Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.54 KB, 6 trang )
STORAGE & BACKUP
TUESDAY, 13. OCTOBER 2009, 07:55:11
Bài viết này mình post lên với mục đích giúp đỡ các bạn mới bước vào nghề quản trị hệ thống có một cái nhìn bao quát về
các thiết bị lưu trữ, các kiểu lưu trữ phổ biến hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi. Ngoài các phương thức sao lưu
truyền thống như dùng Flashdisk, CD, DVD chỉ dành cho các dữ liệu có dung lượng nhỏ phù hợp cho người sử dụng cuối
và gia đình nhỏ thì đối với yêu cầu lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn thì ta phải dùng đến các thiết bị phần cứng riêng biệt
khác.
khái niệm lưu trữ, sao lưu dữ liệu trên mạng.
Bên cạnh yêu cầu của server về ứng dụng hệ thống, các Doanh Nghiệp hiện nay cũng đòi hỏi hệ thống server của họ phải
có khả năng lưu trữ và sao lưu các dữ liệu quan trọng của họ tốt nhất, nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn,
hiệu quả. Đặc biệt là đối với các trung tâm dữ liệu thường có các ứng dụng nghiệp vụ khác nhau chạy trên những nền tảng
các OS khác nhau như Windows, Linux, Unix, OS/400 luôn đòi hỏi mức độ lưu trữ, sao lưu phải có độ tin cậy cao nhất. Lưu
trữ, sao lưu trực tiếp hay thông qua hệ thống mạng LAN là những phương thức chủ yếu mà các DN hay dùng. Và lưu trữ
như thế nào nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu đó có thể được phục hồi nhanh chóng sau những sự cố như hỏng hóc, cháy nổ
là những yêu cầu mà các DN lớn luôn đòi hỏi nhằm đảm bảo cho việc hoạt động của mình.
DAS, NAS, SAN.
DAS (Direct Attached Storage)- Giải pháp lưu trữ với các thiết bị gắn trực tiếp vào Sever
Sử dụng phương thức này bạn có thể dùng các bộ sao lưu băng từ ( backup Tape ), thiết bị này kết nối trực tiếp với máy
chủ và lập lịch cho các tác vụ lưu trữ, tạo các bản sao lưu dữ liệu cho hệ thống mạng LAN của mình. Hiệu năng cao và việc
lắp đặt khá dễ. Tuy nhiên về lâu dài, khi nâng cao hệ thống dung lượng này thì dữ liệu sẽ bị phân đoạn và phân tán trên
các hệ thống khác nhau khó cho việc quản trị. Nên xét về mặt tổng thể sẽ làm tăng chi phí lưu trữ trên toàn bộ hệ thống
mạng.
NAS (Network Attached Storage)- Giải pháp lưu trữ thông qua các thiết bị hoạt động độc lập trên mạng LAN
Các thiết bị này có khả năng quản lý thông qua địa chỉ IP. Giải pháp này dễ dàng thực hiện việc chia sẻ dữ liệu cùng các
ứng dụng trên mạng LAN. Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua
sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, tùy khả năng hỗ trợ của thiết bị NAS mà người dùng có thể truy cập
trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ. NAS cung cấp khả năng chia sẻ tài nguyên lưu trữ cho nhiều người dùng
đồng thời. Bên cạnh đó, NAS cho phép thực hiện mở rộng về dung lượng lưu trữ khi nhu cầu sử dụng tăng cao một cách
dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên do sử dụng băng thông của mạng LAN cho việc truyền dữ liệu nên ít nhiều thiết bị cũng
ảnh hưởng đến hiệu suất chung của đường LAN. Chính vì thế khi thiết kế lưu trữ trên thiết bị này ta nên chú ý chỉ nên lưu
trữ những dữ liệu quan trọng trên thiết bị và giới hạn các tác vụ sao lưu này trên các dữ liệu không cần thiết. Thiết lập chế