Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.23 KB, 1 trang )
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT NGÔI CHỎM
ĐÃ LỌT
Ngôi chỏm là ngôi chiếm 95% trong các cuộc đẻ, là ngôi mà thai nhi nằm xuôi,
trục của thai nhi song song với trục TC, đầu ở dưới, đầu cúi, mốc của ngôi là
thóp sau, đường kính lọt của ngôi là hạ chẩm thóp trước (9,5cm). Khi đường
kính lọt của ngôi trùng với mặt phẳng eo trên là ngôi chỏm đã lọt. Để đánh giá
1 ngôi chỏm đã lọt phải kết hợp với các cách sau:
1. Hỏi:Hỏi sản phụ vùng đạp của thai nhi là vùng đáy TC, thăm khám ngoài khi
thai > 32 tuần hoặc khi chuyển dạ thấy mông thai nhi nằm ở đáy TC, một bên
mạng sườn là lưng, một bên đối diện là chi, đầu thai là một cực tròn nhỏ rắn,
nằm quay xuống dưới hố chậu và tim thai nghe được dưới rốn.
Xác định được đầu thai nhi như sau:
a. Đầu di động ( Cao lỏng): Là khi đầu còn ở mức eo trên, khi khám lúc lắc đầu
dễ dàng, tim thai nghe được cách điểm giữa bờ trên xương mu khoảng 10 cm.
b. Đầu chút: Đầu thai nhi đã mắc vào eo trên không sờ được bướu chẩm, di
động đầu hạn chế, tim thai nghe được cách điểm giữa bờ trên xương vệ khoảng
07 cm.
c. Đầu chặt: Đầu đã mắc sâu vào eo trên, không di động khi khám.
d. Đầu lọt: Đường kính lọt của ngôi đã qua eo trên, điểm nghe tim thai cách
điểm giữa bờ trên xương vệ nhỏ hơn hoặc bằng 07 cm.
2. Khám dấu hiệu lọt qua thăm âm đạo:
Sờ được mốc của ngôi chỏm là thóp sau của thai nhi khi CTC đã mở.
Sờ thấy đỉnh sọ thai nhi qua mốc gai hông khi ối vỡ và CTC mở rộng, nếu đỉnh
sọ dưới mức gai hông 01 cm là lọt cao, 02 cm là lọt trung bình và 03 cm là lọt
thấp.
Sờ được 02 bướu đỉnh. ấn vào môi lớn của âm hộ thấy tay chạm vào thai.
Dấu hiệu Farabeuf (+): Nếu đầu thai nhi không có huyết thanh tiến hành thăm
âm đạo bằng 02 ngón tay trỏ và giữa, hướng ngón tay về mỏm nhô, lách giữa
đầu thai nhi và mặt trước xương cùng. Nếu đầu thai nhi đã lọt, thì bắt buộc
ngón trỏ bắt chéo ngón giữa.
*)Tóm lại: Đánh giá độ lọt của ngôi có tầm quan trọng, đặc biệt giúp cho người