CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
I. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH
Các khái niệm.
• Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật của các chủ thể về khách
hàng, thị trường hay nguồn lực. Cạnh tranh là hoạt động khách quan nó diễn ra mọi lúc
mọi nơi trong nền kinh tế thị trường, mức độ và phạm vi khác nhau: giữa các cá nhân,
tổ chức, thậm chí giữa các quốc gia.
• Khả năng cạnh tranh là gì? Là việc huy động, sử dụng có hiệu quả các năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, biến chúng thành những lợi thế cạnh tranh và sử dụng chúng
như những công cụ cạnh tranh nhằm đạt được vị thế cạnh tranh nhẩt định.
Phân loại cạnh tranh.
Theo tính chất cạnh tranh.
• Cạnh tranh lành mạnh: công bằng, bình đẳng theo đúng quy luật kinh tế thị trường và
các quy định của Nhà nước.
• Cạnh tranh không lành mạnh: trái với cạnh tranh lành mạnh.
Theo chủ thể kinh tế tham gia.
- Cạnh tranh giữa những người bán.
- Cạnh tranh giữa những người mua.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán.
- Cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Theo góc độ thị trường.
- Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy (Pure competition): Là tình trạng cạnh tranh mà
trong đó giá cả của một loại hàng hóa không thay đổi trong toàn thị trường vì người
mua và người bán đều biết tường tận thị trường. Trong điều kiện đó không có công ty
(nhà kinh doanh) nào có khả năng ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình trên toàn thị
trường.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect competition): Đây là hình thức cạnh tranh chiếm
ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có
đủ sức mạnh và năng lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm mình trên thị trường.
Trong các công đoạn SXKD.
- Cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu các yếu tố đầu vào.
- Cạnh tranh trong khâu sản xuất.
- Cạnh tranh trong khâu phân phối.
Theo phạm vi của các chủ thể tham gia thị trường.
- Cạnh tranh trong ngành.
- Cạnh tranh giữa các ngành.
Theo chiến lược mở rộng.
- Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp
khác nhau. Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: Sự thay đổi giá bán và sản lượng bán của doanh
nghiệp sẽ có điểm dừng. Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành giá thị trường thống
nhất. Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nghiệp có chi phí bình quân cao bị phá sản,
còn các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận lớn.
- Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp
như nhau. Do đặc điểm đó cạnh tranh ngang không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi
thị trường. Song giá cả ở mức thấp tối đa, lợi nhuận giảm và có thể không có lợi nhuận.
Để hạn chế bất lợi đó cạnh tranh ngang dẫn đến hai khuynh hướng:
+ Hoặc liên minh thống nhất bán giá cao, giảm sản lượng trên thị trường làm
xuất hiện độc quyền.
+ Hoặc các doanh nghiệp giảm chi phí tức chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh
tranh dọc nhằm trụ lại trên thị trường và có lợi cao.
Căn cứ vào mức độ thay thế.
- Cạnh tranh nhãn hiệu: Cạnh tranh diễn ra giữa các chủ thể có bán các sản
phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một loại khách hàng với giá tương tự.
- Cạnh tranh ngành: Tất cả các chủ thể cùng sản xuất một loại hay một lớp sản
phẩm.
- Cạnh tranh công dụng: Tất cả các chủ thể sản xuất ra những sản phẩm thực
hiện hay thỏa mãn cùng một nhu cầu cạnh tranh nhau.
- Cạnh tranh chung: Tất cả các chủ thể cùng kiếm tiền ở cùng người tiêu dùng.
Vị trí vai trò của cạnh tranh.
Đối với người sản xuất.
Luôn linh hoạt, năng động thích ứng nhanh với những thay đổi môi trường. Để tồn
tại và phát triển doanh nghiệp cần giành thắng lợi trong cạnh tranh, muốn vậy doanh
nghiệp cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành, giảm giá bán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư nhiều máy
móc thiết bị, tăng cường cho công tác R & D để tạo ra các sản phẩm mới có tính chất
đặc sắc, có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Việc cạnh tranh cũng giúp cho các doanh nghiệp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thúc
đẩy nhân viên và lãnh đạo phát huy mọi ý tưởng của mình để tạo ra cho khách hàng
những giá trị vượt trội. Tóm lại, là cạnh tranh vô hình giúp doanh nghiệp đứng vững và
phát triển.
Đối với người tiêu dùng.
Cạnh tranh tạo ra nhiều hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả ngày càng rẻ, tạo cho
khách hàng nhiều cơ hội tiêu dùng thông qua việc lựa chọn.
Khách hàng được đặt như là trung tâm của sự nổ lực của mọi doanh nghiệp trong
việc chăm sóc khách hàng. Khách hàng trả một chi phí thấp hơn cho những sản phẩm
tốt hơn.
Cải thiện chất lượng cuộc sống với những sản phẩm ngày càng hiện đại, thỏa mãn
hầu như mọi nhu cầu của con người.
Đối với xã hội.
Cạnh tranh làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải
quyết công ăn việc làm. Đưa con người vào những tầm nhận thức cao hơn, tạo điều
kiện cho con người phát triển toàn diện.
Tính cạnh tranh giúp con người tìm tòi, khám phá, phát minh phục vụ con người
làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Bên cạnh những lợi ích nói trên thì cạnh tranh cũng có nhiều mặt hạn chế, nhất là
cạnh tranh không lành mạnh cụ thể như: làm hàng giả, hàng nhái, gây ô nhiễm môi
trường, phân cực giàu nghèo, tệ nạn xã hội…
Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong thời đại ngày nay khi mà hàng giờ có hàng nghìn doanh nghiệp được thành
lập, cũng chừng đó doanh nghiệp đến bờ phá sản. Khi mà cạnh tranh diễn ra rất gay gắt,
khốc liệt đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ý thức được điều này và trang bị cho mình
những năng lực cạnh tranh bến vững nếu không muốn tụt hậu hoặc phá sản.
Nếu không có cạnh tranh mọi doanh nghiệp sẽ bảo thủ, không năng động, không
phát triển gây lãng phí các nguồn lực.
Đất nước Việt Nam đã gia nhập vào WTO, điều đó có nghĩa là cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Nếu chúng ta không nâng cao sức cạnh tranh thì chúng ta sẽ bị đánh bật
ngay trên đất nước mình chứ chưa nói đến việc vươn ra thị trường thế giới. Việc nâng
cao khả năng cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp góp phần nâng cao cạnh tranh cho quốc
gia về mọi mặt: kinh tế, chính trị,…từ đó nâng cao vị thế của chúng ta trên trường quốc
tế.
II. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THIẾT LẬP VÀ GIA TĂNG KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH.
Muốn cạnh tranh được trên thị trường không phải là ngày một ngày hai mà đòi
hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể và lâu dài.
Chiến lược cạnh tranh là một trong những phương pháp nhằm đạt được những ưu
thế về sản phẩm, thị trường và các nguồn lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh. Sau đây là một vài chiến lược cơ bản (chủ yếu là tư tưởng) mà các doanh nghiệp
thường áp dụng.
1.1 Các chiến lược tổng quát theo M. Porter.
1.1.1 Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp (lowest cost)
Là chiến lược trong đó một doanh nghiệp có chi phí thấp nhất trong ngành kinh
doanh của mình và sản xuất những sản phẩm có cơ sở khách hàng rộng. Thực hiện
chiến lược này doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng không thua
kém đối thủ cạnh tranh nhưng có chi phí thấp hơn hoặc những sản phẩm có chất lượng
tốt hơn hẳn trong khi chi phí thấp hơn. Điều này cho phép các doanh nghiệp mở ra hay
theo đuổi các chiến dịch cạnh tranh về giá và thu lợi nhuận lớn hoặc hòa vốn trong khi
đối thủ cạnh tranh có thể thua lỗ hoặc phá sản. Cơ sở thực hiện chiến lược này là có
công nghệ khác biệt, nguồn nguyên liệu rẻ, tận dụng dường cong kinh nghiệm và tính
kinh tế nhờ quy mô. Chiến lược này nên thực hiện ở những sản phẩm có hệ số co giãn
về giá cao. Thực hiện chiến lược này làm lợi nhuận ngành giảm và đối thủ cạnh tranh
có thể bắt chước theo.
1.1.2 Tạo sự khác biệt hóa (Diffirentation).
Là chiến lược trong đó doanh nghiệp cạnh tranh trên cơ sở cung cấp những sản
phẩm hay dịch vụ độc nhất khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, được khách hàng công
nhận và sản sàng trả cho sự khác biệt đó.
Sự khác biệt này có thể là màu sắc, tính năng, công nghệ, hình ảnh hay các dịch
vụ. Thực hiện chiến lược này các doanh nghiệp thường tận dụng tối da mặt mạnh của
mình, đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu và phát triển. Tập trung và nhóm khách hàng
có khả năng chi trả và giá không phải là yếu tố lựa chọn hàng đầu. Làm điều này doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao.
Thực hiện chiến lược này rất dẽ bị các đối thủ cạnh tranh sao chép các khác biệt,
quy mô thị trường có thể nhỏ hoặc khách hàng trở nên nhạy cảm hơn về giá.
1.1.3 Trọng tâm các nguồn lực vào những thị trường cụ thể.
Theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp theo đuổi hoặc là chi phí thấp hoặc là
khác biệt hóa nhưng chỉ trong một nhóm khách hàng hay thị trường hạn chế. Căn cứ để
xác định mạng thị trường này là:
• Vị trí địa lý.
• Loại khách hàng.
• Dòng sản phẩm.
Vì đặc điểm của chiến lược này là thị trường thường hẹp, do vậy doanh nghiệp
cần hiểu rõ khách hàng của mình và phản ứng nhanh với các thay đổi của họ. Việc theo
đuổi chiến lược này khó cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí mạnh mẽ do thị
trường quá hẹp cũng chính điều này làm cho sở thích và nhu cầu thường thay đổi.
1.2 Các chiến lược thích nghi của Miles & Snow.
1.2.1 Chiến lược tấn công.
Là chiến lược trong đó tổ chức liên tục đổi mới bằng việc tìm tòi và khai thác
những sản phẩm và cơ hội mới. Chiến lược này xuất phát từ khả năng đánh giá môi
trường bên ngoài và liên tục tạo ra cái bất ngờ mà đối thủ cạnh tranh không biết cái gì
sẽ xảy ra tiếp theo và cái gì mà chúng ta (những người tấn công) mong đợi.
1.2.2 Cạnh tranh phòng thủ.
Chiến lược này được đặc trưng bởi việc tìm kiếm sự ổn định của thị trường và chỉ
sản xuất một mặt hàng hạn chế nhằm vào những phân đoạn hẹp của thị trường chung.
Chiến lược này sẽ thành công nếu công nghệ chính và mặt hàng của chúng ta vẫn còn
sức cạnh tranh. Điều này giúp chúng ta dẫn đầu ở những phân đoạn lựa chọn và ngăn
cản sự xâm nhập mới của những đối thủ tiềm ẩn.
1.2.3 Cạnh tranh phân tích.
Là chiến lược phân tích và mô phỏng các sản phẩm trên thị trường của đối thủ
cạnh tranh trên cơ sở tạo ra những đặc tính khác của mình. Sử dụng chiến lược này các
tổ chức phân tích toàn diện các ý tưởng kể cả việc sao chép những mô hình thành công
của đối thủ cạnh tranh trước rồi nhảy vào.
1.2.4 Cạnh tranh bình ổn.
Bản chất của chiến lược này là phản ứng chậm rãi với những thay đổi của môi
trường. Thường thì đây được xem như chiến lược “vắng mặt” hay là không chiến lược.
Vì thực sự điều này được hình thành trên cơ sở thiếu thốn nguồn lực, năng lực để thực
hiện các chiến lược khác. Về lâu dài có thể tụt hậu và mất khả năng cạnh tranh với đối
thủ cạnh tranh trong việc chiếm lấy khách hàng.
1.3 Chiến lược cạnh tranh trong các ngành.
1.3.1 Chiến lược cạnh tranh trong các ngành phân tán.
Nghành phân tán là ngành tham gia của rất nhiếu doanh nghiệp, chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp nào đủ lớn để chi phối thị trường.
Trong khu vực này các doanh nghiệp cần tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô, chuyên
môn hóa vào nhóm khách hàng hay thị trường cụ thể nhằm tạo ra sự khác biệt trong tâm
trí của khách hàng bằng việc xây dựng hình tượng sản phẩm theo nhiều cách: chất
lượng, mẫu mã bao bì, cung cấp dịch vụ,..
1.3.2 Chiến lược cạnh tranh trng ngành mới xuất hiện.
Các ngành mới xuất hiện cùng với các thay đổi khoa học công nghệ, biến đổi hay
phát sinh các nhu cầu mới hoặc do thay đổi của kinh tế xã hội. Đặc trưng là có ít doanh
nghiệp rủi ro lớn, chưa có luật chơi chung, các tiêu chuẩn về sản phẩm chưa có. Các
chiến lược đưa ra là: Định hình các chính sách sản phẩm, tiếp thị nhằm tiếp cận nhanh
với khách hàng để đánh dấu ấn đầu tiên trong tâm lý họ. Bên cạnh đó thiết lập mối quan
hệ tốt với các nhà cung cấp và các kênh phân phối.
1.3.3 Chiến lược kinh doanh trong các ngành bão hòa.
Đặc trưng của ngành này là tình trạnh dư thừa do các công ty sản xuất hàng loạt,
có nhiều thương hiệu nên khách hàng chuyển sang lựa chọn, giảm trung thành, cạnh
tranh thị phần diễn ra gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá và dịch vụ làm cho lợi
nhuận giảm. Trong tình hình này doanh nghiệp cần xem đâu là năng lực cốt lõi của
mình từ đó chọn chiến lược của M. Porter.
1.3.4 Chiến lược kinh doanh trong các ngành suy thoái.
Suy thoái ở đây được xem là ngành lâm vào tình trạng tuột dốc không duy trì về
doanh số bán hàng trên cơ sở từng đơn vị đến mức không kéo vãn được. Nguyên nhân
có thể là thay đổi công nghệ làm xuất hiện các sản phẩm thay thế, khách hàng giảm
hoặc đã có sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Các chiến lược nhằm đạt được vị thế cạnh
tranh là:
• Tìm cách đạt được vị thế dẫn đầu về thị phần.
• Tập trung vào một thị trường chuyên dụng.
• Tận dụng thế mạnh dễ rút vốn có kiểm soát.
• Thanh lý để thu hồi vốn càng sớm càng tốt.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Các nhân tố bên ngoài.
1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
1.1.1 Sự biến đổi của kinh tế.
Các yếu tố của nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng GDP, GNP, lãi suất, tỷ giá hối
đoái, cán cân thanh toán, lạm phát thất nghiệp,… tác động thường xuyên liên tục lên
một doanh nghiệp. Nó không chỉ là những biểu hiện hiện tại mà xu hướng biến động
của chúng trong tương lai cũng không kém phần quan trọng. Nó có thể tạo ra cơ hội hay
nguy cơ cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nắm bắt và đánh giá đúng có tác động giúp
doanh nghiệp có phản ứng đúng sẽ tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh.
1.1.2 Chính trị và pháp luật.
Mỗi quốc gia gắn liền với một thể chế Chính trị - Pháp luật riêng quy định
các hành vi ứng xử của doanh nghiệp. Do vậy, nó có thể kìm chế sự phát triển của
doanh nghiệp hay thúc đẩy phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì thế, các doanh
nghiệp cần phải nắm bắt tốt các quy định này cũng như xu hướng chính trị, ngoại giao,
thương mại như: chính sách đầu tư, thành lập và phá sản, tiền lương công nhân, tiếp thị,
các quy định về cạnh tranh… Một nền chính trị ổn định luôn tạo cơ hội cạnh tranh cho
các doanh nghiệp và ngược lại, chính điều này ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư
của doanh nghiệp.
1.1.3 Văn hóa xã hội.
Văn hóa xã hội là yếu tố tác động nhanh và nhạy cảm với doanh nghiệp. Bên
cạnh các chuẩn mực chung của một quốc gia, dân tộc, nó còn tồn tại các chuẩn mực
riêng của từng vùng miền và của nhiều tầng lớp khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa
vào điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình và tránh được các tác động không mong
muốn từ thị trường. Các điểm văn hóa xã hội cần chú ý là:
- Những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, nghề nghiệp, lối sống.
- Những phong tục tập quán truyền thống.
- Các quan tâm và ưu tiên xã hội.
- Trình độ học vấn và nhận thức.
1.1.4 Các điều kiện tự nhiên.
Nó quyết định đến vị trí đầu tư, thời gian cho các chiến dịch tiếp thị, lựa
chon quy mô, các yếu tố mùa vụ,… Nó bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, sông
ngòi, tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường,… Các yếu tố này có thể tạo
ra bất lợi hay cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.1.5 Các yếu tố công nghệ.
Đây là yếu tố rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh
nghiệp. Nó có thể tạo ra các lợi thế cạnh tranh trong việc tạo ra những sản phẩm có chất
lượng, chi phí thấp với nhiều tính năng vượt trội tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực
hiện các chiến lược về chi phí hay khác biệt hóa như những lợi thế cạnh tranh. Khi
doanh nghiệp không theo kịp xu thế công nghệ trong khi đối thủ cạnh tranh có khoa học
công nghệ phát triển thì doanh nghiệp sẽ đi đến bờ phá sản. Vì thế, doanh nghiệp không
ngừng cải tiến khoa học công nghệ, nắm bắt các xu hướng công nghệ tiên tiến và xem
đây như năng lực cạnh tranh cốt lõi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp.