UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CỔ PHIẾU. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ
BẤT HỢP PHÁP.
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
(Giấy chứng nhận ĐKDN số 4600305723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần
đầu ngày 02/01/2003 và đăng ký thay đổi lần 17 ngày 11/02/2014)
CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
(Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 109/GCN-UBCK
do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 28 tháng 11 năm 2014)
Bản cáo bạch này và tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp từ ngày:
tại:
1. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Trụ sở chính
: 160 Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên
Điện thoại
: 0280 855167
Fax
: 0280 855167
2. Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt
Trụ sở chính
:
Tầng 6 tòa nhà TTXVN, 79 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại
:
04 3728 0921
Fax
:
04 3728 0920
Phụ trách công bố thông tin:
Họ tên:
Nguyễn Văn Đức
Chức vụ:
Trưởng ban kiểm soát
Số điện thoại: 0914 462 992
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
(Giấy chứng nhận ĐKDN số 4600305723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần
đầu ngày 02/01/2003 và đăng ký thay đổi lần 17 ngày 11/02/2014)
CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Tên cổ phiếu
:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Mệnh giá
:
10.000 đồng/cổ phiếu
Giá bán
:
10.000 đồng/cổ phiếu
Tổng số lượng phát hành
:
7.156.892 cổ phần
Trong đó:
- Chào bán cho cổ đông hiện hữu
: 4.935.819 cổ phần
- Phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP : 740.372 cổ phần
- Trả cổ tức đợt 1 năm 2014
: 1.480.701 cổ phần
Tổng giá trị phát hành (tính theo mệnh giá)
: 71.568.920.000 đồng
TỔ CHỨC KIỂM TOÁN:
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Trụ sở chính : Tầng 12A, tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại
: (084-4) 6288 3568
Fax
: (084-4) 6288 5678
TỔ CHỨC TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
Trụ sở chính : Tầng 6 tòa nhà TTXVN, 79 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại
: (084-4) 3728 0921
Fax
: (084-4) 3728 0920
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
MỤC LỤC
I.
CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN ........ 3
1.
Rủi ro về kinh tế ..................................................................................................... 3
2.
Rủi ro về luật pháp ................................................................................................. 4
3.
Rủi ro đặc thù ......................................................................................................... 4
4.
Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán ....... 5
5.
Rủi ro pha loãng ..................................................................................................... 6
6.
Rủi ro khác ............................................................................................................. 7
II.
NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN
CÁO BẠCH.................................................................................................................. 7
1.
Tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG .................... 7
2.
Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Tân Việt .................................. 7
III. CÁC KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 8
IV.
TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH ................................. 9
1.
Giới thiệu chung về tổ chức phát hành .................................................................. 9
2.
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 9
3.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty .................................................. 11
4.
Cơ cấu cổ đông ..................................................................................................... 13
4.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty (tính đến ngày
04/06/2014) ............................................................................................................ 13
4.2 Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ (tính đến ngày 04/06/2014)
............................................................................................................................... 14
5.
Danh sách công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết............................................ 14
6.
Giới thiệu quá trình tăng vốn của Công ty .......................................................... 15
7.
Hoạt động kinh doanh .......................................................................................... 15
8.
Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................ 22
8.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các
năm 2012, năm 2013 và 9 tháng năm 2014 .......................................................... 22
8.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .... 24
9.
Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ................. 24
10. Chính sách đối với người lao động ....................................................................... 28
11. Chính sách cổ tức ................................................................................................. 30
12. Tình hình tài chính ............................................................................................... 30
Tổ chức tư vấn:
1/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
13. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng . 34
14. Tình hình tài sản cố định của Công ty tại ngày 30/09/2014 ................................ 44
15. Đất đai, nhà xưởng ............................................................................................... 45
16. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức năm 2014 ........................... 45
17. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của doanh nghiệp
............................................................................................................................... 46
18. Thời hạn dự kiến đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường có tổ chức .......... 47
19. Thông tin về những cam kết chưa thực hiện của tổ chức phát hành.................. 47
V.
THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN .............................................................. 48
1.
Loại cổ phiếu......................................................................................................... 48
2.
Mệnh giá ............................................................................................................... 48
3.
Tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán ...................................................................... 48
4.
Phương thức phát hành: ...................................................................................... 48
5.
Giá chào bán dự kiến............................................................................................ 49
6.
Phương pháp tính giá ........................................................................................... 49
7.
Phương thức phân phối ........................................................................................ 49
8.
Thời gian phân phối cổ phiếu: ............................................................................. 50
9.
Đăng ký mua cổ phiếu .......................................................................................... 50
12. Các hạn chế liên quan đến việc chuyển nhượng .................................................. 51
13. Các loại thuế có liên quan .................................................................................... 51
14. Ngân hàng mở tài khoản phong toả nhận tiền mua cổ phiếu: ............................ 51
VI.
MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN .......................................................................................... 52
VII. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN ................. 52
VIII. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI ĐỢT CHÀO BÁN ............................................. 52
IX.
1.
Tổ chức tư vấn ...................................................................................................... 52
2.
Tổ chức kiểm toán ................................................................................................ 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 53
Tổ chức tư vấn:
2/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CHÀO BÁN
1.
Rủi ro về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, lãi suất là những nhân tố quan trọng tác
động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài từ 2008 đến nay đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nền kinh tế toàn cầu và nước ta. Sau hơn 5 năm suy thoái, với sự nỗ lực của cả hệ thống
chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đến nay tình hình kinh tế đã sáng
sủa hơn. Kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định, tăng trưởng ở mức hợp lý, lạm phát được kiềm
chế. Sản xuất công nghiệp phát triển với những dấu hiệu phục hồi, hàng tồn kho có xu hướng
giảm. Sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ giữ ổn định. Sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu và ngành dệt may cũng dần phục hồi.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may nên cũng phải chịu ảnh hưởng khá lớn
bởi chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu về may
mặc tăng tác động trực tiếp và thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành nghề Công ty đang hoạt
động. Ngược lại, khi nền kinh tế bị trì trệ thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động
kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các
năm vừa qua cũng như những dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm
tới, có thể nhận định rằng rủi ro kinh tế không phải là một rủi ro lớn đối với hoạt động của
Công ty.
Lạm phát
Lạm phát là yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến mọi chủ thể trong nền kinh tế. Lạm phát tăng
cao sẽ kéo theo sự gia tăng của chi phí sản xuất, quản lý, nguyên nhiên vật liệu đầu vào
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của các
doanh nghiệp.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn ở trong tình trạng
lạm phát cao và biến động mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng lên mức 12,6%
vào năm 2007 và lên đến mức đỉnh điểm 22,97% vào năm 2008. Tuy vậy, nhờ chính
sách tài khóa thắt chặt của Chính phủ, lạm phát năm 2012 và 2013 đã có dấu hiệu giảm
tốc và thậm chí đã có những tháng lạm phát âm. Từ đầu năm 2014 đến nay, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tích cực triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng ngân
hàng theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. Cùng với các
giải pháp điều hành đồng bộ của Chính phủ và các bộ, ngành trong gần 3 tháng đầu năm
2014, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức
Tổ chức tư vấn:
3/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
thấp (chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2014 tăng 0,55% so với tháng 1/2014 và tăng 1,24% so
với cuối năm 2013).
Rủi ro lãi suất
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay từ ngân hàng để bổ sung cho hoạt động kinh
doanh do vậy sự biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Lãi suất Việt Nam trong các năm trước diễn biến khá phức tạp và tăng khá
cao qua các năm đã gây ra khá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ cuối năm
2013 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất cho vay
góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kì kinh tế suy thoái.
2.
Rủi ro về luật pháp
Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (CTCP) đồng thời niêm yết
chứng khoán trên sàn HNX, Công ty hoạt động dưới sự điều chỉnh của các văn bản pháp
luật về CTCP, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra với đặc thù của doanh
nghiệp dệt may xuất khẩu, Công ty còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu và Luật thương mại của các nước nhập khẩu.
Hệ thống pháp luật nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện nên tính ổn định chưa cao, các
quy định còn mới đối với doanh nghiệp. Nhằm hạn chế rủi ro này, Công ty luôn chú trọng
tới việc nghiên cứu, nắm bắt các quy định mới của pháp luật và chính sách quản lý của Nhà
nước, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp cho từng
thời kỳ.
3.
Rủi ro đặc thù
Rủi ro về tỷ giá hối đoái:
Với đặc thù sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, 98% doanh thu của Công ty đến từ các đơn
hàng xuất khẩu. Hơn nữa, nguyên vật liệu đầu vào cho may mặc thường không sẵn có ở
trong nước, phần lớn được nhập khẩu. Do vậy, những biến động từ tỷ giá hối đoái có tác
động rất lớn và trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của Công ty.
Rủi ro về nhân sự:
Nguồn nhân sự rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư
và Thương mại TNG. Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc với các quy trình kỹ thuật
công nghiệp, cần đáp ứng các tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu cũng như những yêu cầu cao
của các khách hàng do đó đội ngũ công nhân phải có dồi dào, tay nghề thuần thục. Nếu
nhân sự liên tục thay đổi sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất và kết quả kinh doanh của
Công ty. Ý thức được điều đó, TNG luôn quan tâm tới vấn đề nhân sự, có các chính sách
đào tạo và đãi ngỗ tốt cho người lao động.
Tổ chức tư vấn:
4/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Rủi ro về cạnh tranh:
Sản phẩm của Công ty đang xuất khẩu vào nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong những
năm gần đây, TNG đang phải đối mặt với sự canh tranh gắt gay từ hàng dệt may của các
đối thủ lớn từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Indonexia... cả về
chất lượng, chủng loại và giá cả. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường nội địa, thương hiệu
TNG chưa được biết đến nhiều. Do vậy, ngoài việc đang và sẽ phải đối mặt với nhiều đối
thủ cạnh tranh nước ngoài, TNG còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may lớn
trong nước.
Rủi ro về thị trường
Là một doanh nghiệp xuất khẩu nên mọi biến động của thị trường thế giới có ảnh hưởng rất
lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh những thuận lợi từ khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO, Công ty vẫn còn chịu một số rủi ro từ việc áp thuế chống
bán phá giá, cơ chế giám sát, các rào cản kỹ thuật,…từ các thị trường này. Dưới sự hỗ trợ
của Bộ Công thương, Công ty đã chủ động xây dựng những phương án tích cực để phòng
ngừa, đối phó như: Ký các đơn hàng giá cao, tham khảo mức giá FOB mà các đơn vị khác
trong ngành đã thực hiện hoặc tham khảo tốc độ hàng xuất cùng chủng loại vào các thị
trường nhạy cảm.
Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu
Việc phát triển ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào thị trường cung cấp nguyên liệu.
Hiện nay, nguyên liệu sản xuất, vật liệu phụ trợ của Công ty phần lớn được nhập khẩu từ
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Do vậy, nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của Công ty. Nắm bắt được điều đó,
TNG luôn xây dựng mối quan hệ ổn định với các nhà cung cấp lớn.
4.
Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán
4.1 Rủi ro của đợt chào bán
Tổng lượng vốn tăng thêm từ đợt phát hành dự kiến khoảng hơn 56 tỷ đồng. Với diễn biến
thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khá phức tạp, giá chứng khoán
biến động liên tục, đợt chào bán của Công ty tiến hành trong khi không có bảo lãnh phát
hành sẽ có rủi ro về việc chào bán không thành công.
Tuy nhiên dựa trên cơ sở thương hiệu, uy tín đã được khẳng định trên thị trường cùng với
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua và khả năng
phát triển của Công ty trong thời gian tới thì rủi ro nêu trên là không lớn. Bên cạnh đó, đối
tượng trong đợt chào bán là cổ đông hiện hữu và phương án phát hành được ĐHĐCĐ
thường niên năm 2014 thông qua với tỷ lệ cao với giá chào bán bằng mệnh giá nên Công ty
dự kiến tỷ lệ thành công tối thiểu của đợt chào bán là 100%.
Mục đích của việc phát hành thêm cổ phiếu đợt này của Công ty nhằm tăng vốn điều lệ,
Tổ chức tư vấn:
5/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, thu hút vốn
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp phát hành không thành công,
cổ phiếu phát hành không được mua hết, điều này sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch huy động vốn
cho sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này Công ty sẽ xử lý theo các hướng sau:
- Số cổ phần không bán hết (trong trường hợp cổ đông hiện hữu không đăng ký mua hết)
thì Hội đồng quản trị của Công ty sẽ quyết định phân phối số lượng cổ phần này cho các
đối tượng khác với mức giá không thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện hữu.
- Đồng thời, HĐQT cũng chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung khác để đảm bảo
huy động đủ vốn phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh như vốn tín dụng.
4.2 Rủi ro của việc sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán:
Số tiền thu được từ đợt chào bán lần này sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc này sẽ tạo được tính chủ động, linh
hoạt hơn trong việc mua sắm máy móc thiết bị, mua nguyên vật liệu để phục vụ kịp thời,
đúng tiến độ cho sản xuất. Đây là nhân tố tích cực và là động lực mạnh thúc đầy mạnh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
5.
Rủi ro pha loãng
Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm trong đợt này là 7.156.932 cổ phiếu, bằng
48,3% lượng cổ phiếu của Công ty đang lưu hành trên thị trường (14.807.415 cổ phiếu).
Việc phát hành thêm cổ phiếu của Công ty đợt này làm cho tổng số cổ phần lưu hành của
Công ty tăng lên làm cổ phiếu bị pha loãng. Việc pha loãng cổ phiếu có thể gây ảnh hưởng
đến thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu. Cụ thể:
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có thể suy giảm do thu nhập được chia cho một số
lượng cổ phiếu lớn hơn.
EPS được tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
EPS =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ
Sau khi phát hành thêm cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên, trong khi tốc độ tăng
trưởng có thể chưa tăng kịp tương ứng. Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận
và vốn chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng tới chỉ số EPS. Mà EPS là chỉ số quan trọng để định giá
cổ phiếu. Cụ thể:
Giả định đợt phát hành thành công với tỉ lệ 100%, Công ty thực hiện phát hành trong
năm 2014, khi đó EPS của Công ty trước và sau phát hành dự kiến như sau:
o Số lượng cổ phần tại ngày 01/01/2014: 13.461.325 cổ phần;
o Số lượng cổ phần phát hành thêm bắt đầu giao dịch từ ngày 01/8/2014: 1.346.090 cổ
phần
o Số lượng cổ phần phát hành thêm (dự kiến kết thúc ngày 01/11/2014): 7.156.892 cổ phần
Tổ chức tư vấn:
6/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
o Số cổ phần lưu hành bình quân : (13.461.325 * 12 +1.346.090 * 5 +7.156.892 * 2)/12
= 15.215.011 cổ phần
o Lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2014: 50.000.000.000 đồng
o EPS trước khi phát hành : 3.566 đồng/cổ phần
o EPS sau khi phát hành : 3.286 đồng/cổ phần
Giá trị của từng cổ phiếu của Công ty sẽ được tăng lên .
Do giá bán của đợt phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cổ phần (thấp hơn giá hiện tại cổ
phiếu đang giao dịch trên thị trường) nên giá cổ phiếu của TNG trên thị trường sẽ bị điều
chỉnh theo công thức sau::
Giá tham chiếu
ngày XR
=
(Giá đóng cửa trước ngày XR x Khối lượng cổ phiếu được nhận quyền mua)
+ (Giá chào bán x Khối lượng cổ phiếu chào bán)
Tổng khối lượng cổ phiếu sau khi phát hành
XR : ngày giao dịch không hưởng quyền
- Giả sử giá cổ phiếu của Công ty phiên trước ngày giao dịch không hưởng quyền của
đợt phát hành là 22.300đồng/cổ phiếu
- Giá phát hành là: 10.000 đồng/cổ phiếu
- Giá tham chiếu cổ phiếu A trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua sẽ là:
(22.300 x 14.807.415) + (10.000 x 7.156.892)
(14.807.415+7.157.892)
6.
= 18.292 đồng
Rủi ro khác
Các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh... đều gây
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO
BẠCH
1. Tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Ông Nguyễn Văn Thời
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
Ông Nguyễn Văn Đức
Chức vụ: Trưởng ban Kiểm soát
Bà Lương Thị Thúy Hà
Chức vụ: Kế toán trưởng
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với
thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
2. Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Tân Việt
Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Việt Cường
Chức vụ: Phó Tổng giám đốc
Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký chào bán do Công ty Cổ phần Chứng
Khoán Tân Việt tham gia lập trên cơ sở hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần Đầu tư và
Tổ chức tư vấn:
7/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Thương mại TNG. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ
trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các
thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cung cấp.
III. CÁC KHÁI NIỆM
Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Bản cáo bạch này có nội dung như sau:
Công ty
:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Tổ chức phát hành
:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
TNG
:
Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại TNG
TVSI
:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt
ĐHĐCĐ
:
Đại hội đồng cổ đông
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
BKS
:
Ban kiểm soát
UBCKNN
:
Uỷ ban chứng khoán nhà nước
BCTC
:
Báo cáo tài chính
CTCP
:
Công ty cổ phần
Những từ, thuật ngữ khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật Doanh nghiệp năm
2005, Luật Chứng khoán năm 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức tư vấn:
8/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1.
Giới thiệu chung về tổ chức phát hành
Tên Công ty
:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Têntiếng Anh
:
TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK
COMPANY
Trụ sở chính
:
160 Minh Cầu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại
:
+84 28 03854462
Fax
:
+84 28 03852060
Web site
:
www.tng.vn
Giấy CNĐKKD
:
số 4600305723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
cấp lần đầu ngày 02/01/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 18
ngày 23/06/2014
2.
-
Vốn điều lệ
:
Ngành nghề kinh
doanh chính
:
148.074.150.000 đồng
Sản xuất và mua bán hàng may mặc;
Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa
nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc;
Đào tạo nghề may công nghiệp;
Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị
phòng cháy chữa cháy;
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe
taxi;
Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh;
Đầu tư xây dưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công
nghiệp, khu đô thị và khu dân cư
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái,
được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc
Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi
vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần
áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.
Tổ chức tư vấn:
9/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
-
Ngày 07/5/1981, tại Quyết định số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm
May mặc Gia công thuộc công ty Thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí
nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền.
Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đôi năm 1980.
-
Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thành
lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số 708/QĐUB ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Theo đó số vốn hoạt động của
Công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng.
-
Năm 1992, Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị
trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng,
giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.
-
Năm 1997, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số vốn kinh
doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND
tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty May Đức
Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh
Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may.
-
Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).
-
Ngày 02/01/2003, Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái
Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.
-
Năm 2006, Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ
đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông Công
với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
-
Ngày 18/03/2007, Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại
hội Cổ đông ngày 18/03/2007, phê duyệt chiến lược phát triển Công ty đến năm 2011 và
định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo.
-
Ngày 28/08/2007, Đại hội đồng cổ đông xin ý kiến, biểu quyết bằng văn bản quyết định
đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
-
Ngày 14/11/2007, Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp Giấy
chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu.
-
Năm 2008, Công ty được Tập đoàn dệt may Việt nam tặng cờ thi đua.
-
Năm 2009, Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng II và cá nhân
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời được trao tặng Huân chương lao động hạng III.
-
Tháng 04 năm 2010, Công ty khởi công xây dựng thêm nhà máy TNG Phú Bình với tổng
mức đầu tư trên 275 tỷ đồng với 64 chuyền may và thu hút thêm trên 4.000 lao động vào
làm việc.
Tổ chức tư vấn:
10/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
-
Ngày 10/12/2010, Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận
chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng nâng vốn điều lệ lên 134,6 tỷ đồng.
-
13/06/2011, giai đoạn 1 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động.
-
31/12/2012, giai đoạn 2 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động.
-
09/05/2013, thành lập chi nhánh may TNG Phú Bình 4.
-
Công ty được xếp hạng “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh
nghiệp lớn nhất nghành Dệt may Việt Nam
-
Công ty quản trị doanh nghiệp bằng hệ thống ERP kết nối 12 phân hệ phần mềm để quản
lý xuyên suốt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty với thông tin
nhanh, kịp thời, chính xác, để gia tăng thêm hiệu quả bền vững.
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CTCP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Đại hội đồng Cổ đông
Hội đồng Quản trị
Ban Kiểm sát
Ban Tổng Giám đốc
PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
QUẢN TRỊ
PHÒNG
CÔNG
NGHỆ
THÔNG TIN
PHÒNG
XUẤT NHẬP
KHẨU
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG
BẢO VỆ
CÁC CHI
NHÁNH
TRUNG
TÂM ĐÀO
TẠO
Ghi chú:
PHÒNG
THIẾT BỊ
CÔNG NGHỆ
PHÒNG
TỔNG HỢP
PHÒNG XÂY
DỰNG CƠ
BẢN
12 CHI
NHÁNH
MAY
Quan hệ điều hành
Quan hệ giám sát
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Tổ chức tư vấn:
11/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
3.1
Đại hội đồng cổ đông
ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là đơn vị có thẩm quyền cao
nhất của Công ty, có quyền quyết định các vấn đề sau:
- Thông qua các BCTC hàng năm;
- Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật doanh
nghiệp và các quyền gắn với loại cổ phần đó;
-
3.2
Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên HĐQT, BKS và phê chuẩn việc HĐQT bổ
nhiệm Tổng Giám đốc;
Bổ sung và sửa đổi điều lệ;
Quyết định loại và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần;
Quyết định chủ trương đầu tư hoặc các giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh
hoặc giao dịch mua có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các
Chi nhánh công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã phát hành của mỗi loại;
Các quyền khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm. Số lượng thành
viên HĐQT có thể thay đổi tùy theo yêu cầu phát triển của Công ty và do ĐHĐCĐ quyết
định.
HĐQT có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh và ngân sách hàng năm;
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược do ĐHĐCĐ
thông qua;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty;
-
3.3
Đề xuất các loại cổ phần có thể phát hành và tổng số cổ phần phát hành theo từng
loại;
Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi các chứng quyền cho phép
người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước;
Đề xuất mức chia cổ tức hàng năm;
Giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc trong việc điều hành công việc kinh doanh của
Công ty;
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra, gồm 3 thành viên. BKS có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kinh
doanh, BCTC của Công ty. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của
Tổ chức tư vấn:
12/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Ban Giám đốc. BKS có quyền và trách nhiệm như sau:
- Đề xuất lựa chọn Công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi hoạt động
3.4
liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của Công ty kiểm toán độc lập;
Kiểm tra BCTC hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình HĐQT;
Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý
Công ty;
Các trách nhiệm khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Ban Tổng Giám Đốc
Ban Tổng Giám đốc Công ty gồm Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm
và bãi nhiệm. Các thành viên Ban Tổng Giám đốc có thể đồng thời là thành viên HĐQT
và được HĐQT bầu, bổ nhiệm hoặc bãi miễn.
Tổng Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm sau:
-
-
Thực hiện các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT, kế hoạch kinh doanh,
kế hoạch đầu tư của Công ty đã được ĐHĐCĐ, HĐQT thông qua;
Quyết định các vấn đề không cần nghị quyết của HĐQT bao gồm việc thay mặt
Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt
động kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;
Chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
được giao và phải báo cáo lên các cơ quan này khi được yêu cầu;
Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ Công ty và các quy
chế của Công ty, các nghị quyết của HĐQT, hợp đồng lao động của Tổng Giám đốc
và pháp luật.
Các Phó Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều hành một
hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc và liên đới trách nhiệm với Tổng Giám đốc trước HĐQT trong phạm vi được
phân công ủy nhiệm.
4. Cơ cấu cổ đông
4.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty (tính đến ngày
04/06/2014)
1
Nguyễn Văn Thời
090117808
Thái Nguyên
Số lượng
(cổ phần)
2.155.947
2
Nguyễn Xuân Thụy
151300346
Thái Bình
1.005.510
6,79
3
Asean Small Cap
Fund
1.068.090
7,21
STT Họ tên
Số ĐKKD/CMT
Địa chỉ
CA5503
Tỷ lệ
(%)
14,56
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Tổ chức tư vấn:
13/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
4.2 Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ (tính đến ngày 04/06/2014)
STT Tên cổ đông
1
Số ĐKKD/CMT
Địa chỉ
Số Cp
Tỷ lệ (%)
090117808
Thái Nguyên
2.155.947
14,56
2.155.947
14,56
Nguyễn Văn Thời
Tổng
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
4.3 Cơ cấu cổ đông tính đến ngày 04/06/2014
STT Cổ đông
Số lượng cổ phần
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ (%)
2.155.947
21.559.470.000
14,56%
1
Cổ đông sáng lập
2
Cổ đông phổ thông
khác
12.651.468
126.514.680.000
85,44%
1
Cổ đông trong nước
12.796.384
127.963.840.000
86,42%
2
Cổ đông nước ngoài
2.011.031
20.110.310.000
13,58%
1
Cổ đông pháp nhân
2.550.306
25.503.060.000
17,22%
2
Cổ đông thể nhân
12.257.109
122.571.090.000
82,78%
Tổng
14.807.415
148.074.150.000
100,00%
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
5. Danh sách công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết
Công ty mẹ: không có
Công ty con: không có
Công ty liên kết:
-
-
Công ty Xây lắp Điện Bắc Thái:
+ Địa chỉ: Phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên
+ Điện thoại: 02803 858544
+ Ngành nghề kinh doanh chính: xây lắp các công trình về lưới điện
+ Số cổ phần nắm giữ: 98.000 cổ phần
+ Tỷ lệ nắm giữ: 49% vốn điều lệ.
Công ty Cổ phần Thời trang TNG:
+ Địa chỉ: Số 221. Đường Thống Nhất, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên
+ Điện thoại: 02803 855617
+ Ngành nghề kinh doanh chính: kinh doanh các sản phẩm hàng may mặc.
+ Số cổ phần nắm giữ: 350.000 cổ phần
+ Tỷ lệ nắm giữ: 35% vốn điều lệ.
Tổ chức tư vấn:
14/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
6. Giới thiệu quá trình tăng vốn của Công ty
Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã có 03 lần
tăng vốn điều lệ cụ thế :
Lần 1: Năm 2006, Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội
Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông Công
với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
Lần 2: Ngày 18/03/2007, Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng phát hành ra công
chúng theo Nghị quyết Đại hội cổ đông ngày 18/03/2007, phê duyệt chiến lược phát triển
Công ty đến năm 2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo.
Lần 3: Ngày 15/10/2009, Công ty thực hiện tăng vốn từ 54,3 tỷ đồng lên 87,2 tỷ đồng theo
hình thức phát hành ra công chúng.
Lần 4: Ngày 10/12/2010, Công ty được UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán
4.773.775 cổ phần ra công chúng nâng vốn điều lệ từ 87,2 tỷ đồng lên 134,6 tỷ đồng.
Lần 5: Ngày 20/05/2014, Công ty được UBCKNN chấp thuận phát hành cổ phiếu để trả cổ
tức, nâng vốn điều lệ lên 148,074 tỷ đồng.
7.
Hoạt động kinh doanh
7.1.
Sản phẩm, dịch vụ chính
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là đơn vị chuyên sản xuất hàng may mặc
xuất khẩu và các sản phẩm phụ trợ như: bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon, giặt,
trần bông, in công nghiệp, thêu và nguyên phụ liệu hàng may mặc. Đồng thời, Công ty
cũng đào tạo nghề may công nghiệp, máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy
chữa cháy và vận tải hàng hóa nội địa.
Ngoài ra Công ty còn có hệ thống chuỗi cửa hàng giới thiệu, bán buôn, bán lẻ trực tiếp sản
phẩm của TNG.
Sản phẩm gia công xuất khẩu chính của Công ty là các loại áo jacket và quần Cargo short.
Chi tiết về sản lượng sản xuất qua các năm của Công ty
STT Tên sản phẩm
1
2
Áo jacket
Quần Cargo short
3
Bông tấm
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Dự kiến 2014
Chiếc
Chiếc
6.700.000
9.000.000
7.400.000
9.800.000
8.400.000
11.100.000
Triệu yads
1.000.000
2.000.000
4.000.000
1.000.000
2.500.000
4.500.000
50,000
150,000
250.000
8.000.000
6.000.000
6.500.000
550.000
2.000.000
2.700.000
2.000.000
2
4
Thùng carton
m
5
Túi PE, PP
Tấn
6
Giặt công nghiệp
7
In công nghiệp
8
Thêu công nghiệp
Chiếc
3.000.000
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Tổ chức tư vấn:
15/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Hình ảnh sản phẩm áo jacket và quần Cargo short của Công ty
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Hình ảnh hệ thống chuỗi cửa hàng phân phối của TNG
(Nguồn: Công ty CP đầu tư và thương mại TNG)
Tổ chức tư vấn:
16/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
7.2.
Cơ cấu doanh thu qua các năm 2012, năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014
Cơ cấu doanh thu các sản phẩm, dịch vụ của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng
Năm 2013
Giá trị
Tỷ trọng
9 tháng đầu năm 2014
Giá trị Tỷ trọng
DT bán hàng
1.086.815
90%
1.012.043
85,28%
721.171
70%
DT gia công
122.405
10%
174.641
14,72%
309.074
30%
1.209.220
100%
1.186.684
100%
1.030.246
100%
Tổng DT
(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2012, 2013 và Quý III/2014 của TNG)
Các năm qua, doanh thu bán hàng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu hàng năm của
TNG. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu gia công đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt trong 6
tháng đầu năm 2014. Hiện tại, Công ty vẫn theo hướng xuất khẩu là chủ yếu với cơ cấu thị
trường xuất khẩu như sau:
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Xuất khẩu là nguồn thu chính của Công ty, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với 47%
tổng doanh thu xuất khẩu, sau đó là các thị trường EU, Canađa,... Đây là các thị trường đem
lại nguồn lợi nhuận chính hàng năm cho Công ty.
7.3.
Báo cáo tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay cung
cấp dịch vụ trong các lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ chính
của tổ chức phát hành
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Công ty có tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng tăng mạnh, các chỉ tiêu chính
đã thực hiện được trong những năm gần đây như sau:
Tổ chức tư vấn:
17/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Biểu đồ Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Hiệu quả đầu tư:
- Trong năm 2014, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đang làm chủ đầu tư cho
dự án Chi nhánh nhà máy TNG Đại Từ. Dự án có quy mô 47.039 m2, với tổng mức đầu tư
là 180 tỉ đồng. Hiện nay, Công ty đang triển khai thực hiện dự án này với mục đích đầu tư
nhà máy mới để mở rộng quy mô sản xuất.
- Dự án Nhà máy TNG Phú Lương: đã xong giai đoạn san lấp mặt bằng.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty: Những năm gần đây, Công ty liên tục đầu tư
mở rộng sản xuất và đổi mới máy móc thiết bị theo hướng hiện đại hóa Tiếp tục xây dựng
nhà máy TNG Đại từ dự kiến tháng 2/2015 sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1, tháng 5/2015
toàn bộ nhà máy sẽ đi vào vận hành. TNG đã giải phóng mặt bằng 5 ha tại khu công nghiệp
Sơn Cẩm, Phú Lương và dự định đầu tư nhà máy TNG Phú Lương trong năm tiếp theo. Khi
đường cao tốc quốc lộ 3 mới đã hoàn thành, Khu công nghiệp Yên Bình đã hoàn tất và nhà
máy Sam Sung đi vào hoạt động, thị trường đất khu công nghiệp trở lên khan hiếm, rất
nhiều các công ty , nhà cung cấp cho Sum Sung đang đi tìm các khu công nghiệp. Nắm bắt
thời cơ này, TNG sẽ xúc tiến thành lập Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hạ tầng
TNG trong thời gian tới.
7.4.
Trình độ công nghệ, phát triển sản phẩm mới
Trong các năm qua, TNG đã tập trung đầu tư chiều sâu cho các xí nghiệp may cũng như
đầu tư theo định hướng mặt hàng, nguồn hàng. Công ty đã trang bị các thiết bị chuyên dùng
tự động tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Vì vậy, đến nay các Xí nghiệp may, đã được đầu tư nhiều máy móc thiết bị
may các loại (từ máy 1 kim, 2 kim đến các máy chuyên dùng như máy 1 kim điện tử tốc độ
cao, máy mổ túi, máy tra tay áo, máy tự động cắt chỉ, tự động lại mũi, định số mũi may,
máy ép seam, máy cộp nhiệt), một số các thiết bị này được đầu tư đồng bộ từ khâu giác sơ
Tổ chức tư vấn:
18/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
đồ đến khâu trải vải, cắt, may và hoàn tất trong đó có một số công đoạn được trang bị khá
hiện đại tầm cỡ khu vực và thế giới như thiết bị giác sơ đồ, trải vải, hoàn tất và một số dây
chuyền sản xuất may mặc với quy trình công nghệ khép kín và hiện đại.
Khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác sơ đồ đã được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính với sự hỗ
trợ của các phần mềm vi tính như Gerber/ lextra. Khâu xây dựng quy trình công nghệ và
thiết kế dây chuyền đã được thực hiện đối với tất cả các mã hàng trước khi sản xuất để đảm
bảo tăng năng suất lao động và làm cơ sở cho việc tính đơn giá tiền lương. Từ sự đầu tư
trên đã mang lại một bộ mặt mới khởi sắc cho các đơn vị trong việc chủ động được nguồn
hàng, khách hàng để chuyên môn hóa sản xuất và mặt khác là đã giúp các đơn vị nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm tăng thêm uy tín với khách hàng cũng như phát huy được
lợi thế cạnh tranh và từ đó đã thay đổi và phát huy được quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm; việc xây dựng quy trình công nghệ cho từng sản phẩm đã được chuyên môn hóa cao
ở những khâu trọng yếu.
Về giặt công nghiệp, Công ty có 12 máy giặt, 22 máy sấy, 2 máy giặt mẫu với công xuất
đạt trên 5 triệu sản phẩm quần / năm.
Công ty có các máy in công nghiệp trên các chất liệu vải với đa màu sắc và 16 máy thêu
công nghiệp hiệu Tajima 20 đầu và 9 kim, thêu các loại hình, theo con giống với công xuất
đạt trên 2.5 triệu mũi/ năm.
Hình ảnh về một số máy móc, thiết bị của Công ty
Máy thêu công nghiệp
Máy thêu công nghiệp
Máy thêu công nghiệp
Hệ thống máy giặt công nghiệp
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Tổ chức tư vấn:
19/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Song song với việc đổi mới công nghệ sản xuất, Công ty cũng không ngừng nâng cao công
nghệ trong quản lý và điều hành. Công ty đã đưa vào sử dụng các các phần mềm quản lý
điều hành sản xuất để tăng tính chủ động, tính chính xác và kịp thời trong quản lý sản xuất.
Với lĩnh vực dịch vụ, Công ty đã áp dụng hệ thống thanh toán các đơn hàng xuất khẩu qua
thẻ của hệ thống các ngân hàng lớn tại nước ngoài.
Một số phần mềm ứng dụng tại Công ty TNG
STT
Tên phần mềm
Lnh vực ứng dụng
1
Standard
Quản lý công tác tài chính kế toán.
2
Quanlykho
Quản lý vật tư.
3
Quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng.
4
Atteldane System
Quản lý chấm công.
5
GSHRM
Quản lý nhân sự tiền lương.
6
Dự toán
Quản lý Dự toán xây dựng cơ bản.
7
Điều hành sản xuất
Quản lý và điều hành quá trình sản xuất.
8
MD –Modepro –V5R2
Nhập mẫu, thiết kế, nhảy cỡ.
9
DN –Markpack –V5R2
Giác sơ đồ.
10
Accumark
Nhập mẫu, thiết kế, giác sơ đồ.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
7.5.
Nguyên vật liệu
Nguồn nguyên vật liệu
Công ty thường mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và nước
ngoài (hơn 90%). Trong những năm gần đây, tỷ trọng nguyên vật liệu dệt may từ Trung
Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông, Đài Loan chiếm phần lớn do chất lượng đáp ứng được yêu
cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Công ty còn nhập nguyên phụ
liệu từ những nước khác như Pa-kix-tan, Ma-lai-xi-a,... Các đối tác mà Công ty thường
xuyên ký hợp đồng nguyên vật liệu là:
STT
Đối tác
Hàng hóa
1
LIBERTY MILLS LTD
Vải chính, vải lót các loại
2
KAI CHERNG ENTER PRICE
Vải chính, phụ liệu các loại
3
REALTY TEXTILE CO., LTD
Vải chính, vải lót các loại
4
JANGKI TEXTILE CO., LTD
Vải chính, vải lót các loại
5
OS - SONG
Vải chính, vải lót các loại
6
FULTIDE ENTERPRISE CO., LTD
Vải chính, vải lót các loại
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
Tổ chức tư vấn:
20/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Sự ổn định của các nguồn cung cấp
Trong suốt những năm qua, TNG đã hợp tác và xây dựng được mối quan hệ truyền thống
ổn định với các nhà cung cấp từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Đồng thời để tiếp cận
các thị trường này, Công ty có người đại diện tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc để
tìm nguồn, kiểm tra chất lượng, tiến độ và giá cả nhằm chủ động nguồn nguyên, phụ liệu
kịp thời cho sản xuất.
Mặc dù nguồn cung nguyên vật liệu trong nước không sẵn (hơn 70% nguyên phụ liệu
ngành dệt may phải nhập khẩu) song nguồn cung từ các nước Trung Quốc, Đài Loan… lại
khá dồi dào, phong phú và giá cả hợp lý và rất cạnh tranh. Ngoài ra đây đều là những thị
trường có ngành may mặc khá phát triển, vị trí địa lý lại khá thuận lợi nên việc tiếp cận các
nguồn cung này khá dễ dàng. Nhờ xây dựng được quan hệ tốt với các nhà cung cấp, TNG
đã tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu đáp ứng nguyên phụ liệu cần thiết cho hoạt động
sản xuất.
Ảnh hưởng của nguyên vật liệu tới doanh thu và lợi nhuận
Với đặc thù sản xuất kinh doanh của TNG, nguyên vật liệu chiếm tới 65% - 70% giá vốn
hàng bán, do đó biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu
và lợi nhuận của Công ty. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm của Công ty dưới dạng hợp đồng
FOB (Free on Board), ODM ( Original Design Manufacturing), mua nguyên phụ liệu, xuất
thành phẩm. Nguyên vật liệu tốt với giá cạnh tranh sẽ giúp Công ty tiết kiệm chi phí, tăng lợi
nhuận đáng kể.
7.6.
Hoạt động marketing
Hiện nay, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực. Tuy nhiên để tránh việc
quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường Mê –hi –
cô và Nam Mỹ. Đồng thời, Công ty sẽ tăng cường tiếp cận, mở rộng và từng bước thâm
nhập vào thị trường nội địa.
Đối với khách hàng truyền thống, Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển
mối quan hệ với khách hàng truyền thống để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với các sản
phẩm, dịch vụ của Công ty. Hàng năm, Công ty đều tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá
trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh
nghiệm trong giai đoạn tiếp theo.
Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, Công ty cũng thường
xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như hội chợ hàng dệt may tại Hoa Kỳ, Đức, Trung
Quốc, Liên Bang Nga...) và các chương trình xúc tiến thương mại cấp Quốc gia, các
chương trình liên kết với Vinatex và Vitas, các hội thảo về dệt may và xuất khẩu tổ chức tại
Hà Nội, các đơn vị trong ngành.
Đối với các nhà cung cấp, hàng năm Công ty đều đánh giá, tôn vinh các nhà cung cấp đã có
nhiều đóng góp cho kết quả của Công ty.
Tổ chức tư vấn:
21/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
7.7.
Nhãn hiệu thương mại
Nhãn hiệu thương mại của Công ty là LIMA và TNG đã được đăng ký với cơ quan hữu
quan. Ngoài ra, với vị thế và uy tín của TNG đã được các khách hàng tín nhiệm ủy quyền
sản xuất các nhãn hiệu như: The Childrensplace, Columbia Sport wear, Lolitog, Target,...
Công ty đã đăng ký Logo TNG tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
7.8.
Các hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã được ký kết
Đơn vị tính: 1.000USD
STT Đối tác
THE CHILDREN'S
1
PLACE
COLUMBIA SPORT
2
WEAR
Tên hợp đồng
01 - TNG/TCP14
(18/12/2013)
01312013
(03/01/2013)
01 – CAP14
(07/12/2013)
Giá trị Hàng hóa
20.250 Quần sooc các loại
20.000 Hàng Jacket các loại
3
CAPITAL GARMENT
6.500 Hàng Jacket các loại
4
OXYLANE (
DECATHLON)
01 TN - PRO/13
24.500 Hàng Jacket các loại
5
TARGET
01/TNG – TAR
(02/01/2014)
6
ASH CITY
01 TNG - ASH
7
C&A
8
ASMARA
01TN – C&A
01TN ASM(21/03/2014)
Hàng Jacket Nữ các
loại
Hàng Jacket Nữ các
5.000
loại
15.000 Hàng Jacket các loại
Hàng Jacket Nữ các
7.600
loại
2.330
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)
8.
Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
8.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm
2012, năm 2013 và 9 tháng năm 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh
STT Chỉ tiêu
1
Doanh thu thuần
2
Lợi nhuận từ HĐKD
3
Lợi nhuận khác
4
Năm 2012
Năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
9 tháng năm 2014
1.209.220
1.180.295
1.029.689
23.391
15.390
48.367
73
1.801
776
Lợi nhuận trước thuế
23.464
17.191
49.143
5
Lợi nhuận sau thuế
21.882
14.057
40.094
6
Tỷ lệ LN trả cổ tức (%)
98,43%
95,76%
(Nguồn: BCTC năm 2012, 2013 và Quý III/2014 của TNG)
Tổ chức tư vấn:
22/54
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, các ngành hàng khác đang sụt giảm mạnh thì TNG với
lợi thế xuất khẩu vẫn duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty vẫn duy trì tỉ
lệ lợi nhuận trả cổ tức cao, đáp ứng được kì vọng của các cổ đông. Tuy nhiên sang năm
2013, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút, cụ thể: doanh thu thuần năm 2013
đạt 1.180 tỷ đồng bằng 98% doanh thu thuần năm 2012, lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm
35,8% so với năm 2012. Năm 2013, hoạt động SXKD giảm sút là do Công ty đổi mới cách
quản trị công ty nên có độ trễ nhất định để vận hành theo cách quản trị công ty mới.
Cuối năm 2013, đầu năm 2014, Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, giao
quyền sâu cho các bộ phận để chủ động thực hiện kế hoạch được giao. Chính vì thế 9 tháng
đầu năm 2014, quy mô sản xuất của TNG được mở rộng, các đơn hàng cũng gia tăng đáng
kể và mang lại lợi nhuận cao, cụ thể: lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2014 đạt 40 tỷ
đồng bằng 183,2% lợi nhuận sau thuế năm 2012 và 285,2% lợi nhuận sau thuế năm 2013.
Cơ cấu chi phí hoạt động SXKD qua các năm, tỷ trọng trên doanh thu thuần
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012
STT Khoản mục
Giá trị
Năm 2013
%
Doanh
thu
1
Tổng doanh thu
thuần
1.209.220
2
Giá vốn hàng bán
973.251
3
Chi phí tài chính
80.656
6,67%
4
Chi phí bán hàng
26.137
5
Chi phí QLDN
6
Giá trị
%
Doanh
thu
1.180.295
80,49% 962.177
30/9/2014
Giá trị
%
Doanh
thu
1.029.689
81,52%
835.994
81,19%
75.694
6,41%
51.217
4,97%
2,16%
26.726
2,26%
17.436
1,69%
111.059
9,18%
102.633
8,70%
78.162
7,59%
Chi phí khác
5.404
0,45%
13.585
1,15%
864
0,08%
Tổng chi phí
1.196.506
98,95% 1.180.815 100,04%
983.672 95,53%
(Nguồn: BCTC năm 2012, 2013 và Quý III/2014 của TNG)
Có thế thấy, tỉ lệ chi phí trên doanh thu năm 2013 tăng lên chủ yếu do sự tăng trưởng của tỉ
lệ giá vốn hàng bán từ 80,49% lên 81,52%. Trong những năm qua, giá vốn của hàng bán
vẫn chiếm phần chính trong tổng chi phí của Công ty, đây là điểm đặc trưng của các doanh
nghiệp sản xuất. Nguyên nhân khiến tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu lớn hơn là do chi
phí nguyên vật liệu và đặc biệt là nhân công trên thị trường tăng lên.
Xếp sau giá vốn hàng bán trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh là chi phí quản lý doanh
nghiệp. Năm 2013, chi phí này đã giảm nhẹ, đi cùng với sự giảm doanh thu. Nguyên nhân
là do sự khó khăn chung trong nền kinh tế nên công ty ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh
từ năm 2012. Cũng cùng lý do như trên, chi phí tài chính năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ
so với năm trước. Đồng thời, chi phí bán hàng vẫn được duy trì tương đối ổn định do quy
mô sản xuất chưa có điều kiện mở rộng.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, tỉ trọng giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng,
chi phí lí QLDN, và các chi phí khác trên tổng doanh thu thuần đều đã giảm.
Tổ chức tư vấn:
23/54