MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TIÊU THỤ VÀ HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
I. DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY.
Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm nắm bắt, xử lý các thông tin về thị trường
một cách chính xác, một mặt để đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh,
mặt khác nhằm dự báo thị trường hàng hóa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Ban giám đốc Công ty đã giao trọng trách này cho phòng marketing trực tiếp đảm
nhieemj và cùng với phòng kinh doanh lập một chiến lược tiêu thụ hiệu quả trong
năm 2002 và các năm tiếp theo đó.
Đối tượng dự báo của Công ty gồm có thị trường nguồn hàng và thị trường tiêu
thụ.
- Đối với thị trường nguồn hàng: Là Công ty TM có bề dày hoạt động, Công ty đã
tạo dựng được mối liên hệ mật thiết trong việc cung ứng nguồn hàng từ rất nhiều
công ty lớn nhỏ, không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế. Các nguồn
hàng cung cấp từ phía bạn hàng nước ngoài như: Vật tư phục vụ sản xuất chủ yếu
là sắt thép đặc chủng (Nhật), máy văn phòng (Nhật - Anh Quốc), dây truyền băng
tải công nghiệp, xe gắn máy (Thái Lan)... Đây chủ yếu là những mặt hàng có giá trị
lớn mà các công ty trong nước không sản xuất, hoặc sản xuất với giá thành cao nên
thường được ???
- Đối với thị trường tiêu thụ: Đây là khâu quan trọng nhất quyết định toàn bộ hiệu
quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của Công ty bao gồm
hầu hết các khu vực nội thành Hải Phòng do các cửa hàng trực thuộc Công ty đảm
nhiệm. Bên cạnh đó là thị trường xuất khẩu sang các khu vực châu Á với mặt hàng
chủ yếu là nông sản và thị trường châu Âu là các mặt hàng gốm sứ.
Với những kinh nghiệm và phương pháp dự báo thị trường của mình, Công ty
đã dự báo nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa trong thời gian tới như sau.
- Thị trường tiêu thụ nội địa
ĐVT Chỉ tiêu Nhu cầu tiêu dùng qua các năm
2001 2002 2003 2004 2005
Chiếc
Chiếc
Bộ
Tấn
Tấn
Chiếc
Hàng công nghệ
Dụng cụ địn gia dụng
TBVP
Vật tư
Nông sản
Xe gắn máy
205800
28683
9165
1468
1330
263
210000
30000
1050
1700
1500
300
215000
32000
1200
2000
1700
330
230000
38000
1300
2200
1900
380
235000
42000
1400
2500
2200
450
- Thị trường xuất khẩu của Công ty.
Chỉ tiêu ĐVT
Nhu cầu tiêu dùng qua các năm
2001 2002 2003 2004 2005
Hàng công nghệ
Nông sản
Chiếc
Tấn
68600
997.5
72000
1100
75000
1200
77000
1300
80000
1500
II CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ NÓI RIÊNG.
1. Tổ chức lại công tác điều hành kinh doanh cho phù hợp đặc biệt là thực
hiện kinh doanh tổng hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
luôn gắn liền với lợi ích cuối cùng là lợi nhuận.
Lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, thông qua lợi
nhuận, các đơn vị kinh doanh tham gia tự nhiên vào quá trình phân công lao động
xã hội và qua đó đơn vị mang laị lợi ích chung cho toàn xã hội. Để đảm bảo lợi ích
của đơn vị mình, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải lựa chọn phương thức
kinh doanh sao cho phù hợp và đem lại lợi nhuận cao nhất. Việc lựa chọn này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Như vậy để xác định cho mình một phương thức kinh doanh phù hợp, Công ty
cần phải lựa chọn phương thức kinh doanh tổng hợp trên cơ sở chuyên doanh
ngành hàng điện gia dụng, công nghệ phẩm, vật tư là những ngành hàng truyền
thống của Công ty, đồng thời kết hợp với kinh doanh một số ngành hàng mới như
TBVP cao cấp, xe gắn máy. Bên cạnh đó, Công ty phải tiến hành đi sâu tìm hiểu
nắm bắt nhu cầu vươn ra kinh doanh các ngành hàng khác nhằm tăng thêm doanh
lợi, đặc biệt là các mặt hàng XK (trị cao) như: may mặc, giầy da, thuỷ hải sản, triệt
để khai thác thị trường. Đây cũng là một phương pháp tạo uy tín đối với khách
hàng trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu đa dạng, giúp họ có điều kiện thuận lợi và tiết
kiệm trong tiêu dùng.
Để thực hiện tốt phương thức kinh doanh tổng hợp đi đôi với chuyên doanh
ngành hàng truyền thống, Công ty cần phải thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu,
tổ chức thu mua sản phẩm hàng hóa cho đến việc tổ chức tốt mạng lưới bán hàng
tránh tình trạng mất đoàn kết cụ bộ cửa quyền trong hoạt động kinh doanh ở một số
cửa hàng. Việc tạo nguồn vốn cho việc thực hiện các hoạt động này là rất quan
trọng, đặc biệt là việc hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vì nó không chỉ dừng lại
ở chỗ lợi nhuận cho việc chuyển đổi sang vốn ngoại tệ mà còn là cầu nối cho việc
huy động các nguồn vốn bên ngoài.
2. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là khâu có tầm quan trọng quyết định
đến hiệu quả kinh doanh. Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay
gắt như hiện nay, việc sử dụng vốn tự có của mình sẽ không đáp ứng được nhu cầu
về vốn cho kinh doanh. Do đó, Công ty đã phải huy động vốn từ các nguồn vốn
vay ngân hàng và trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì vốn vay ngân hàng vẫn là chủ
yếu. Để đảm bảo những thuận lợi trong việc vay vốn này, Công ty luôn phải giữ
chữ tín trong việc trả nợ và tiền lãi vay. Vốn vay được sử dụn, bên cạnh có tác
dụng giúp đỡ Công ty trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng nguồn vốn,
có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp TM khác... gây ra những hạn chế khó khăn
cho việc tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty, đó là làm tăng chi phí trả lãi tiền
vay lên rất cao, khiến cho tổng chi phí trong kinh doanh tăng, lợi nhuận và hiệu
quả lao động tất yếu giảm. Do đó, Công ty cần phải giảm vốn vay ngân hàng bằng
cách sử dụng hiệu quả hơn phần vốn đang có và huy động nguồn vốn của Công ty,
đó là:
- Giải toả hàng tồn kho, hàng kém chất lượng chấp nhận hoà vốn hoặc lỗ một ít để
thu hồi vốn, nhằm tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
- Tích cực thu hồi các khoản nợ khi đã đến hạn trả.
- Công ty huy động nguồn vốn phản hồi của cán bộ công nhân viên trong Công ty
bằng cách vay của họ và trả lãi cao hơn lãi suất tiết kiệm và thấp hơn lãi suất ngân
hàng. Như vậy vừa tăng thêm trách nhiệm trong công việc của mỗi CBCNV vì
trong lợi ích chung của Công ty conf có lợi ích riêng của họ.
Những biện pháp Công ty cần áp dụng để sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế là:
- Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động nhưng giảm tồn kho trong mỗi kỳ kinh
doanh.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông và sử dụng chi phí tài sản hợp lý
- Tăng cường công tác quản lý tài chính, quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô lãng
phí và giảm những thiệt hại cho vi phạm hợp đồng vay, trả của Công ty mà chủ yếu
là thực hiện đúng thời hạn vay.
3. Giá cả.
Giá cả là yếu tố mang lại thu nhập cho Công ty, giá cả gây ra tác động lớn đến
với khách hàng, là nhân tố quyết định sự lựa chọn của người mua, ảnh hưởng đến
mức tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty.
Việc xác định giá mới cần phải bắt đầu từ phân tích nhu cầu của người tiêu
dùng và những cảm nhận của họ về giá. Giá cả cần phải được xem xét cùng với các
yếu tố biến đổi khác, đặc biệt là phải có sự tham khảo giá trên thị trường để tránh
cho việc định giá cao hơn giá thị trường. Nếu việc định giá do ban giám đốc phụ
trách thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kế hoạch của Công ty. Do đó,
Công ty nên áp dụng các chế độ khoán kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc. Hình
thức này sẽ giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn, nhưng bên cạnh
đó Công ty cũng cần phải quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh đó.
4. Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh
Việc thực hiện tiết kiệm chi phí là một biện pháp để có hiệu quả kinh tế cao.
Thực tế, Công ty vẫn chưa tiết kiệm được chi phí, còn để thất thoát và lãng phí
nhiều. Nguyên nhân do khâu tổ chức quản lý chưa tốt, điều này ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Để có thể quản lý chi phí một cách chặt chẽ, giảm các
khoản dư bất hợp lý, Công ty cần phải rà soát lại tất cả các khâu và các chỉ tiêu
định mức bằng cách:
- Xác định nhu cầu vốn của từng thời kỳ kinh doanh. Nếu không tính đúng, tính đủ
vốn sẽ dẫn tới tình trạng thiếu vốn, Công ty gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh sẽ
bị ngừng trệ, khả năng thanh toán bị giảm sút hoặc nếu thừa vốn sẽ dẫn tới lãng phí
và làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm.
- Tổ chức lao động hợp lý đó là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu suất lao
động và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó, làm giảm quỹ tiền lương
để cho tổng chi phí giảm xuống. Giảm tổng quỹ lương không có nghĩa là giảm tiền
lương của cán bộ công nhân viên mà làm cho tiền lương bình quân tăng lên và mức
độ tăng đó phải nhỏ hơn tốc độ tăng hiệu suất lao động mà người lao động đạt
được.
5. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa và phát triển thị trường
- Tăng cường công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng.