Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

GIÁO dục LÒNG NHÂN ái của PHẬT GIÁO CHO CỘNG ĐỒNG PHẬT tử tại các CHÙA TRÊN địa bàn QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGÀ

GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CỦA PHẬT GIÁO
CHO CỘNG ĐỒNG PHẬT TỬ TẠI CÁC CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Nam Phương

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lí - Giáo
dục học cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học Giáo
dục và phát triển cộng đồng.
TS. Nguyễn Nam Phương - Nhà khoa học - Người luôn cảm thông, chia sẻ
những khó khăn của học viên, khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn cho học
viên trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Trụ trì các Chùa, cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng phật
tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã tạo những điều kiện, ủng
hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐPT
NXB

:
:
:

Cơ sở vật chất
Giáo dục và đào tạo
Nhà xuất bản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................2
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3
6. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn............................................................................................4

Chương 1: LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN ÁI CỦA PHẬT
GIÁO CHO PHẬT TỬ TẠI CÁC CHÙA.......................................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................5
1.2. Phật giáo và lòng nhân ái của phật giáo....................................................8
1.2.1. Phật giáo...................................................................................................8
1.2.2. Lòng nhân ái và lòng nhân ái của Phật giáo............................................13
1.3. Cộng đồng phật tử và giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng
phật tử.............................................................................................................14
1.3.1. Phật tử, cộng đồng và cộng đồng phật tử tại các Chùa.............................14
1.3.2. Giáo dục.................................................................................................21
1.3.3. Giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các Chùa23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo
cho phật tử các Chùa......................................................................................26
Kết luận chương 1...........................................................................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN ÁI CỦA PHẬT
GIÁO CHO PHẬT TỬ TẠI CÁC CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN
KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................................28


2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu..............................................................28
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng..............................................34
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................34
2.1.2. Nội dung khảo sát....................................................................................35
2.2.3. Khách thể và địa bàn khảo sát.................................................................35
2.2.5. Phương pháp khảo sát.............................................................................35
2.3. Thực trạng nhận thức về lòng nhân ái của Phật giáo và giáo dục lòng nhân
ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội......................................................................................................36
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của lòng nhân ái đối với mỗi cá nhân và cộng
đồng xã hội.......................................................................................................36

2.3.2. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo
cho cộng đồng phật tử.......................................................................................37
2.3.3. Nhận thức về mục tiêu giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật
tử......................................................................................................................38
2.4. Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho
cộng đồng phật tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.........40
2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng
đồng phật tử......................................................................................................40
2.4.2. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho
cộng đồng phật tử.............................................................................................42
2.4.3.Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho
cộng đồng phật tử.............................................................................................43
2.4.4. Thực trạng lực lượng giáo dục giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo
cho cộng đồng phật tử....................................................................................44
2.4.5. Thực trạng mức độ tham gia của cộng đồng phật tử trong các hoạt động giáo
dục lòng nhân ái của Phật giáo.........................................................................51
2.4.6. Thực trạng kết quả giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật
tử......................................................................................................................53


2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục lòng nhân ái của
Phật giáo cho cộng đồng phật tử......................................................................54
2.5. Đánh giá chung về thực trạng..................................................................56
2.5.1. Những kết quả đạt được...........................................................................56
2.5.2. Những tồn tại..........................................................................................57
Kết luận chương 2...........................................................................................58
Chương 3.........................................................................................................60
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CỦA PHẬT GIÁO..................60
CHO CỘNG ĐỒNG PHẬT TỬ TẠI CÁC CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN...........60
QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................................60

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp...................................................................60
3.2. Các biện pháp giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật từ
tại các Chùa trên địa bàn quận hoàn kiểm, thành phố Hà Nội....................60
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng cộng đồng về lòng nhân ái của
Phật giáo và tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng
phật tử..............................................................................................................63
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo
cho cộng đồng phật tử tại các Chùa một cách phù hợp và hiệu quả....................63
3.2.3. Huy động sự tham gia của các lực lượng trong giáo dục lòng nhân ái của
Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các Chùa...................................................65
3.2.4. Phát huy vai trò tích cực của cộng đồng phật tử trong hoạt động giáo dục và
tự giáo dục........................................................................................................68
3.2.5. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện cho cộng đồng phật tử.....................70
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng nhân ái của Phật giáo cho phật
tử một cách thường xuyên..................................................................................71
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho
cộng đồng phật tử tại các Chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội...................................................................................................................74


3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục
tư tưởng nhân ái của Phật giáo cho phật từ tại các Chùa trên địa bàn quận
hoàn kiểm, thành phố Hà Nội.......................................................................78
3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm................................................79
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................79
Kết luận chương 3...........................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................89
PHỤ LỤC........................................................................................................92



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cả thể riêng biệt, độc lập. Tuy
nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi
người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Ông cha ta cũng đã đúc kết chúng thành
những câu thành ngữ, tục ngữ như một bài học để răn dạy và nhắc nhở con cháu
sau này như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người như thể thương thân”, …
Trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết cho dân
tộc, đem đến những thắng lợi cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương, đất
nước. Ngày nay, lòng nhân ái còn được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy
đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh sống vô cùng
khó khăn. Người già không nơi nướng tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, … thực sự
cần mji người dành sự qua tâm tâm đặc biệt. Hàng năm, bão lũ triền mien kéo
theo nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân. Nếu không có
những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, thực sự thật khó để họ có thể quay trở lại cuộc
sống bình thường. Lòng nhân ái không chỉ giúp cho họ khắc phục được phần
nào khó khăn mà con khiến cho trái tim ta được rộng mở hơn.
Bên cạnh những hiện tượng trên, vẫn còn nhiều người có thái độ sống vô
cảm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ không
quan tâm đến những người xung quanh đang nghĩ gì hay cảm thấy thế nào. Họ
không có sự cảm thông trước những nỗi đau của người khác. Đó là thái độ sống
cần được lên án và phê phán gay gắt. Giáo dục lòng nhân ái cho con người thuộc
mọi lứa tuổi, mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, giúp cho con người xích lại
gần nhau hơn, biết sống yêu thương nhau là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết hiện nay.
Phật Giáo là nền giáo dục của Phật Ðà, là nền giáo dục chí thiện viên mãn
đối với chúng sanh. Phật giáo là một nền giáo dục trí huệ, nhân bản vô lượng vô
biên, căn cứ vào nguyên lý và hiện tượng của vũ trụ. Nền giáo dục mà đức Phật
dẫn dắt và chỉ dạy cho chúng sinh hài hòa âm dương, sống khiêm tốn và suy
nghĩ linh hoạt. Khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong xã

1


hội và trong đời sống cá nhân hàng ngày từ những việc nhỏ nhất cho đến việc
lớn nhất, vĩ đại nhất, dựa trên phương diện thời gian, không gian và bao hàm cả
quá khứ – hiện tại- và tương lai. Nền giáo dục đó dạy chúng ta dùng trí tuệ để
nhận xét sự việc làm chuẩn. Phật giáo có nhiều tư tưởng tạo ra những lan tỏa lớn
trong đời sống xã hội, trong đó có tư tưởng nhân ái. Chính vì vậy, nghiên cứu lí
luận, thực trạng và biện pháp giáo dục tư tưởng nhân ái của Phật giáo cho phật tử là
vấn đề rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các chùa
trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng về giáo dục lòng nhân ái của Phật
giáo cho cộng đồng phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành
phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp nhằm năng cao kết quả của hoạt động này tại
địa bàn nghiên cứu.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các chùa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại
các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục tư lòng nhân ái của Phật giáo cho
cộng đồng phật tử đã được các nhà chùa chú trọng. Hoạt động này đã và đã đạt
được những kết quả nhất định, song còn tồn tại những bất cập. Nếu nghiên cứu,
đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp
mang tính khoa học và hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao kết quả giáo dục lòng

nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo
cho cộng đồng phật tử tại các chùa.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng
đồng phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng
đồng phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội và
khảo nghiệm.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng
đồng phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội.
6.2. Về khách thể khảo sát:
Khảo sát trên 50 nhà sư và 98 phật tử tại 12 Chùa trên địa bàn quận Hoàn
Kiến, thành phố Hà Nội.
6.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn
bản có liên quan đến lòng nhân ái của Phật giáo, giáo dục lòng nhân ái của Phật
giáo cho cộng đồng phật tử... để xây dựng khung lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và
tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực
trạng giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các Chùa
trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

3


- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi; phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp tổng kết
kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lí kết quả điều tra, định lượng
kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát
về thực trạng giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử tại các
Chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng công
thức toán học, phương pháp sử dụng phần mềm SPSS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Lí luận về giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng
phật tử tại các chùa.
Chương 2. Thực trạng giáo dục tư tưởng nhân ái của Phật giáo cho cộng
đồng phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng
phật tử tại các chùa trên địa bàn quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội.

4



Chương 1
LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN ÁI CỦA PHẬT GIÁO
CHO PHẬT TỬ TẠI CÁC CHÙA
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Phật giáo là tôn giáo được sinh ra trên đất nước Ấn Độ cổ đại. Không bao
lâu sau khi ra đời, nó đã phát triển rộng khắp các nước thuộc địa khu vực châu Á
và ngày nay nó lại đang lan tỏa mạnh sang các nước phương Tây. Cùng với quá
trình lịch sử, tôn giáo này cũng có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa của
nhân loại. Chính vì vậy, Phật giáo đã thu hút nhiều nhà khoa học cả phương
Đông và phương Tây. Nhìn chung, các nhà khoa học khi nghiên cứu về Phật
giáo đều đánh giá cao những giá trị văn hóa của nó.
Phật giáo là một đề tài được nhiều nhà khoa học, Phật tử nghiên cứu, đặc
biệt là trong thời gian gần đây.
- Năm 1984, tác giả Peter D Santina công bố công trình khoa học của mình
với tựa đề “fundamentals of Buddhism” (nền tảng của đạo Phật). Công trình này,
được Thích Tâm Quang dịch sang Tiếng Việt năm 1996. Trong công trình này,
Peter D Santina trình bày mười hai bài giảng về lịch sử ra đời của Phật giáo và
những phần giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Nhân sinh,
Nghiệp, Ngũ uẩn. Tác giả xuất phát từ quan niệmcủa một Phật tử ở Phương Tây,
có hiểu biết sâu sắc phần giáo lý nên khi trình bày, tác giả cố ý làm rõ từng nội
dung trong quan niệm nhân sinh quan của đạo Phật.
- Năm 1991, trong công trình nghiên cứu của mình “Lịch sử Phật giáo Việt
Nam” [20], tác giả Nguyễn Tài Thư cùng các cộng sự đã đề cập đến quá trình du
nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên cho đến nửa
đầu thế kỷ XX.
- Năm 1994, tác giả Thích Tâm Thiện công bố công trình nghiên cứu “Tìm
hiểu nhân sinh quan Phật giáo”. Trong công trình này, tác giả trình bày thuyết
“Duyên Sinh – Vô Ngã” qua các thời kỳ trong các bộ kinh Hoa nghiêm, Pháp
Hoa. Tác giả đã nhận diện Phật giáo trong sự đối chiếu với các học thuyết triết
học, thấy được vị trí, giá trị của Phật giáo với những nguyên lý nền tảng của

5


Phật giáo. Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả trình bày nhân sinh quan Phật
giáo nguyên thủy dưới góc độ một Phật Tử.
- Năm 1997, trong công trình nghiên cứu của mình “Lược khảo tư tưởng
Thiền trúc Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hùng Hậu phân tích khía cạnh bản thể
luận, quan niệm nhân sinh của các thiền sư thời Trần như Trần Thái Tông, Tuệ
trung Thượng Sỹ, Pháp Loa, Huyền Quang. Ở đây, tác giả mới đề cập giai đoạn
Phật giáo phát triển đến đỉnh cao – thời kỳ nhà Trần.
- Năm 2004, Viện Triết học công bố công trình “Những vấn đề về Phật
giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” [30] tập hợp 25 bài tham luận của các nhà
nghiên cứu có tên tuổi của giới khoa học nước ta như: giáo sư Trần Văn Giàu,
Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Đức Sự, Trần Bạch Đằng, Hà Văn Tấn, Phan Đại
Doãn, Trần Đình Hựu. Trong cuộc hội thảo về “Mối quan hệ về Phật giáo và
lịch sử tư tưởng Việt Nam”, các tác giả đã trình bày các tham luận phân tích và
làm sáng tỏ mối quan hệ tác động qua lại giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam. Trong tập bài tham luận này, các tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ mối
quan hệ, tác động qua lại giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, tính chất
của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam và đề cập đến một số tông phái Phật giáo ở
Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo tới chủ nghĩa yêu nước, tới văn hóa Việt
Nam.
- Bên cạnh đó, những nghiên cứu về Phật giáo được đề cập đến trong các
công trình nghiên cứu đã được xuất bản như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I
của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1993 ; Thiền học Trần
Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Văn hóa Thông tin, 1996; Tôn giáo tín
ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Trung tâm Thông tin
tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Văn hóa Phật giáo và
lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy, Nxb
Văn hóa thông tin 1997; ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con

người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà nội 1996; Tư tưởng triết của học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần của
Trương Văn Chung, Nxb Chính trị quốc gia, 1998; ảnh hưởng của tư tưởng triết
6


học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn,
Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Tư
tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1999 ; Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà
Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I của Nguyễn Hùng Hậu,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Quan điểm về con người trong triết học
phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người dân Huế hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Phạm Tấn Trình Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
2008 v.v...
Gần đây, những nghiên cứu về Phật giáo cũng đã được đề cập đến qua một
số đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của một số tác giả cụ thể dưới đây:
- Trần Văn Trình (1998), Tìm hiểu tình hình tồn tại và phát triển của Phật
giáo trong cộng đồng dân cư Hà Nội thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Viện Xã
hội học, Hà Nội [24].
- Đặng Ánh Tuyết (2009), Góp phần tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo
đời Trần, Luận văn thạc sĩ, Viện triết học, Hà Nội [25].
Qua tổng quan nghiên cứu vấn đề, có thể rút ra nhận xét sau:
- Nhìn chung, trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
Phật giáo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
- Các công trình nghiên cứu đã có chủ yếu đề cập đến các khía cạnh có
liên quan đến sự hình thành và phát triển của Phật giáo qua các giai đoạn lịch sử.
- Rất ít công trình nghiên cứu đề cập một cách cụ thể về lòng nhân ái của
Phật giáo cũng như những khía cạnh cụ thể của nó.
- Đặc biệt, theo vốn hiểu biết của người nghiên cứu, cho đến nay, chưa có

công trình nào, cũng như chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục lòng
nhân ái của Phật giáo cho cộng đồng phật tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
1.2. Phật giáo và lòng nhân ái của phật giáo
1.2.1. Phật giáo
1.2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Phật giáo
7


Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI (TCN) trên vùng
đất thuộc Nêpan ngày nay. Người sáng lập là Thái Tử Cồ Đàm Tất Đạt Đa
(Siddharta Gautama) sinh năm 563 TCN. Con vua Tĩnh Phạm nước CatỳlaVệ ở
chân núi Hymalaya miền đất bao gồm một phần miền nam nước NêPan và một
phần của Ấn Độ ngày nay.
Đức Phật sống vào khoảng 25 thế kỷ trước tại vùng Bắc Ấn Độ, Người sinh
ra là một hoàng tử sống trong nhung lụa kết hôn với công chúa Da Du Đà La và có
một người con trai tên là La Hầu La. Nhưng bản thân Thích Ka không muốn kế vị
lãnh đạo quốc gia, ngược lại Ngài dời bỏ hoàng cung theo các nhà tư tưởng học tập
và cuối cùng Thích Ka tự mình sáng lập học thuyết, truyền bá khắp châu Á, châu
Âu phát triển thành một tôn giáo và được nhiều người tin theo.
Một lần nọ khi người đánh ngựa dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được
bốn cảnh vật làm thay đổi cách tư duy của Ngài. Ngài thấy một cụ già run rẩy,
một người bệnh rên siết và một tử thi đã thối. Ba cảnh này khiến Ngài suy nghĩ
rất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý
nghĩa chân thật của đời sống. Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị tu tăng bình an
tĩnh lặng đã khiến cho Ngài có một niềm hy vọng đó có thể là một con đường để
tìm ra chân lý thoát khỏi hoạn khổ.
Vào lúc 29 tuổi thái tử Sĩ Đạt Đa rời hoàng cung, rời gia đình vợ con ra
nhập đời sống của một đạo sĩ khất thực trong sáu năm, đi tìm con đường diệt
khổ. Sau sáu năm tu khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự yên tĩnh

trong tâm hồn và cũng không nhận thức được chân lý. Ngài nghiệm ra là cả cuộc
sống tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không
giúp tìm con đường giải thoát chỉ có “Con đường Trung Đạo” là đúng đắn nhất
Do đó, Ngài tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý và bỏ lối tu khổ
hạnh, đi sâu vào tư duy trí tuệ. Vào đêm trăng rằm tháng tư khi ngồi thiền dưới
cột cây bồ đề ở Gaya, Ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ. Ngài tuyên bố đã
đến được chân lý, hiểu được bản chất của sự tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và
con đường cứu vớt. Lúc đó ngài được 35 tuổi. Đấng Giác Ngộ giờ đây goi là
8


Đức Phật. Trong 45 năm tiếp theo, Ngài du hành từ nơi này sang nơi khác giảng
dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵn sàng tu học và ngài
thành lập một giáo đoàn các vị Tỳ kheo (Nam tu viện) và Tỳ kheo ni (nữ)
thường được gọi là Tăng đoàn.
Trong suốt cuộc đời của mình dù phải đối phó với nhiều trở ngại, Đức
Phật lúc nào cũng giữ một phong thái an nhiên tự tại và ngay cả trong giờ phút
lâm chung, Ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy yếu, ngay trong giờ phút
cuối cùng đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họ tiếp
tục tu theo giáo pháp của Ngài.
Sự ra đời của Phật giáo cách đây 2500 năm là một cuộc cách mạng trong
xã hội Ấn Độ cổ đại bởi vì Phật giáo xóa bỏ thể chế giai cấp truyền thống,
những tín ngưỡng lỗi thời và những quan điểm triết học thịnh hành để hình
thành nên một tín ngưỡng có thể gọi là tinh thần khoa học và lý trí. Kể từ đó trở
đi Phật giáo đã lan truyền khắp các nước châu Á giống như một cơn lũ và có ảnh
hưởng rất nhiều đến truyền thống, văn hóa, phong tục của người bản địa. Người
ta thường gọi Phật giáo là một tôn giáo, một nền triết học, một tín ngưỡng và
một cách sống uốn nắn một nền văn hóa mới và văn minh tân tiến. Một tinh thần
tân sáng tạo trong nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội họa và văn học, trong
thực tế toàn bộ cung bậc của những nỗ nực của con người trong mỗi quốc gia

châu Á là kết quả quyết định nhất từ sự ảnh hưởng của Phật giáo.
1.2.1.2. Sự phát triển của Phật giáo
Sau một năm ngày Phật tịch, Đại hội Tăng đoàn lần thứ nhất được triệu
tập với 500 tỳ kheo, kéo dài 7 tháng. Chủ tọa đại hội là Maha Ca Diếp. Ngài kể
về những lời luận giải của Phật về giáo lý và giới luật.
Đại hội Tăng đoàn lần II được triệu tập vào khoảng thế kỷ IV trước công
nguyên. Nội dung chủ yếu là giải quyết bất đồng về giới luật và luận giải kinh
điển hình thành hai phái Tiểu thừa (Gồm Tỳ kheo cao tuổi chiếm đa số) và Đại
thừa (gồm những người trẻ tuổi chiếm đa số).

9


Đại hội tăng đoàn lần III tiến hành vào giữa thế kỷ thứ III TCN do Vua A
Dục triệu tập với hơn 1000 Tỳ kheo, kéo dài 9 tháng. Kết quả được ghi thành
văn bản. Nhà vua bảo hộ Phật giáo, các Tăng đoàn phát triển nhanh.
Đại hội Tăng đoàn lần thứ IV (Tiến hành vào khoảng 125 – 150 sau CN)
dưới triều Vua Ca Nhị Sắc Ka có 500 Tỳ kheo đến dự. Kết quả lần kết tập này là
hoàn chỉnh kinh điển Phật giáo gồm : Kinh, Luật, Luận gọi là Tam tạng kinh điển.
Phật giáo phát triển thịnh hành khắp Ấn Độ thời A Sô Ka cho đến thời Can
Hi sắc Ca. Đến thời vua Gúp Ta (Thế kỷ IV đến thể kỷ VI sau công nguyên), đạo
Phật suy thoái trước sự phát triển của Ấn Độ giáo. Từ thế kỷ VIII trở về sau, đạo IXlam thâm nhập Ấn Độ. Khi có cuộc tấn công của người Hồi giáo vào năm 1193,
Phật giáo ở Ấn Độ lâm vào tình trạng suy tàn.
Tuy nhiên Đạo Phật đã kịp lan nhanh sang các nước Bắc Á, Nam Á và
một số nước trên thế giới với số lượng tín đồ đông đảo và ảnh hưởng vô cùng to
lớn, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, số lượng tín đồ đạo Phật trên toàn thế
giới có khoảng hơn 300 triệu người.
1.2.1.3. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, truyền thuyết Lạc Long
Quân và Âu Cơ được đưa vào chính sử gọi là “Kỷ Hồng Bàng” gồm Kinh

Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương (khoảng 2878 – 256 TCN). Và
trong truyền thuyết Chử Đồng Tử ghi lại: Sau khi Chử Đồng Tử kết duyên cùng
công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng thứ ba, một hôm trên đường đi buôn ghé
thuyền lên núi Quỳnh Viên thì gặp một đạo sỹ trẻ tên là Phật Quang liền theo
thầy học đạo. Trước khi Chử Đồng Tử từ giã ra về, Phật Quang tặng Chử Đồng
Tử một cái gậy và một cái nón để phòng thân. Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền
đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán cùng chồng tìm thầy
học đạo. Theo một số nhà nghiên cứu Phật giáo thì Phật Quang có lẽ là một nhà
sư Ấn Độ theo thương thuyền sang nước ta.
Xét về mặt ngôn ngữ học thì theo tiếng Sanscrit (một ngôn ngữ Ấn Độ)
danh từ Buddha có nghĩa là giác ngộ chỉ những người đã đạt đại giác ngộ như
10


Thích Ka Mâu Ni, được dịch qua Tiếng Việt là Bụt, nhưng vì trước đây chúng ta
chưa có chữ viết nên các kinh sách phải dùng chữ Hán (Tiếng Hán phiên âm
Buddha thành Phật Đà và gọi tắt là Phật), nên mới quen dùng là Phật. Danh từ
Bụt thường thấy trong các truyện cổ tích như Tấm Cám và cũng được dùng
trong Hoằng pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh và một số tài liệu Phật giáo như
Đạo Bụt.
Mặt khác, chúng ta đều biết để thờ Bụt (Phật) thì phải xây chùa. Có nhà
nghiên cứu cho rằng, danh từ chùa có nguồn gốc từ tiếng Sanscrit. Sau khi Đức
Thích Ka viên tịch, người ta hỏa táng và những viên ngọc còn lại trong tro gọi là
Xá Lợi Phật được các Phật Tử lưu giữ trong các ngôi miếu có tên gọi là Stupa.
Và Tiếng Việt lại một lần nữa chứng tỏ được sức mạnh của mình. Người Việt
phiên âm Stupa thành Chu A về sau gọi là chùa. Stupa thực chất là một kiến trúc
cổ ở Ấn Độ được trang trí bằng những cảnh nói về cuộc đời Đức Phật.
Quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam được chia thành 3 thời kỳ
chính: Thời kỳ từ đầu công nguyên, thời kỳ độc lập tự chủ (938) qua các triều
đại Đinh, Lê, Lý, Trần rồi đến triều Nguyễn.

Ở thời kỳ đầu công nguyên, Phật giáo được xác định là du nhập vào nước
ta thế kỷ II SCN bằng đường biển và đường bộ từ Ấn Độ và Trung Quốc tại Giao
Chỉ và Chăm Pa. Trước nhà Đường xuất hiện dòng thiền đầu tiên là Ti Ni Đa Lưu
Chi do Ti Ni Đa Lưu Chi - người Ấn, sáng lập ở nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam
Đế với tư tưởng thiền là “Tức tâm tức Phật”. Thời nhà Đường xuất hiện dòng
thiền là Vô Ngôn Thông (do ngài Vô Ngôn Thông người Trung Quốc sáng lập),
với tư tưởng “Tức tâm tức Phật” và có bổ sung phần y báo Đức Phật trọng tâm.
Điểm nổi bật của dòng thiền này là sự xuất hiện của hình thức Cư sĩ – Thiền sư.
Ở thời kỳ độc lập, tự chủ, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều
Nguyễn. Nhà Đinh và Tiền Lê đã đưa Phật giáo lên thành quốc giáo với chức tăng
thống và thiền sư có vai trò cố vấn cho các nhà sư. Thời nhà Lý, Phật giáo phát
triển cực thịnh, là quốc đạo và xuất hiện dòng thiền thứ ba là Thảo Đường (do ngài

11


Thảo Đường người Trung Quốc) sáng lập. Điểm nổi bật của dòng thiền này là vai
trò của giới cư sĩ được khẳng định một cách chính thức.
Giai đoạn này có sự hiện diện của cả ba dòng thiền và Phật giáo có xu
hướng nhập thế mạnh mẽ. Nhà Trần là triều đại của Phật giáo với vai trò nổi bật
của Trần Nhân Tông, người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng
của dòng thiền này là phát triển đỉnh cao quan niệm “Tức tâm tức Phật”. Thời
Hậu Lê, Phật giáo chính thức bước vào thời kỳ suy thoái với nhiều nguyên nhân,
trong đó nổi bật là do Hồ Qúy Ly ra sức phát triển Nho giáo vào cuối thế kỷ XIV
và nhà Minh xâm lược Đại Việt vào đầu thế kỷ XV.
Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê thì nước ta chia cắt thành xứ
Đàng Trong. (Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Ngoài chúa Nguyễn. Xứ Đàng
Trong, Phật giáo phát triển mạnh trên cơ sở một nền học lý mới nhờ vai trò của
chúa Nguyễn Phúc Chu - được ví là Trần Nhân Tông thứ hai trong lịch sử Phật
giáo. Nền học lý mới đó là dòng Tảo Động, dòng Lâm Tế. Xứ Đàng Ngoài ảnh

hưởng mạnh mẽ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Khi vua Gia Long lên ngôi
vào đầu thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng tư tưởng trầm trọng,
đất nước rơi vào họa ngoại xâm, Phật tử và nhân dân tự đứng dạy khởi nghĩa.
Thời Pháp thuộc, Thiên Chúa Giáo được hậu thuẫn và Phật giáo bị khủng
bố, đàn áp gắt gao vì thế Phật giáo giai đoạn này có xu hướng nhập thế và chấn
hưng mạnh mẽ. Sau 1954, trên cả hai miền Nam, Bắc Phật giáo đều chưa có cơ
hội để phát triển nhưng sau 1975 nhờ chính sách tự do tôn giáo của Đảng và
Nhà nước, Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh và dần lấy lại vị thế của mình.
Người Việt Nam có tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người
sâu sắc, rộng lớn cùng với thái độ tôn trọng, đề cao những giá trị tốt đẹp của con
người đã rất phù hợp với quan niệm của Phật giáo.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy Phật giáo được truyền vào nước ta từ
rất sớm. Từ thời đầu dựng nước và qua các triều đại Phật giáo phát triển
mạnh, như dưới triều Lý, Phật giáo trở thành quốc giáo được nhiều người tin
theo.Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2009, hiện có gần
12


6..802.318 tín đồ Phật giáo còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia
đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tu viện, tịnh xá, niệm Phật
đường. Như vậy, ở nước ta, đạo Phật rât phát triển và được đông đảo nhân
dân tin theo.
1.2.2. Lòng nhân ái và lòng nhân ái của Phật giáo
* Lòng nhân ái
Theo Từ Điển Tiếng Việt: “Lòng nhân ái được định nghĩa: Nhân là
người; Ái là thương yêu. Vậy lòng nhân ái là tình yêu thương của con người với
con người trong cộng đồng, được thể hiện bằng sự quan tâm, chăm sóc giúp đỡ
sẻ chia khi người khác gặp phải chuyện bất trắc” [18].
Theo cố tổng Bí thư Lê Duẩn “Lòng nhân ái là đức tính cơ bản của con

người. Cái gốc của đạo đức, luân lí là lòng nhân ái”.
* Lòng nhân ái của Phật giáo
Trải qua khoảng hai mươi thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, Phật
giáo đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử, văn hóa – xã hội.
Lòng nhân ái (tư tưởng nhân ái) của Phật giáo được đặc trưng bởi với triết
lý “từ, bi, hỷ, xả” khuyến khích con người hướng thiện, đã dễ dàng đi vào lòng
người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức hướng con người đến lối sống
vị tha, bình đẳng, bác ái.
Thực tế đã chứng minh, Phật giáo phù hợp với những giá trị đạo đức, lối
sống của con người Việt Nam và nó đã có những đóng góp tích cực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh văn hóa, kinh tế,
chính trị phức tạp, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ những giá trị tích cực của
Phật giáo, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức của con người Việt Nam.
Lòng nhân ái của Phật giáo hướng con người đến việc xây dựng nếp sống
trong sáng, lành mạnh, một tinh thần hướng thiện thực sự.Lòng nhân ái của Phật
giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo, góp phần cứu giúp
người hoạn nạn, triết lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ.
13


Như vậy, có thể nói, lòng nhân ái của Phật giáo là những lời dăn dạy hết
sức quý báu của Đức phật dành cho mọi người, cần vận dụng vào giáo dục lòng
nhân ái cho mọi người để góp phần giúp họ trở thành công dân tốt, có ích cho
xã hội; đồng thời, làm cho xã hội loài người ngày càng trở nên văn minh, văn
hóa hơn.
1.3. Cộng đồng phật tử và giáo dục lòng nhân ái của Phật giáo cho
cộng đồng phật tử
1.3.1. Phật tử, cộng đồng và cộng đồng phật tử tại các Chùa
1.3.1.1. Phật tử
Quan niệm thế nào là tín đồ của tôn giáo nói chung không giống nhau

giữa các tôn giáo ở Việt Nam. Mỗi một tôn giáo có quan niệm về tín đồ khác
nhau, quan niệm đó như sau:
Đạo Nho quan niệm những nhà nho được coi là tín đồ. Đạo Giáo quan
niệm chỉ những chức sắc của địa phương mới được coi là tín đồ. Đạo Hòa Hỏa
bắt nguồn từ Bửu Sơn Kì Hương với hình thức tu tại gia là chủ yếu, xem tín đồ
là những người truyền bá, giáo dục, in ấn kinh sách… Còn theo quan điểm đạo
Hồi toàn bộ người dân trong cộng đồng theo đạo Hồi được gọi là tín đồ. Tương
tự đạo Hồi, đạo Cao Đài quan niệm tín đồ được tính theo cộng đồng làng xã ở
nông thôn, theo các gia đình ở các thị trấn, thị xã. Đạo Thiên Chúa công nhận tín
đồ từ khi đứa trẻ sinh ra, đã qua phép rửa tội hay thanh tẩy khi đứa bé được một
tháng. Đạo Tin Lành công nhận tín đồ chi khi cá nhân đủ tuổi cần thiết để hiểu
được lẽ đạo (thường 15 tuổi trở lên), tin nhận giáo lý của đạo; đạo này còn có
quan niệm những ai đã qua lễ Báp têm (lễ gia nhập tôn giáo) là tín đồ chính
thức, những ai chưa làm lễ Báp têm gọi là tín đồ chưa chính thức. Quan điểm
của Do Thái giáo, để trở thành một tín đồ phải qua lễ Bar Mitsva, tức lễ thụ giới
lúc con gái vừa đúng 12 tuổi và con trai thì 13 tuổi.
Trên đây là điểm qua một số quan điểm của các tôn giáo khi nhận định thế
nào là tín đồ của tôn giáo mình ta thấy trên lý thuyết là như vậy. Tuy nhiên, trên
thực tế lại khác, một số tôn giáo mặc nhiên coi đứa bé mới ra đời cho dù có làm lễ
14


hay không làm lễ nhập môn đã là một tín đồ. Hoặc cũng có những trường hợp được
sinh ra trong một gia đình có truyền thống, hay bố mẹ theo tôn giáo nào thì những
đứa trẻ trong gia đình đó cũng mặc nhiên tự nhận mình là tín đồ của đạo đó.
Về phương diện định nghĩa theo các từ điển, chúng ta có thể liệt kê thêm
một số định nghĩa về tín đồ. Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999): “Tín đồ là
người theo một tôn giáo”. Theo định nghĩa này, tín đồ được hiểu theo nghĩa
rộng, không có sự phân biệt giữa tín đồ chính thức với những người có cảm tính,
hoặc có xu hướng tâm linh về một tôn giáo mà chưa phải là tín đồ chính thức.

Còn theo Từ điển tôn giáo (2002): “Tín đồ là những ai tin ở những gì một tôn
giáo dạy bảo và qua một thủ tục nhập đạo” [tr.633]. Định nghĩa này coi tín đồ là
người có niềm tin vào tôn giáo và đã qua thủ tục gia nhập tôn giáo đó.
Ví dụ lễ Quy y của đạo Phật, lễ Báp têm của đạo Tin Lành, lễ Rửa tội của
Thiên Chúa. Nhưng hiểu như vậy thì không bao quát được hết tất cả các tín đồ
của các tôn giáo đang diễn ra trong thực tế vì ngoài tín đồ chính thức còn có tín
đồ chưa chính thức và điều này từ trước đến nay đã gây ra nhiều tranh luận trong
các cuộc điều tra số lượng tín đồ tôn giáo ở Việt Nam.
Theo Khoản 8, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, tín đồ
được hiểu như sau: “Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn
giáo thừa nhận”. Đây là định nghĩa được giới nghiên cứu đánh giá toàn diện hơn
cả, vì bao quát được số lượng tín đồ mà một số tôn giáo thừa nhận trong thực tiễn.
Một tín đồ như định nghĩa, thứ nhất phải là người có đời sống tôn giáo,
tức là có niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo trong đời sống của mình, bao
gồm cả nhà tu hành và người sống đời bình thường; thứ hai những người đó phải
được tổ chức tôn giáo thừa nhận, điều này có nghĩa có những người chưa chính
thức trở thành tín đồ nhưng đã có cảm tình và có nếp sống hướng về tâm linh
của tôn giáo đó, được tôn giáo đó chấp nhận thì vẫn được gọi là tín đồ, ngược lại
nếu tôn giáo đó chưa thừa nhận thì vẫn chưa gọi là tín đồ. Khó khăn nhất vẫn là
cái gì minh chứng cho sự thừa nhận của tổ chức tôn giáo với những tín đồ chưa
chính thức hay đó là sự cảm nhận trực giác của mỗi cá nhân, tổ chức.
15


Vậy thế nào thì được gọi là một tín đồ phật giáo (hay còn gọi là phật tử)?
Trong đạo Phật, quan niệm thế nào là một tín đồ là một điều khó khăn. Theo
Hòa thượng Thích Trí Thủ, tín đồ Phật giáo là những người đã quy y Tam Bảo
và tu tại gia theo giới luật của đạo Phật. Nếu quan niệm tín đồ như vậy, thì số
lượng tín đồ của đạo Phật trên lý thuyết và thực tế là hoàn toàn chênh lệch nhau.
Vì trên thực tế, nhiều người có thờ Phật ở nhà, có đi chùa lễ Phật, sám hối, tham

gia các hoạt động tôn giáo, có niềm tin vào giáo lý nhưng lại chưa quy y, số
lượng những người này rất đông đảo. Một quan niệm cho rằng tín đồ Phật giáo
chỉ là những nhà tu hành (sư thầy, sư cô) sống đời thoát tục thì số lượng rất hạn
chế và lại không chính xác phù hợp với đạo Phật ở Việt Nam.
Đạo Phật quan niệm tín đồ bao gồm có hai giới đệ tử của Phật là tại gia và
xuất gia. Xuất gia chỉ cho giới tu hành, còn tại gia chỉ cho những người thiện
nam, tín nữ, cư sĩ, thí chủ hộ trì đạo Phật. Giới xuất gia thì dễ dàng nhận biết
qua sắc phục, và đời sống tu hành ở các cơ sở tôn giáo. Còn giới tại gia để được
gọi là tín đồ, đệ tử của Đức Phật thì khó xác định hơn.
Trong luận văn của mình, tác giả tập trung nghiên cứu trên tín đồ tại gia
nên cần phải tìm hiểu rõ về giới này, để hiểu rõ thế nào là phật tử thiết nghĩ
chúng ta cần nghiên cứu theo hướng dựa vào lăng kính của các nhà Phật học thì
mới biết được Phật giáo thừa nhận người như thế nào là tín đồ của mình. Theo
sách Phật học cơ bản (2002) của Ban Hoằng pháp Trung ương - Giáo hội Phật
giáo Việt Nam: “Hai thành phần cư sĩ tại gia là Ưu bà tắc và Ưu bà di. Ưu bà tắc
(Upàsaka) được dịch ý là Cận sự nam, nghĩa là người nam cư sĩ thân cận chùa
chiền, phụng sự Tam bảo; ngoài ra còn gọi là Thanh tín sĩ, nghĩa là trang nam tử
có niềm tin Tam bảo trong sáng. Hạng thứ hai là Ưu bà di (Upàsikà), được dịch
ý là Cận sự nữ, Thanh tín nữ, nghĩa là người nữ đã thọ ba quy y, giữ gìn năm
giới, thực hành thiện pháp, thân cận phụng sự Tam bảo”. Theo Từ điển Phật học
Huệ Quang (2005), “Ưu Bà Di dịch nghĩa thanh tín nữ, cận thiện nữ, cận sự nữ,
cận túc nữ, tín nữ. Chỉ nữ chúng gần gũi Tam bảo, thụ Tam quy, giữ ngũ giới, thực
hành thiện pháp, là 1 trong 2 chúng tại gia, 1 trong 4 chúng đệ tử Phật”. “Ưu Bà
16


Tắc dịch nghĩa cận sự nam, cận thiện nam, tín sĩ, tín nam, thanh tín sĩ. Chỉ người
cư sĩ nam tại gia gần gũi phụng thờ Tam bảo, thụ trì ngũ giới, là 1 trong 2 chúng
tại gia, 1 trong 4 chúng đệ tử Phật, là người tại gia tín ngưỡng Phật pháp”.
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chương X, Điều 60: “Tín đồ cư

sĩ phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực
hành theo giáo lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì giới luật Phật chế”.
Có rất nhiều quan niệm về thế nào là một phật tử, tác giả nhận thấy một
phật tử đúng nghĩa có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, họ là những người nam và nữ có niềm tin và thực hành Phật pháp;
Thứ hai, những người này đã quy y Tam Bảo;
Thứ ba, đã phát nguyện giữ gìn ngũ giới (năm điều ngăn cấm của đức
Phật dạy cho người Phật tử tại gia hay còn gọi là năm điều đạo đức của Phật
giáo dành cho Phật tử tại gia). Như vậy, cách định nghĩa tín đồ Phật giáo như
trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là bao quát nhất (bao gồm cà
người đã quy y và chưa quy y Tam bảo). Theo đó, muốn trở thành một phật tử
chính thức của đạo Phật cá nhân mỗi người phải tự nguyện quy y Tam bảo, tức
là nương tựa vào Đức Phật, giáo pháp và Tăng đoàn. “Đấy là tấm gương để
chúng ta noi theo (Đức Phật), con đường giúp ta bước theo (giáo pháp) và tập
thể những người đảm trách việc truyền giáo (Tăng đoàn)”. Còn với những cá
nhân chưa qua lễ quy y chỉ được gọi là người có cảm tình với đạo Phật, hoặc tín
đồ chưa chính thức của Phật giáo.
Tóm lại, dựa trên quan điểm Phật giáo, tác giả cho rẳng: theo nghĩa hẹp phật
tử là người đã tự nguyện Quy y Tam bảo và phát nguyện giữ năm giới Phật dạy,
đây là tín đồ chính thức. Theo nghĩa rộng, bên cạnh tín đồ chính thức, chấp nhận
luôn cả tín đồ chưa chính thức là những người chưa quy y Tam bảo nhưng có cảm
tình với đạo Phật, có niềm tin và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày.
1.3.1.2. Cộng đồng
* Quan niệm về cộng đồng

17


Cộng đồng (community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ thể
sống/cơ quan/tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các khác”.

Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: CĐ là “cơ thể sống”, có
sự “tương tác” của các thành viên. Tuy nhiên, các nhà khoa học, trong khái niệm
này không chỉ cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì, con gì. Đó có thể là các
loại thực vật, cũng có thể là các loại động vật, cũng có thể là con người – CĐ
người.
CĐ là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về
mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn CĐ yêu
thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội
nguồn. Và CĐ được xem là một trong những khái niệm nền tảng nhất của xã hội
học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ và quan niệm về trật tự, không
xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng lẻ và được thỏa thuận theo kiểu
hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát
hơn và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị.
CĐ người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các CĐ sinh vật
khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm CĐ có nhiều tuyến nghĩa khác nhau
đồng thời CĐ cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau: xã hội học, dân tộc học, y học…
Khi nói tới CĐ người, người ta thường quy vào những “nhóm xã hội” có
cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung của
những thành viên trong CĐ.
Theo quan điểm Mac – Lenin, CĐ là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự CĐ hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về
các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành CĐ đó, bao gồm
các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi các cá
nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ
quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.

18



×