Sinh viên : LÊ QUANG NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
________________________
LÊ QUANG NAM – K23QT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH
:QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH
: 52340101
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
(DU LỊCH, KHÁCH SẠN)
K23QT : 2018 - 2019
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Diệu Ly
Hà nội, 10 - 2018
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
_______________________________
Họ và tên: LÊ QUANG NAM – K23QT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
Các giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ
của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình – Hà nội
NGÀNH
: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH
: 52340101
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Diệu Ly
Hà nội, 10 - 2018
2
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm Khoa Du Lịch –
Trường Đại học Mở Hà Nội và toàn thể các thầy cô của khoa đã dạy dỗ, chỉ bảo,
trang bị cho em những kiến thức quý báu trong bốn năm học qua và rèn luyện tinh
thần tự giác, kỷ luật để em có được cơ hội thực hiện Khóa luận tốt nghiệp đại học,
để em được nghiên cứu và sáng tạo.
Đặc biệt, để hoàn thành khóa luận, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng
dẫn: ThS. Phạm Diệu Ly, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đội ngũ lãnh đạo tại khách sạn Hòa Bình cùng
toàn thể các anh chị cán bộ nhân viên đã tạo điều kiện cho em trong thời gian
nghiên cứu, cung cấp kinh nghiệm thực tế cũng như tư liệu cần thiết để em có thể
hoàn thành Khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất song do
buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng
như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân còn chưa nhận thức được. Em rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy, cô và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để Khóa luận của em được
hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên tốt nghiệp
Lê Quang Nam
3
VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------
------***------
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : LÊ QUANG NAM
ĐT : 0392071421
Lớp - Khoá : A1K23
1. Tên đề tài :
Ngành học : Quản trị du lịch, khách sạn
“Các giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại khách
sạn Hòa Bình – Hà nội”
2. Các số liệu ban đầu (Lý thuyết đã học và tư liệu thu thập tại cơ sở nơi thực hiện Khoá
luận) : Giáo trình, sách, tạp chí, báo... và thông tin thu thập tại cơ sở thực tập.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và yêu cầu về ngoại ngữ trong ngành du lịch và khách
sạn
Chương 2: Thực trạng trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình
Chương 3: Các giải pháp cải thiện trình độ ngoại ngữ cho nhân viên khách sạn
Hòa Bình
4. Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần)
: Toàn phần
5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp
: 30/10/2018
6. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn chót)
: 24/01/2019
Trƣởng Khoa
Hà Nội, ngày . . . / . . . / năm 2019
Giáo viên Hƣớng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
4
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 10
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 11
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 11
6. Kết cấu khóa luận ............................................................................................. 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ NGOẠI NGỮ
TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN ............................................ 13
1.1. Ngoại ngữ trong ngành du lịch .................................................................. 13
1.1.1. Vai trò của ngoại ngữ trong ngành du lịch ............................................... 13
1.1.2. Vai trò của ngoại ngữ trong khách sạn ..................................................... 14
1.2. Yêu cầu của khách sạn đối với ngoại ngữ ................................................. 14
1.2.1 Yêu cầu chung của ngành đối với ngoại ngữ ............................................. 14
1.2.2. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với từng bộ phận trong khách sạn ...... 20
1.2.2.1 Đối với bộ phận quản lý ........................................................................... 20
1.2.2.2. Đối với bộ phận Front Office .................................................................. 21
1.2.2.3. Đối với bộ phận Food and Beverage ...................................................... 21
1.2.2.4. Đối với bộ phận Housekeeping ............................................................... 22
1.2.2.5. Đối với các bộ phận khác ........................................................................ 23
1.3. Các mô hình học ngoại ngữ áp dụng trong khách sạn ............................ 24
1.3.1. Tổ chức khóa học ngoại ngữ ...................................................................... 24
1.3.2. Câu lạc bộ tiếng Anh ................................................................................. 26
1.3.3. Mô hình Language Café ............................................................................ 27
1.3.4. Mô hình học ngoại ngữ online ................................................................... 28
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 30
5
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA NHÂN VIÊN
TẠI KHÁCH SẠN HÒA BÌNH ........................................................................ 31
2.1. Thông tin chung về khách sạn Hòa Bình ................................................. 31
2.2. Yêu cầu của khách sạn về trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên các bộ
phận ..................................................................................................................... 36
2.2.1. Đối với bộ phận Front Office (Bộ phận Sảnh)........................................... 37
2.2.2. Đối với bộ phận Food & Beverage (Bộ phận Nhà hàng) .......................... 37
2.2.3. Đối với bộ phận Housekeeping (Bộ phận Buồng) ..................................... 37
2.2.4. Đối với các bộ phận khác ........................................................................... 37
2.3. Thực trạng trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình 38
2.3.1. Tổng quan về trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình . 38
2.3.2. Phân tích tình trạng ngoại ngữ của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình ..... 39
2.3.2.1. Độ tuổi .................................................................................................... 39
2.3.2.2. Quá trình tuyển dụng............................................................................... 40
2.3.2.3. Số lượng khách nước ngoài..................................................................... 43
2.4. Phân tích thực trạng ngoại ngữ của từng bộ phận trong Khách sạn Hòa
Bình ...................................................................................................................... 44
2.4.1. Bộ phận Tiền Sảnh ..................................................................................... 44
2.4.2. Bộ phận Nhà Hàng ..................................................................................... 45
2.4.3. Bộ phận Buồng ........................................................................................... 46
2.4.4. Các bộ phận khác ....................................................................................... 47
Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 49
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TRÌNH ĐỘ NGOẠI
NGỮ CHO NHÂN VIÊN KHÁCH SẠN HÒA BÌNH .................................... 50
3.1. Khóa học tiếng Anh cho nhân viên khách sạn Hòa Bình ........................ 50
3.1.1. Thông tin chung của khóa học ................................................................... 50
3.1.2. Nội dung chi tiết khóa học ......................................................................... 52
3.1.3. Các khuyến nghị cho khóa học: ................................................................. 57
3.1.4. Phương pháp đi kèm .................................................................................. 58
6
3.2. Giải pháp tổ chức CLB Tiếng Anh ............................................................ 59
3.3. Mô hình học tiếng Anh online .................................................................... 60
3.4. Một số giải pháp khác ................................................................................. 61
3.4.1. Thay đổi về tuyển dụng nhân sự ................................................................ 61
3.4.2. Tổ chức đào tạo liên tục ............................................................................. 61
3.4.3. Tăng lương hoặc có mức thưởng đặc biệt.................................................. 61
Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................. 62
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 63
1. Kết luận ............................................................................................................ 63
2. Kiến nghị: ......................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 69
7
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG
Hình/Bảng
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Nội dung
Lịch trình khóa học của Vins
Lịch trình khóa học của Vins
Lịch trình khóa học của Vins
Bảng đối chiếu Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
(VSTEP) và Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR)
Bảng so sánh chi tiết giữa 2 khung tham chiếu VSTEP và
CEFR
Bảng quy đổi điểm giữa các chửng chỉ quốc tế trong tiếng
Anh
Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ quản lý
Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ Front Office
Yêu cầu ngoại ngữ đối với độ ngũ Food & Beverage
Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ Housekeeping
Vị trí của khách sạn Hòa Bình
Hình ảnh của khách sạn Hòa Bình
Hình ảnh của khách sạn Hòa Bình
Hình ảnh các phòng của khách sạn Hòa Bình
Hình ảnh các phòng của khách sạn Hòa Bình
Hình ảnh các phòng của khách sạn Hòa Bình
Nhà hàng Le Splendide
Phòng họp Thống Nhất
Phòng xông hơi
Dịch vụ tiệc cưới
Độ tuổi của nhân viên khách sạn Hòa Bình
Số lượng nhân viên được yêu cầu về ngoại ngữ khi ứng tuyển
Trình độ ngoại ngữ của nhân viên ở thời điểm tuyển dụng
Thống kê lượng khách sử dụng dịch vụ tại khách sạn Hòa
Bình
Bảng so sánh trình độ ngoại ngữ nhân viên bộ phận Front
Office
Bảng so sánh trình độ ngoại ngữ nhân viên bộ phận Food &
Beverage
Bảng so sánh trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận
Housekeeping
Bảng so sánh trình độ ngoại ngữ của các nhân viên các bộ
phận khác
8
Trang
25
25
26
14
15
19
20
21
22
23
31
32
32
33
33
34
35
35
36
36
40
42
43
44
46
47
48
49
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.Với
các tiêu chuẩn sống ngày càng được nâng cao ở các nước, lượng khách đi du lịch càng
ngày càng tăng cao.Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng và đang
đứng đầu trong cơ cấu kinh tế. Cùng với xu hướng và những lợi thế đặc trưng của
mình, Việt nam đặc biệt chú trọng vào công tác phát triển du lịch. Ngày 16-1-2017, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đặt ra những mục tiêu hết sức to lớn và nặng nề cho ngành du lịch.
Với hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng, với mục đích phục vụ nhiều đối tượng khách khác
nhau, việc đảm bảo sự giao tiếp của khách với nhân viên trong khách sạn là điều vô
cùng quan trọng. Với lượng khách quốc tế khổng lồ đang đổ về Việt Nam để thăm
những danh lam thắng cảnh nơi đây, việc đảm bảo tất cả các nhân viên khách sạn đạt
được một trình độ ngoại ngữ nhất định là rất quan trọng. Ngoại ngữ hiện nay là công cụ
không thể thiếu nếu như một người có ý định bước vào ngành du lịch nói chung, hay
ngành khách sạn nói riêng. Và trong số các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Nhật, tiếng Trung… thì yêu cầu về tiếng Anh đang là yêu cầu phổ biến nhất vì đây là
thứ ngôn ngữ toàn cầu. Để có thể làm được những thủ tục cho khách, check-in, checkout, giải quyết vấn đề của khách, lấy đơn của khách hoặc chỉ đơn giản những việc như
giao tiếp cơ bản với khách đều cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Do đó, nếu
một khách sạn không thể cung ứng được một đội ngũ nhân viên với trình độ ngoại ngữ
nhất định thì gần như khách sạn đó đã mất đi ưu thế cạnh tranh của mình với những cơ
sở lưu trú khác.
Tại Hà nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến của Việt nam, số lượng khách du lịch đổ về
ngàycàng nhiều nhất là lượng khách quốc tế vì đây là địa điểm trung gian để khách có
thể đi tới các khu du lịch tại miền Bắc. Vì vậy, việc Hà nội phải cung cấp được những
cơ sở lưu trú với đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn và thông thạo về ngoại ngữ là
việc thiết yếu. Không chỉ nhân viên tại bộ phận Tiền sảnh phải giao tiếp tốt được với
9
khách, mà cả những nhân viên của bộ phận Buồng hay bộ phận Nhà hàng cũng phải
làm được việc đó.
Khách sạn Hòa Bình, một khách sạn 3 sao gần Phố Cổ, được xây dựng bởi người Pháp
từ những năm 1926. Đây là một khách sạn uy tín với dịch vụ được đánh giá ngang với
một khách sạn 4 sao. Khách sạn nhận được nhiều lời khen trên các trang web uy tín
như Tripadvisor hay Booking.com. Nhờ được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp, đây là
một địa chỉ khá thu hút khách du lịch quốc tế. Vì vậy, để có thể phục vụ được lượng
khách lớn, việc đảm bảo tất cả các nhân viên ở đây đều có một vốn ngoại ngữ cơ bản
để có thể giao tiếp được với khách là vô cùng quan trọng.
Trong khoảng thời gian 2 tháng quý báu được nghiên cứu và quan sát nhân viên các bộ
phận tại khách sạn, em có cơ hội được tiếp xúc với các nhân viên của tất cả các bộ
phận trong khách sạn và hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ ảnh hưởng nhiều tới
chất lượng phục vụ như thế nào.
Từ việc quan sát và tự nghiên cứu, em lựa chọn chủ đề: “Các giải pháp nhằm nâng
cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình – Hà nội” làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại
ngữ của các nhân viên của khách sạn Hòa Bình. Từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài
là:
- Tổng hợp, nghiên cứu, hệ thống hóa về các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngoại ngữ trong
khách sạn.
- Phân tích thực trạng ngoại ngữ của các nhân viên các bộ phận, từ đó có thể phát huy
được điểm mạnh cũng như khắc phục được những điểm yếu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các bộ phận trong
khách sạn.
10
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số các vấn đề và hệ thống về ngoại ngữ tại Việt Nam và thực tế về tình trạng ngoại
ngữ của các nhân viên khách sạn Hòa Bình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 11/11/2018–24/01/2019.
- Không gian: khách sạn Hòa Bình, Số 27 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về hệ thống yêu cầu đối với ngoại ngữ và tình trạng
ngoại ngữ tại khách sạn Hòa Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp chính là quan sát trực tiếp và điều tra khảo sát. Để
đảm bảo được độ tin cậy và độ chuẩn xác cả hai phương pháp được áp dụng để điều tra
về tình trạng ngoại ngữ tại khách sạn. Các phương pháp này được tiến hành như sau:
- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp: các đối tượng được hướng tới trong phương pháp
này là nhân viên của tất cả các bộ phận trong khách sạn. Các đối tượng đều được quan
sát một cách có hệ thống nhằm thu thập những thông tin dùng để đánh giá, so sánh với
các tiêu chuẩn ngoại ngữ để có thể dùng cho các bước nghiên cứu sau. Thời gian tiến
hành vào nhiều ngày khác nhau trong tháng, tuần và các thời điểm thường là từ 11h00
trưa đến 05h00 chiều vì đây là thời gian tiếp xúc với khách nhiều nhất, nhằm đem lại
được nhiều thông tin nhất có thể để có thể đánh giá về trình độ ngoại ngữ.
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát: được thực hiện sau phương pháp quan sát, và được
thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau đối với từng bộ phận được khảo sát,
để đảm bảo có thể lấy được thông tin về thực trạng ngoại ngữ tại khách sạn, từ đó có
thể đưa ra được số liệu và phân tích. Các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định các đối tượng khảo sát
Để có thể đưa ra được nhận xét tổng quát về tình trạng ngoại ngữ ở khách sạn và cũng
như từng bộ phận, thì đối tượng được lựa chọn để khảo sát là gần 50 nhân viên hiện tại
11
đang làm việc tại khách sạn Hòa Bình. Bao gồm tất cả các bộ phận như Bộ phận Tiền
sảnh (FO), Bộ phận Nhà hàng (F&B), Bộ phận Buồng (HK)…
Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra
Được thiết kế bằng Tiếng Việt, các tiêu chí đã được nêu ra ở phần lý thuyết, sử dụng
các khung tham chiếu ngoại ngữ như Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam để đánh giá
cùng với một số góp ý khác.
Bước 3: Phát phiếu đánh giá
Phiếu được phát vào giờ giao ca sáng và chiều, thường sẽ là lúc nhân viên tập trung
đông đủ nhất tại phòng riêng của các bộ phận.
Bước 4: Thu phiếu đánh giá
Phiếu của nhân viên sẽ được thu lại vào một khoảng thời gian định trước, phiếu sẽ
được tập trung tại phòng riêng của các bộ phận để thu.
Bước 5: Xử lý số liệu và phân tích
Tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra có được, kết quả số phiếu thu về là 42/50 phiếu.
Trong đó Bộ phận Tiền sảnh là 8 phiếu, Bộ phận Nhà hàng và Bếp là 12 phiếu, Bộ
phận Buồng là 6 phiếu, còn 12 phiếu là thuộc các bộ phận khác như IT; Bảo
dưỡng…Thông tin thu thập được dùng để lập ra sơ đồ, bảng biểu để phân tích thông
tin, góp phần đưa ra đánh giá và kết luận về thực trạng ngoại ngữ tại khách sạn Hòa
Bình.
6. Kết cấu khóa luận
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và yêu cầu về ngoại ngữ trong ngành du lịch và khách sạn
Chƣơng 2: Thực trạng trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại khách sạn Hòa Bình
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên các bộ
phận tại khách sạn Hòa Bình – Hà nội
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ NGOẠI
NGỮ TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
1.1. Ngoại ngữ trong ngành du lịch
1.1.1. Vai trò của ngoại ngữ trong nghành du lịch [10, 12]
Hiện nay, ngành du lịch của Việt Nam đang trong đà phát triển mạnh mẽ và đang trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của đất nước. Vào năm 2017,
Việt Nam đã đón hơn 73 triệu lượt khách nội địa và 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng
gần 30% so với năm 2016 và đạt tổng doanh thu là 510.900 tỷ VNĐ. Với lượng khách
quốc tế khủng lồ đến từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàng Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
Pháp, Úc… thì việc trang bị ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên của ngành dịch vụ là rất
quan trọng. Trong đó ngành du lịch là một trong những ngành đòi hỏi cao nhất về
ngoại ngữ. Với những vị trí quan trọng như hướng dẫn viên, hướng dẫn viên tại điểm,
nhân viên trong khách sạn… là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách với cường
độ cao thì việc có một trình độ ngoại ngữ cao là vô cùng quan trọng. Để có thể theo dõi
và liên tục phát triển trình độ của ngành du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có
những yêu cầu cụ thể về trình độ ngoại ngữ đối với tất cả các vị trí trong ngành du lịch.
Vậy ta có thể thấy ngoại ngữ đang nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với
ngành Du lịch. Nó là công cụ chính để có thể giao tiếp được với lượng khách quốc tế
đang ngày một tăng ở nước ta. Không những vậy, nó còn là cầu nối để Việt Nam có thể
giới thiệu đến thế giới nền văn hóa đa sắc màu của mình. Là phương tiện để ta có thể
quảng bá những nét đẹp của mảnh đất chữ hình chữ S bốn ngàn năm lịch sử.
Ngoại ngữ còn là cột mốc để phân biệt ngành du lịch Việt Nam với những quốc gia
khác trong khu vực. Khi mà các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan,
Singapore, Malaysia… đang phát triển mạnh mẽ về du lịch và có một đội ngũ nhân
viên với trình độ ngoại ngữ tốt thì Việt Nam cũng phải cải thiện được trình độ ngoại
ngữ của những nhân viên trong ngành để có được lợi thế cạnh tranh. Việc đó sẽ làm
tăng hình ảnh du lịch của nước ta trên thị trường thế giới.
13
1.1.2. Vai trò của ngoại ngữ trong khách sạn [11, 13]
Ngoại ngữ đang là công cụ cần và đủ cho một người nhân viên làm việc ở trong khách
sạn. Hiện nay, những yêu cầu đầu tiên để vào làm trong khách sạn đều là những yêu
cầu tối thiểu về ngoại ngữ. Nhân viên khách sạn phải có khả năng giao tiếp, làm các
thủ tục, giải quyết các vấn đề của khách bằng ngoại ngữ vì đó là phương tiện giao tiếp
cơ bản nhất kết nối các nền văn hóa. Đúng như giảng viên người Nga O. Pokhilko đã
nói trong bài luận của mình: “Trong một môi trường mới, với những nền văn hóa khác
nhau, thì ngoại ngữ là phương tiện để chúng ta có thể cùng nhau trao đổi và giao lưu
với những người bạn đến từ các quốc gia khác nhau”. Vậy chúng ta rút ra được ngoại
ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng trong khách sạn.
Ngoài ra việc có thể giao tiếp thuần thục với những vị khách sử dụng dịch vụ của mình,
cũng sẽ làm tăng được hình ảnh của khách sạn. Một đội ngũ nhân viên có kĩ năng
ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ giỏi và lòng nhiệt tình giúp đỡ khách cũng là một thứ vũ khí
để cạnh tranh với những đối thủ khác. Thế nên, các khách sạn 5 sao liên tục tìm kiểm
và tuyển dụng những nhân tài với kĩ năng nghiệp vụ cao và vốn kiến thức ngoại ngữ
rộng lớn.
Từ đó cho thấy, ngoại ngữ không chỉ quan trọng đối với bản thân một khách sạn, mà
đối với chính những những người sử dụng ngoại ngữ. Họ cũng có những lợi ích to lớn
từ việc thành thục một ngôn ngữ khác. Cơ hội tìm kiếm việc làm của họ sẽ rộng hơn,
lương bổng cao hơn, có những phúc lợi, ưu đãi đặc biệt hơn…
Vậy có thể kết luận ngoại ngữ có vai trò cốt yếu trong việc một khách sạn có thể vận
hành được trơn tru và có khả năng cạnh tranh với những khách sạn khác ngoài những
yếu tố về chất lượng dịch vụ và chất lượng cơ sở lưu trú.
1.2. Yêu cầu của khách sạn đối với ngoại ngữ
1.2.1 Yêu cầu chung của ngành đối ngoại ngữ [1, 9]
Trong Bộ Luật Du Lịch năm 2017, Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du Lịch đánh giá năng
lực ngoại ngữ của những người theo ngành Du lịch bằng 2 tham chiếu: Khung năng lực
14
ngoại ngữ Việt Nam (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency – VSTEP)
và Khung tham chiếu chung Châu Âu (Common European Framework of Reference
for Languages: Learning, Teaching, Assessment – CEFR)
Sau đây là đối chiếu tổng quát của 2 khung tham chiếu này:
Bảng 1.1. Bảng đối chiếu Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (VSTEP) và
Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR)
(Nguồn: />Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
Khung tham chiếu chung
(VSTEP)
Châu Âu (CEFR)
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
Bậc 1
A1
Bậc 2
A2
Bậc 3
B1
Bậc 4
B2
Bậc 5
C1
Bậc 6
C2
15
Tiếp theo sẽ là bảng so sánh chi tiết giữa 2 khung tham chiếu:
Bảng 1.2. Bảng so sánh chi tiết giữa 2 khung tham chiếu VSTEP và CEFR
(Nguồn: />Các
bậc
Bậc
1
VSTEP
Mô tả tổng quát
Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc
quen thuộc thường nhật; các từ
ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao
tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu
bản thân và người khác; có thể trả
lời những thông tin về bản thân
như nơi sinh sống, người thân/bạn
bè… Có thể giao tiếp đơn giản
nếu người đối thoại nói chậm, rõ
ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
Các
cấp
độ
A1
CEFR
Mô tả tổng quát
- Có khả năng hiểu và sử dụng
các cấu trúc câu đơn giản và cơ
bản nhằm đáp ứng những yêu cầu
cụ thể.
- Có khả năng giới thiệu bản thân
và những người khác, có thể hỏi
và trả lời các câu hỏi về bản thân
như nơi sinh sống, những người
quen biết hay những vật dụng sở
hữu.
- Có thể giao tiếp một cách đơn
giản, nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn
lòng nhận trợ giúp.
Bậc
2
Có thể hiểu được các câu và cấu
trúc được sử dụng thường xuyên
liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ
bản (như các thông tin về gia đình,
bản thân, đi mua hàng, hỏi đường,
việc làm). Có thể trao đổi thông
tin về những chủ đề đơn giản,
quen thuộc hằng ngày. Có thể mô
tả đơn giản về bản thân, môi
trường xung quanh và những vấn
đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
A2
- Có thể hiểu câu và các cụm từ
thông thường trong những hầu
hết các chủ đề quen thuộc (ví dụ:
thông tin cơ bản về bản thân và
gia đình, mua sắm, địa lý địa
phương, vấn đề việc làm).
- Có thể giao tiếp đơn giản, thực
hiện các yêu cầu cơ bản và nắm
bắt được thông tin khi giao tiếp
trong các bối cảnh quen thuộc.
- Có thể dùng từ vựng đơn giản
để miêu tả lý lịch cá nhân, bối
cảnh trực tiếp hay những chủ đề
16
Bậc
3
Bậc
4
Bậc
Có thể hiểu được các ý chính của
một đoạn văn hay bài phát biểu
chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề
quen thuộc trong công việc,
trường học, giải trí... Có thể xử lý
hầu hết các tình huống xảy ra khi
đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ
đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản
liên quan đến các chủ đề quen
thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có
thể mô tả được những kinh
nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy
vọng, hoài bão và có thể trình bày
ngắn gọn các lý do, giải thích ý
kiến và kế hoạch của mình.
B1
Có thể hiểu được các ý chính của
một đoạn văn hay bài phát biểu
chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề
quen thuộc trong công việc,
trường học, giải trí, v.v... Có thể
xử lý hầu hết các tình huống xảy
ra khi đến khu vực có sử dụng
ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn
đơn giản liên quan đến các chủ đề
quen thuộc hoặc cá nhân quan
tâm. Có thể mô tả được những
kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy
vọng, hoài bão và có thể trình bày
ngắn gọn các lý do, giải thích ý
kiến và kế hoạch của mình.
B2
Có thể hiểu và nhận biết được
C1
17
về các nhu cầu cấp bách.
- Có khả năng hiểu những ý
chính trong ngôn ngữ thông qua
các chủ đề quen thuộc thường
gặp trong công việc, ở trường
học hay khu vui chơi…
- Có thể xử lý hầu hết các tình
huống có thể xảy ra trong giao
tiếp.
- Có khả năng sử dụng các câu
liên kết đơn giản trong các chủ
đề quen thuộc trong cuộc sống
hoặc liên quan đến sở thích cá
nhân.
- Có thể miêu tả các sự kiện, các
trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay
tham vọng của mình và đưa ra
những nguyên nhân, giải thích
cho các ý kiến và dự định đó.
- Có khả năng hiểu các ý chính
trong văn bản phức tạp về các
chủ đề cụ thể cũng như trừu
tượng, bao gồm những thảo luận
về các vấn đề kỹ thuật về chuyên
ngành của người học.
- Giao tiếp một cách tự nhiên và
lưu loát với người bản địa, không
gây sự hiểu lầm giữa đôi bên.
- Có khả năng sử dụng các câu
chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ
đề khác nhau, bày tỏ quan điểm
về một vấn đề cũng như so sánh
những ưu, nhược điểm của từng
đề tài trong các bối cảnh khác
nhau.
- Có khả năng hiểu các loại văn
5
Bậc
6
hàm ý của các văn bản dài với
phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi
chảy, tức thì, không gặp khó khăn
trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có
thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và
hiệu quả phục vụ các mục đích xã
hội, học thuật và chuyên môn. Có
thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết
về các chủ đề phức tạp, thể hiện
được khả năng tổ chức văn bản, sử
dụng tốt từ ngữ nối câu và các
công cụ liên kết.
Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu
hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt
các nguồn thông tin nói hoặc viết,
sắp xếp lại thông tin và trình bày
lại một cách logic. Có thể diễn đạt
tức thì, rất trôi chảy và chính xác,
phân biệt được các ý nghĩa tinh tế
khác nhau trong các tình huống
phức tạp.
bản dài và phức tạp, nhận biết
được các hàm ý.
- Biểu hiện khả năng ngôn ngữ
một cách tự nhiên, thuần thục mà
không gặp phải nhiều khó khăn.
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và
hiệu quả phục vụ trong các mục
đích xã hội, học tập hay công
việc.
C2
- Có khả năng dùng các câu có
cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những
đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt
các thành phần câu, từ nối câu và
các cụm từ chức năng.
- Có khả năng hiểu một cách dễ
dàng những thông tin đọc và
nghe được.
- Tóm tắt thông tin từ các nguồn
nói và viết khác nhau, tái cấu trúc
các lập luận và miêu tả thành một
trình tự gắn kết.
- Biểu hiện khả năng ngôn ngữ
một cách tự nhiên, trôi chảy và
chính xác, phân lập các tầng
nghĩa khác nhau kể cả trong
những tình huống phức tạp.
Qua so sánh có thể thấy, các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam có nhiều
điểm tương đồng với Khung CEFR. Về các kĩ năng giao tiếp, đọc hiểu văn bản, tiếp
nhận thông tin, nghe, độ trôi chảy, sự tự nhiên khi giao tiếp tiếng Anh… giữa bậc 1 đến
bậc 6 và A1 đến C2 các chi tiết hầu như không khác nhau. Vậy nên việc nhà nước Việt
nam cho phép sử dụng cả hai khung tham chiếu này để đánh giá trình độ ngoại ngữ của
người làm trong ngành là việc dễ thấy.
18
Ngoài hai khung tham chiếu trên, các chứng chỉ khác như IELTS, TOEFL, TOEIC…
cũng đều được chấp nhận và có khả năng quy đổi giống như CEFR và VSTEP. Tuy
nhiên, hai khung tham chiếu VSTEP và CEFR được dùng nhiều hơn trong Bộ Luật Du
lịch 2017. Vì vậy bài luận này sẽ dùng khung tham chiếu CEFR và VSTEP để đánh
giá.
Sau đây là bảng quy đổi điểm các chứng chỉ khác:
Bảng 1.3. Bảng quy đổi điểm giữa các chứng chỉ quốc tế trong Tiếng Anh [8]
(Nguồn: />TOEIC
TOEFL
TOEFL IBT
TOEFL
Paper
0 - 250
255 - 400
IELTS
CEFR
CBT
0 - 310
0 – 30
0–8
0 – 1.0
310 - 343
33 – 60
9 – 18
1.0 – 1.5
A1
347 - 393
63 – 90
19 – 29
2.0 – 2.5
A1
397 - 433
93 – 120
30 – 40
3.0 – 3.5
A2
B1 (IELTS 3.5)
405 - 600
437 – 473
123 – 150
41 – 52
4.0
B1
477 – 510
153 – 180
53 – 64
4.5 – 5.0
B1 (IELTS 4.5)
B2 (IELTS 5.0)
605 - 780
785 - 990
513 – 547
183 – 210
65 – 78
5.5 – 6.0
B2
550 – 587
213 – 240
79 – 95
6.5 – 7.0
C1
590 - 677
243 - 300
96 – 120
7.5 – 9.0
C2
19
1.2.2. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với từng bộ phận trong khách sạn
Do các đặc điểm nghiệp vụ, chuyên môn, thời gian tiếp xúc với khách khác nhau, nên
khách sạn sẽ có những yêu cầu riêng đối với từng bộ phận. Các khách sạn với hạng sao
càng cao thì sẽ có những yêu cầu càng cao đối với những nhân viên của mình.
1.2.2.1 Đối với bộ phận quản lý
Đối với bộ phận quản lý trong khách sạn, từ giám sát viên trở lên cho đến CEO, yêu
cầu về ngoại ngữ là rất cao. Nếu làm việc trong các khách sạn 4 đến 5 sao, thì các CEO
sẽ là người của tập đoàn cử xuống và đều là những người nước ngoài. Nên để có thể
nhận chỉ thị từ tập đoàn, làm việc, lên chiến lược, giao tiếp… thì khả năng sử dụng
ngoại ngữ của đội ngũ này phải thực sự hiệu quả.
1 sao
2 sao
3 sao
4 sao
5 sao
Yêu cầu về
trình độ
ngoại ngữ
đối với
ngƣời quản
lý.
Không
có
Không - Biết 01
có
ngoại ngữ
thông dụng
tương đương
bậc 3 Khung
năng lực
ngoại ngữ
Việt Nam
- Biết 01
ngoại ngữ
thông dụng
tương đương
bậc 4 Khung
năng lực
ngoại ngữ
Việt Nam
- Biết 01 ngoại
ngữ thông dụng
tương đương
bậc 4 Khung
năng lực ngoại
ngữ Việt Nam
Yêu cầu về
trình độ
ngoại ngữ
đối với
ngƣời
trƣởng bộ
phận
Không
có
Không - Biết 01
có
ngoại ngữ
thông dụng
tương đương
bậc 3 Khung
năng lực
ngoại ngữ
Việt Nam
- Biết 01
ngoại ngữ
thông dụng
tương đương
bậc 4 Khung
năng lực
ngoại ngữ
Việt Nam
- Biết 01 ngoại
ngữ thông dụng
tương đương
bậc 4 Khung
năng lực ngoại
ngữ Việt Nam
Bảng 1.4. Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ quản lý
(Nguồn: Bộ Luật Du Lịch năm 2017)
20
1.2.2.2. Đối với bộ phận Front Office
Front Office hay còn biết đến là Bộ phận Sảnh, là bộ phận khách sẽ tiếp xúc đầu tiên
và cũng nhiều nhất với khách. Từ việc check-in đến check-out, nhận đặt các dịch vụ,
giải quyết các thắc mắc của khách… Nên đây sẽ là bộ phận với những nhân viên có
năng lực ngoại ngữ cao nhất của khách sạn.
1 sao
2 sao
3 sao
4 sao
5 sao
Yêu cầu về
- Biết 01
- Biết 01
- Biết 01
- Biết 01
- Biết 01
trình độ
ngoại ngữ
ngoại ngữ
ngoại ngữ
ngoại ngữ
ngoại ngữ
ngoại ngữ
thông dụng
thông dụng
thông dụng
thông dụng
thông dụng
tương
tương
tương
tương
tương
đương bậc 1
đương bậc 3
đương bậc 3
đương bậc 4
đương bậc 4
Khung năng
Khung năng
Khung năng
Khung năng
Khung năng
lực ngoại
lực ngoại
lực ngoại
lực ngoại
lực ngoại
ngữ Việt
ngữ Việt
ngữ Việt
ngữ Việt
ngữ Việt
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Bảng 1.5. Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ Front Office
(Nguồn: Bộ Luật Du Lịch năm 2017)
1.2.2.3. Đối với bộ phận Food and Beverage
Food and Beverage, hay còn biết là Bộ phận Nhà hàng của khách sạn. Đây là 1 trong 3
bộ phận tiếp xúc chủ yếu với khách. Nhân viên phục vụ nhà hàng, các captain, các
giám sát viên và quản lý sẽ là những người tiếp xúc nhiều với khách. Họ sẽ phục vụ
khách ít nhất là 3 lần một ngày với 3 bữa ăn. Ngoài ra khi khách đặt room service (dịch
vụ phòng), các nhân viên cũng sẽ phải tiếp xúc với khách. Ngoài ra các nhân viên bếp
sẽ thường phải làm việc dưới bếp trưởng là người nước ngoài (nếu như trong khách sạn
4, 5 sao) thì việc giao tiếp bằng ngoại ngữ là thường nhật.
21
1 sao
2 sao
3 sao
Yêu cầu về - Không có - Không có - Biết 01
nhà hàng
ngoại ngữ
trình
độ nhà hàng
thông dụng
ngoại ngữ
tương
đương bậc 2
Khung năng
lực
ngoại
ngữ
Việt
Nam
4 sao
5 sao
- Biết 01
ngoại ngữ
thông dụng
tương
đương bậc 2
Khung năng
lực
ngoại
ngữ
Việt
Nam
- Biết 01
ngoại ngữ
thông dụng
tương
đương bậc 3
Khung năng
lực
ngoại
ngữ
Việt
Nam
- Có nhân
viên biết 01
ngoại ngữ
thông dụng
khác tương
đương bậc 2
Khung năng
lực
ngoại
ngữ
Việt
Nam
- Có nhân
viên biết 01
ngoại ngữ
thông dụng
khác tương
đương bậc 3
Khung năng
lực
ngoại
ngữ
Việt
Nam
Bảng 1.6. Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ Food & Beverage
(Nguồn: Bộ Luật Du Lịch năm 2017)
1.2.2.4. Đối với bộ phận Housekeeping
Bộ phận Housekeeping, hay còn gọi là Bộ phận Buồng phòng, cũng tiếp xúc với khách
nhưng không thường xuyên. Những nhân viên của Bộ phận Housekeeping có nhiệm vụ
lau dọn tiền sảnh, các khu vực công cộng và phòng của khách. Nếu dọn ở sảnh thì nhân
viên có thể chào khách bằng các câu đơn giản. Nhưng những trường hợp dọn phòng
cho khách khi khách vẫn ở trong phòng và có những yêu cầu đặc biệt thì việc biết
ngoại ngữ là một lợi thế. Thêm vào đó, họ còn phải làm việc với những hóa chất tẩy
rửa và những hóa chất sẽ được tập đoàn nhập về và sẽ bằng tiếng Anh. Nên việc biết
ngoại ngữ sẽ giúp họ tránh được những tai nạn không đáng có. Sau đây là yêu cầu về
ngoại ngữ với bộ phận Buồng phòng:
22
1 sao
2 sao
3 sao
4 sao
5 sao
Yêu cầu - Biết 01 - Biết 01 - Biết 01 - Biết 01 - Biết 01
về trình ngoại ngữ ngoại ngữ ngoại ngữ ngoại ngữ ngoại ngữ
độ ngoại thông
thông
thông
thông
thông
dụng
dụng
dụng
dụng
dụng
tương
tương
tương
tương
tương
ngữ
đương bậc đương bậc đương bậc đương bậc đương bậc
1
Khung 1
năng
Khung 2
lực năng
Khung 3
lực năng
Khung 3
lực năng
Khung
lực năng
lực
ngoại ngữ ngoại ngữ ngoại ngữ ngoại ngữ ngoại ngữ
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Bảng 1.7. Yêu cầu ngoại ngữ đối với đội ngũ Housekeeping
(Nguồn: Bộ Luật Du Lịch năm 2017)
1.2.2.5. Đối với các bộ phận khác
Đối với các bộ phận khác sẽ tùy yêu cầu của từng khách sạn dựa trên hạng sao của
khách sạn đó. Thông thường, các khách sạn 3 sao trở xuống sẽ không yêu cầu thêm về
ngoại ngữ đối với một số bộ phận như An ninh, Bảo Dưỡng… nhưng các khách sạn 4
đến 5 sao vẫn yêu cầu hiểu biết cơ bản về ngoại ngữ để có thể làm việc một cách hiệu
quả nếu tiếp xúc với khách. Ví dụ như khách sạn JW Marriott có yêu cầu những nhân
viên IT phải biết tiếng Anh để hỗ trợ khách đặt dịch vụ hội nghị hội thảo, vì lượng
khách nước ngoài đặt dịch vụ hội nghị hội thảo ở đây chiếm số lượng lớn doanh thu
của khách sạn.
23
1.3. Các mô hình học ngoại ngữ áp dụng trong khách sạn
Để có thể cải thiện được trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên, nhiều khách sạn đã
nghiên cứu và áp dụng rất nhiều các mô hình dạy và học ngoại ngữ cho khách sạn của
mình. Dưới đây sẽ là một số mô hình tiêu biểu.
1.3.1. Tổ chức khóa học ngoại ngữ [2]
Để cải thiện trình độ ngoại ngữ một cách nhanh chóng và bài bản, việc tổ chức các
khóa học, lớp học thường là ưu tiên hàng đầu của các khách sạn hay tập đoàn vì nó có
lịch trình rõ ràng cho người dạy và người học, có các mức độ từ dễ đến khó, có những
đợt kiểm tra để liên tục kiểm soát tiến độ của người học… Nó cũng tiết kiệm thời gian
khi soạn bài vì đã có sãn giáo án hoặc giáo trình. Như giáo sư Claude Goldenberg đã
nói trong bài dạy của mình: “Việc chuẩn bị và sắp xếp trước giáo án là vô cùng quan
trọng để học sinh có thể dễ dàng theo được bài học của bất kì một người dạy nào”
Tuy vậy, nhược điểm của việc học theo đề cương và giáo án đó chính là do có sẵn các
bài giảng cụ thể nên khá gò bó và không linh hoạt, đôi khi không thực tế với hoàn cảnh
của khách sạn và để theo được hết một đề cương, giáo án thì yêu cầu người học phải
theo một thời gian khá dài.
Tuy nhiên vẫn có những cách hiệu quả để khắc phục những nhược điểm này. Ví dụ
người giảng viên không chỉ có kiến thức về cả ngoại ngữ lẫn chuyên ngành, mà còn
phải là người linh hoạt, nhiệt tình, năng nổ, có khả năng điều phối lớp để nhịp độ cho
phù hợp học viên thuộc trình độ khác nhau trong lớp. Ngoài ra còn có thể tổ chức các
hoạt động đi kèm như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa thế giới bằng tiếng
Anh, hoặc các staff events với chủ đề tiếng Anh… để cho các giờ học có thể trở nên
thú vị hơn, nhằm thu hút sự chú ý của người học.
Một ví dụ điển hình về tác dụng của việc tổ chức các khóa học có thể thấy ở tập đoàn
Vingroup. Đây là một trong những tập đoàn chuyên về dịch vụ, kinh doanh cơ sở lưu
trú lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, Vinroup có nhiều cơ sở trên các hòn đảo như
Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Nam Hội An… nên hầu như nguồn
24
nhân lực của tập đoàn sẽ đến từ những người dân địa phương. Chính vì vậy, để đảm
bảo chất lượng về ngoại ngữ Vingroup đang áp dụng một khóa học tiếng Anh dành cho
những nhân viên của mình.
Hình 1.1. Lịch trình khóa học của Vins
(Nguồn: Language Link)
Hình 1.2. Lịch trình khóa học của Vins
(Nguồn: Language Link)
25