LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài Tiểu luận về đề tài: “Thực trạng của tình hình
sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay”. Tôi xin chân thành cảm
ơn giảng viên bộ môn “ Nghi thức Nhà nước” Trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề
tài.
Trong quá Trình làm bài tiểu luận dù đã cố gắng để làm tốt đề tài
nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên bài tiểu luận của tôi không
thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả này là trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong bài tiểu
luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm2019
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh biểu trưng và đại diện cho một quốc
gia. Vậy nên tất cả mọi người Việt Nam nên có những hiểu biết nhất định về
biểu tượng quốc gia để hiểu hơn vầ lịch sử của quốc gia mình. Nhưng trong
thời đại ngày nay khi mà mỗi người đều có quá nhiều vấn đề phải lo lắng
trong cuộc sống thì việc số người biết và quan tâm đến các biểu tượng quốc
gia là không nhiều.Đôi khi họ không để ý và quên đi nguồn gốc lịch sử và các
biểu tượng quốc gia. Vì vậy việc tìm hiểu lịch sử cá biểu tượng quốc gia Việt
Nam là đặc biệt quan trọng đối với mỗi công dânViệt Nam. Đặc biệt là thế hệ
thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trên đây là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng của tình hình sử dụng
biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tì cho bải tiểu luận kết
thúc học phần “nghi thức nhà nước”.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đê tài: “Thực trạng của tình hình sử dụng
biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay” tôi đã sử dụng những tài liệu sau:
-
Điều lệ 973 – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về
việc dùng Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
-
Điều lệ 974 – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về
việc dùng Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
-
Điều lệ 975 – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về
việc dùng Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
-
Hướng dẫn 3420/ HD – BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày
02 tháng 10 năm 2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân
dung Chủ tịch Hồ Chí Minh;
-
TS.Trần Hoàng – Ths. Trần Việt Hoa (2010), giáo trình kỹ năng thực hành
4
văn hóa công sở, lễ tân và nghi thức nhà nước ở cơ quan, nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội;
-
TS. Lưu Kiếm Thanh (2001), giáo trình nghi thức nhà nước, nhà xuất bản
Thống Kê, Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
nghiên cứu đề tài để hiểu rõ hơn về biểu tượng của dân tộc. Hơn nữa
chúng ta nghiên cứu đề tài không những để hoàn thành trong chương trình
giáo dục mà còn để mọi người trên đất nước đều có thể biết về lịch sử biểu
tượng quốc gia, nét truyền thống của dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện
nay.
- Phạm vi giới hạn nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu đề tài trong phạm vi quốc gia Việt Nam
Về thời gian: Nghiên cứu đề tài trong thời gian hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã được sử dụng khá là nhiều phương
pháp để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương
pháp điều tra, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thu thập và xử
lí thông tin và sử dụng một số tài liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề
tài.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Đề tài
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành của các biểu tượng
quốc gia của Việt Nam
5
Chương 2: Thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện
nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng biểu
tượng quốc gia ở Việt Nam
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÁC BIỂU
TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
1.1.
Khái niệm của các biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia là là những biểu trựng, biểu vật của quốc gia, dân
tộc tạo nên quốc thể.
Biểu tượng quốc gia gồm: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu, Quốc ca là
những biểu tượng quốc gia chính chính thức. ngoài ra còn có các biểu tượng
quốc gia không chính thức như: Quốc phục, Quốc hoa, Quốc thụ.
-
Quốc kì là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia, những công
trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan nhà nước, chính phủ
thường treo quốc kỳ.
- Quốc huy là huy hiệu của một quốc gia, là một biểu tượng thể hiện
chế độ, hình ảnh đặc trưng của quốc gia đó.
-
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị
chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại
giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước.
-
Quốc ca là một bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và
đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công
nhận là bài hát chính thức của quốc gia.
1.2.
-
Đặc điểm của các biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc
tế và là biểu hiện tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân
và các tổ chức.
-
Biểu tượng quốc gia là biểu trưng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh
thần tự tôn dân tộc và bẳn sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
-
Biểu tượng quốc gia là sự kết tinh các giá trị văn hóa, xã hội và chính trị của
7
một quốc gia.
-
Biểu tượng quốc gia rất quan trọng, không thể thiếu được ở quốc gia , dân tộc.
-
Biểu tượng quốc gia mang những nét riêng biệt của quốc gia dân tộc.
-
Biểu tượng quốc gia thể hiện chủ quyền được chủ quyền của quốc gia.
1.3.
Ý nghĩa của các biểu tượng Quốc gia
Biểu tượng Quốc gia Việt Nam biểu thị cho tinh thần và văn hóa của
dân tộc, mang những gì tinh túy và ước mơ của tinh thần dân tộc. Mỗi biểu
tượng Quốc gia Việt Nam đều có ý nghĩa to lớn thể hiện lòng yêu nước, thể
hiện sự bình đẳng trong các tầng lớp nhân dân và góp phần khẳng định chủ
quyền của Quốc gia, dân tộc;
1.3.1. Ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam
Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống
tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm
tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam.
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh - đó là hồn nước, là niềm tự hào, là biểu
tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa của Quốc huy Việt Nam
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của
dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạn của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh tượng
trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa,
phía dưới là dòng chữ tên nước.
8
1.3.3. Ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam
•
Nó biểu lộ được chủ quyền Quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình. Nó có thể
khác với tên địa lí được gắn cho vùng đất hay vùng dân cư đó.
•
Quốc hiệu cũng thường biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân
chủ thể của Quốc hiệu.Nó là danh xưng chính thức dùng trong ngoại giao và
bang giao Quốc tế.
•
Trong thời cận và hiện đại Quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay ước
muốn chính trị của Quốc gia.
1.3.4. Ý nghĩa của Quốc ca Việt Nam
•
Trong thời kỳ chiến tranh : lá cờ đỏ sao vàng và bài hát “Tiến quân ca” chỉ có
một mục đích là cổ vũ tinh thần đấu tranh, khơi gợi lòng yêu nước của người
Việt Nam cùng đứng lên giành độc lập.
•
Trong thời bình ngày nay: Quốc ca có vai trò làm xôi xục khí thế yêu nước,
vực dậy truyền thống hào hùng của dân tộc. Để các thế hệ sau này luôn nhớ
về lịch sử của nước nhà, luôn giữ trong mình tinh thần yêu nước.
1.4.
Lịch sử hình thành biểu tượng quốc gia
1.4.1. Quốc kỳ
Lá cờ đỏ sao vàng trong nhiều thập kỷ qua luôn gắn liền với những sự
kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải
phóng đất nước. Tháng 7-1940, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ, do đồng chí Tạ
Uyên - Bí thư Xứ ủy - chủ trì được tổ chức tại nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm)
ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang)
nhằm đề ra chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam kỳ, giành
chính quyền về tay nhân dân. Tại hội nghị, có một ý kiến được nêu ra là, cuộc
khởi nghĩa cần phải có một lá cờ để tập hợp, hiệu triệu quần chúng xông lên
chiến đấu một mất một còn với kẻ thù thực dân xâm lược. Cũng trong hội
nghị, có đồng chí nhớ lại, năm 1931, trong một lớp huấn luyện ở trong tù,
9
đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng
Cộng sản VN) - khi đề cập đến triển vọng của cách mạng nước ta có nói là,
sau khi giành được độc lập, sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
quốc kỳ sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở chính giữa với ý nghĩa là
màu đỏ của nền cờ màu biểu tượng cho tính triệt để chiến đấu của cách mạng,
ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc, gồm sĩ,
nông, công, thương, binh. Sau khi thảo luận, hội nghị Xứ ủy quyết định lấy lá
cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của cuộc khởi nghĩa. Sau đó, Xứ ủy phân
công cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sáng tác mẫu cờ và những lá cờ đỏ sao
vàng được may bí mật tại hiệu may Ba Lễ -một cơ sở cách mạng - ở Sài Gòn.
Tháng 5-1941, tại Pắc Bó (Cao Bằng), hội nghị Trung ương Đảng lần
thứ 8 được triệu tập dưới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh, hội nghị đã
hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, tiếp tục
nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và quyết định thành lập tổ
chức Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Cả Nghị
quyết Trung ương 8 và Chương trình hành động của Việt Minh đều ghi là, sau
khi đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ. Được biết, lá
cờ đỏ sao vàng treo tại buổi lễ thành lập Việt Minh hiện được lưu giữ ở Bảo
tàng cách mạng Việt Nam tại Hà Nội.
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá
cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất.
•
Hình ảnh Quốc kỳ của Việt Nam (phụ lục 01)
1.4.2. Quốc huy
Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ
ngày 15đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do chính
10
phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa
sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.
Năm 1976, khi đất nước Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa
đổi phần quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI). Vì vậy,
Quốc huy Việt Nam chính thức mang dòng chữ (in hoa) "Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam".
•
Hình ảnh Quốc huy của Việt Nam (phụ lục 02)
1.4.3. Quốc hiệu
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945
đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày
Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã
đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu
Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm
phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng
hòa.
Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã
thành lập ra Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng
lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một
khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
1.4.4. Quốc ca
Tại quốc hội khóa 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã
11
nhất trí lấy bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao làm Quốc ca chính thức.
Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài “Tiến quân ca” được hoàn thành vào cuối tháng
10 năm 1944.Trước khi sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao đã viết các
bài hát yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ
cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh.
“Tiến quân ca” được viết năm 1944 tại căn gác hẹp nhà sô 45 – phố Nguyễn
Thượng HIền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng
rất sục sôi, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp
đồng bào đều phấn chấn.
•
Quốc ca của Việt Nam (phụ lục 03)
* Tiểu kết
Trong chương 1, tôi đã tìm hiểu và trình bày những khái niệm, đặc
điểm và lịch sử hình thành các biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Qua
phần này ta có thể hiểu rõ được biểu tượng Quốc gia là gì và lịch sử hình
thành của các biểu tượng Quốc gia.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Việc sử dụng Quốc kỳ ở Việt Nam hiện nay
Việc sử dụng Quốc kỳ được quy định tại: Điều lệ 974 – TTg của Thủ
Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về việc dùng Quốc kỳ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Hướng dẫn 3420/ HD – BVHTTDL của Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc sử dụng
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh;….
Thực trạng việc sử dụng Quốc kỳ ở Việt Nam hiện nay
•
Quốc kỳ được treo trong các trường hợp sau:
-
Treo Quốc kỳ của riêng ta:
Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền, các
đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
Quốc kỳ chỉ được treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
+ Tết Nguyên đán dương lịch;
+ Tết Nguyên đán âm lịch;
+ Kỷ niệm tổng tuyển cử : 6 tháng 1;
+ Ngày Quốc tế lao động : 1 tháng 5;
+ Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh : 19 tháng 5;
+ Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám : 19 tháng 8;
+ Ngày Quốc Khánh : 2 tháng 9;
+ Những khu vực cần treo Quốc kỳ sẽ có thông báo của Chính phủ, Ủy
ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức mít tinh, diễu
13
hành , động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong
trào cách mạng.
Các cơ quan Nhà nước , nhà trường ( kể cả học viện), các đơn vị vũ
trang nhân dân, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và
treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cơ quan, Quốc kỳ phải
đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ
sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ
ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, cột cờ Hà Nội , trụ sở Ủy ban
nhân dân các cấp ( trừ Ủy ban nhân dân ở thành phố , thị xã ), các cửa khẩu
và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.
Trụ sở các Bộ , cơ quan ngan Bộ, các đơn vị vũ trang , nhà trường treo
Quốc kỳ từ 6 đến 18 giờ hàng ngày.
-
Treo Quốc kỳ nước ta với Quốc kỳ nước khác:
Quốc kỳ của ta treo với Quốc kỳ các nước khác trong những trường
hợp sau đây:
+ Khi kỷ niệm ngày Quốc Khánh của một nước bạn hay một nước
ngoài thì treo Quốc kỳ của ta và Quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ;
+ Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ của một nước , thì treo Quốc
kỳ của ta và Quốc kỳ nước đó tại nơi đón ( nhà ga, bến tàu..) và nơi Đoàn ở.
Đón các đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không
cần treo Quốc kỳ
•
Cách treo Quốc kỳ
-
Khi treo Quốc kỳ phải chú ý không được để ngược ngôi sao
-
Treo Quốc kỳ nước ta với nước khác: người đằng trước nhìn vào thì cờ của
ta ở bên tay phải, cờ của nước ngoài bên tay trái.
-
Khi cần treo Quốc kỳ của ta và Quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị
14
riêng của Chính phủ định rõ thứ tự sắp đặt các cờ.
-
Khi treo cờ của ta và cờ nước khác thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm
bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
-
Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước với Quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn
Quốc kỳ hoặc để ảnh lên nền Quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan chỉ treo
thường xuyên ảnh của Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
•
Dùng Quốc kỳ về việc tang
-
Khi có Quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một vải đen, dài bằng chiều
dài Quốc kỳ, rộng bằng 1/10 Quốc kỳ.
-
Quốc kỳ được phủ lên linh cữu người mất được Chính Phủ quyết định làm lễ
Quốc tang
-
Những trường hợp khác được phủ Quốc kỳ lên linh cữu người mất sẽ được
quy định riêng…
•
Treo cờ đối với tàu thuyền
Việc treo cờ của tàu thuyền được quy định theo Điều 45 Nghị định số
71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng
biển và luồng hàng hải.
Tàu thuyền nước ngoài phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất của tàu từ lúc mặt trời mọc cho tới khi
mặt trời lặn.
Riêng đối với tàu thuyền Việt Nam việc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở cột phía lái tàu:
-
Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có
người đứng đầu Nhà nước tới thăm cảng thì theo yêu cầu của Giám đốc Cảng
vụ hàng hải, tất cả các thuyền đang neo, đậu trong cảng đều phải treo cờ lễ.
-
Tàu thuyền nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp
nghi lễ của nước mình phải thông báo trước cho Cảng vụ hàng hải.
15
-
Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho một số
phương tiện thủy thô sơ khi đang hoạt động trong vùng nước cảng biển.
-
Việc treo Quốc kỳ quy định tại khoản 1 trong Hướng dẫn số: 3420/ HDBVHTTDL về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh , đối với tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời
mời chính thức của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện
theo quy định pháp luật của Việt Nam.
•
Treo Quốc kỳ trong trang trí buổi lễ
Việc treo Quốc kỳ trong tang lễ được quy định tại Điều 4 Nghị định số
154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 Về nghi thức Nhà nước trong tổ
chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước,
Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ.
-
Tổ chức trong hội trường
+ Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên
cột cờ về phía bên trái của sân khấu, Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (
nhìn từ phía hội trường lên ).
+ Tượng bán thân Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngôi sao
hoặc phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng. Trường
hợp cờ được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía
trước bên phải cột cờ ( nhìn từ phía hội trường lên ).
+ Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang
trí,băng khẩu hiệu, tạo toàn cảnh phù hợp với buổi lễ.
-
Tổ chức ngoài trời
+ Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc
một nơi trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định.
+ Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội
16
trường. Quốc kỳ treo trên cột cao trước lễ đài, quanh lễ đài có cờ trang trí
băng khẩu hiệu phù hợp.
+ Vị trí Đoàn Chủ tịch được bố trí giữa lễ đài. Quần chúng dự mít tinh
đứng thành khối trước lễ đài...”
•
Treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội
+ Trong khu vực lễ hội , cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng,
cao hơn cờ hội,cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ
hội.
•
Treo Quốc kỳ trong buổi lễ mừng thọ
Việc treo Quốc kỳ trong buổi lễ mừng thọ được quy định tại Điều 8
Thông tư số 06/2012/TT- BVHTTDL ngày 14 tháng 05 năm 2012 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về hỗ trợ
người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch và tổ chức
mừng thọ người cao tuổi.
Quốc kỳ ở phía bên trái của sân khấu (nhìn từ phía dưới lên).
Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc
kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được
đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên). Logo Hội người
cao tuổi đặt trên và chính giữa phía trên tiêu đề buổi lễ (cách 25-30cm).
•
Quốc kỳ được sử dụng làm nền cho các bằng khen, giấy khen , bảng huân
chương của các cấp Chính quyền.
•
-
Cắm Quốc kỳ vào xe ô tô
Quốc kỳ được cắm vào xe ô tô của các Đại sứ và Lãnh sự Việt Nam ở nước
17
ngoài.
-
Khi đón, đưa các Đại biểu Chính Phủ nước ngoài thì cắm Quốc kỳ của ta và
Quốc kỳ nước ngoài vào xe ô tô dùng cho các Đại biểu ấy. Đứng đằng trước
nhìn vào thì Quốc kỳ của ta ở bên tay phải, Quốc kỳ nước ngoài ở bên tay
trái.
-
Ngoài các trường hợp nói trên thì xe cơ quan và các xe tư nhân không được
cắm Quốc kỳ
Khi đưa đón các đại biểu nhân dân nước ngoài thì không cắm Quốc kỳ
vào xe ô tô
2.2. Việc sử dụng Quốc huy ở Việt Nam hiện nay
Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Điều lệ 973 – TTg của Thủ
Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về việc dùng Quốc huy nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thực trạng việc sử dụng Quốc huy ở Việt Nam hiện nay
•
Những nơi được treo quốc huy – rước quốc huy
-
Nhà họp của Hội Đồng Chính Phủ;
-
Nhà họp của Quốc hội khi họp;
-
Trụ sở Ủy ban hành chính khu, tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã;
-
Bộ ngoại giao, các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài;
Quốc huy được treo ở của chính cơ quan, về phía trên, ở chỗ trông rõ
nhất
18
-
Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1 tháng 5 và 2 tháng 9, do
Chính phủ trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức
-
Trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1 tháng 5 và 2 tháng 9, các
đoàn thể có thể rước Quốc huy.
•
Dùng Quốc huy trên các giấy tờ
-
Bằng huân chương, bằng khen của chủ tịch nước Vệt Nam ;
-
Các văn bản ngoại giao như Quốc thư, ủy nhiệm thư, Thư giới thiệu của Chủ
tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Thủ Tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao;
-
Hộ chiếu;
-
Các công hàm, thiệp mời, phong bì của Trưởng ban Thường trực Quốc hội
trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài.
2.3. Việc sử dụng Quốc hiệu ở Việt Nam hiện nay
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”.
-
Quốc hiệu được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản
hành chính. Theo thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 19 tháng 01
năm 2011 về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính, Quốc hiệu được trình bày ở đầu trang văn bản, được trình bày bằng
chữ in hoa, cỡ chữ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
19
-
Quốc hiệu sử dụng trên bằng khen, giấy khen; trên các bài báo trí, điếu văn,
khấn vái,…..
-
Quốc hiệu được in hoặc treo ở chỗ trang trọng ở các cơ quan rung ương, hội
trường, phòng họp của các cơ quan, cột mốc ranh giới, biên giới,…
2.4. việc sử dụng Quốc ca ở Việt Nam hiện nay
Việc sử dụng Quốc ca được quy định tại Điều lệ 975 – TTg của Thủ
Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về việc dùng Quốc ca nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thực trạng việc sử dụng Quốc ca ở Việt Nam hiện nay
Quốc ca thường dùng trong các buổi lễ chào cờ, đó là nghi thức thiêng
liêng thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đồng thời giáo dục lý tưởng
cách mạng cho cán bộ đảng viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với
thế hệ trẻ.
•
Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc khi:
-
Làm lễ chào cờ;
-
Khai mạc và bế mạc những cuộc mít tinh, những buổi họp long trọng do
chính quyền hay các cơ quan đoàn thể tổ chức;
-
Bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh cuối cùng
của Đài tiếng nói Việt Nam hàng ngày;
Nếu hát thì khi khai mạc hát đoạn 1, khi kết thúc hát đoạn 2.
Trong những cuộc duyệt binh hoặc mít tinh lớn có cử Quốc ca bằng
20
nhạc, đồng thời có bắn đại bác thì có thể cử Quốc ca một lần hay nhiều lần.
•
Khi cử Quốc ca
Tất cả mọi người phải bỏ mũ, chỉnh đốn trang phục, đứng nghiêm
(trong phòng họp có treo Quốc kỳ sau chủ tịch đoàn, thì khi chào cờ chủ tịch
đoàn đứng nhìn về phía trước mình, không phải quay mặt vào Quốc kỳ. Còn
những người khác thì đứng nhìn về phía Quốc kỳ.
•
Cử quốc ca của nước ta và nước ngoài trong những trường hợp sau:
Trong những buổi lễ (như lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh một nước bạn
hoặc đặc biệt trong những buổi biểu diễn long trọng của những đoàn nghệ
thuật nước bạn, khi cử Quốc ca thì lúc khai mạc cũng như lúc bế mạc cử
Quốc ca của nước bạn trước và Quốc ca của ta sau.
•
Cử Quốc ca và Quốc tế ca:
Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5; khi khai mạc cử Quốc ca,
khi bế mạc cử Quốc tế ca
* Tiểu kết
Trong chương 2, tôi đã tìm hiểu khái quát về các quy định sử dụng biểu
tượng Quốc gia và về thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia tại Việt Nam đó là
cách dùng, thời gian địa điểm dùng. Từ đó thì tôi có cơ sở để đưa ra những những
nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản ở
chương 3.
21
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BIỂU
TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
3.1. Một số nhận xét về việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt
Nam hiện này
3.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung người Việt Nam đã biết cách sử dụng biểu tượng quốc gia
trong các trường hợp cụ thể:
-
Đã biết cách treo Quốc kỳ vào những ngày: lễ, tế, quốc khánh, trong các công
việc của cơ quan tổ chức,…
-
Đã biết cách hát Quốc ca và dùng Quốc ca trong những trường hợp nào;
-
Đã biết cách sử dụng Quốc huy trong đúng trường hợp;
-
Đã biết gọi tên đúng Quốc hiệu của nước ta và những trường hợp cần sử dụng
Quốc hiệu.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn tồn sại những hạn chế:
-
Vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về biểu tượng Quốc gia, sử dụng biểu
tượng quốc gia chưa đúng: treo Quốc kỳ sai cách, hát Quốc ca sai lời, viết sai
Quốc hiệu,…..
-
Chưa có những quy định sử phạt những người sử dụng Quốc gia sai cách;
22
-
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng biểu tượng Quốc gia trong các cơ
quan, đoàn thể và quần chúng nhân dân vẫn chưa được thực hiện đúng;
-
Việc tuyên truyền về biểu tượng Quốc gia trong các cơ quan, đoàn thể, học
sinh, sinh vên và quần chúng nhân ít được thực hiện dẫn đến mọi người
không hiểu về biểu tượng Quốc gia và tâm quan trọng về biểu tượng Quốc
gia.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Quốc gia ở
Việt Nam
Để việc sử dụng biểu tượng Quốc gia ở Việt nam được thực hiện đúng
đắn nhà nước cần:
-
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong hệ thống thực hiện
nghiêm việc sử dụng biểu tượng Quốc gia;
-
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng
biểu tượng Quốc gia để cán bô, đảng viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các
tầng lớp nhân dân nhận thức rõ, đầy đủ về việc sử dụng các biểu tượng Quốc
gia;
-
Phối hợp với các cơ quan, báo chí, truyền thông trong cả nước trong việc tăng
cường thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng biểu
tượng Quốc gia, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ, động viên và giao dục ý
nghĩa thiêng liêng của việc sử dụng biểu tượng Quốc gia cho cán bộ, đảng
viên, học sinh, sinh viên và tooafn bộ tầng lớp nhân dân.
* Tiểu kết
23
Trong chương 3 tôi đã có những nhận xét về ưu điểm và hạn chế của
việc sử dụng biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Và tôi cũng đã đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng biểu tượng Quốc
gia, tôi hi vọng những giải pháp này có thể góp phần nào đó để việc sử dụng
biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay được thực hiện tốt hơn.
24
KẾT LUẬN
Trong đề tài : Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở
Việt Nam hiện nay” tôi đã chia làm 3 chương: Chương 1 là “cơ sở lý luận và
lịch sử hình thành biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam”; chương 2 là thực “trạng
sử dụng biểu tượng Quốc gia ở Việt Nam hiện nay” và chương 3 là “một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng biểu tượng Quốc gia ở Việt
Nam”.
Qua bài nghiên cứu tôi tìm hiểu và làm rõ về đặc điểm, lịch sử hình
thành, thực trạng sử dụng, tầm quan quan trọng và ý nghĩa thiêng liêng của
các biểu tượng Quốc gia của Việt Nam. Tôi mong rằng bài nghiên cứu của tôi
có thể phần nào giúp mọi người hiểu hơn hơn về các biểu tượng Quốc gia của
Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù tôi đã cố gắng tìm hiểu để thực hiện
đề tài một cách tốt nhất, nhưng do hạn chế về thời gian và đây là lần đầu
nghiên cứu đề tài này nên vẫn còn nhiều thiếu xót. Tôi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của quý thầy cô để bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn
25