1
1
MỤC LỤC
1
2
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình 4 năm học tập tại Khoa Kinh Tế - Luật trường Đại học thương
mại, em đã được các thầy cô truyền đạt rất nhiều kiến thức vô cùng bổ ích và cần thiết
cho bản thân để phục vụ cho công việc tương lai. Tuy nhiên lý thuyết phải đi đôi với
thực hành, chính vì vậy Nhà trường và Khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em có cơ hội để
có thể vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được vào công việc thực tế. Thực tập giúp
em được thực tế làm việc, được cọ sát và mài giũa kĩ hơn kiến thức của bản thân.
Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO
thì pháp luật đóng vai trò đặt biệt quan trọng. Pháp luật điều chỉnh từng hoạt động của
đời sống kinh tế. Hơn thế, pháp luật còn là công cụ để Nhà nước quản lý và điều hành
nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy việc khảo sát Pháp luật trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Hùng Đức cũng là một công ty đã áp dụng các quy định của Pháp luật vào
hoạt động kinh doanh của công ty cũng như chịu sự điều chỉnh của Pháp luật đối với
công ty. Được thực tập tại công ty là cơ hội tốt để em có thể sử dụng các kiến thức đã
được trang bị ở Nhà trường vào thực tiễn và tìm hiểu sâu hơn về môi trường làm việc
của doanh nghiệp, mở rộng các mối quan hệ, tích lũy các kiến thức về Pháp luật và các
kiến thức khác.
Tuy nhiên trong thời gian thực tập, cũng như trong quá trình Báo cáo thực tập
tổng hợp, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, khó tránh
khỏi sai sót, rất mong Thầy và anh chị trong công ty TNHH thương mại và dịch vụ
Hùng Đức bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn Giám đốc, các phòng ban trong công ty
đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty. Và xin gửi lời cảm ơn
tới cô Trần Thị Thu Phương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo
cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
3
3
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ HÙNG ĐỨC
1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức.
- Tên giao dịch: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức
- Tên giao dịch quốc tế: HUNG DUC SERVICES AND TRADING COMPANY
LIMITED
- Đại diện pháp luật: PHẠM THỊ LAN ANH
- Địa chỉ: Số 91 Thiên Hiền, đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội
- Số điện thoại: 04 62977126
- Mã số doanh nghiệp: Mã số thuế: 0103236180
- Ngày hoạt động: 14/01/2009
- Lĩnh vực: Bán buôn thực phẩm
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng
Đức
1.2.1 Chức năng của công ty
- Tổ chức kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký với cơ quan chức năng Nhà
nước.
- Tìm hiểu, ký kết, thực hiện các hợp đồng thương mại với đối tác.
- Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh đề ra nhưng vẫn phải tuân
thủ theo đúng quy định của pháp luật ( nộp thuế doanh nghiệp …)
- Chính sách lương, thưởng đối với nhân viên, cán bộ cần được thực hiện tốt,
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán
bộ, nhân viên trong công ty
- Hướng tới trở thành đối tác quan trọng trong lĩnh vực thương mại, vận tải và
các dịch vụ hỗ trợ
4
4
1.3 Nghành nghề kinh doanh của công ty
Mã ngành
Mô tả
Ngành chính
2220
Sản xuất sản phẩm từ plastic
N
28190
Sản xuất máy thông dụng khác
N
33200
Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
N
4511
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
N
4610
Đại lý, môi giới, đấu giá
N
4632
Bán buôn thực phẩm
Y
4633
Bán buôn đồ uống
N
46340
Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
N
4641
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
N
4649
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
N
4659
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
N
4663
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng
N
49110
Vận tải hành khách đường sắt
N
49120
Vận tải hàng hóa đường sắt
N
4931
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại
thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
N
4933
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
N
5021
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
N
5022
Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
N
5224
Bốc xếp hàng hóa
N
5229
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
N
5510
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
N
5
5
Mã ngành
Mô tả
Ngành chính
5610
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
N
56290
Dịch vụ ăn uống khác
N
7710
Cho thuê xe có động cơ
N
4773
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên
doanh
N
82920
Dịch vụ đóng gói
N
82990
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại
chưa được phân vào đâu
N
85100
Giáo dục mầm non
N
85600
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
N
10790
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
N
14100
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
N
17090
Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được
phân vào đâu
N
2023
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng
và chế phẩm vệ sinh
N
79110
Đại lý du lịch
N
79120
Điều hành tua du lịch
N
79200
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua
du lịch
N
PHẦN 2
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÙNG ĐỨC
2.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt động trong
công ty
6
6
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức được thành lập vào năm 2009
là công ty TNHH được thành lập, tổ chức và hoạt động dựa theo quy định của luật
doanh nghiệp năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009. Luật doanh nghiệp đã quy định
cụ thể, chi tiết về công ty TNHH một thành viên ở Mục II Chương III gồm 14 điều từ
điều 63 đến điều 76 về các vấn đề liên quan đến loại hình công ty này.
Tuy nhiên mới đây, Luật doanh nghiệp được thông qua ngày 26/11/2014 đã bắt
đầu có hiệu lực. Luật doanh nghiệp 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của các
doanh nghiệp, hình thành một khung pháp lý được áp dụng nhằm đảm bảo sự bình
đẳng trước pháp luật trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế. Như vậy, kể từ ngày 01/7/2015, một số quy định mới sẽ tác động đến công ty,
công ty nhanh chóng nắm bắt để thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài
ra, công ty còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật khác có liên quan trong
việc thành lập, tổ chức và hoạt động của mình như nghị định số 102/2010/NĐ-CP
Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của công
ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức
2.2.1 Luật thương mại
Luật thương mại 2005 gồm có 9 chương, 423 điều quy định chi tiết về mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt động trung gian thương
mại, một số hoạt động thương mại cụ thể, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh
chấp trong thương mại và xử lý vi phạm pháp luật về thương mại là một trong số các
văn bản quan trọng điều chỉnh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Luật thương mại điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân hay các hành
vi thương mại của công ty với các đối tác khi tiến hành hoạt động thương mại. Ngoài
ra, công ty còn chịu sự điều chỉnh của văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành
Luật Thương mại như: Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, nghị định số 68/2009/NĐ-CP,
nghị định số 187/2013/NĐ-CP,…
2.2.2 Luật dân sự
Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006, chứa đựng những
quy định chung điều chỉnh mọi quan hệ dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động của
công ty: quan hệ mua bán hàng hoá, quan hệ lao động,… Cụ thể, các quy định tại
Chương 6 (Giao dịch dân sự), phần thứ hai (Tài sản và quyền sở hữu) và phần thứ ba
(Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) sẽ tác động trực tiếp đến quan hệ mua bán, kinh
doanh thương mại của công ty.
2.2.3 Luật thuế
Ngoài việc được hưởng các quyền lợi mà nhà nước cho phép, bảo vệ thì công ty
7
7
còn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong đó có nghĩa vụ về Thuế,
công ty chịu sự tác động của hệ thống quy phạm pháp luật về thuế như : Luật thuế giá
trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật quản
lý thuế, Luật thuế môn bài và các văn bản dưới luật có liên quan.
2.2.4 Luật cạnh tranh
Trong quá trình kinh doanh của công ty chắc chắn phải đối mặt với vấn đề cạnh
tranh trên thị trường, vì vậy Luật cạnh tranh 2004 với 6 chương, 123 điều trong đó có
quy định về : Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh…đã tạo cơ sở pháp lý để bảo
vệ quyền lợi của công ty đồng thời yêu cầu công ty cần phải thực thi theo đúng các
quy định về cạnh tranh trên thị trường.
2.2.5 Luật lao động
Bộ luật lao động 2012 và các văn bản dưới luật được ban hành cũng điều chỉnh
các vấn đề cốt yếu của lao động và quan hệ lao động trong công ty như: vấn đề ký kết
hợp đồng lao động; quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; tiền
lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn – vệ sinh lao động...Về
vấn đề trả lương và đãi ngộ lao động, công ty cũng cần phải tuân thủ các văn bản dưới
luật như: Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về tiền lương, Nghị định số 182/2013/NĐ-CP Quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp.
Ngoài ra công ty còn chịu sự điều chỉnh của các hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật khác như : Luật về phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, luật kế toán, luật
bảo hiểm xã hội…
8
8
PHẦN 3
THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUY PHẠM
PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÙNG ĐỨC
3.1 Thực trạng thi hành pháp luật của công ty
3.1.1 Thực trạng thi hành pháp luật Doanh nghiệp
Kể từ khi công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức được thành lập đến
nay, công ty đã tuân thủ theo đúng những quy định của Luật doanh nghiệp 2005 trước
đây và bây giờ là Luật doanh nghiệp 2014 về các quy định thành lập công ty, đăng ký
kinh doanh, cơ cấu tổ chức, điều lệ và các hoạt động của công ty như:
Theo điều lệ công ty có quy định rõ về cơ cấu tổ chức của công ty và bà Phạm
Thị Lan Anh là chủ tịch công ty và kiêm giám đốc công ty có quyền cao nhất trong
điều hành mọi hoạt động của công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại
điều 78 Luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chưc quản lý công ty. Do đó bà Phạm Thị Lan
Anh có quyền quyết định trong mọi hành vi liên quan đến công ty như quyết định vốn
điều lệ, quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ của công ty, quyền sử dụng
lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và tài chính…theo đúng quy định tại điều
80 và điều 81 Luật doanh nghiệp.
Công ty đã thực hiện đúng những quy định trong luật như nghành nghề kinh
doanh của công ty là buôn bán thực phẩm, dịch vụ hỗ trợ giáo dục, may trang phục,
vận tải hành khách,…không thuộc danh mục nghành, nghề kinh doanh bị pháp luật
cấm. Trong suốt quá trình hoạt động, công ty đã hoạt động kinh doanh theo đúng
nghành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình.
3.1.2 Thực trạng thi hành pháp luật thương mại và bộ luật Dân sự
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình luôn thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật thương mại
cũng như các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự
nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh không trái pháp luật cũng như đạt được
những lợi thế trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
Về hính thức hợp đồng, công ty luôn cố gắng lựa chọn các hình thức hợp đồng
phù hợp. Đối với các đơn hàng mà giá trị hàng hóa nhỏ thì công ty lựa chọn hình thức
hợp đồng giao kết miệng còn đối với các đơn hàng giá trị lớn hay với các đối tác công
ty khác dù có thân quen công ty vẫn luôn lựa chọn hình thức hợp đồng văn bản để ký
kết, phòng những rủi ro không đáng có xảy ra, phù hợp với những quy định về hình
thức hợp đồng theo pháp luật quy định. Tuy nhiên các hợp đồng đó chủ yếu là công ty
sao in trên mạng chưa có sự bám sát thực tế.
9
9
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, công ty luôn chủ động
tìm hiểu, nắm bắt và thi hành theo đúng quy định của Luật thương mại cũng như các
nguyên tắc cơ bản về hợp theo quy định của Bộ luật dân sự: Công ty luôn thực hiện
đúng các thỏa thuận về giao nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất
lượng, chủng loại, thanh toán đúng theo thỏa thuận…do vậy kể từ khi thành lập tới nay
công ty chưa để xảy ra bất kỳ vụ tranh chấp nào về hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ với bên đối tác.
Sau khi nhận được hàng hóa từ xưởng sản xuất, công ty luôn có bước kiểm tra lại
hàng hóa, nếu có lỗi trong quá trình vận chuyển sẽ được đổi, sửa hoặc trả lại sản phẩm
đó trước khi tới tay khách hàng. Công ty còn tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng
cáo thương mại bằng các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch tri ân khách
hàng, luôn quan tâm, duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác lớn, lâu bền.
3.1.3 Thực trạng thi hành pháp luật lao động
Trong quá trình hoạt động với đội ngũ nhân viên, công ty đã bảo đảm quyền, lợi
ích của người lao động theo quy định pháp luật về lao động. Như về thời gian làm
việc, người lao động tại công ty bắt đầu làm việc sáng từ 8h đến 11h30, chiều từ 13h
đến 17h. Lao động nữ có thai từ 7 tháng trở lên hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
được bố trí làm việc 07 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên có những thời điểm công ty tăng ca
làm việc đối với nhân viên nhưng công ty vẫn đảm bảo quy định không quá 04 giờ mỗi
ngày theo luật lao động quy định.
Mức tiền lương của người lao động được hưởng trung bình tại công ty là 3,5 triệu
đồng mỗi tháng, phù hợp với quy định về mức lương tối thiểu của pháp luật quy định.
Mức lương đối với từng phòng ban, trình độ của từng nhân viên công ty đã chi trả theo
đúng quy định của Luật và được hưởng theo chế độ. Ngoài ra người lao động còn
hưởng các chế độ đãi ngộ như đựoc đống bảo hiểu xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp.
3.1.4 Thực trạng thi hành pháp luật về Thuế
Từ khi thành lập đến nay công ty đã đăng ký mã số Thuế, kê khai thuế, nộp thuế
và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật tương đối đầy đủ.
Trong thời gian thực tập tại công ty, nhờ có sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty,
em đã thu thập được thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đóng từ năm 2016 tới
năm 2018. Năm 2016 với tổng doanh thu là 5,500 triệu đồng, thuế thu nhập doanh
nghiệp là 1375 triệu đồng. Năm 2017 tổng doanh thu của công ty là 13,400 triệu đồng,
thuế thu nhập doanh nghiệp là 3,350 triệu đồng. Năm 2018 tổng doanh thu là 20,600
triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,120 triệu đồng.
Hơn nữa hàng năm công ty đã nộp đầy đủ thuế môn bài theo quy định của Thông
tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 của Bộ tài chính quy định về mức thuế môn
10
10
bài phải nộp đối với các tổ chức kinh tế căn cứ vào mức vốn đăng ký trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Với số vốn điều lệ đăng ký của công ty là 3 tỷ đồng thì hàng
năm công ty phải nộp 1,5 triệu đồng tiền thuế môn bài cho nhà nước và công ty đã nộp
đầy đủ, đúng hạn theo quy định vào tháng 01 hàng năm.
3.1.5 Thực trạng thi hành pháp luật cạnh tranh
Trong quá trình kinh doanh, không thể tránh khỏi cạnh tranh với các công ty khác
tuy nhiên công ty coi vấn đề cạnh tranh là động lực để phấn đấu, cố gắng nâng cao
trình độ chuyên môn khẳng định chất lượng của công ty đồng thời luôn cạnh tranh
trong khuôn khổ của pháp luật quy định, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác, không có những hành vi vi phạm các quy định trong luật cạnh
tranh như:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
3.2 Tác động của hệ thống qui phạm pháp luật thương mại đối với hoạt
động, kinh doanh của công ty
Hệ thống quy phạm pháp luật đã tạo ra môi trường pháp lý cho các hoạt động
kinh doanh của công ty được tiến hành thuận lợi, lành mạnh, có trật tự và đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Trong đó các quy định của luật doanh nghiệp là cơ sở pháp lý vững chắc cho
công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức trong suốt quá trình thành lập, hoạt
động kinh doanh của công ty. Và đặc biệt khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời với nhiều
điểm mới đã giúp công ty tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hơn nữa, hệ thống quy phạm pháp luật thương mại, dân sự, cạnh tranh vừa quy
định nghĩa vụ của công ty vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty, giúp công ty
né tránh khỏi các rủi ro, tranh chấp xảy ra. Đồng thời là căn cứ để thực hiện các hợp
đồng, truy cứu trách nhiệm và xử lý các vi phạm. Hệ thống quy phạm ấy còn là tiền đề
11
11
tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty, tạo sự thống nhất trong hoạt động
kinh doanh của tất cả các công ty nói chung và công ty TNHH thương mại và dịch vụ
Hùng Đức nói riêng trên các mặt hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận tải, may mặc,..
Những chế tài, quy định của Luật quảng cáo cũng đã góp phần hạn chế các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ
Việt Nam với các quy định tương đối cụ thể, rõ ràng để khi ban hành tạo cơ sở pháp lý
thích hợp.
Cùng với đó hệ thống quy phạm pháp luật lao động cũng đã quy định quyền lợi,
trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động, để từ đó giúp công ty dễ dàng hoạt
động đạt hiệu quả cao và tránh xảy ra những mâu thuẫn bất hòa không đáng có giữa
nhân viên và cán bộ công ty.
Các quy định về hệ thống quy phạm pháp luật thuế cũng là cơ sở để kiểm soát
hoạt động kinh doanh của công ty, đánh giá được trách nhiệm của công ty đối với các
nghĩa vụ tài chính nhà nước.
Nhìn chung, hầu hết các hoạt động của công ty đều chịu sự điều chỉnh của các
quy phạm pháp luật của nhà nước nói chung và hệ thống quy phạm pháp luật thương
mại nói riêng. Điều này đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong cả khâu thực hiện và
khâu đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, giúp cho công ty biết được
ranh giới mà mình không được phép vượt qua. Hệ thống quy phạm pháp luật thương
mại còn là cơ sở pháp lý quan trọng để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh với
các đối tác, là căn cứ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên công ty thường xuyên thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa với
thủ tục hợp đồng mang tính rườm rà, hay những văn bản quy định mang tính chung
chung, không thống nhất, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc áp dụng luật vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó là thủ tục hành chính vẫn là rào cản
đối với hoạt động tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức nói riêng.
Hay sự thay đổi và sửa đổi của Luật doanh nghiệp nhiều lần khiến cho công ty đã
tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh mọi hoạt động của công ty sao cho phù hợp với
luật hiện hành. Cùng với đó là sự chưa thống nhất, đồng bộ giữa Luật thương mại
2005 với các văn bản pháp luật khác đặc biệt với Bộ luật dân sự điều này đã gây rất
nhiều trở ngại cho công ty khi hoạt động theo quy định của luật pháp cũng như giải
quyết các vấn đề vi phạm xảy ra.
12
12
PHẦN 4
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG,
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.1 Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật thương mại
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức nhìn chung đã thực hiện đầy
đủ và đúng các quy định của pháp luật như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về
thuế, pháp luật về thương mại, … cũng như các vấn đề liên quan tới cán bộ, nhân viên
trong công ty luôn trả tiền lương lao động đúng hạn vào ngày mùng 10 hàng tháng
cũng như đóng góp các khoản bảo hiểm cho nhân viên, cán bộ đầy đủ. Từ đó tạo điều
kiện cho công ty hoạt động, phát triển hiệu quả, tránh được những khó khăn, tranh
chấp trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, việc nắm được những chính sách, quy định
của pháp luật còn giúp cho công ty tạo được những lợi thế trong kinh doanh, thu hút và
đào tạo được lực lượng lao động có năng lực cũng như phẩm chất nghề tốt.Tuy nhiên
bên cạnh đó thì công ty cũng gặp những khó khăn, hạn chế như:
- Do đặc thù là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn điều lệ, khả năng tài chính
còn hạn chế nên công ty cơ cấu theo mô hình hết sức giản đơn, Giám đốc công ty kiêm
nhiệm nhiều vai trò, vị trí, không có cán bộ chuyên trách về pháp luật trong công ty nên
các vấn đề liên quan đến pháp luật phụ thuộc chủ yếu vào Giám đốc công ty. Chính vì vậy
dẫn tới sự quá tải trong vấn đề quản lý, thiếu điều kiện để cập nhật các văn bản pháp luật,
những quy định mới của Nhà nước. Đặc biệt khi mà Việt Nam đang trong quá trình hội
nhập, chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật được sửa đổi để phù hợp với
tình hình thực tế, dẫn tới tính thiếu ổn định như đã đề cập ở trên.
- Do nghành nghề kinh doanh của công ty không có độc quyền dẫn đến sự cạnh
tranh cao giữa các đối thủ, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình kinh
doanh của công ty, tạo áp lực lớn đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong
công ty.
- Công ty chưa có phòng ban tư vấn luật riêng cho công ty cũng như chưa có cán
bộ nhân sự phụ trách chuyên viên tư vấn luật dẫn tới các hợp đồng ký kết gần như là
sao y các bản có sẵn không có sự bám sát vào thực tế.
4.2 Đánh giá chung về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động
kinh doanh của công ty
Nhìn chung hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật
thương mại nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung để tạo ra một hành lang pháp lý vững
chắc, đầy đủ, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động
13
13
kinh doanh của công ty, phù hợp với xu thế hội nhập Quốc tế. Ví dụ Việt Nam ta đã
chủ động tiến hành sửa đổi những quy định không phù hợp như Luật Doanh nghiệp
được thông qua năm 1999 đã tập hợp lại các quy định tản mạn về vấn đề thành lập, tổ
chức của các loại hình công ty, doanh nghiệp sau đó sự ra đời của Luật Doanh nghiệp
vào năm 2005, chấm dứt hiệu lực của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, tạo ra sự bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế và hiện tại là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014
hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, tháo gỡ nhiều
khó khan, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi
phù hợp với xu hướng của thế giới.
Tuy nhiên cũng còn nhiều quy định trong pháp luật thương mại gây khó khăn cho
hoạt động của công ty như :
- Đối tượng áp dụng chưa rõ ràng: Quy định tại Khoản 2 Điều 2: “Tổ chức, cá
nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại” gây khó hiểu cho người tiếp cận
luật, không hiểu thế nào là hoạt động có liên quan đến thương mại.
- Luật thương mại hiện tại chưa thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật
khác được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Luật thương mại có nhiều quy định trùng nhau (Hợp đồng mua bán
hàng hóa trong Luật thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân sự;
Hợp đồng đại diện cho thương nhân trong Luật thương mại và hợp đồng ủy quyền
trong Bộ luật dân sự,…). Ví dụ như trong vấn đề ký kết hợp đồng thương mại thì các
nguyên tắc ký kết hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự, người ký kết hợp
đồng thì còn phải tuân theo quy định về người đại diện pháp luật của công ty trong
Luật Doanh nghiệp, nội dung của hợp đồng phải tuân thủ các quy định chi tiết tại Luật
Thương mại và các quy định tại các văn tại dưới luật khác. Chính thực trạng này dẫn
tới việc thực thi, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp, của các chủ thể trong quan hệ
pháp luật có nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp, cá nhân có hiểu
biết về pháp luật hạn chế. Và cũng vì lý do đó mà nhiều doanh nghiệp đã bị bỏ lỡ
những cơ hội, gặp phải những khó khăn trong kinh doanh, dẫn tới những tranh chấp
không đáng có, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, trong Luật thương mại có nhiều quy định mâu thuẫn nhau: Địa điểm
giao hàng khi không có sự thỏa thuận trong hợp đồng: Điều 433 và Điểm b, khoản 2
Điều 284 Bộ luật Dân sự quy định là tại trụ sở của người có quyền - tức là của người
mua. Trong khi tại Điểm d, khoản 2 Điều 35 Luật thương mại 2005 quy định là tại địa
điểm kinh doanh của người bán.
- Hạn chế ở các quy định về mức phạt vi phạm: Khoản 2 Điều 422 Bộ luật Dân
sự quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận” và không giới hạn mức phạt
14
14
vi phạm tối đa. Trong khi Điều 301 Luật thương mại 2005 lại quy định rằng: “Mức
phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm”.
- Luật Thương mại 2005 còn nhiều nội dung sơ sài: Nhiều chế định quan trọng
của Luật thương mại 2005 được xây dựng còn sơ sài (mỗi chế định chỉ khoảng 7-8
Điều luật), ví dụ như mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Điều 63 – Điều
67); dịch vụ logistic (Điều 233 – Điều 240)…
Bên cạnh đó còn có 1 số bất cập trong luật lao động 2012 đối với hoạt động kinh
doanh của công ty như: cơ chế tiền lương mặc dù được quy định trong khá nhiều các
văn bản dưới luật và được đề cập khá chi tiết từ Điều 90 đến Điều 103 Bộ luật lao
động nhưng chưa thực sự được cởi mở và nhà nước can thiệp quá sâu vào vấn đề của
người lao động và doanh nghiệp. Về bản chất, tiền lương là giá cả sức lao động do hai
bên thỏa thuận, quyết định, bị chi phối bởi yếu tố cung cầu trên thị trường lao động. Sự
can thiệp sâu và trực tiếp vào cơ chế tiền lương sẽ tạo ra lực cản cho sự tự thương
lượng, thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động giữa công ty và người lao động
trong công ty. Hay vấn đề chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao động còn thiếu
về nội dung và nhẹ về trách nhiệm đối với người vi phạm, điều này làm cho hệ thống
xử lý vi phạm pháp luật lao động của công ty chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm.
Đây chính là vấn đề dẫn tới thực trạng nhân viên kinh doanh trong công ty mặc dù đi
gặp khách hàng nhưng hay có thói quen làm thêm việc riêng cá nhân vì do công ty
không thể kiểm soát thời gian đi gặp khách hàng mà công ty khó có thể xử lý được.
Ngoài ra bất cập trong luật doanh nghiệp cũng khiến nhiều công ty khó xử về quy
định con dấu. Theo điều 44 của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền tự
quyết định về hình thức, nội dung và cả số lượng con dấu. Tuy nhiên nội dung trên con
dấu phải thể hiện tên và mã số của doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp phải thông
báo mẫu dấu của doanh nghiệp mình với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công
khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên thay vào việc
đăng ký với cơ quan công an như luật cũ thì doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu
với cơ quan đăng ký doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin, nhưng các nghị
định về quản lý sử dụng con dấu vẫn còn hiệu lực, điều này dẫn tới tình trạng các cơ
quan quản lý liên quan sẽ khó thực hiện được.
15
15
PHẦN 5
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Trước những vấn đề hạn chế nêu trên, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ
Hùng Đức cần xem xét và có những biện pháp sửa đổi kịp thời để tránh xảy ra những
phát sinh gây thiệt hại cho công ty. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, công ty cần có phòng ban chuyên tư vấn luật riêng cho công ty hoặc
nếu điều kiện không cho phép, công ty có thể tuyển một nhân sự chuyên tư vấn luật
cho công ty để nắm bắt kịp thời các văn bản, quy định của pháp luật. Đặc biệt là vấn
đề giao kết hợp đồng thương mại của công ty để hạn chế tối đa việc sao chép các bản
hợp đồng có sẵn mà không bám sát thực tế.
Thứ hai, công ty cần đưa ra các chính sách kinh doanh tốt để nâng cao lợi
nhuận, cần tìm ra mặt hang kinh doanh độc quyền để khẳng định được vị trí của mình
trên thị trường và mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận.Cũng như mở rộng cơ cấu bộ
máy tổ chức của công ty để giảm thiểu bớt lượng công việc đối với giám đốc công ty.
Thứ ba, do các quy định của Luật vẫn còn có sự trùng lặp, không rõ ràng về nội
dung. Do vậy, cần có những quy định mới để giải quyết những vấn đề trên. Ví dụ như
hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại và hợp đồng mua bán tài sản
trong Bộ Luật dân sự có nhiều quy định trùng nhau hay hợp đồng đại diện cho thương
nhân trong Luật Thương mại và hợp đồng ủy quyền cho Bộ Luật dân sự chỉ khác nhau
về chủ thể của hợp đồng còn lại vẫn trùng nhau.
Thứ tư, Công ty cần chú trọng bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như có
đầy đủ trang thiết bị về phòng chống cháy nổ, đồng thời cán bộ, nhân viên trong công
ty cần tham gia các lớp huấn luyện về Phòng cháy chữa cháy nhằm hạn chế những
nguy cơ rủi ro gây thiệt hại lớn tài sản chung của công ty.
16
16
PHẦN 6
ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Xuất phát từ thực tiễn áp dụng hệ thống pháp luật vào hoạt động kinh doanh
thương mại của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức, em xin đề xuẩt một
số đề tài như sau :
1. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Đức.
2. Pháp luật về quản lý lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng
Đức