BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LÊ XUÂN TÚ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH BẢO TRÌ CƠNG TRÌNH HỒ
CHỨA NƯỚC BÀ RÂU, HUYỆN THUẬN BẮC, TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NINH THUẬN, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LÊ XUÂN TÚ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH BẢO TRÌ CƠNG TRÌNH HỒ
CHỨA NƯỚC BÀ RÂU HUYỆN THUẬN BẮC TỈNH NINH THUẬN
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số:
1481580203089
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MỲ DUY THÀNH
NINH THUẬN, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Lê Xuân Tú
LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dƣng với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất
quy trình bảo trì cơng trình hồ chứa nước Bà Râu huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh
Thuận” đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại
học - Khoa cơng trình - Trƣờng Đại học Thủy lợi, cùng các thầy giáo, cô giáo, các
bạn bè, đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình, đặc biệt con gái Lê Minh
Thư là nguồn động lực không ngừng nghĩ để tác giả có thể hồn thành luận văn
này;
Học viên xin trân trọng cảm ơn đến TS. Mỵ Duy Thành đã đóng góp ý kiến, hƣớng
dẫn học viên trong quá trình thực hiện văn thạc sĩ này.
MỤC LỤC
1.
Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2.
Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
3.
Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................2
4.
Kết quả dự kiến đạt đƣợc ....................................................................................3
CHƢƠNG 1, TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG ...............4
1.1, Bảo hành, Bảo trì cơng trình xây dựng .................................................................... 4
1.1.1, Bảo hành cơng trình xây dựng ..................................................................4
1.1.2, Bảo trì cơng trình xây dựng ......................................................................4
1.2, Lịch sử phát triển của công tác bảo trì ..................................................................... 5
1.2.1, Lịch sử bảo trì ...........................................................................................5
1.2.2, Bảo trì đã trải qua ba thế hệ ......................................................................6
1.3, Các khái niệm về cơng tác bảo trì cơng trình xây dựng ........................................... 9
1.3.1, Các khái niệm liên quan bảo trì cơng trình ...............................................9
1.3.2, So sánh giữa bảo trì và y tế .....................................................................11
1.4, Vai trị của cơng tác bảo trì .................................................................................... 12
1.4.1, Những phát triển mới của bảo trì ............................................................12
1.4.2, Vai trị của bảo trì ngày nay ....................................................................12
1.5, Cơng tác bảo trì đối với hồ chứa nƣớc là vô cùng quan trọng ............................... 14
1.5.1, Đặt vấn đề ...............................................................................................14
1.5.2, Cần thay đổi nhận thức về bảo trì cơng trình ..........................................14
1.5.3, u cầu kỹ thuật của hồ chứa nƣớc đối với bảo trì ................................16
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................... 18
CHƢƠNG 2, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỒ
CHỨA NƢỚC ...........................................................................................................19
2.1, Các quy định pháp luật về cơng tác bảo trì cơng trình xây dựng ........................... 19
2.1.1, Quá trình phát triển các Nghị định về bảo trì cơng trình ........................19
2.1.2, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về việc quản lý chất lƣợng và bảo trì cơng
trình xây dựng - một văn bản pháp luật quang trọng ........................................19
2.1.3, Căn cứ Nghị định này việc quản lý chất lƣợng công trình xây dựng phải
tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản sau .................................................................21
2.2, Các cở sở, phƣơng pháp bảo trì cơng trình xây dựng ............................................ 22
2.2.1, Bảo trì phục hồi .......................................................................................22
2.2.2, Bảo trì phịng ngừa ..................................................................................22
2.2.3, Bảo trì cơ hội ...........................................................................................23
2.2.4, Bảo trì dựa trên tình trạng .......................................................................23
2.2.5, Bảo trì dự đốn ........................................................................................23
2.2.6, Cơng trình hết tuổi thọ ............................................................................23
2.3, Đặc điểm làm việc và khai thác hồ chứa trong giai đoạn quản lý, khai thác và
vận hành ........................................................................................................................ 24
2.3.1, Đặc điểm chung.......................................................................................24
2.3.2, Đặc điểm về quản lý, khai thác và vận hành đập ngăn nƣớc ..................25
2.3.3, Đặc điểm về quản lý, khai thác và vận hành cống ..................................25
2.3.4, Đặc điểm quản lý, khai thác và vận hành tràn xả lũ ...............................27
2.4, Nội dung và yêu cầu đối với quy trình bảo trì hồ chứa nƣớc. ............................... 28
2.4.1, Đập đất ....................................................................................................28
2.4.2, Các kết cấu xây đúc.................................................................................29
2.4.3, Các thiết bị vận hành ...............................................................................29
2.4.4, Các thiết bị quan trắc...............................................................................30
2.4.5, Các cơng trình phục vụ quản lý, vận hành ..............................................30
2.5, Các yếu tố và nguyên nhân tác động đến chất lƣợng hồ chứa nƣớc ...................... 31
2.5.1, Các yêu tố ................................................................................................31
2.5.2, Các nguyên nhân .....................................................................................32
2.5.3, Các nguyên nhân cụ thể nhƣ ...................................................................34
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 37
CHƢƠNG 3, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH BẢO TRÌ CƠNG TRÌNH HỒ CHỨA
NƢỚC BÀ RÂU HUYỆN THUẬN BẮC TỈNH NINH THUẬN ...........................39
3.1, Giới thiệu cơng trình hồ chứa nƣớc Bà Râu .......................................................... 39
3.2, Đặc điểm cơng trình và các u cầu đối với cơng tác bảo trì hồ chứa nƣớc Bà
Râu
........................................................................................................................ 40
3.2.1, Vị trí, phạm vi xây dựng và vùng ảnh hƣởng .........................................40
3.2.2, Các yêu cầu về nhiệm vụ cơng trình. ......................................................40
3.2.3, Các thơng số kỹ thuật của cơng trình hồ chứa nƣớc Bà Râu: .................41
3.2.4, Sự vận hành của các bộ phận cơng trình .................................................42
3.2.5, Hao mịn trong quá trình vận hành..........................................................45
3.2.6, Những vấn đề cần chú ý trong cơng tác bảo trì cơng trình .....................47
3.3, Đề xuất nội dung, quy trình bảo trì hồ chứa nƣớc Bà Râu .................................... 48
3.3.1, Sơ đồ quy trình thực hiện bảo trì.............................................................48
3.3.2, Quan trắc theo giõi hoạt động cơng trình đầu mối ..................................50
3.3.3, Nội dung bảo trì các hạng mục cơng trình ..............................................51
3.3.4, Nội dung bảo trì hồ chứa .........................................................................52
3.3.5, Nội dung bảo trì Đập chính .....................................................................53
3.3.6, Nội dung bảo trì Tràn xả lũ .....................................................................58
3.3.7, Nội dung bảo trì Cống lấy nƣớc ..............................................................64
3.3.8, Nội dung bảo trì Nhà quản lý ..................................................................69
3.3.9, Bảo trì các hạng mục khác ......................................................................70
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................75
1.
Kết luận .............................................................................................................75
2.
Kiến nghị ...........................................................................................................75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76
Phụ lục 1: Biểu mẫu xử lý công trình hết tuổi thọ theo thiết kế ...............................76
Phụ lục 2: Biểu mẫu kiểm tra cơng trình hồ chứa .....................................................77
Phụ lục 3: Biểu mẫu quan trắc áp lực thấm dƣới móng cơng trình ..........................79
Tên hồ chứa: hồ Bà Râu, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận ..................................... 79
Thời gian kiểm tra: Vào lúc …….. giờ …….. / …….. / 2016 ...................................... 79
Thời gian kiểm tra: Vào lúc …….. giờ …….. / …….. / 2016 ...................................... 80
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sự cố vỡ đập Đầm Hà Động ngày 30/10/2014 ............................................8
Hình 1.2 Địi h i và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn ....................................9
Hình 1.3 Bảo trì cửa van cống lấy nƣớc hồ Tân Giang ............................................10
Hình 1.4 Các hình ảnh về bảo trì mặt đƣờng cầu giao thơng....................................12
Hình 1.5 Hồ Sơng Trâu trƣớc và sau khi bảo trì hệ thống nâng hạ cửa van .............15
Hình 1.6 Bảo trì định kỳ kênh Chính Bắc, hồ Sơng Sắt, tỉnh Ninh Thuận ...............15
Hình 1.7 Hồ Phƣớc Trung trƣớc và sau khi bảo trì cơ mái thƣợng lƣu đập .............17
Hình 2.1 Mái hạ lƣu hồ Sơng Sắt trƣớc, sau mỗi mùa khơ và mùa mƣa. .................29
Hình 2.2 Quan trắc chuyển vị, quan trắc đƣờng bảo hòa hồ Bà Râu. .......................30
Hình 2.3 Hồ Phƣớc Trung bị vỡ năm 2010 ...............................................................32
Hình 2.4 Vết nứt dọc thân đập hồ Lanh Ra xuất hiện tháng 10 năm 2015 ...............35
Hình 3.1 Góc nh hồ Bà Râu ....................................................................................40
Hình 3.2 Cống lấy nƣớc thƣợng lƣu và hạ lƣu hồ Bà Râu ........................................44
Hình 3.3 Mái hạ lƣu đập hồ Bà Râu..........................................................................55
Hình 3.4 Đống đá tiêu nƣớc hồ Sơng Trâu ...............................................................56
Hình 3.5 Hệ thống xe thả phai hồ Bà Râu ................................................................62
Hình 3.6 Máy phát điện hồ Bà Râu ...........................................................................63
Hình 3.7 Bảo dƣỡng hệ thống cửa van cống lấy nƣớc hạ lƣu hồ Bà Râu .................66
Hình 3.8 Hệ thống đèn chiếu sáng dọc thân đập hồ Bà Râu .....................................72
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chi phí chu kỳ sống của một số sản phẩm tiêu dùng ..................................6
Bảng 1.2 So sánh giữa bảo trì và y tế ........................................................................11
Bảng 1.3 Mức độ ô nhiễm của hồ đƣợc thống kê .....................................................17
Bảng 3.1 Thơng số kỹ thuật của cơng trình hồ chứa nƣớc Bà Râu ...........................41
Bảng 3.2 Quy trình thực hiện bảo trì cơng trình .......................................................49
Bảng 3.3 Quy định số lần quan trắc ..........................................................................56
Bảng 3.4 Thống kê cơng việc bảo trì mốc cơ bản và mốc mặt cơng trình................57
Bảng 3.5 Thống kê cơng việc bảo trì cửa van tràn xả lũ...........................................58
Bảng 3.6 Thống kê cơng việc bảo trì cống lấy nƣớc ................................................64
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến nay, ở nƣớc ta có 5579 hồ chứa thuộc địa bàn của 45/64 tỉnh thành, trong
đó, có gần 100 hồ chứa nƣớc lớn dung tích trên 10 triệu m3, hơn 567 hồ có dung
tích từ (1÷10) triệu m3, cịn lại là các hồ nh dƣới 1 triệu m³. Tổng dung tích trữ
nƣớc của các hồ là 35,8 tỷ m3, trong đó có 26 hồ chứa thủy điện lớn dung tích là 27
tỷ m3 nƣớc cịn lại là các hồ có nhiệm vụ tƣới là chính với tổng dung tích là 8,8 tỷ
m3 nƣớc đảm bảo tƣới cho 80 vạn ha; 1
Các cơng trình hồ đập đƣợc đầu tƣ với các nguồn vốn khác nhau: Ngân sách nhà
nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân, các nơng trƣờng, hợp tác xã, trong đó, nguồn vốn
từ ngân sách nhà nƣớc là chủ yếu. Việc xây dựng nhiều hồ chứa đã góp phần rất lớn
vào phát triển sản xuất nông nghiệp, phát điện, chống lũ, cấp nƣớc sinh hoạt và bảo
vệ môi trƣờng. Tuy nhiên hồ chứa cũng gây ra các tác động tiêu cực đến môi
trƣờng, xã hội. Những tồn tại trong thiết kế, thi công và quản lý hồ chứa cũng nhƣ
những biến đổi bất thƣờng về khí hậu làm cho các tác động xấu này trầm trọng
thêm, đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ làm mất an toàn, làm vỡ đập và gây ra thảm
họa cho khu vực hạ du. Mối nguy tiềm ẩn này luôn hiện hữu ở các đập, hồ chứa
nƣớc. Những tồn tại này phần lớn nằm ở các hồ loại vừa và nh , vì loại cơng trình
này có tiêu chuẩn thiết kế (về lũ cũng nhƣ an tồn cơng trình) thấp hơn, đặc biệt đối
với các hồ đập đƣợc xây dựng trong những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc mà hầu hết
đập dâng của các hồ chứa này đƣợc xây dựng bằng vật liệu địa phƣơng (đập đất,
đá);
Bảo trì cơng trình (BTCT) có vai trị rất quan trọng trong đầu tƣ xây dựng (ĐTXD)
và phát triển kinh tế - xã hội. BTCT là tập hợp các cơng việc nhằm bảo đảm và duy
trì sự làm việc bình thƣờng, an tồn của cơng trình theo quy định của thiết kế trong
suốt quá trình khai thác sử dụng;
Trong công tác đầu tƣ và phát triển tỉnh Ninh Thuận, bảo trì cơng trình thủy lợi đã
đƣợc chú trọng, quan tâm. Nhƣng chƣa đúng trình tự. Vấn đề này cần tính thực tiễn
làm cơ sở cho đầu tƣ xây dựng các cơng trình thủy lợi. Nội dung bảo trì cơng trình
1
Nguồn: từ “Chƣơng trình đảm bảo an tồn hồ chứa nƣớc của Bộ NN&PTNT năm 2014”
1
thủy lợi có thể bao gồm một, một số hoặc tồn bộ các cơng việc nhƣ trong Khoản 1
Điều 38 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Đồng thời, đây là một trong những cơng
cụ chủ yếu để quản lý cơng trình thủy lợi theo hƣớng văn minh, hiện đại, góp phần
làm tăng tuổi thọ cơng trình, hạng mục cơng trình nhằm khai thác tối đa những công
năng, nhiệm vụ của công trình và các hạng mục cơng trình;
Về quản lý, mặc dầu Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản, quy định trách nhiệm
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thủy điện nói chung và các hồ đập
nói riêng, nhƣng nói chung, năng lực về quản lý, theo dõi và vận hành hồ đập tại
Việt Nam còn nhiều bất cập. Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về việc quản lý chất lƣợng và bảo trì cơng trình
xây dựng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015 và bãi b Nghị định
số 114/2010/NĐ-CP ngày 6/12/2010 của Chính phủ về bảo trì cơng trình xây dựng
và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lƣợng cơng trình xây dựng.
Trong quá trình triển khai thực hiện chỉ có các Thơng tƣ số 02/2012/TT-BXD ngày
12/06/2012 về việc: Hƣớng dẫn một số nội dung về bảo trì cơng trình dân dụng,
cơng trình cơng nghiệp vật liệu xây dựng và cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị.
Thơng tƣ số 14/2013/TT-BGTVT ngày 07/05/2013 về việc: Quy định về bảo trì
cơng trình hàng hải. Thơng tƣ số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 về việc:
Quản lý, khai thác và bảo trì cơng trình đƣờng bộ. Quy trình bảo trì cơng trình thủy
lợi hiện tại đang b ng ....
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất quy trình bảo trì cơng trình hồ chứa nƣớc Bà Râu
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận;
3. Cách tiếp cận và phư ng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã đƣợc nghiên cứu;
- Tiếp cận thực tế ở Ninh Thuận, ở Việt Nam;
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về công tác BTCT xây dựng;
2
- Tham khảo các tài liệu, kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng khác nhau đã và đang
thực hiện tốt quy trình bảo trì;
- Điều tra thu thập, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục, nâng
cao và hồn thiện quy trình bảo trì các cơng trình thủy lợi.
4. Kết quả dự kiến đạt được
Đề xuất đƣợc giải pháp về khả năng áp dụng Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với quy
trình bảo trì cơng trình hồ chứa nƣớc Bà Râu huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
3
CHƯƠNG 1, TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1, Bảo hành, Bảo trì cơng trình xây dựng
1.1.1, Bảo hành cơng trình xây dựng
Sau khi nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình, cơng trình đƣa vào sử dụng,
nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình và nhà thầu cung ứng thiết bị cơng trình có
trách nhiệm tổ chức khắc phục những hƣ h ng cơng trình do sai sót của mình gây ra
trong q trình thi cơng, lắp đặt thiết bị, gọi là bảo hành cơng trình. Bảo hành cơng
trình có thời hạn và mức tiền bảo hành giữ lại theo loại, cấp cơng trình đƣợc quy
định nhƣ sau:
Đối với cơng trình cấp 1, cấp đặc biệt, thời hạn bảo hành khơng ít hơn 24 tháng, tiền
nộp bảo hành bằng 3% giá trị hợp đồng;
Đối với các công trình cịn lại, thời hạn bảo hành khơng ít hơn 12 tháng, tiền nộp
bảo hành bằng 5% giá trị hợp đồng;
Tiền bảo hành cơng trình nộp vào tài khoản của Chủ đầu tƣ đƣợc tính lãi theo lãi
suất ngân hàng và đƣợc hoàn trả sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và đƣợc Chủ
đầu tƣ xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Có thể thay thế tiền bảo hành
cơng trình bằng thƣ bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tƣơng đƣơng;
Chủ đầu tƣ, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng cơng trình có trách nhiệm theo dõi,
phát hiện hƣ h ng để yêu cầu nhà thầu thực hiện bảo hành cơng trình và giám sát
nghiệm thu công việc bảo hành theo đúng quy định;
Nhà thầu thi công xây dựng, cung ứng thiết bị phải tổ chức sửa chữa khắc phục
ngay những hƣ h ng do lỗi của mình gây ra khi có u cầu, nếu chậm trễ hoặc khắc
phục không đạt chất lƣợng Chủ đầu tƣ có quyền th nhà thầu khác thực hiện, kinh
phí th lấy từ tiền bảo hành cơng trình;
Nhà thầu có quyền từ chối bảo hành cơng trình xây dựng và thiết bị hƣ h ng không
do nhà thầu gây ra;
1.1.2, Bảo trì cơng trình xây dựng
Các cơng trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, mọi hình thức sở hữu, Chủ Sở hữu,
chủ quản lý sử dụng cơng trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì cơng trình
4
nhằm duy trì những đặc trƣng kiến trúc, cơng năng cơng trình, đảm bảo cơng trình
vận hành khai thác phù hợp yêu cầu thiết kế,đảm bảo kết cấu làm việc liên tục trong
suốt tuổi thọ cơng trình;
Đối với cơng trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị lập quy
trình bảo trì cơng trình xây dựng phù hợp với cấp cơng trình và loại thiết bị, vật liệu
sử dụng xây dựng cơng trình. Đối với cơng trình đang sử dụng nhƣng chƣa có quy
trình bảo trì thì chủ đầu tƣ, chủ quản lý sử dụng thuê tổ chức kiểm định cơng trình
có đủ diều kiện năng lực kiểm định, đánh giá chất lƣợng và lập quy trình bảo trì
cơng trình theo trình tự nhƣ sau:
Kiểm tra đánh giá chất lƣợng cơng trình: chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện
kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp của công trình. Tùy
theo loại cơng trình chủ đầu tƣ th các tổ chức tƣ vấn hoặc chuyên gia chuyên
ngành có năng lực phù hợp để kiểm tra định kỳ cơng trình theo quy định. Ngồi ra
khi có sự cố bất thƣờng nhƣ bảo lũ, h a hoạn, động đất…cần tổ chức kiểm tra đột
xuất để kịp thời bảo trì cơng trình, công việc này phải do các chuyên gia, tổ chức có
đủ diều kiện năng lực thực hiện.
Thực hiện bảo trì cơng trình: Sau khi có kết quả kiểm tra, tùy theo thực trạng chất
lƣợng cơng trình chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì
cơng trình cho phù hợp.
Giám sát, nghiệm thu và bảo hành cơng trình: chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải
tổ chức giám sát thi công và nghiệm thu cơng tác bảo trì cơng trình theo quy định
của luật xây dựng.
1.2, Lịch sử phát triển của công tác bảo trì
1.2.1, Lịch sử bảo trì
Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con ngƣời biết sử dụng các loại máy móc, thiết bị,
cơng cụ. Nhƣng chỉ vài thập niên vừa qua bảo trì mới đƣợc coi trọng, đúng mực khi
có sự gia tăng về số lƣợng và chủng loại của các tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết
bị, nhà xƣởng và cơng trình xây dựng;
5
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới ngƣời ta đã tính trung bình khoảng từ 4 đến 40 lần chi
phí mua sắm sản phẩm và thiết bị để dùng để duy trì vận hành chúng đạt yêu cầu
bằng các hoạt động bảo trì phịng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng.
Bảng 1.1 Chi phí chu kỳ sống của một số sản phẩm tiêu dùng
Giá mua
Chi phí vận
Chi phí chu
ban đầu
hành bảo trì
kỳ sống
(USD)
(USD)
(USD)
Máy điều hịa
200
465
665
3,3 lần
Tủ lạnh
230
561
791
3,5 lần
Bếp điện
175
591
766
4,4 lần
Máy giặt
235
617
825
3,6 lần
Sản phẩm
Tổng chi phí/
Giá mua ban đầu
1.2.2, Bảo trì đã trải qua ba thế hệ
1.2.2.1, Thế hệ thứ nhất
Bắt đầu từ xa xƣa đến chiến tranh thế giới lần thứ II. Trong giai đoạn này công
nghiệp chƣa đƣợc phát triển. Việc chế tạo và sản xuất đƣợc thực hiện bằng các máy
móc cịn đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hƣởng đến sản xuất, do đó cơng việc
bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì khơng ảnh hƣởng lớn về chất lƣợng và năng suất.
Vì vậy ý thức ngăn ngừa các thiết bị hƣ h ng chƣa đƣợc phổ biến trong đội ngũ
quản lý. Do đó khơng cần thiết phải có các phƣơng pháp bảo trì hợp lý cho các máy
móc. Bảo trì lúc bấy giờ là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hƣ h ng xảy ra.
1.2.2.2,
hế hệ hứ h i
Mọi thứ đã thay đổi trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II. Những áp lực
trong thời gian chiến tranh đã làm tăng nhu cầu của các loại hàng hóa trong khi
nguồn nhân lực cung cấp cho cơng nghiệp lại sút giảm đáng kể. Do đó cơ khí hóa
đã đƣợc phát triển mạnh để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu hụt. Vào những năm
1950, máy móc các loại đã đƣợc đƣa vào sản xuất nhiều hơn và phức tạp hơn. Công
nghiệp bắt đầu phụ thuộc vào chúng;
Do sự phụ thuộc ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã đƣợc ngày càng đƣợc
quan tâm nhiều hơn. Đôi khi câu h i đƣợc nêu ra là “con ngƣời kiểm sốt máy móc
hay máy móc điều khiển con ngƣời”. Nếu cơng tác bảo trì đƣợc thực hiện tốt thì con
6
ngƣời s kiểm sốt đƣợc máy móc, ngƣợc lại máy móc hƣ h ng s gây khó khăn
cho con ngƣời;
Vì vậy đã có ý kiến cho rằng những hƣ h ng của thiết bị có thể và nên đƣợc phịng
ngừa, để tránh làm mất thời gian khi có những hƣ h ng hay tình huống khẩn cấp
xảy ra. Từ đó đã bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phịng ngừa mà mục tiêu chủ
yếu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa
khi có hƣ h ng. Trong những năm 1960 giải pháp này chủ yếu là đại tu lại thiết bị
vào những khoảng thời gian nhất định;
Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia tăng đáng kể so với chi vận hành khác. Điều này
dẫn đến việc phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì;
Cuối cùng tổng vốn đầu tƣ cho tài sản cố định đã gia tăng đáng kể nên ngƣời ta bắt
đầu tìm kiếm những giải pháp để có thể tăng tối đa tuổi thọ của các tài sản này.
1.2.2.3, hế hệ hứ
Từ giữa những năm 1970, công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn. Những
thay đổi này địi h i và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn. Thời gian ngừng
máy luôn luôn ảnh hƣởng đến năng lực sản xuất của thiết bị do làm giảm sản lƣợng,
tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng. Vào những năm 1960
và 1970 điều này đã là một mối quan tâm chủ yếu trong một số nghành công nghiệp
lớn nhƣ chế tạo máy, khai thác m và giao thông vận tải. Những hậu quả của thời
gian ngừng máy lại trầm trọng thêm do cơng nghiệp chế tạo thế giới có xu hƣớng
thực hiện các hệ thống sản xuất đúng lúc, trong đó lƣợng tồn kho nguyên vật liệu,
bán thành phẩm giảm rất nhiều nên chỉ những hƣ h ng nh của một thiết bị nào đó
cũng đủ làm ngừng tồn bộ một nhà máy. Trong những năm gần đây sự phát triển
của cơ khí hóa và tự động hóa đã làm cho độ tin cậy và khả năng s n sàng trở thành
những yếu tố quan trọng hàng đầu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ nhƣ y tế,
xử lý dữ liệu, viễn thơng, tin học và xây dựng.
Ví dụ nhƣ: Vào ngày 30/10/2014 sự cố vỡ đập Đầm Hà Động gây thiệt hại cho
Quảng Ninh 80 tỷ đồng, cơng trình thủy lợi hồ chứa nƣớc Đầm Hà Động đƣợc khởi
công xây dựng ngày 12/4/2006 với tổng số vốn đầu tƣ trên 500 tỷ đồng, từ nguồn
vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách địa phƣơng, “ Đập Đầm Hà Động bị vỡ
là do mức nƣớc dâng lên quá nhanh, trong khi ngƣời quản lý đập bị động nên việc
7
xả lũ không đáp ứng đƣợc. (khi điện lƣới bị cắt chuyển qua máy phát nhƣng khơng
hoạt động đƣợc vì khơng có nhiện liệu chứng t một điều cơng tác bảo trì trƣớc mùa
mƣa lũ khơng đƣợc thực hiện tốt)”;
Hình 1.1 Sự cố vỡ đập Đầm Hà Động ngày 30/10/2014
Tự động hóa nhiều hơn cũng có nghĩa rằng những hƣ h ng ngày càng ảnh hƣởng
lớn hơn đến các tiêu chuẩn chất lƣợng và dịch vụ. Ví dụ các chi tiết của hệ thống
điều tiết nƣớc hƣ h ng có thể ảnh hƣởng đáng kể đến hệ thống vận hành tƣới tiêu
của hồ chứa nƣớc, sự đúng giờ của hệ thống giao thông vận tải và chúng gây trở
ngại cho khả năng đạt chất lƣợng kết cấu cơng trình trong q trình đổ bê tơng tƣơi
do thời gian ngƣng kết bê tông;
Những hƣ h ng ngày càng gây các hậu quả về an tồn và mơi trƣờng nghiêm trọng
trong khi nhƣng tiêu chuẩn ở các lĩnh vực này đang ngày càng tăng nhanh chóng.
Tại nhiều nƣớc trên thế giới, đã có những cơng ty, nhà máy đóng cửa vì khơng đảm
bảo các tiêu chuẩn về an tồn và mơi trƣờng. Điển hình là những tai nạn và rị rỉ ở
một số nhà máy điện nguyên tử đã làm nhiều ngƣời lo ngại. Một số nƣớc nhƣ Thụy
Điển, Đức đã có kế hoạch đóng cửa tồn bộ những nhà máy điện nguyên tử trên
lãnh thổ của mình trong những năm tới;
Sự phụ thuộc của con ngƣời vào tài sản cố định, máy móc, thiết bị và cơng trình
ngày càng tăng thì đồng thời chi phí vận hành và sở hữu chúng cũng tăng. Để thu
8
hồi tối đa vốn đầu tƣ cho chúng phải đƣợc duy trì hoạt động với hiệu suất cao và có
tuổi thọ càng lâu càng tốt;
Và chính chi phí bảo trì cũng đang tăng lên, tính theo giá tuyệt đối và tính nhƣ là
một thành phần của tổng chi phí. Trong một số ngành chi phí bảo trì cao thứ nhì
hoặc thậm chí cao nhất trong các chi phí vận hành. Kết quả là trong vịng 30 năm
gần đây, chi phí bảo trì từ chỗ khơng đƣợc ai quan tâm đến chỗ đã vƣợt lên đứng
đầu trong các chi phí mà ngƣời ta ƣu tiên kiểm soát;
Hiện nay xu thế cho rằng: “hơn 90% các chi phí bảo đảm chất lƣợng, khả năng bảo
trì và độ tin cậy đƣợc dùng để phục hồi lại những sai sót khuyết tật do thiết kế sản
phẩm sau khi chúng đã xảy ra, trong khi chỉ gần 10% đƣợc chi để làm đúng sản
phẩm ngay từ đầu”. Những nỗ lực của bảo trì trong tƣơng lai là phải đảo ngƣợc xu
thế này.
Hình 1.2 Địi h i và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn
1.3, Các khái niệm về cơng tác bảo trì cơng trình xây dựng
1.3.1, Các khái niệm liên quan bảo trì cơng trình
1.3.1.1, Khái niệm bảo rì cơng rình xây dựng
Bảo trì cơng trình xây dựng là tập hợp các cơng việc nhằm bảo đảm và duy trì sự
làm việc bình thƣờng, an tồn của cơng trình theo quy định của thiết kế trong suốt
quá trình khai thác sử dụng;
Nội dung bảo trì cơng trình có thể bao gồm một, một số hoặc tồn bộ các cơng việc
sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lƣợng, bảo dƣỡng và sửa chữa cơng trình.
9
Hình 1.3 Bảo trì cửa van cống lấy nƣớc hồ Tân Giang
1.3.1.2, Quy rình ảo rì cơng rình xây dựng
Quy trình bảo trì cơng trình xây dựng là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn
thực hiện các cơng việc bảo trì cơng trình xây dựng.
1.3.1.3, Kiểm r cơng rình
Kiểm tra cơng trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng
để đánh giá hiện trạng cơng trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hƣ h ng của cơng
trình.
1.3.1.4, Quan trắc cơng rình
Quan trắc cơng trình là sự quan sát, đo đạc các thơng số kỹ thuật của cơng trình theo
u cầu của thiết kế trong q trình sử dụng.
1.3.1.5, Bảo dưỡng cơng rình
Bảo dƣỡng cơng trình là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hƣ h ng
nh , duy tu thiết bị lắp đặt vào cơng trình đƣợc tiến hành thƣờng xun, định kỳ để
duy trì cơng trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thƣờng và hạn chế phát sinh
các hƣ h ng cơng trình.
10
1.3.1.6, Kiểm định chất lượng cơng rình
Kiểm định chất lƣợng cơng trình là việc kiểm tra và xác định chất lƣợng hoặc đánh
giá sự phù hợp chất lƣợng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng cơng trình bằng trực quan kết
hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm cơng trình.
1.3.1.7, Sửa chữ cơng rình
Sửa chữa cơng trình là việc khắc phục hƣ h ng của cơng trình đƣợc phát hiện trong
q trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thƣờng và an tồn của
cơng trình.
1.3.1.8, Tuổi thọ thiết kế
Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của cơng trình do ngƣời thiết kế tính tốn
trong q trình thiết kế cơng trình.
1.3.2, So sánh giữa bảo trì và y tế
Mặc dù bảo trì và y tế thuộc hai ngành khác nhau, một bên là phục vụ cho con
ngƣời cịn một bên là phục vụ cho máy móc, thiết bị nhƣng lại có chung một số
tƣơng quan đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2 So sánh giữa bảo trì và y tế
Y tế
STT
Bảo trì
1
Con ngƣời
Cơng trình, Máy móc hay thiết bị
2
Đau ốm
Hƣ h ng
3
Bệnh án
Lý lịch
4
Hồ sơ của bệnh nhân
Hồ sơ của cơng trình, máy móc
5
Khám bệnh
Khảo sát cơng trình, máy móc
6
Chuẩn đốn
Chuẩn đốn
7
Kiểm tra các cơ quan
Kiểm tra các bộ phận
8
Theo dõi tình trạng
Giám sát tình trạng
9
Mổ bệnh nhân
Tháo, dỡ cơng trình, máy móc
10
Thay thế một số cơ quan
Thay thế một số bộ phận
11
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm vật liệu, dầu
12
Kiểm tra siêu âm
Kiểm tra siêu âm
13
Đo thân nhiệt
Đo nhiệt độ
14
Đo nhịp tim
Đo rung động
15
Tuổi thọ của con ngƣời
Tuổi thọ cơng trình, máy móc
16
Sức kh e
Khả năng s n sàng
11
Y tế
STT
Bảo trì
17
Chết
Cơng trình, máy móc bị phá b
18
Phịng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng hƣ h ng hơn chữa hƣ h ng
1.4, Vai trị của cơng tác bảo trì
1.4.1,
hững phát tri n m i c a bảo trì
1.4.1.1, Sự ùng nổ về bảo rì
Đã có sự phát triển bùng nổ về những khái niệm và kỹ thuật bảo trì mới. Hàng trăm
kỹ thuật bảo trì mới đƣợc triển khai vào sản xuất trong những năm qua và hiện nay
hàng tuần, hàng ngày lại xuất hiện một vài kỹ thuật mới.
Hình 1.4 Các hình ảnh về bảo trì mặt đƣờng cầu giao thơng
1.4.1.2, Những
hu
ảo rì m i
Giám sát tình trạng, nghiên cứu rủi ro, phân tích biến dạng và hậu quả hƣ h ng...
Thiết kế thiết bị với sự quan tâm đặc biệt đến độ tin cậy và khả năng bảo trì. Một sự
nhận thức mới về mặt tổ chức công tác bảo trì theo hƣớng thúc đẩy sự tham gia của
mọi ngƣời, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt khi thực hiện.
1.4.2, Vai trị c a bảo trì ngày nay
1.4.2.1, V i rị ảo rì cơng rình
Ngày nay bảo trì cơng trình đóng một vai trị rất quan trọng trong mọi hoạt động sản
xuất, có thể so sánh nhƣ một đội cứu h a. “Đám cháy một khi đã xảy ra phải đƣợc
dập tắt càng nhanh càng tốt để tránh những thiệt hại lớn. Tuy nhiên, dập tắt lửa
12
khơng phải là nhiệm vụ chính của đội cứu h a mà cơng việc chính của họ là phịng
ngừa khơng cho đám chảy xảy ra”.
1.4.2.2, N n
i rò ch nh c
ảo rì
Phịng ngừa để tránh cho cơng trình bị h ng;
Cực đại hóa năng suất;
Nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tƣơng ứng với tuổi thọ cơng trình
lâu hơn;
Chỉ số khả năng s n sàng hoạt động của cơng trình cao nhất và thời gian ngừng vận
hành cơng trình để bảo trì nh nhất;
Nhờ cải tiến liên tục q trình sản xuất.
1.4.2.3,
i ưu h
hiệu uấ c
cơng rình
Cơng trình vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời
sản phẩm đạt số lƣợng, chất lƣợng hơn;
Tạo ra môi trƣờng làm việc an toàn hơn.
1.4.2.4, Những hách hức đ i v i bảo rì
Kỹ thuật càng phát triển, máy móc và thiết bị s càng đa dạng và phức tạp hơn.
Những thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo trì hiện đại bao gồm:
Lựa chọn phƣơng pháp kỹ thuật bảo trì thích hợp nhất;
Phân biệt các loại q trình hƣ h ng;
Đáp ứng mọi mong đợi của ngƣời chủ cơng trình, ngƣời sử dụng cơng trình và của
tồn xã hội;
Thực hiện cơng tác bảo trì cơng trình có kết quả nhất;
Hoạt động cơng tác bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi ngƣời có liên
quan.
13
1.5, Cơng tác bảo trì đối với hồ chứa nước là vô cùng quan trọng
1.5.1, Đặt vấn đề
Chúng ta hiểu, bảo trì là sự đảm bảo rằng các tài sản vật chất tiếp tục thực hiện
đƣợc các chức năng xác định của chúng. Bất kỳ một tài sản vật chất nào đƣợc đƣa
vào sử dụng đều nhằm thực hiện một hoặc nhiều chức năng cụ thể. Vì thế chúng ta
bảo trì một tài sản, trạng thái mà ta muốn bảo vệ là trạng thái mà tài sản đó tiếp tục
thực hiện đƣợc các chức năng xác định. Nói cách khác, nếu một tài sản vật chất
ngay từ đầu không thể thực hiện đƣợc các chức năng xác định của nó thì bảo trì
cũng khơng thể mang lại khả năng đó. Chính vì vậy, khi thiết kế đã phải tính tốn
để tồn bộ thời gian sử dụng cơng trình. Ví dụ một cơng trình đầu mối thủy lợi
thƣờng có vịng đời từ 50 năm đến vài trăm năm và phải đảm bảo là các chức năng
sử dụng trong suốt thời gian đó.
1.5.2, Cần thay đổi nhận thức về bảo trì cơng trình
Có thể hiểu một cách đơn giản cơng trình cũng đƣợc coi nhƣ một cái máy, là thứ tài
sản cần đƣợc duy tu để đảm bảo rằng giá trị của nó khơng bị hao mịn. Nhƣng trong
thực tế ở nƣớc ta trong nhiều năm qua và ngay trong thời điểm hiện tại, loại hình tài
sản này khơng đƣợc đối sử nhƣ thế. Chúng ta đã bàn nhiều nói nhiều về sự xuống
cấp của cơng trình trong q trình khai thác sử dụng. Tình trạng cơng tác bảo trì bị
coi nhẹ phần nào mọi ngƣời đều có cảm giác rằng cơng trình là loại tài sản tồn tại
lâu và chỉ hƣ h ng từ từ. Điều này chỉ đúng với những kết cấu thô nhƣng không
ngoại lệ nhiều kết cấu thô đã bị hƣ h ng nhanh chóng do những tác động của ngoại
tại, môi trƣờng. Phần hạng mục đi kèm trang thiết bị kỹ thuật của cơng trình thƣờng
có thời gian ngắn hơn nhiều so với kết cấu chính của cơng trình;
Chúng ta cần thấy rằng, những vấn đề kỹ thuật phức tạp, những sự cố khó chuẩn
đốn đều có lỗi của ngƣời thiết kế. Những sai sót này khi phát hiện ln địi h i chi
phí tốn kém để sửa chữa. Việc duy tu, sửa chữa cũng đòi h i tính chun cao bỡi
khơng ít trƣờng hợp đã có những khoản tiền lớn bị lãng phí cho những cơng việc
duy tu, sửa chữa khơng thích hợp. Cơng việc vệ sinh các hạng mục cơng trình
khơng phải là trách nhiệm của việc bảo trì. Tuy nhiên tình trạng vệ sinh kém hoặc
dùng phƣơng pháp vệ sinh khơng thích hợp với những vật liệu gây hại có thể ảnh
hƣởng đến tuổi thọ cơng trình và những hệ thống các hạng mục kỹ thuât;
14
Hình 1.5 Hồ Sơng Trâu trƣớc và sau khi bảo trì hệ thống nâng hạ cửa van
Do đó nếu khơng thực hiện việc bảo trì, các chức năng của cơng trình bị ảnh hƣởng,
ngồi gia giá trị của chúng cũng giảm đi. Một lý do quan trọng hơn đòi h i các cơng
trình cần đƣợc bảo trì đó là mục tiêu bảo vệ sức kh e, sự an toàn cho những ngƣời
vận hành, khai thác, sử dụng và những ngƣời xung quanh;
Hình 1.6 Bảo trì định kỳ kênh Chính Bắc, hồ Sông Sắt, tỉnh Ninh Thuận
Một vấn đề nữa là chi phí bảo trì ngày càng tăng về số lƣợng cũng nhƣ tỉ lệ trên
tổng chi phí. Trong một số ngành, chi phí bảo trì ngay này đang là một khoản chi
15