngồi xuống. Đó
là ma thuật dùng để quét sạch mọi bụi trần
vấy bẩn bám trên ghế, để chiếc ghế luôn trong
Khi các ngài đã an tọa thì các then phụ giúp
thực hiện nghi thức “vần lầu” nghĩa là dâng
hương, rượu cho Thánh. Cách thức dâng là các
then phụ giúp truyền nhau bát gạo có cắm 5
nén hương và chén rượu 03 lần theo chiều
ngược với kim đồng hồ quanh thầy then đang
ngồi trên ghế. Do là các đấng siêu nhiên nên
cách thụ hưởng lễ vật của các ngài cũng khác
với người trần gian. Then cho rằng khi truyền
tay hương và rượu vòng quanh như vậy thì các
ngài đã thụ hưởng lễ vật rồi.
Sau khi đã vần lẩu xong, người ta đốt một
bó hương to. Trong khi bó hương đang cháy rực
như vậy, thầy then - lúc này đang đóng vai trị
là thánh tướng - đưa thẳng vào miệng và nhai
nát bó hương ấy. Nghi thức này được gọi là“kin
dương”, nghĩa là ăn hương. Đó là hình thức biểu
lộ thần oai của thánh tướng cũng như những
người làm then để thu phục lòng tin của cộng
đồng vào quyền năng tâm linh của họ.
Tiếp đó thánh tướng ban lộc cho các then
đến phụ giúp và cho cả gia đình. Sau phần ban
Trước cuộc Lẩu then mấy ngày, các gia đình
xung quanh nhà thầy then chuẩn bị một túi
gạo nhỏ có ghi tên gia đình mình, sau đó mang
đến treo ở chiếc giàn gỗ dưới mái nhà, phía
trước bàn thờ then. Các then gọi đây là “trạm
quân binh”, là nơi trú chân của binh mã nhà
then với ý nghĩa góp thêm phần lương thực
cho quân binh đồng thời cũng xin các then làm
phúc. Các túi gạo đều được cắm hương liên tục.
Sau khi các thánh đã thụ hưởng lễ vật xong,
thánh tướng một tay cầm quạt và bộ xóc nhạc,
một tay cầm chiếc gậy tre mà ở đầu có bơi vơi.
Thầy then cầm quạt quạt về phía giàn gỗ nhiều
lần, vừa quạt vừa hát những câu hát mang hàm
ý chúc phúc cho tất cả mọi người có mặt trong
buổi lễ. Sau đó bất thình lình then cầm chiếc
gậy chọc nhẹ vào những túi gạo của gia đình
nào mà trong năm đó có hạn. Đồng bào Tày -
Nùng quan niệm, khi then đã chọc gậy vào túi
gạo nào thì có nghĩa là hạn của gia đình chủ
nhân túi gạo ấy đã được hóa giải. Kết thúc đám
lẩu, họ xin lại túi gạo về nhà để cả nhà cùng
Trong các cuộc then thơng thường, khơng chỉ
có thầy then và binh mã đơn độc trong suốt
hành trình lên lễ Tổ mà cịn có sự tham gia của
tất cả các thành viên trong gia đình gia chủ.
Trước cuộc lễ, then dặn người nhà trong gia
đình, mỗi người chuẩn bị một bộ quần áo, cho
gọn vào chiếc túi rồi đặt cạnh bàn thờ then.
Những bộ quần áo này phải đã mặc vì như vậy
mới có hơi người, có “vía” của chủ nhân trong
đó. Thứ nữa, phải kiêng màu trắng (nếu áo trắng
mà có kẻ sọc màu thì vẫn được) vì màu trắng là
vơ sắc, là màu của cõi âm, tang tóc và khơng có
thần lực.
thì từ đây, người nhà sẽ theo đoàn quân then
lên đường để dâng lễ, xin giải hạn, giải tai. Kết
thúc cuộc then, thầy then cầm bọc quần áo
đưa ba lần trước bàn thờ then rồi ném về phía
gia đình. Khi đó, người nhà chọn riêng ra từng
bộ, xem của ai thì đặt lên đầu giường ngủ của
người ấy. Cịn bát gạo và quả trứng vía được
đặt lên bàn thờ và ba ngày sau được đem ra
nấu cháo. Điều lưu ý là tất cả mọi người trong
gia đình đều phải ăn bát cháo dù ít hay nhiều
và khơng cho người ngồi ăn cùng. Theo quan
Ma thuật chính là phương thức, là chất xúc
tác rất cơ bản để quá trình shaman có thể diễn
ra. Hay nói cách khác, Shaman là một phần cấu
tạo của ma thuật, một phần thực hành nghi
thức, là một dạng biểu hiện của ma thuật
(magic), do đó chúng ln tồn tại song song và
tương hỗ lẫn nhau. Ngoài ra, trong các nghi
<b>Tài liệu tham khảo</b>
<i>1. Chu Huy Diên (1993), Vu thuật huyền bí: </i>
<i>Nghiên cứu và phê phán lên đồng, thuật cầu hồn </i>
<i>nhập xác, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội </i>
<i>2. Nguyễn Thị Hoa (2003), Khảo sát nghi lễ </i>
<i>Then “hắt khoăn” (giải hạn) của người Tày huyện </i>
<i>Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Đại học </i>
Sư phạm I Hà Nội.
<i>3. Nhiều tác giả (1978), Mấy vấn đề Then Việt </i>
<i>Bắc, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội. </i>
<i>4. Ngô Đức Thịnh (2008), Lên Đồng - hành </i>
<i>trình của thần linh và thân phận, Nxb. Trẻ, TP. Hồ </i>
Chí Minh.
<i>5. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Đạo Mẫu </i>
<i>và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt </i>
<i>Nam và châu Á, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>
<i>6. Ngô Đức Thịnh (2002), Then - một hình thức </i>
<i>Shaman của dân tộc Tày ở Việt Nam, Tạp chí Văn </i>
hóa dân gian (số 3).
thức khác của then như cắt hạn tình duyên, viết
và yểm thần lực vào các lá bùa mà then ban cho
gia đình gia chủ để dán ngồi cửa cũng là một
hình thức ma thuật dưới dạng thư phù.
Có thể nói, nếu âm nhạc, văn học, mỹ
thuật và vũ đạo là cơ sở nghệ thuật của then
thì Shaman chính là yếu tố tạo nền tảng cho
then về tín ngưỡng. Ngồi những yếu tố tiêu
cực từ mê tín dị đoan, Shaman trong then cũng
có một số giá trị tích cực. Giá trị lớn nhất mà
Shaman đem lại cho con người chính là sự “an
định tinh thần”, giúp cho con người có thêm
niềm tin vào cuộc sống, thêm niềm tin về sự
bình an của người thân ở thế giới bên kia. Mặt
khác, diễn xướng then còn giúp chúng ta hình
dung về một hình thái tơn giáo cổ xưa đã từng
hiển hiện rực rỡ trong lịch sử văn hóa nhân
loại - Shaman. Âm nhạc, văn học, mỹ thuật và
vũ đạo trong then cũng có giá trị nghệ thuật
không nhỏ.
Ngày nhận bài: 21 - 11 - 2015
Ngày phản biện, đánh giá: 8 - 6 - 2016
Ngày chấp nhận đăng: 28 - 6 - 2016
N.T.T.N