Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO cáo NGHIÊN cứu KHOA học kĩ THUẬT báo cáo đề tài nghiên cứu “ hoạt tính sinh học của lá sống đời và ứng dụng trong đời sống”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA LÁ SỐNG ĐỜI &
ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG


MỤC LỤC
a) Mục lục................................................................................................................................ 1
b) Đặt vấn đề........................................................................................................................... 2
c) Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................... 3
a) Cây sống đời................................................................................................................... 3
i) Sơ lược về cây sống đời............................................................................................ 3
ii) Thành phần hóa học................................................................................................ 4
iii) Bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời...................................................................... 7
b) Phương pháp nghiên cứu :........................................................................................... 8
i) Kết tinh..................................................................................................................... 8
ii) Chưng cất.................................................................................................................. 9
iii) Chiết........................................................................................................................ 10
d) Phần thực nghiệm : ......................................................................................................... 12
a) Kế hoạch nghiên cứu .................................................................................................. 12
b) Nguyên liệu và dụng cụ : ........................................................................................... 12
i) Nguyên liệu ............................................................................................................ 12
ii) Dụng cụ .................................................................................................................. 12
c) Tổng quan quá trình thực hiện ................................................................................. 12


d) Sơ đồ quá trình thực hiện........................................................................................... 14
e) Kết quả ............................................................................................................................. 15
a) Các sản phẩm từ cây sống đời : ................................................................................ 15
i) Bơng gịn cầm máu ................................................................................................ 15
ii) Chai xịt cầm máu trên diện rộng ......................................................................... 15
b) Thử tính cầm máu trên chuột bạch .......................................................................... 16
c) Dùng phương pháp đo Ôxi hoà tan (DO) ................................................................. 17
f) Kết luận và kiến nghị ...................................................................................................... 19
g) Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 19

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ rất lâu rồi ở quê tôi, mọi người xung quanh khi chảy máu do đứt tay thường dùng
lá cây sống đời bâm nhuyễn ra để cầm máu. Sau đó chúng tơi tìm hiểu thì biết được cây sống
đời và lá cây sống đời có rất nhiều cơng dụng trong dân gian. Đây là bài thuốc từ lá sống đời
Theo Đơng y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua chát, tính mát, được dùng làm thuốc
giải độc, chữa bỏng.
Bài thuốc từ cây sống đời
- Trị bỏng: Lá sống đời rửa sạch, giã nhuyễn, dùng đắp lên vết thương. Có tác dụng trị bỏng,
mụn nhọt, cầm máu. Có thể giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống hàng ngày.
- Viêm tai cấp tính: Lá sống đời giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi thấm vào tai.
- Vết thương bầm tím: Lá sống đời rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm ít rượu và đường để uống.
- Viêm loét dạ dày hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột: Lấy 40g lá tươi rửa sạch, giã
nhuyễn vắt lấy nước uống, dùng bã để đắp lên bụng.
- Viêm họng, mất ngủ: Lá sống đời 10 cái rửa sạch dùng ăn nhiều lần trong ngày. Ăn liền 3
ngày. Bài thuốc này cịn có tác dụng chữa chứng mất sữa ở phụ nữ sau sinh, người say rượu.
- Chảy máu cam: Giã 1 - 2 lá sống đời, lấy bơng gịn thấm nước này rồi chấm vào bên trong
mũi.

- Kiết lỵ, viêm đại tràng: Mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá. Trẻ em từ
5 - 10 tuổi liều dùng bằng nửa người lớn. Dùng liền trong 5 ngày.
- Trĩ nội: Dùng 10 lá sống đời/ngày. Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá để nhai nuốt nước. Dùng
xác cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn.
Từ những công dụng trên, đã thôi thúc chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu hoạt tính sinh
học của cây sống đời, với mong muốn là cây sống đời được mọi người sữ dụng dễ dàng hơn
khi cần thiết như tính năng cầm máu do đứt tay hay chảy máu cam... góp phần trong tủ thuốc
gia đình. Từ những yếu tố trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ hoạt tính
sinh học của lá sống đời và ứng dụng trong đời sống”.

2


CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Cây sống đời
I.1. sơ lược về cây sống đời
Việt Nam có một lồi cây rất phổ biến, hễ lá rơi xuống đất là bén rễ hình thành cây
con, có sức sống mãnh liệt. Người Việt Nam gọi là cây sống đời hay cây trường sinh vì cây
này khơng bao giờ chết. Nó cịn có tên khác là Lá bỏng vì lá dùng để chữa phỏng lữa hay
nước sôi rất hay. Lá cầm máu hay lá thuốc hàn vì cầm máu rất nhanh. Lá Quan Âm vì có khả
năng chữa trị được nhiều thứ bệnh. Người tây ban nha gọi là Angelica (Thiên thần diệp),
Người Trung Quốc gọi là lạc điệp sinh căn…
Cây sống đời (danh pháp khoa học: Kalanchoe pinnata hay Bryophyllum calycium,
Bryophyllum pinnatum). Cây sống đời thuộc:
- Giới (regnum): Plantae
- Bộ (ordo): Saxifragales (tai hùm)
- Họ (Familia): Crassulacease (thuốc bỏng)
- Chi (genus): Kalanchoe
- Đoạn (section): Bryophyllum
- Lồi (species): K.pinnata

Sống đời cao cỡ 40-60cm, thân trịn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đơi, chéo
chữ thập, đơn hoặc gồm 3-4 lá chét dày; mép lá khía răng cưa trịn. Hoa màu đỏ hay vàng
cam, mọc thành xim rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay kẽ lá. Hoa ra vào tháng 2-5
đúng dịp mùa xuân.
Sống đời là loại cây mọc hoang khắp nơi, vì có hoa đẹp nên sống đời được xem như
một loài cây cảnh quý, được trồng trong cả chậu mini vườn cảnh tại nhà. Trồng sống đời rất
dễ, chỉ bẻ hoặc cắt một lá già là trồng rất tốt, cây nào cũng có khả năng tạo cây con từ kẽ của
khía ở mép lá.

2


I.2. Thành phần hóa học [theo tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo với đề tài thạc sĩ
Nghiên cứu thành phần hóa học trong lá cây sống đời ở quảng ngãi]

2


2


2


I.3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời
[ />%E1%BB%90C-KHANG-SINH-1653.html]
Chữa lỵ: Dùng 40 gr lá cây sống đời,16 gr cam thảo đất, 20 gr cỏ seo gà, 20 gr lá mơ
lông. Rửa sạch, sắc uống ngày một thang.
Chữa trĩ: Dùng 6 gr lá bỏng, 6 gr rau sam rửa sạch, nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi
dom và lở hậu mơn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu mơn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Chữa đại tiện ra máu: Lấy 30 gr lá sống đời, 10 gr cỏ nhọ nồi, 10 gr ngải cứu (sao
cháy), 10 gr lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày một thang.
Trị viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng bốn lá, chiều bốn lá, tối hai
lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày.
2


Trị viêm xoang mũi: Lấy hai lá sống đời rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc
nút vào lỗ mũi.
Trị viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu: Lấy 50 gr lá sống đời rửa sạch,
giã kỹ lấy nước uống, hoặc sắc uống. Hoặc ăn sống lá bỏng mỗi ngày 40 gr cũng cho kết quả
tốt.
Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá sống đời rửa sạch, nhai sống, rất hiệu nghiệm.
II. Phương pháp nghiên cứu
Có nhiều phương pháp tinh chế. Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp đơn giản và
thơng dụng sử dụng nhiều trong các phịng thí nghiệm và trong Công nghệ.
a. Kết tinh:
Kết tinh dùng để tách các chất rắn ra khỏi hỗn hợp của chúng. Phương pháp kết tinh
đơn giản nhất là phương pháp kết tinh từ dung dịch bão hòa. Hòa tan chất rắn cần kết tinh
trong dung mơi thích hợp ở nhiệt độ sơi ( thường là nhiệt độ sôi của dung môi). Ðến khi chất
tan tan hồn tồn ( khơng thừa dung mơi). Nếu dung dịch có màu thì thêm than hoạt tính
( hàm lượng 1- 2% hàm lượng chất tan) và đun sôi dung dịch, rồi lọc nóng ngay loại chất bẩn
( giai đoạn lọc nóng thao tác nhanh).
Dung dịch sau khi lọc để nguội từ từ sẽ kết tinh. Có thể lặp lại 2- 3 lần.
- Có thể tạo mầm tinh thể bằng hạt, bằng đũa thủy tinh. Tinh thể kết tinh đem làm khô.
Ðiều quan trọng là phải biết chọn và thử dung mơi hịa tan: các chất phân cực dễ tan
trong dung môi phân cực, các chất không phân cực dễ tan trong dung môi không phân cực.
Các dung môi phân cực: nước, alcon, ete, este, acid axetic.
Các dung môi không phân cực: benzen, hexan, xyclohexan, CCl4, Cacbon diSunfua...
- Có thể dùng hỗn hợp dung môi.


2


Chú ý: Các dung môi được chọn phải thỏa mãn một số tính chất sau:
- Phải tan tốt chất hịa tan và rất ít tan ở nhiệt độ thường và lạnh.
- Khơng phản ứng hóa học với chất tan.
- Các tạp chất không tan với dung môi chọn ở nhiệt độ cao hoặc hòa tan tốt ở nhiệt độ
thường và lạnh.
- Dung môi chọn phải dễ dàng bay hơi khỏi bề mặt tinh thể.
- Nhiệt độ sôi của dung môi phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chất rắn khoảng 1015%.
b. Chưng cất
- Chưng cất thường: các chất có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 150°C, bền với nhiệt độ, khơng bị
phân hủy ở nhiệt độ sơi thì chưng cất thường.
- Các chất có nhiệt độ sơi lớn hơn 150°C hoặc kém bền với nhiệt, kếm bền với chất oxi
hóa thường được chưng cất dưới áp suất thấp.
- Chưng cất có nhiệt độ sơi nhỏ hơn 180°C hơi được ngưng tụ trong ống sinh hàn bằng
nước lạnh.
- Chưng cất có nhiệt độ sôi lớn hơn 180°C hơi được ngưng tụ bằng sinh hàn khơng khí.
- Các chất có nhiệt độ sơi lớn hơn 200°C thì khơng cần sinh hàn.

2


Các chất có nhiệt độ sơi gần nhau thì phải chưng cất phân đoạn sử dụng các cột sắt đặc
biệt như cột Hempen, cột chưng Vigrơ, cột chưng có đĩa chưng...
Chưng cất phân đoạn là dựa vào sự khác nhau về thành phần hơi và thành phần ở thể
lỏng của các cấu tử. Càng về sau thì tướng hơi giàu cấu tử có nhiệt độ sơi thấp, tướng lỏng sẽ
cịn lại cấu tử có nhiệt độ sơi cao.
Nếu tạo thành hỗn hợp đẳng khí là do sự tác dụng tương hỗ phức tạp giữa các phần tử

các chất lỏng với nhau ta có thể dùng phương pháp chưng cất phân đoạn dưới áp suất thấp,
phương pháp làm lạnh hoặc có thể dùng phương pháp hóa học cho một chất hóa học vào để
tác dụng với một trong các chất có trong hỗn hợp tách ra.
Ðối với các chất hữu cơ ít tan trong nước, khơng phản ứng với nước có áp suất hơi lớn
ở nhiệt độ sôi của nước thường dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước: dẫn hơi
nước vào hỗn hợp, hơi nước sẽ lôi cuốn nó theo và được làm lạnh ngưng tụ lại.
Phương pháp lơi cuốn hơi nước áp dụng cho các chất có nhiệt độ sôi lớn hơn 100°C.

2


c. Chiết
Chiết là quá trình chuyển một chất ở dạng hòa tan hay dạng huyền phù sang một tướng
lỏng khác.

Muốn chiết một chất ra khỏi một chất khác ta phải chọn dung mơi chiết có độ hịa tan
nhiều hơn chất kia.
- Có một lượng dung mơi xác định dùng để chiết không nên chiết một lần mà phải chia
ra nhiều lần để chiết có hiệu quả hơn.
- Dung mơi dùng để chiết thường là: điêtylôle, benzen, ete, dầu hỏa, este, clorofom,
CCl4.
- Dung mơi dùng để chiết có nhiệt độ sơi càng thấp càng tốt.
- Dụng cụ chiết: phễu chiết, thiết bị chiết.
- Phương pháp chiết: dung dịch chất tan và dung môi chiết cho vào phễu chiết lắc , để
yên rồi chiết ra. Trường hợp sau khi lắc dung dịch tạo thành nhũ tương không phân lớp được
ta cho vào một ít muối NaCl tinh khiết để làm thay đổi tỷ trọng, thì cân bằng thiết lập nhanh
hơn hoặc cho vào dung dịch vài giọt rượu làm giảm sức căng bề mặt phân lớp sẽ nhanh hơn.
- Chiết một chất rắn ra khỏi hỗn hợp các chất rắn khác người ta thường dùng dụng cụ
chiết Sốclết.
[ />

2


PHẦN THỰC NGHIỆM
III.1. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu
tài liệu

Tiến hành thí
nghiệm

Kết quả thí
nghiệm

Đưa ra thí
nghiệm phù hợp

Đưa ra thí
nghiệm phù hợp

III.2 NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ
III.2.1 Nguyên liệu:

Lá sống đời


Nước cất




Đường



Chuột bạch

III.2.2. Dụng cụ:
Cốc
Ống nghiệm
Bình tam giác
Ống sinh hàn
Đèn cồn
Tủ sấy
Máy đo pH
Bình cầu
Máy xay sinh tố.
III.3 Tổng quan về quá trình thực nghiệm
 Cân lấy 100g lá sống đời đã được nhặt sạch, rửa, để ráo. Sau đó xay cùng 200ml etyl
axetat(mẫu 1) 200ml etanol(mẫu 2), 200ml nước(mẫu 3) ,thu được 3 mẫu, mỗi mẫu
400ml hỗn hợp→ đem chưng cất ở nhiệt độ cao ngưng tụ nhờ ống sinh hàn. Lắp ráp mơ
hình như hình sau:

2


 Sau 3 giờ chưng cất thu được 3 mẫu dung dịch trong suốt không màu.

(1): dung môi etyl axetat


(2) dung môi etanol

(3) dung môi nước

2


Hình: đo pH dung dịch thu được.

MẪU 1

MẪU 2

MẪU 3

NHẬN XÉT:
•Mẫu 1 trong dung mơi khơng phân cực là etyl axetat, dung dịch có độ pH thấp (3,1) =>
hỗn hợp thu được chứa thành phần chủ yếu là axit hữu cơ.
•Mẫu 2 trong dung mơi etanol, pH thấp hơn mẫu 1 (5,2) => có thể đã có một phần
etanol đã trung hồ lượng axit hữu cơ trong hỗn hợp.
•Mẫu 3 trong dung môi phân cực là nước, cao nhất trong 3 mẫu (5,5) => có phần axit
hữu cơ đã khơng hồ tan được trong dung mơi phân cực.
KẾT LUẬN: TRONG DUNG MÔI ETYL AXETAT SẼ THU ĐƯỢC THÀNH
PHẦN AXIT HỮU CƠ CAO NHẤT
III.4 Sơ đồ quá trình thực hiện:

2


- Mẫu 1: dung môi etyl axetat

- Mẫu 2: dung môi etanol
- Mẫu 3: dung môi nước.
IV. KẾT QUẢ
IV.1. Các sản phẩm làm từ dung dịch lá sống đời trong 3 dung mơi:
a) Bơng gịn cầm máu:
100ml dung dịch tẩm vào bơng gịn sấy trong tử sấy ở nhiệt độ 100oC trong 3 giờ
ta thu được 3 mẫu bơng có tẩm dịch lá sống đời từ 3 dung môi khác nhau như
hình.

Theo thứ tự từ trên xuống: bơng tẳm dung dịch lá sống đời trong dung môi
etyl axetat (mẫu 1), dung môi etanol (mẫu 2), dung môi nước (mẫu 3).

b) Chai xịt cầm máu trên diện rộng:
Dung dịch còn lại cho vào chai xịt thành ba mẫu để có thể xịt cầm máu trên diện
rộng. Do tính chất vật lý về nhiệt độ hoá hơi => Dung dịch mẫu 1(dung mơi etyl
axetat) có khả năng bay hơi nhanh nhất tiếp theo là mẫu 2 (dung môi etanol) và
cuối cùng là mẫu 3 (dung môi nước).

2


IV.2. Thử khả năng cầm máu trên chuột bạch
=> Bông có tẩm dung dịch có khả năng cầm máu tốt hơn
Nhận xét: Nhận thấy rằng bơng gịn tẳm dung dịch từ lá sống đời có khả năng cầm
máu rất nhanh chuột bạch đã hết chảy máu và sau mấy ngày vẫn sống khỏe mạnh bình
thường.

Hình: chuột bị chảy máu

2



Hình: chuột được cầm
máu sau vài giây sử dụng
bơng tẳm sống đời.

IV.3. Dùng phương pháp đo Ơxi hồ tan (DO):
a. Khái niệm:
DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của
các thủy sinh. Trong các chất khí hịa tan trong nước, oxy hịa tan đóng một vai trị rất quan
trọng. Oxy hịa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện khơng thể thiếu
của q trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ơ nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị
phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hịa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO
sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như một thơng số
để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối với q
trình tự làm sạch của sơng (assimilative capacity - AC). Đơn vị tính của DO thường dùng là
mg/l.
b. Phương pháp thực hiện: phương pháp Winkler
c. Cách thực hiện:
350 ml ba mẫu cần xác định DO cho vào 3 cốc thuỷ tinh, hoà tan lượng MnCl 2 vào cả 3 mẫu
đến dư. Sau đó thêm tiếp dd NaOH đến khi hết kết tủa, tiếp tục cho KI đến dư vào cả ba mẫu.
Đậy nút bình tránh bọt khívà để n cho kết tủa lắng xuống. Axit hoá 3 mẫu hỗn hợp bằng
H2SO4 đặc. Đấy nút bình và lắc kĩ.đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Chuẩn độ ngay dung dịch thu
được (mỗi mẫu lấy 10ml) bằng dung dịch Na2S2O3 8.10-3M, nhận biết bằng hồ tinh bột. Kết
quả như bảng sau:
Mẫu

1 (dung môi etyl axetat)

2 (dung môi etanol)


3 (dung môi nước)

V (Na2S2O3)

1,1 ml

2,1 ml

2,2 ml

DO (mg/l)

7,04

13,44

14,08

d. Cơng thức tính DO:
2


DO = (VTB x N/VM) x 8 X 1000
TRONG ĐĨ:

• VTB là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 chuẩn độ.
• N là nồng độ mol/lít của dung dịch Na2S2O3 (ở đây là 8.10-3M)
• VM là thể tích dung dịch đem chuẩn độ.
e. Các tiến trình thực hiện phương pháp Winkler:


Dung dịch cố định ôxi

Dung dịch khi cho hồ tinh bột

Dung dịch sau chuẩn độ

f. Các phương trình phản ứng:

Phương pháp Winkler: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc oxi hóa Mn2+ thành Mn4+
trong mơi trường kiềm bởi oxi tan trong nước. Sau đó hịa tan MnO2 bằng axit có mặt chất
khử I- thì Mn(IV) sẽ oxi hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 bằng dung dịch chuẩn natri thiosunfat
Na2S2O3 ta sẽ tính được lượng DO.
Mn2+ + 2 OH- → Mn(OH)2↓ (màu trắng), chứng tỏ khơng có oxi
Mn2+ + 2OH- + 1/2 O2 → MnO2↓ + H2O, có kết tủa màu đen, có oxi.
Lọc lấy kểt tủa MnO2, hịa tan trong axit H2SO4 có I-.
MnO2 + 4H+ + 2 I- → Mn2+ + 2H2O + I2
Chuẩn độ I2 bằng dung dịch chuẩn natri thiosunfat Na2S2O3 với chất chỉ thị hồ tinh bột:
I2 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6 + 2NaI (không màu).

2


g. Nhận xét:

Qua kết quả thu được ơxi hồ tan trong 3 mẫu thấp hơn quy định nên vi sinh vật
có khả năng phát triển thấp. => Hạn sử dụng các dung dịch lâu và trong dung môi etyl
axetat là lâu nhất (do DO trong etyl axetat là nhỏ nhất).

2



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Theo chúng tơi biết thì đến thời điểm hiện tại chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
liên quan đến các sản phẩm lá sống đời mà chúng tôi nghiên cứu đồng thời chưa ai dùng dung
môi là nước, etanol và etyl axetat để chưng cất.... Với thời gian và kinh phí để nghiên cứu
chưa đủ nên đề tài thực hiện vẫn cịn sai sót. Chúng em dựa vào nghiên cứu trước đó đã xác
định thành phần hố học của lá sống đời trong dung mơi như KOH, metanol, hexan,... làm
nền tảng cho đề tài nghiên cứu này. Từ những kết quả đạt được trong đề tài, có thể kết luận
như sau:
Đề tài nghiên cứu đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.
Giá trị kinh tế cao.
Có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn.
Có thể nghiên cứu hồn chỉnh trong ngành dược phẩm.
Tạo ra bơng cầm máu, bình xịt cầm máu trên diện rộng tách chiết được từ thực vật.
Trong tương lai, chúng tơi có dự kiến sẽ tạo ra kẹo trị đau họng từ lá cây sống đời do
trong dân gian, mọi người cũng có thể trị đau họng bằng cách nhai và nuốt dịch lá sống
đời tươi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đề tài thạc sĩ : Nghiên cứu thành phần hóa học trong lá cây sống đời [theo Nguyễn
Thị Phương Thảo]
2) />3) />
2



×