1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong gần một thế kỷ, với sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam (18591954) đã tạo nên một sự ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử, văn hóa và kiến trúc Việt.
Q trình đó thể hiện một phần nào sự giao hịa của hai nền văn hóa Đơng dương –
Tây phương. Văn hóa, kiến trúc, chính trị và kinh tế là những phạm trù tương tác
đặc trưng cho giai đoạn kiến trúc lúc này. Sự biến đổi của kiến trúc Pháp bản địa
khi tới Việt Nam thể hiện sự thích nghi với khí hậu của vùng cận nhiệt đới, tạo nên
một nét kiến trúc độc đáo cho các cơng trình cơng cộng thời bấy giờ.
Hải Phịng là nơi tập trung nhiều cơng trình do người Pháp thiết kế và xây
dựng. Trải qua gần một thế kỷ (từ cuối thế kỷ 19 tới nửa đầu thế kỷ 20), kiến trúc
thời kỳ Pháp thuộc với sự phong phú về phong cách và thể loại công trình đã để lại
cho Hải Phịng nhiều di sản kiến trúc quý giá. Góp phần làm cho kiến trúc của Hải
Phòng thêm màu sắc và tạo nên bản sắc của thành phố Hải Phịng ngày nay.
Các cơng trình biệt thự thời kỳ Pháp thuộc có giá trị được xem như là di sản
văn hóa hữu hình, đánh dấu một giai đoạn phát triển lịch sử của thành phố. Những
cơng trình kiến trúc thuộc địa hiếm hoi cịn sót lại đã được xây dựng vào thời điểm
chuyển giao giữa 2 thế kỷ, nhờ vào vị trí của chúng đã góp phần vào quá trình phát
triển của thành phố, kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Hệ thống giao thông phát
triển góp phần vào việc ghép các khu phố lại với nhau. Các cơng trình biệt thự này
cho đến nay vẫn là linh hồn của các khu phố đó, mỗi cơng trình có một bản sắc
riêng, mang ý nghĩa tượng trưng riêng, tạo ra tính cách chung của thành phố.
Trải qua gần một thế kỷ, kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc với sự phong phú về
phong cách, đa dạng về thể loại cơng trình đã để lại cho Hải Phịng một di sản kiến
trúc quý giá. Những thành quả để lại của nó tạo nên một quỹ di sản kiến trúc cũng
2
như kiến thức mang ý nghĩa lịch sử và làm tiền đề mang tính sáng tạo trong xã hội
hiện đại. Từ nội trạng kiến trúc thuộc địa đã thay đổi để thích ứng hơn với mơi
trường và nó phát triển được nhờ vào việc ứng dụng những giá trị truyền thống.
Tuy có rất nhiều nghiên cứu về các cơng trình Pháp thuộc tại Hải Phòng,
nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có bài viết nào đề cập hay nghiên cứu các tác
động cũng như sự ảnh hưởng của khí hậu, điều kiện tự nhiên tới các cơng trình kiến
trúc biệt thự thời kỳ Pháp thuộc tại Hải Phòng. Việc nghiên cứu này khơng chỉ góp
phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phong cách kiến trúc Pháp đã du nhập và
biến đổi như thế nào khi đến Việt Nam mà cịn hỗ trợ đắc lực cho cơng việc bảo
tồn, phát huy và là cơ sở để đánh giá các giá trị lịch sử của các cơng trình đó.
Chính vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài:
“ Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới kiến trúc công trình biệt thự thời kỳ
Pháp thuộc tại Hải Phịng.”
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu kiến trúc các cơng trình biệt thự thời kỳ Pháp thuộc tại thành phố
Hải Phòng.
- Chỉ rõ tác động của điều kiện tự nhiên đến kiến trúc biệt thự thời Pháp
thuộc tại Hải Phòng.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm để thiết kế các công trình biệt thự phù hợp
với điều kiện tự nhiên tại Hải Phòng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc các cơng trình biệt thự thời kỳ Pháp thuộc
tại Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu: tại thành phố Hải Phòng.
3
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về kiến trúc các công trình biệt thự thời Pháp thuộc
tại Hải Phịng.
- Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc nghiên cứu sự ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên tới kiến trúc các cơng trình biệt thự thời Pháp thuộc
tại Hải Phòng.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới
kiến trúc các cơng trình biệt thự thời Pháp thuộc Hải Phòng.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC BIỆT THỰ THỜI KỲ PHÁP
THUỘC TẠI HẢI PHÒNG
1.1.
Tổng quan về kiến trúc Pháp trong giai đoạn từ năm 1859-1945.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử
a, Hoàn cảnh lịch sử
Sau thất bại của Napoleon Bonaparte vào năm 1815, nước Pháp rũ mình
khỏi những năm tháng của chiến tranh, cách mạng và chủ nghĩa độc tài. Vương
triều Bourbon được khơi phục, mang đến ít nhiều ổn định và hy vọng khôi phục
cho nước Pháp. Tuy nhiên, năm 1848, một cuộc cách mạng đã diễn ra, dẫn đến sự
thành lập của nền Cộng hòa Đệ Nhị. Cháu trai của Bonaparte quá cố, LouisNapoleon, sau khi hết lưu đày, đã được bầu làm Thủ tướng Pháp. Trong bốn năm
cầm quyền, ơng đã thâu tóm quyền lực, trở thành lãnh đạo độc tài của Pháp.
Những cuộc chiến ròng rã đi cùng với suy thoái kinh tế những năm 1860,
đã làm giảm sút nghiêm trọng sự ủng hộ của dân chúng với Hoàng đế. Năm 1870,
Napoleon Đệ Tam khơi mào chiến tranh với Phổ, đất nước vào thời điểm đó có lực
lượng quân sự hùng hậu nhất Châu Âu. Chỉ trong vòng sáu tháng, Napoleon bị bắt
giữ, Pháp đầu hàng Phổ và chấp nhận chi trả 5 tỉ francs bồi thường, đồng thời cắt
hai tỉnh Alsace-Lorraine cho Phổ.
Người dân Pháp quyết định thành lập nền Cộng hòa Đệ Tam. Vào thời
điểm ra đời nền Cộng hịa, Phổ vẫn chiếm đóng Paris, và những người theo xã hội
chủ nghĩa cấp tiến đã thành lập Công Xã Paris vào năm 1871. Công xã tồn tại trong
hai tháng, trước khi bị quân đội Phổ đàn áp đẫm máu. Nền Cộng hòa Đệ Tam tồn
tại đến những năm 1940. Hiệp định đình chiến ký ngày 22 tháng 06 năm 1940 đã
đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa.
b, Về kinh tế:
5
Vào những năm thập niên cuối thế kỉ XIX kinh tế Pháp phát triển chậm lại.
Chủ yếu là do:
Nguyên nhân thứ nhất là thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ đã khiến
Pháp phải gánh khoản nợ khổng lồ 5 tỉ francs.
Nguyên nhân thứ hai là Pháp nghèo tài nguyên.
Nguyên nhân cuối cùng: Tư sản chỉ Pháp coi trọng xuất khẩu tư bản, không
đầu tư nhiều cho công nghiệp trong nước.
Nơng nghiệp Pháp thời kì này phát triển chậm, đất đai bị chia nhỏ. Kỹ thuật
canh tác khá lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.
Công nghiệp Pháp đầu thế kỷ XX diễn ra quá trình tập trung sản xuất, đưa
đến sự ra đời các công ty độc quyền, từng bước chi phối đời sống kinh tế Pháp.
Quá trình tập trung này cũng gây áp lực lên giá hàng hóa, các chủ doanh nghiệp đã
giảm giá thành sản phẩm bằng cách giảm lương công nhân. Đồng thời, các hộ kinh
doanh gia đình cũng bị đẩy đến bờ vực phá sản do không cạnh tranh nổi. Các nông
dân, thợ thủ công miền quê phải lên thành phố làm lao động thời vụ trong các công
trường xây dựng.
Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng
đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Chính vì
vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
c, Về chính trị:
Một trong những điểm chính của Cộng hịa mới là vấn đề tách Nhà nước ra
khỏi Giáo hội Công giáo, làm giảm ảnh hưởng của Giáo hội trong đời sống chính
trị. Sự ổn định nội bộ đã dẫn đến một thời kỳ phát triển kinh tế và thịnh vượng mới,
không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà cả trong văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, Pháp
vẫn chứng kiến sự phân cực chính trị giữa Liên minh Cộng hịa Dân chủ (gồm đảng
6
Républicains Modérés và Alliance démocratique) và Đảng Xã hội Chủ nghĩa
(Radical-socialiste)
Để giảm thiểu tác động do bị Đức cô lập, Pháp thành lập liên minh với Nga
năm 1894, với Anh năm 1904. Năm 1907, ba nước thành lập Phe Đồng Minh
(Entente), dẫn đến việc Pháp và Anh đứng về phía Nga trong Thế Chiến thứ Nhất,
khi Đức tuyên chiến với Nga.
Ý thức được sự trỗi dậy của cường quốc quân sự và kinh tế ở châu Âu
(Anh), cũng như sự khan hiếm tài nguyên ở nước mẹ, các tổng thống và thủ tướng
Pháp bắt đầu chú ý hơn đến các vấn đề lục địa và toàn cầu. Năm 1830, Pháp chiếm
Algeria. Từ sau năm 1850, Pháp tập trung xây dựng thuộc địa ở Bắc và Tây Phi,
cũng như Đông Nam Á. Đệ tam Cộng hòa cũng thực hiện các cuộc xâm chiếm rải
rác ở Trung và Đông Á. Trong hai thế kỷ XIX và XX, diện tích các thuộc địa toàn
cầu của Pháp đứng thứ hai sau Đế quốc Anh. Vào thời kỳ cao điểm những năm
1919-1939, đế quốc thực dân của Pháp bao phủ trên 13.500.000 km² mặt đất, tức
chiếm 10,0% diện tích đất trên tồn thế giới.
1.1.2 Kiến trúc biệt thự tại Pháp trong giai đoạn 1859-1945.
Kiến trúc Phương Tây thế kỷ XIX diễn ra trong một bối cảnh phức tạp bao
gồm nhiều trường phái và học thuyết đan xen, song về cơ bản có thể chia làm hai
thời kỳ tương ứng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:
Giai đoạn tiền kỳ ( đến 1880 ) với các trào lưu Phục hung, Cổ điển, Gothic,
Lãng mạn, Chiết trung, Kỹ thuật mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, do bùng nổ
tự phát nên kiến trúc tư bản chủ nghĩa thể hiện phần nào sự hỗn loạn. Kiến trúc
hành chính là một nét đặc trưng cho giai đoạn này, mang tính hồnh tráng, chế áp
tinh thần tượng trưng cho quyền lực của giai cấp thống trị.
Giai đoạn đế quốc ( 20 năm cuối thế kỷ XIX ) nổi bật với phong trào Arts
and Crafts và học phái Chicago. Trong giai đoạn này, nền kiến trúc tư bản trở nên
ổn định hơn, hình thành những trường phái, phong cách rõ rệt và thể hiện được sự
7
tìm tịi, thể nghiệm và chắt lọc để đóng góp những nét tinh túy, nhân văn của kiến
trúc cho nền văn minh nhân loại.
Các biệt thự Pháp thời bấy giờ rất đa dạng, phong cách được chia theo vùng
miền trên nước Pháp nhằm thích ứng với các vùng khí hậu đa dạng của nước Pháp.
Các biệt thự thường có hai khối nhà chính và phụ với diện tích chiếm
khoảng một nửa diện tích khu đất, phần cịn lại là sân vườn với hệ thống cây xanh
phong phú về chủng loại, từ loại cây thấp thân thảo đến loại cây thân mộc có độ
cao lớn. Đường ra vào và lối đi quanh biệt thự được bố trí đường xe chạy rộng rãi
và thẳng, kết hợp với các đường đi bộ nhỏ có trang trí bằng gạch trần và cây xanh
hai bên, các đường đi còn được trải sỏi trên bề mặt.
Nhà chính hai tầng được đặt trên một tầng hầm cách nhiệt có độ cao khá
lớn. Tầng một bố trí tiền phịng, chính sảnh, các phịng khách, phịng ăn, phịng
sinh hoạt gia đình có diện tích khá lớn. Ngồi ra cịn có thể có phịng làm việc, thư
viện gia đình. Tầng hai bố trí các phịng ngủ cho bố mẹ và con cái, phịng ngủ lớn
thường có khu vệ sinh riêng rộng rãi với trang thiết bị sang trọng.
Khối nhà phụ một tầng đặt cách nhà chính một khoảng sân và áp vào tường
vào phía sau biệt thự. Trong khối nhà này được bố trí nơi để xe, bếp, kho, phịng ở
cho các gia nhân và khu vệ sinh dành cho họ. Cổng, hàng rào cũng được thiết kế rất
chi tiết, thường được cấu tạo bằng thép uốn với các hoạ tiết trang trí phù hợp với
ngơi nhà, kết hợp với các trụ và phần dưới tường rào xây gạch.
8
Hình 1.12. The Royal Château de Blois được thiết kế theo 3 phong cách khác nhau: Cổ
điển, Phục hưng, và phong cách Gothic (từ trái sang phải) [21]
1.2. Tổng quan về kiến trúc biệt thự Pháp tại Việt Nam trong thời kì Pháp
thuộc.
1.2.1. Bối cảnh lịch sử.[22]
a, Hồn cảnh
Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ tấn cơng vào cảng Đà
Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn.
Năm 1886, Sau khi giành quyền làm chủ miền Bắc Việt Nam, chính phủ
Pháp tuyên bố là họ sẽ bảo hộ Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam). Sau đó họ
tiếp tục duy trì các hồng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại.
Khi bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp động viên hàng vạn thanh
niên người Việt gia nhập quân đội rồi đưa họ sang tham chiến ở châu Âu, dẫn đến
nhiều cuộc nổi loạn khắp Nam Kỳ.
Ngày 30 Tháng Tám, 1940 đại sứ Pháp tại Tokyo là Arsène Henry trước áp
lực của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai thỏa thuận cho lực lượng quân
9
đội của Đế quốc Nhật Bản tiến vào Đông Dương với điều kiện Nhật Bản phải tôn
trọng
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cách
mạng chống Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần VIII Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị quyết định thành
lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Đây là 1 mặt trận
dân tộc do Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập và lãnh đạo
để thực hiện nhiệm vụ trước mắt, giải phóng dân tộc, chống Pháp giành độc lập.
Tối 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên tồn bán đảo Đơng Dương, trong đó
có Việt Nam.
Ngày 12/3/1945, Đảng Cộng sản Đơng Dương chủ trương phát động cao
trào kháng Nhật mạnh mẽ và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Phong trào đã diễn ra
mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức, tấn cơng Nhật tồn diện trên các
mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa... Quân đội Nhật đã mở các cuộc càn qt,
bình định, tấn cơng mạnh vào các vùng của Việt Minh. Cao trào kháng Nhật hoạt
động sôi nổi trên cả nước.
Ngày 19/8/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh tổ
chức cuộc Cách mạng tháng Tám, khởi đầu từ Tổng khởi nghĩa Hà Nội rồi dần lan
rộng ra khắp miền Bắc, miền Trung, miền Nam và cả nước. Kết quả Đế quốc Nhật
và chính phủ Đế quốc Việt Nam do họ thành lập và bảo hộ đã sụp đổ.
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập trước đơng đảo
nhân dân, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam chính
thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc.
b, Về chính trị.
Việt Nam khơng cịn là một quốc gia độc lập, trở thành chế độ quân chủ nửa
thuộc địa, phải phụ thuộc vào Pháp. Bằng các hiệp ước ký với triều Nguyễn, Việt
Nam bị người Pháp chia thành 3 Kỳ (Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì) với các chế độ
10
chính trị, bộ máy hành chính và hệ thống luật pháp khác nhau. Do các ràng buộc
trong những Hiệp ước đã ký với nhà Nguyễn, Pháp không xây dựng một hình thức
nhà nước dân chủ tại Việt Nam mà nhà Nguyễn vẫn tồn tại với các thành viên
hoàng gia, quý tộc, quan lại... Người Pháp kiểm soát hoạt động của triều đình nhà
Nguyễn thậm chí cịn can thiệp vào việc bổ nhiệm nhân sự của nhà nước này.
Người Pháp độc chiếm mọi quyền lực kinh tế - chính trị - quân sự tại Việt Nam.
Chế độ bảo hộ của Pháp đã biến người Việt thành những nhân viên hành chính cấp
thấp chỉ biết chấp hành một cách thụ động, thiếu sáng tạo còn quyền lãnh đạo nằm
trong tay người Pháp.
Người dân thuộc địa mất liên kết với nhà nước, bất mãn với cách cai trị của
người Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Chỉ một nhóm nhỏ quan chức tham nhũng
trục lợi bằng cách phục vụ cho Pháp cảm thấy thỏa mãn còn đa số dân chúng thuộc
mọi tầng lớp lẫn viên chức nhà nước người bản xứ đều bất mãn. Người Việt không
thể hy vọng vào những cải cách của người Pháp cũng như không thể giành quyền
tự trị bằng các biện pháp hợp pháp.
Năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh tạo điều kiện cho các đảng phái bí
mật cơng khai hoạt động, tuyển mộ đảng viên và thu hút quần chúng.
Với sự quay lại của thực dân Pháp năm 1945, xung đột Pháp - Việt và giữa
người Việt với nhau bùng phát ngay khi Việt Nam vừa giành độc lập kéo dài cho
đến tận năm 1975, sau đó lại tiếp tục là chiến tranh với Khmer Đỏ và Trung Quốc
kéo dài tới năm 1988. Các cuộc chiến tranh liên tiếp kéo dài suốt 40 năm khiến
hàng triệu người chết, khiến Việt Nam bị tàn phá nặng nề về mọi mặt.
c, Về kinh tế
Trong những biến đổi xã hội vì sự xâm nhập của người Pháp là nhiều mặt
hàng mới, trong đó có nhiều thực vật được đưa vào Việt Nam từ châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi và cả những nước châu Á lân cận góp nguồn. Đồn điền cây cà phê
11
(xuất phát từ châu Phi), cây cao su (từ Nam Mỹ) được quy hoạch và phát triển, biến
đổi hẳn bộ mặt đất nước, đưa dân lên miền núi khai thác và định cư. Ở miền xi
thì trái cây nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt cũng được trồng, lấy giống từ Mã
Lai, Nam Dương. Ngoài ra nhiều loại rau như khoai tây, súp lơ, xu hào, cà rốt, tỏi
tây nhập cảng từ Pháp được trồng quy mô kể từ năm 1900. Nhiều món ăn mới cũng
theo chân người Pháp ra mắt ở Việt Nam như bánh mì, bơ, pho mát, cà phê rồi trở
thành quen thuộc. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với
phương thức sản xuất khơng thay đổi trong hàng ngàn năm. Nhìn tổng thể nền kinh
tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng tiền tư bản, bán Trung cổ.
Sau khi độc lập khỏi Pháp, Việt Nam thiếu nền tảng kinh tế – kỹ thuật, thiếu
lực lượng lao động có kỹ năng, thiếu chuyên gia, thiếu nhà quản lý, thiếu doanh
nhân, thiếu truyền thống và văn hóa kinh doanh để có thể phát triển kinh tế. Do quy
mô nền công nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam quá nhỏ, sự phụ thuộc quá
nhiều vào xuất khẩu nông nghiệp, việc thiếu năng lực thể chế có nghĩa là Việt Nam
khơng có nền tảng để phát triển sau khi giành độc lập. Bởi những nguyên nhân này,
ngay cả khoản viện trợ cực lớn (115 tỷ USD tính theo thời giá 2016) mà Mỹ đổ vào
miền Nam Việt Nam (từ năm 1954 tới 1975) cũng không thể được sử dụng một
cách hiệu quả.
d, Xu hướng văn hóa, xã hội
Dưới thời Pháp thuộc, văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng của Nho giáo
suy tàn dần và bị thay thế bởi văn hóa phương Tây. Các giá trị đạo đức được nuôi
dưỡng bởi Nho giáo suy yếu trong khi người Việt không tiếp thu được các giá trị
cốt lõi của nền văn hóa phương Tây. Đi cùng với chính sách hạn chế giáo dục, thực
dân Pháp dung dưỡng nạn cờ bạc bằng cách cho phép mở các sịng bạc để thu thuế.
Ngơn ngữ người Việt cũng bị tác động, quan trọng nhất là việc tiếp nhận chữ
Quốc ngữ làm văn tự chính thức của người Việt. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ làm
văn tự chính thức bên cạnh chữ Hán tạo điều kiện cho văn học, báo chí viết bằng
12
chữ Quốc ngữ phát triển, việc truyền bá tri thức, văn hóa trở nên dễ dàng hơn. Chữ
Quốc ngữ dễ học hơn chữ Hán nên có thể dùng chữ Quốc ngữ xóa mù chữ nhanh
chóng. Hậu quả là người Việt bị tách ra khỏi di sản văn học, sử học, khoa học, tư
tưởng của dân tộc viết bằng chữ Hán tích lũy được trong 10 thế kỷ.
Pháp ngữ trở thành ngơn ngữ chính thức trong hệ thống giáo dục và trong
hoạt động hành chính. Các tư tưởng phương Tây như tự do, dân chủ, nhân quyền,
chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản... thông qua sách báo và hệ
thống giáo dục thuộc địa được phổ biến.
1.2.2. Kiến trúc biệt thự Pháp tại Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc.
Nền văn minh Việt Nam là sự tổng hợp của gần một ngàn năm văn hóa
Trung Hoa , gần chín trăm năm văn hóa Việt Nam và gần một trăm năm văn hóa từ
Pháp .
Ở thời kỳ này, song song với sự bành trướng của CNTB châu Âu sang vùng
Đơng Nam Á, kèm theo đó là sự xâm nhập của kiến trúc phương Tây. Việt Nam
cũng ở trong bối cảnh như vậy, cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, kiến trúc Việt
Nam đã có bước ngoặt lớn. Các dinh thự cổ được hình thành từ thời nhà Nguyễn và
trước đó đã được cải tạo, xây dựng theo các kiểu dinh thự phương Tây. Các cơng
trình dinh thự thời điểm này đa số đều có mặt bằng hình vng theo kiểu Palladio
thời Phục hưng với sự tn thủ nhịp điệu đặc - rỗng - đặc và các hình thức cột cổ
điển giàu tính trang trí. Các cửa sổ ở xung quanh dinh thự hầu hết đều có cấu tạo
kiểu vịm cuốn, phía trên có đắp các hoa trang trí văn nổi. Các mặt bên có thể có
hoặc khơng sử dụng các hình thức cột cổ điển nhưng vẫn ln tn thủ tính đối
xứng nghiêm ngặt.
Các vật liệu mới, vật liêu phương Tây đã được đưa vào trong các cơng trình
dinh thự như: cửa sổ và cửa đi đều là cửa có hai lớp kính - chớp. Các kết cấu sắt
thép, mái vịm hiên bằng kính với các họa tiết uốn cong trang trí cầu kỳ. Các kết
13
cấu, vật liệu sắt, thép bê tông đã được đưa vào cơng trình nhằm tăng tính bền vững
và ổn định cho các cơng trình thời bấy giờ
Các cơng trình biệt thự Pháp được xây dựng ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở
những nơi là trung tâm hành chính, tài chính, kinh tế hoặc các địa điểm du lịch,
danh lam thắng cảnh đẹp.
a, Tại Hà Nội: các cơng trình biệt thự Pháp sẽ theo 5 phong cách cơ bản sau:
phong cách kiến trúc tiền thực dân, phong cách kiến trúc Tân cổ điển, phong cách
kiến trúc địa phương Pháp, phong cách kiến trúc Art Deco, phong cách kiến trúc
Đông Dương.
Phong cách kiến trúc Tiền thực dân (1875-1887) là một phong cách thiết
kế hình thành từ thời kỳ trước khi Pháp bình định được miền Bắc Việt Nam và
thịnh hành tới cuối thế kỷ 19. Phong cách này thể hiện một xu hướng tìm tịi một
phương pháp xây dựng các biệt thự phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt
Nam ở giai đoạn sơ khởi. Với một số đặc điểm:
Hành lang bao quanh rộng, cầu thang được bố trí ra đầu hồi.
Cửa sổ 2 lớp Kính – Chớp.
Mặt bằng hình khối đơn giản.
Mái ngói, sử dụng vật liệu địa phương.
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển (1988-1920) Trong giai đoạn đầu kiến
trúc thực dân (architecture coloniale), đa phần các cơng trình cơng cộng lớn ở Hà
Nội đều theo phong cách Tân cổ điển, tạo ra những cơng trình mang tính hồnh
tráng, kỳ vĩ có khả năng biểu đạt sức mạnh về mặt chính trị, kinh tế của một đơ thị,
một quốc gia. Một phong cách mong muốn phục hồi các giá trị kiến trúc Cổ điển
cùng những biến thái sau này như Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa Cổ điển
Pháp. Với các đặc trưng về bố cục không gian - hình khối và tính chất trang trí
14
mang đậm tinh thần cổ điển, các cơng trình kiến trúc công cộng phong cách Tân cổ
điển xây dựng trước năm 1945 là một bộ phần quan trọng hàng đầu trong di sản
kiến trúc Pháp thuộc, có giá trị khơng chỉ về mặt kiến trúc mà còn về mặt lịch sử văn hố.
Hình 1.1. Biệt thự trên phố Trần Hưng Đạo mang Phong cách kiến trúc Tân cổ điển [29]
Mặt bằng theo kiểu Palladio thời phục hưng.
Mặt đứng tuân thủ tính đối xứng nghiêm ngặt, và nguyên tắc tổ chức mặt
đứng Đặc–Rỗng.
Tổ hợp các thức cột nghiêm ngặt, sử dụng nhiều họa tiết trang trí.
Khối đặc vững chắc: gồm tầng hầm và tầng 1.
Phong cách kiến trúc Địa phương Pháp (1988-1920) Trong thời kỳ tiến
hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, rất nhiều người
Pháp mang theo cả gia đình sang Hà Nội làm ăn, sinh sống. Nhu cầu sống và sinh
hoạt của họ dẫn tới việc xây dựng các biệt thự với phong cách địa phương Pháp.
15
Hình 1.2. Biệt thự trên phố Lê Hồng Phong mang Phong cách miền Trung nước Pháp [28]
Kiến trúc biệt thự phong cách Địa phương Pháp ở Hà Nội chủ yếu ảnh
hướng bởi kiến trúc miền Bắc và Tây Bắc nước Pháp với hệ thống các họa tiết
trang trí trên mặt đứng có sự kết hợp với kiến trúc miền Trung nước Pháp chủ yếu
thông qua bộ mái. Phong cách kiến trúc các biệt thự này cũng có nhiều điểm khác
biệt, đơi khi là rất lớn, qua đó chúng ta có thể tìm thấy nguồn gốc kiến trúc của
chúng thuộc miền Bắc, miền Trung hay miền Nam nước Pháp, những nơi có đặc
điểm tự nhiên và khí hậu khác nhau. Mang phong cách kiến trúc của các địa
phương khác nhau của nước Pháp, nhưng khi được xây dựng trong cảnh quan thiên
nhiên và đô thị tại Việt Nam, những biệt thự này dường như trở nên duyên dáng
hơn và chúng đã cấu thành một bộ phận không thể tách rời, một di sản kiến trúc cảnh quan đô thị của Việt Nam.
16
Phong cách kiến trúc Art Deco: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2
của người Pháp được tiến hành tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn của Pháp
cùng một số doanh nghiệp nhỏ của người Hoa, người Việt đầu tư xây dựng trụ sở
giao dịch, nhà máy, xí nghiệp ở Hà Nội. Số lượng người Pháp tới đây làm việc
ngày càng nhiều nên khá nhiều biệt thự cũng được xây thêm. Trong những năm
1920 – 1945, Trào lưu của Art Deco xuất hiện ban đầu như một phản ứng chống lại
những gì bị coi là “yếu mềm”, “nhu nhược” của Art Nouveau xuất hiện trước đó ở
Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức…
Hình 1.3. Biệt thự tại ngã tư Quang Trung – Nguyễn Du mang Phong cách Art Deco [30]
Những gì mà Art Deo thể hiện là sự hướng tới những tuyến hình đơn giản,
những khối hình học kinh điển trong bố cục không gian, lấy cảm hứng từ hội hoạ
lập thể và chủ nghĩa kết cấu trong kiến trúc. Art Deco cũng chủ trương biểu hiện
một nghệ thuật của thời đại cơ khí với những trang trí điêu khắc, sử dụng các vật
liệu hiện đại như kim loại, kính. Những băng cửa rộng chạy theo chiều ngang hay
chiều dọc trên mặt đứng chính là biểu hiện của cơng nghệ xây dựng mới bằng bê
tông cốt thép đang thịnh hành lúc bấy giờ.
Về tổ hợp hình khối khơng gian thì biệt thự Art Deco ở Việt Nam thường sử
dụng các khối hình vng hoặc chữ nhật cho các khơng gian ở kết hợp với các khối
17
hình bán nguyệt hoặc đa giác là nơi bố trí các không gian phụ như lồng cầu thang,
ban công… Cấu trúc phi đăng đối cùng việc các khối được bố trí ở độ cao khác
nhau tạo ra những hình khối kiến trúc năng động và ngập tràn sinh lực đối lập với
vẻ đăng đối khô cứng của các biệt thự Tân cổ điển thời kỳ trước đó.
Phần mái bằng được cấu tạo đặc biệt để phù hợp với khí hậu nhiệt đới Việt
Nam cùng là những đặc trưng quan trọng của biệt thự Art Deco. Mái được cấu tạo
bởi hai lớp bê tông cốt thép đổ tại chỗ cách nhau khoảng 0,4 đến 0,6 m, giữa hai
lớp này là các lỗ thống được đặt ở hai phía đối diện hoặc ở cả 4 phía của ngơi nhà,
bên ngồi được trang trí bằng cả chất liệu và màu sắc rất thú vị. Lần đầu tiên khái
niệm sân thượng được đưa vào kiến trúc nhà ở Việt Nam. Sân thượng cho phép
người ở có những hoạt động tiếp xúc với thiên nhiên vào buổi sáng và buổi tối
ngay tại nhà mình, một điểm rất đáng lưu ý trong cuộc sống đô thị.
Phong cách kiến trúc Đông Dương: Từ sau thập kỉ 1920, Phong cách kiến
trúc Tân cổ điển mất dần vị trí độc tôn: Một mặt là sự xâm nhập của trào lưu kiến
trúc hiện đại Pháp vào Việt Nam, mặt khác là sự xuất hiện của những xu hướng tìm
tịi, kết hợp khai thác kiến trúc truyền thống Việt Nam. Sự hình thành một phong
cách mới, kết hợp thành tựu cơng nghệ và văn hoá Pháp với truyền thống văn hoá
và kiến trúc bản địa là xu hướng tất yếu. Bản thân giới trí thức Pháp ở thuộc địa
cũng thấy được sự áp đặt những giá trị văn hố từ chính quốc vào một đất nước
cũng vốn có truyền thống văn hố lâu đời là khơng thể chấp nhận được. Hơn nữa,
sau một thời gian khai thác các cơng trình mang phong cách thuần t châu Âu cho
thấy nó hồn tồn khơng phù hợp về mặt khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt,
truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam.
18
Hình 1.4. Biệt thự trên đường Lý Thường Kiệt mang Phong cách Đông Dương
Bộ mái của biệt thự gồm mái chính, mái che hàng hiên phía trước, mái tiền
sảnh và mái che các cửa sổ phía sau nhà. Các mái đều có bộ vươn ra khá lớn so với
mặt nhà nên có khả năng che nắng và chống mưa hắt rất tốt. Mái được đỡ bởi các
con sơn gỗ, các góc mái uốn cong lên phía trên tạo thành đầu dao theo hình thức
mái thuần Việt. Các góc mái và đầu nóc đều được trang trí bằng các gờ chữ triện,
mái nhỏ che ống khói cũng được xử lý phù hợp đường nét của mái chính.
Các biệt thự này đều tập trung ở bộ mái ngói nhiều lớp. Các góc mái ở một
số biệt thự được uốn cong kết thúc bởi đầu dao, các góc mái và đầu nóc được trang
trí bởi các gờ chữ triện gần giống với phong cách Kruze “tiền kỳ” thế hiện ở các
biệt thự và nhà ở do ông thiết kế trên các phố Lý Nam Đế, Trần Phú, Ngọc Hà. Hầu
hết các hồi mái đều được trang trí bằng những hình đắp nổi lấy cảm hứng từ các
hình tượng nghệ thuật Phương Đơng, cùng với những hình thức trang trí trên
tường, con sơn đỡ mái, cửa vịm bán nguyệt, lan can ban cơng … cho chúng ta ấn
tượng rõ rệt về một hình thức biệt thự Việt Nam.
19
b, Tại Huế và Hội An: Các cơng trình kiến trúc kiểu Pháp chủ yếu là các thể
loại: nhà ở, chợ, công sở, nhà thờ …. Các biệt thự ở Hội An và Huế khá ít và chủ
yếu mang phong cách địa phương Pháp, phong cách Đông Dương và phong cách
Hoa – Pháp.
Hình 1.5. Biệt thự số 26 Lê Lợi – Huế [32]
Hình 1.6. Biệt thự số 23-25 Lê Lợi– Huế [32]
20
Các biệt thự tại Huế và Hội An chủ yếu xây với lối kiến trúc biệt thự nhà
vườn, thông thường sẽ là 1 hoặc 2 tầng và nằm ở vị trí chính giữa khu đất. Mái dốc
nhơ ra khỏi tường và được đỡ bằng các con sơn gỗ. Hệ thống vịm cửa có gờ, lanh
tơ trang trí ở trên. Bậu cửa, lanh tơ có gờ móc nước, hệ cửa trong kính ngồi chớp.
c,Tại Đà Lạt: mỗi cơng trình biệt thự Pháp được xây dựng đều bám theo các
dạng địa hình có vườn hoa, cây xanh, nằm cách xa nhau và có tầm nhìn cảnh quan
đẹp. Về hình thức kiến trúc, các biệt thự Đà Lạt từ năm 1954 về trước chịu ảnh
hưởng nhiều của kiến trúc địa phương Pháp. Các kiểu kiến trúc địa phương Pháp
du nhập vào Đà Lạt được thể hiện dưới nhiều hình thức, theo nguyên mẫu hoặc
được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Theo thống kê, đã có rấy nhiều biệt thự được thiết kế theo hình mẫu của kiến
trúc miền Bắc nước Pháp ( chủ yếu là kiến trúc Nomandie ). Kiểu biệt thự này xuất
hiện ở Đà Lạt hầu hết dưới dạng nguyên mẫu ( áp đặt ), rất ít trường hợp có sự thay
đổi vì miền Bắc nước Pháp có nhiều điểm tương đồng với khí hậu Đà Lạt, cho nên
kiểu mẫu này hoàn toàn phù hợp để xây dựng tại đây.
Phong cách kiến trúc vùng Normandie
Hình 1.7. Biệt thự Đà Lạt mang Phong cách kiến trúc vùng Nomandie [27]
21
Phong cách kiến trúc vùng Bretagne
Hình 1.8. Biệt thự Đà Lạt mang Phong cách kiến trúc vùng Bretagne [27]
Phong cách kiến trúc vùng Provence
Hình 1.9. Biệt thự Đà Lạt mang Phong cách kiến trúc vùng Provence [27]
22
Phong cách kiến trúc vùng Basque
Hình 1.10. Biệt thự Đà Lạt mang Phong cách kiến trúc vùng Basque [27]
Phong cách kiến trúc vùng Savoie
Hình 1.11. Biệt thự Đà Lạt mang Phong cách kiến trúc vùng Savoie [27]
23
1.3. Tổng quan về kiến trúc biệt thự thời kì Pháp thuộc tại Hải Phòng.
1.3.1. Bối cảnh lịch sử
Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải
ký Hịa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương
các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định,
để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà
Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở
vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phịng. Từ đây tên gọi Hải
Phịng chính thức được nhắc đến về mặt địa lý
Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải
Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19 tháng
7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải
Phịng - thành phố Hải Phịng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đơng
Dương. Theo sắc lệnh thành phố Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần
còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An.
Về mặt hành chính, thành phố Hải Phịng là một nhượng địa nên thời kỳ này
thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Vào cuối
thời Pháp thuộc khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phịng tính được 73.000 người,
chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội. Dưới thời Pháp
thuộc, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đứng ngang hàng với Hà Nội, Sài
Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ, đầu mối giao thông
quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm cơng nghiệp, Hải
Phịng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công
nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của
thực dân Pháp. Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng
cả nước trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.
24
b, Về kinh tế
Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của miền bắc nói riêng và
của cả Việt Nam nói chung. Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phịng là thành phố cấp 1,
ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội. Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có
những đề xuất xây dựng Hải Phịng thành "thủ đơ kinh tế" của Đơng Dương.
Hải Phịng đã trở thành 1 cảng thị quan trọng của Việt Nam trong thời kì
Pháp thuộc. Từ chỗ chỉ chiếm 10% giai đoạn 1875-1883 thì từ năm 1884-1888 số
thuyền bn Pháp đã chiếm tới 34,6% số tàu bn cập bến Hải Phịng. Thương mại
giữa Hồng Kơng và Hải Phịng vẫn tiếp tục với mức độ 30-40 thuyền một năm.
c, Về chính trị
Cùng với sự mở mang và phát triển đơ thị, tình hình xã hội Hải Phịng cũng
có những biến động lớn. Thống kê dân số hàng năm cho thấy số dân Hải Phòng
tăng rất nhanh trong thời kỳ Pháp thuộc, đặc biệt trong quá trình phát triển dân số
nhảy vọt sau Chiến tranh thế giới lần thứ I.
Hình thành giai cấp tư sản dân tộc gắn liền với việc mở mang các hoạt động
sản xuất công nghiệp và thương nghiệp. Do bị chèn ép bởi các cơng ty nước ngồi,
ý thức dân tộc nảy nở trong giới tư sản người Việt ở Hải Phịng dẫn tới phong trào
thành lập các cơng ty cửa người Việt Nam. Họ kếu gọi phát triển các nhà máy sản
xuất nội hóa thay cho hàng ngoại nhập.
Sự phát triển kinh tế khiến tầng lớp tiểu tư sản Hải Phịng tăng nhanh chóng.
Đó là những tiểu chủ, tiểu thương, công chức, nhà giáo và những người hành nghề
tự do nhưng có đời sống bấp bênh, lại bị chi phối bởi đời sống đô thị.
Sự phát triển nhanh của các nhà máy cũng dẫn đến sự hình thành và phát
triển giai cấp công nhân lao động. Những người công nhân lao động cùng gia đình
họ sống tập trung ở các khu “ổ chuột” ven đô, trong các ngôi nhà tạm bợ.
25
Sự phân biệt đối xử và bất công xã hội dẫn đến sự đối kháng của giai cấp
công nhân với giai cấp tư sản, đặc biệt là với chính quyền thực dân Pháp dẫn đến
đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng và chính giai cấp cơng nhân trở thành lực
lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh dành độc lập cho nước nhà.
1.3.2. Kiến trúc biệt thự Pháp tại Hải Phịng trong thời kì Pháp thuộc.
Kiến trúc Pháp thuộc tại Hải Phòng ta chia làm 2 thời kỳ:
+, Ở thời kỳ đầu 1874-1918: Thời kỳ bình định và khai thác thuộc địa lần
thứ nhất, đây là thời kỳ chưa ổn định. Kiến trúc là kiến trúc thực dân tiền kỳ và
cũng trong phương pháp xây dựng đô thị châu Âu được du nhập vào Hải Phòng.
Kiến trúc thực dân tiền kỳ vẫn cịn tìm tịi để phù hợp hơn với Hải Phòng, với điều
kiện tự nhiên và vật liệu địa phương.
+, Ở thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai (1818-1945): sau Đại chiến thế
giưới lần thứ I Pháp tiền hành khai thác triệt để hơn hệ thông thuộc địa nhằm bù
đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Hoạt động kiến trúc có bước chuyển đáng kể
đối với cơng trình cơng cộng, đặc biệt là việc xây dựng nhà ở hàng phố và biệt thự.
Biệt thự được xây nhiều hơn cho đến những năm 1929, thời gian khủng hoảng kinh
tế thế giới 1930-1931 đã làm gián đoạn công tác xây dựng, sau đó lại xây dựng.
Hình 1.13. Bản đồ vị trí khu vực tập trung nhiều biệt thự thời Pháp tại Hải Phòng [10]