MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................................2
1. Hàng tồn kho.............................................................................................. 2
1.1. Khái niệm hàng tồn kho....................................................................... 2
1.2. Phân loại hàng tồn kho........................................................................ 2
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho.............................................3
1.4. Vai trò của hàng tồn kho trong doanh nghiệp.....................................4
2. Quản trị hàng tồn kho................................................................................5
2.1. Khái niệm quản trị................................................................................5
2.2. Quản trị hàng tồn kho.......................................................................... 5
2.3. Chi phí quản trị hàng tồn kho..............................................................6
2.4. Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho......................................................7
2.5. Mục đích của quản trị hàng tồn kho:.................................................. 8
2.6. Vai trò của quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp.......................9
CHƯƠNG II.
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
CỦA
AMAZON..................................................................................................10
1. Giới thiệu chung về Amazon................................................................... 10
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:......................................................10
1.2. Giá trị cốt lõi và sứ mệnh của Amazon.............................................. 11
1.3. Lĩnh vực kinh doanh...........................................................................12
2. Quản trị hàng tồn kho của Amazon........................................................13
2.1. Hệ thống kho hàng của Amazon........................................................13
2.2. Phân tích mô hình quản lý hàng tồn kho của Amazon.....................14
2.2.1.
Quy trình làm việc của Amazon..................................................... 14
2.2.2.
Quy trình hệ thống kho xử lý đơn đặt hàng....................................15
3. Đánh giá Hệ thống quản trị hàng tồn kho của Amazon.......................18
3.1. Đặc điểm..............................................................................................18
3.2. Điểm mạnh của Hệ thống quản trị kho hàng Amazon:....................19
3.3. Điểm yếu của Hệ thống quản trị kho hàng Amazon.........................19
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HÀNG TỒN
KHO AMAZON........................................................................................20
KẾT LUẬN................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................24
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kì doanh nghiệp nào dù là sản xuất, dịch vụ hay thương mại thì
cũng đều cần trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, cất trữ thành phẩm chưa đưa
ra thị trường được gọi chung là hàng tồn kho. Hàng tồn kho có vai trò như
một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kì sản xuất
kinh doanh. Hàng tồn kho có nhiều loại, về hình thức biểu hiện là khác
nhau. Và dù biểu hiện dưới hình thức nào thì đó cũng là một chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra. Vấn đề được chủ các doanh nghiệp quan tâm là
làm sao quản lý hàng tồn kho sao cho hiệu quả, vừa đảm bảo sản lượng để
cung ứng mà cũng không thu mua quá nhiều nguyên vật liệu đầu vào gây
nên tổn thất vô ích và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế ghi nhận những bước phát
triển vô cùng vượt bậc, nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao, nhưng việc
quản trị hàng tồn kho hiệu quả là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với
từng doanh nghiệp. Để hiểu rõ về quản trị hàng tồn kho, với những kiến
thức đã học kết hợp nghiên cứu tài liệu, nhóm chúng em đã thực hiện đề
tài” Quản lý hàng tồn kho của Amazon”. Trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót chúng em mong nhận được sự góp ý
của cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
− Đối tượng nghiên cứu: Amazon.com, Inc
− Phạm vi không gian: Kho hàng của Amazon
− Phạm vi thời gian: Quá khứ, hiện tại và tương lai
− Phạm vi nội dung: Thực trạng hoạt động Quản lý hàng tồn kho của
Amazon, đánh giá sự hiệu quả và đề xuất giải pháp hoàn thiện công
tác Quản lý hàng tồn kho tại Amazon
1
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Qua bài nghiên cứu “Quản lý hàng tồn kho của Amazon”, nhóm muốn
phân tích phương pháp Amazon quản lý hàng tồn kho như thế nào, đặc biệt
đây là một tập đoàn đa quốc gia nên việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả rất
quan trọng. Từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý hàng
tồn kho Amazon và đưa ra giải pháp, cũng như bài học kinh nghiệm.
4. Nội dung nghiên cứu.
− Nghiên cứu và phân tích quản lý hàng tồn kho của Amazon
5. Phương pháp nghiên cứu.
− Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN
KHO TRONG DOANH NGHIỆP
1. Hàng tồn kho
1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản
xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, bao gồm:
− Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường;
− Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
− Sản phẩm dở dang;
− Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
1.2. Phân loại hàng tồn kho
Trong sản xuất, hàng tồn kho gồm 3 hình thức chủ yếu:
− Nguyên vật liệu: là những nguyên vật liệu được bán đi hoặc giữ lại
để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua
đang đi trên đường về.
2
− Sản phẩm dở dang: là những sản phẩm được phép dùng cho sản
xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn
thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
− Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản
xuất.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho
− Đối với nguyên vật liệu, nhiên liệu hàng tồn kho thường phụ thuộc
vào:
₊
Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của
doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp
thường bao gồm 3 loại: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm,
dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất
thời vụ). Mục đích tồn kho nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất là để đảm bảo cung ứng bình thường, liên tục đáp ứng
nhu cầu sản xuất. Do vậy nhu cầu dự trữ NVL có ảnh hưởng rất
lớn đến số lượng, chủng loại của hàng tồn kho.
₊ Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
₊ Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung
ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp.
₊ Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến
doanh nghiệp.
₊ Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.
− Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các
nhân tố ảnh hưởng gồm:
₊ Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình
chế tạo sản phẩm.
₊ Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
₊ Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
3
− Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh
hưởng các nhân tố:
₊ Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
₊ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
₊ Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp.
− Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp
Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp. Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp,
các nhà cung cấp có khả năng cung ứng đều đặn, kịp thời theo yêu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không cần đến tồn kho
nhiều và ngược lại.
1.4. Vai trò của hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Có 5 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho:
− Thời gian: Có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng, từ người
cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp
phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên
vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho
người mua.
− Nhu cầu theo mùa: Nhu cầu thay đổi theo chu kỳ, nhưng năng
lực sản xuất là cố định. Điều này có thể dẫn đến tích trữ hàng tồn
kho, như ví dụ về hàng hóa tiêu thụ chỉ trong các ngày lễ có thể
dẫn đến sự tích trữ hàng tồn kho lớn với dự đoán tiêu thụ trong
tương lai.
− Tính bất định: Có những bất trắc nhất định trong nguồn cung,
nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ
một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường hợp
này, hàng tồn kho giống như một cái giảm sốc.
− Tính kinh tế nhờ quy mô: Để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu
không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt
động
4
logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics
tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một
lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
− Tăng giá trị: Trong một số trường hợp, một số hàng tồn kho đạt được
giá trị yêu cầu khi nó được giữ trong một khoảng thời gian để cho
phép nó đạt được tiêu chuẩn mong muốn để tiêu thụ hoặc sản xuất.
Ví dụ: bia trong ngành công nghiệp sản xuất bia.
2. Quản trị hàng tồn kho
2.1. Khái niệm quản trị
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản trị :
− Theo quá trình quản trị kinh doanh: Quản trị trong doanh nghiệp là
quá trình lập kế hoạch, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động
của các thành viên, các bộ phận và các chức năng trong doanh
nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục
tiêu đã đặt ra của tổ chức
− Theo quan điểm hệ thống quản trị: Quản trị còn là việc thực hành
những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.
2.2. Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là quản trị quá trình bảo đảm mức tồn kho tối ưu
về nguồn lực đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất thoả mãn yêu cầu của
khách hàng và giảm tối đa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại, việc đảm bảo lượng hàng
hóa, NVL trong sản xuất hoặc đảm bảo hàng hóa cung cấp cho thị trường là
yếu tố đầu tiên quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là
một chức năng của kho hàng, ở đó hàng hóa được tổ chức để lưu trữ và bảo
quản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài
ra, kho hàng còn đảm nhận những chức năng quan trọng trong chuỗi các
hoạt động logistics.
5
2.3. Chi phí quản trị hàng tồn kho
− Chi phí lưu kho: là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động
bảo quản dự trữ. Những chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới
đây:
Nhóm chi phí
Tỷ lệ so với giá trị dự trữ
1. Chi phí về nhà cửa và kho hàng
− Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa
− Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng
Chiếm 3 - 10%
− Chi phí thuê nhà đất
2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện
− Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị
− Chi phí năng lượng
Chiếm 1 - 4%
− Chi phí vận hành thiết bị
3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản trị
hàng tồn kho
Chiếm từ 3 - 5%
4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho
− Thuế đánh vào hàng tồn kho
− Chi phí vay vốn
Chiếm từ 6 - 24%
− Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ
5. Thiệt hại hàng dự trữ do mất mát, hư hỏng
hoặc không sử dụng được
Chiếm từ 2 - 5%
Tỷ lệ các loại chi phí trên chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng phụ thuộc vào
từng loại hình doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành. Thông
6
thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% tổng giá trị hàng dự
trữ.
− Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từ khối lượng hàng hóa của
đơn hàng và giá mua một đơn vị.
− Chi phí đặt hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh theo mỗi lần đặt
hàng và nhận hàng, bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện
quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại),
các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hóa đến kho của
doanh nghiệp.
− Chi phí thiệt hại do thiếu hàng dự trữ: là những chi phí phát sinh khi
hàng hóa dự trữ bị thiếu không đủ để đáp ứng cầu. Những chi phí
này bao gồm việc bỏ lỡ cơ hội bán hàng hiện tại, bỏ lỡ cơ hội thu lợi
nhuận trong tương lai. Đây là những chi phí cơ hội do thiếu dự trữ.
2.4. Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho
− Gián đoạn nguồn cung ứng
Đây là một trong những rủi ro thường gặp phải khi sản phẩm hàng
mua về mang tính chất thời vụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên,
sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể do hoạt động mua hàng của
doanh nghiệp không được thực hiện.
Đối với rủi ro này các doanh nghiệp thường đặt trước hàng. Dự trự
một lượng lớn hàng tồn kho khá tốn kém. Do vậy, nhiều công ty xác định
lượng HTK tối ưu với việc quản trị có hiệu quả. Ngược lại, các nhà quản
trị bán hàng lại muốn lượng tồn kho tương đối cao, đặc biệt khi cắt giảm
nguôn cung ứng được báo trước.
− Sự biến đổi về chất lượng hàng hóa
Quá trình lưu kho sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải đảm bảo tốt nghiệp vụ
bảo quản hàng hóa. Chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc
tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Vì vậy mức tồn kho hàng hóa 7
bị chi phối lớn bởi chất lượng hàng hóa trong kho. Nếu
công tác bảo quản hàng hóa dự trữ tốt, chất lượng hàng
hóa được đảm bảo thì mức tồn kho giảm xuống. Nếu công
tác bảo quản không tốt thì hàng hóa bị giảm sút chất
lượng làm hoạt động tiêu thụ bị gián đoạn thì mức tồn kho
tăng lên. Sự biến đổi về chất lượng của sản phẩm hàng
tồn kho có thể do nhiều nguyên nhân như: khí hậu, các
phương pháp và diều kiện kỹ thuật bảo quản, tính chất
đặc điểm của hàng hóa, của kho và của thiết bị bảo
quản...
Đối với sự biến động này, công tác bảo quản hàng tồn
kho phải đảm bảo:
₊ Giữ gìn tốt số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho, giảm
đến mức thấp nhất hao hụt hàng hóa tồn kho.
₊ Tạo điều kiện thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc và giữ
gìn hàng hóa trong kho.
₊ Tiến hành kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình
bảo quản tại kho để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp xử lý
kịp thời.
− Khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp
phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: chiến lược tiêu thụ,
nguồn lực công ty, đặc tính của khách hàng, đặc tính sản phẩm...
nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến lượng sản phẩm hàng hóa
tồn kho của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xác định mức tồn kho hợp lý, tránh
tình trạng để hàng hóa ứ đọng do không khai thác được
nhu cầu, thị phần tại thị trường mới.
2.5. Mục đích của quản trị hàng tồn kho:
Quản trị hàng tồn kho có 2 mục đích chính:
8
− Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng
tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và
dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức
điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản
xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không
thể sản xuất.
− Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất
đến mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư
vào hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm bảo
khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
2.6. Vai trò của quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
− Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá
trình bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh
và tránh bị ứ đọng hàng hóa.
− Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần
làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho
doanh nghiệp.
− Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất
ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm
giảm chi phí bảo quản hàng hóa.
Quản trị hàng tồn kho được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm các
khoản chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.
9
CHƯƠNG II. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA
AMAZON
1. Giới thiệu chung về Amazon
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
− Năm 1994, Jeffrey Bezos quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã
tăng đến 2.300% một năm. Ông nhìn thấy cơ hội mới cho thương
mại và ngay sau đó bắt đầu tính đến các khả năng cho lĩnh vực này.
− Năm 1995, Amazon đã ra đời. Jeffrey Bezos là người sáng lập đồng
thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon, khi đó sách là mặt
hàng chủ .
− Năm 1997 Amazon.com phát hành cổ phiếu lần đầu và đăng ký trên
sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ với ký hiệu AMZN và có
mức giá 18 USD/cổ phần.
− Năm 1999, Amazon.com cũng đã lập ra sàn đấu giá trực tuyến tuy
nhiên sau đó dịch vụ này không được Amazon.com nhắc tới trên
website của mình.
− Năm 2001, Amazon bắt đầu chia sẻ gian hàng ảo miễn phí với đối
thủ cạnh tranh, cho phép họ kinh doanh ngay trên website của ông.
Amazon.com có được 5 triệu USD lợi nhuận đầu tiên trên tổng
doanh thu hơn 1 tỷ USD. Sau đó, công ty tiếp tục làm ăn có lãi, và
năm sau cao hơn năm trước.
− Năm 2004, mức doanh thu của công đã lên tới 7 tỷ USD, nhiều hơn
bất kỳ hãng bán lẻ nào khác.
− Năm 2006, 55% doanh thu của Amazon đã được tạo ra ở Bắc Mỹ và
45% đã được tạo ra bởi những giao dịch quốc tế khác, doanh thu của
hãng đạt 10,7 tỷ USD.Amazon đã có khoảng 64 triệu khách hàng
đang hoạt động trên toàn thế giới, hơn 900.000 đại lý bán lẻ bên thứ
10
3 cung cấp sản phẩm của họ lên trang Amazon. Với hơn 9.000
nhân viên làm việc trên toàn thế giới.
− Năm 2007 Amazon tham gia thị trường nhạc số phi DRM
(nhạc số không tích hợp công nghệ bảo vệ bản quyền DRM)
− Năm 2008, Amazon.com nhảy sang cả lĩnh vực sản xuất
phim ảnh và cùng hãng 20th Century Fox làm bộ phim The Stolen
Child. Doanh số của công ty là 19,166 tỷ USD với hơn 20.500
nhân viên.
− Năm 2009, Amazon đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng các nhà bán
lẻ hàng đầu. Đồng thời tung ra phiên bản mới nhất của thiết bị
đọc sách
điện tử đang ăn khách Kindle có giá tới 359 USD. Tính đến
hết quí I năm 2009, lợi nhuận đã tăng đến 24%, đạt 177 triệu
USD so với 143 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh số của hãng
cũng tăng trưởng
18% đạt 4,89 tỷ USD, vượt qua kỳ vọng 4,76 tỷ của các nhà
phân tích phố Wall.
1.2. Giá trị cốt lõi và sứ mệnh của Amazon.
Giá trị cốt lõi:
− Luôn lắng nghe và thoả mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng
− Luôn đưa ra những chiến lược cải tổ nâng cao sự tiện nghi và
sự lựa chọn cho khách hàng.
Công ty tin rằng các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty sẽ
đem lại sự phồn vinh cho xã hội
Sứ mệnh:
− “Trở thành công ty của tất cả khách hàng trên trái đất”
− Công ty liên tục tìm kiếm những cách thức mới để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của các khách hàng khác nhau:
₊ Những cá nhân, những người mua sắm trên trang web toàn cầu
của công ty
11
₊ Những nhà buôn bán trên nền tảng của công ty, các nhà phát triển,
những người sử dụng cơ sở hạ tầng của công ty để tạo ra
các doanh nghiệp cho họ.
₊ Những tác giả của những cuốn sách, âm nhạc, phim ảnh, trò chơi và
các nội dung công ty bán thông qua trang web.
− Cung cấp cho khách hàng nhiều hơn những gì họ muốn: giá
thấp, thoải mái lựa chọn, và sự tiện nghi.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh.
Amazon.com là một công ty liên hiệp thương mại điện tử đa quốc
gia , đã cung cấp hơn 28 triệu mặt hàng khác nhau. Nhiều sản
phẩm được bán như hệ thống video gia dụng, DVD, CD, máy nghe
nhạc MP3, phần mềm máy tính, game, đồ đạc thậm chí thực
phẩm…
Bên cạnh đó Amazon còn hoạt động ở các lĩnh vực khác, bao gồm:
− Cung cấp dịch vụ marketing, dịch vụ quảng cáo cho các nhà bán lẻ
bên thứ ba, và các dịch vụ web, dịch vụ sản xuất phim, dịch vụ tải
video trực tuyến Unbox, dịch vụ lưu trữ phần mềm trực tuyến;
cho thuê lập trình viên giá rẻ từ Amazon và tự động hoá trên
mạng…
− Tạo khu chợ ảo để các khách hàng bán lại những mặt hàng đã
qua sử dụng với dịch vụ Amazon Marketplace .
− Amazon cũng đã khai trương dịch vụ Amazon Shorts_ cung
cấp nội dung tóm tắt của các cuốn sách với giá 49 cent/cuốn, dịch
vụ Amazon Page cho phép khách hàng mua "quyền đọc" một phần
cuốn sách hay thậm chí chỉ vẻn vẹn một trang -qua mạng, dịch vụ
Amazon Auctions cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ
tham gia đấu giá trực tuyến trên khắp thế giới.
− Dịch vụ zShops_cho các doanh nghiệp thuê gian hàng trên
Amazon.com với mức phí hợp lý hàng tháng, cho phép các doanh
12
nghiệp nhỏ hiện diện trên mạng và có thể sử dụng hệ thống thực hiện
đơn hàng hàng đầu của Amazon.com.
Hiện nay, Amazon.com có thêm nhiều website khác là cdnow.com,
toysrus.com... Ngoài ra, Amazon.com còn vận hành trang web cho nhiều
công ty bán lẻ khác như Target, Sears Canda, Benefit Cosmetics, Bebe
Stores, Timex Corporation, Lacoste…
2. Quản trị hàng tồn kho của Amazon
2.1. Hệ thống kho hàng của Amazon
Amazon là trang web bán lẻ khổng lồ toàn cầu, với doanh thu năm 2004
đã là 7 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ hãng bán lẻ nào khác và đạt 232,9 tỷ USD
(2018). Xuất phát từ một trang web thương mại điện tử chuyên về sách,
Amazon đã vươn lên khẳng định mình với đa dạng sản phẩm và hệ thống
kho hàng vô cùng đồ sộ.
Hệ thống kho hàng của Amazon bao gồm: Hệ thống kho hàng tự động,
hệ thống máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hàng, trạm phân phối tin, các
cabin chứa hàng hóa, hệ thống băng tải, thùng đựng hàng,...
Vị trí đặt các kho hàng thường được đặt gần các trung tâm tiêu thụ lớn
hay các địa điểm thuận lợi về giao thông. thường các kho có thể được đặt ở
sân bay để tiện cho việc vận chuyển
13
2.2. Phân tích mô hình quản lý hàng tồn kho của Amazon
2.2.1.
Quy trình làm việc của Amazon
Partners (External): Đối tác (ngoại)
End Users (Internal): Khách hàng - người dùng cuối (nội)
Fulfillment Centers: Trung tâm hậu cần đầu ra
Supply Chain: Chuỗi cung ứng
Planning Applications: Lập kế hoạch ứng dụng
Financial analysis: Phân tích tài chính
Web servers: Trang web chủ
Kho dữ liệu của Amazon sẽ nhận các hàng hóa từ chuỗi cung ứng và
trung tâm hậu cần đầu ra. Amazon gọi các nhà kho của mình là "fulfillment
centers", nơi hàng hóa được sắp xếp trước khi được vận chuyển đến tay
khách hàng.
Sau đó, sản phẩm sẽ được trải qua quá trình phân tích tài chính, lập kế
hoạch ứng dụng, cá nhân hóa và sắp xếp theo các chiến dịch để điều chỉnh
phù hợp với nhu cầu của các đối tượng nhận sản phẩm. Các đối tượng sử
dụng có thể kể đến là Đối tác và khách hàng - người dùng.
14
Đánh mạnh vào mảng thương mại điện tử, khách hàng của Amazon sẽ
thông qua các hệ thống email, nội dung số và website để thực hiện các thao
tác với đơn hàng/sản phẩm của mình.
2.2.2.
Quy trình hệ thống kho xử lý đơn đặt hàng
Bước 1: Máy tính kiểm tra vị trí của hàng hóa khi khách đặt hàng. Hệ
thống máy tính cũng sẽ xác định đơn hàng do Amazon thực hiện hay đối
tác thực hiện. Nếu Amazon thực hiện, đơn hàng sẽ được chuyển đến các
trạm phân phối thông tin tương ứng trong kho hàng.
Bước 2: Một bộ phận (Flowmeister) tại trạm phân phối nhận tất cả các
đơn hàng và phân chia chúng tự động cho những nhân viên cụ thể xác định
thông qua mạng không dây.
Bước 3: Đơn hàng sẽ được chuyển tới máy quét cầm tay của một nhân
viên. Máy này sẽ chỉ cho họ tới khu vực có món hàng đó. Nhân viên sẽ
quét món hàng, kiểm tra các mã của mặt hàng để tránh sự trùng lặp và dễ
quản lý cho những lần mua hàng kế tiếp.
Bước 4: Hàng sẽ được lấy ra đặt vào thùng, sau đó chuyển vào băng tải
dài hơn 10 dặm chạy quanh nhà kho. Trên băng tải có khoảng 15 điểm đọc
mã hàng hóa, theo dõi hàng hóa để giảm sai sót.
Điểm đọc mã hàng và giám sát hàng hóa là các cụm máy tính có nhân viên
kèm theo đảm bảo tính chính xác của các mặt hàng.
Bước 5: Tất cả các thùng trên băng tải sẽ tập trung tại 01 vị trí, ở đó
những mã hàng hóa sẽ được sắp xếp phù hợp với số đơn đặt hàng. Hàng
hóa sẽ được chuyển từ thùng đến các máng trượt, trượt xuống và được nhân
viên đóng gói vào thùng carton để dễ dàng vận chuyển.
15
Quy trình xử lý trên Amazon dựa trên mô hình chiến lược CFN
(Customer Fulfillment Networking) được biểu diễn qua 2 mô hình sau:
Bước 1: Khách hàng đặt mua, nhập thẻ tín dụng để thanh toán
Bước 2: Đơn hàng của khách hàng được phân tích và chọn ra nhà cung
ứng phù hợp (nếu không có trong kho của Amazon) Bước 3: Nhà sản
xuất giao hàng tới kho của Amazon
Bước 4: Tất cả hàng được đóng gói, lắp ráp ở nhà kho gần nhất và vận
chuyển qua UPS hoặc bưu điện
Bước 5: Hàng được giao gần nhất qua UPS hoặc bưu điện
16
− Decision support: Hỗ trợ ra quyết định
− Supply Chain Planning & Execution: Lập kế hoạch và thực thi chuỗi
cung ứng
1. OMS: Kiểm tra thẻ tín dụng, đơn hàng, hình thức vận chuyển, giá
thành
2. IMS: Hàng hóa nào được lưu kho, ở đâu và với số lượng như thế
nào, cái nào sẵn sàng, cái nào cần đặt trước
3. WMS & TMS: Chọn, đóng gói và vận chuyển đơn hàng hiệu quả, tối
ưu nhất
4. Vòng quay mua hàng
5. Tư vấn bán hàng
6. Mạng lưới chọn lọc nhu cầu khách hàng
7. Phần mềm phân tích nhu cầu kiểm kê dữ liệu doanh thu qua sản
phẩm, loại, quốc gia, vùng, miền,...
17
8. Dữ liệu của Oracle (Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu) về sản phẩm,
thông tin khách hàng
9. ATP: Có thể đáp ứng đơn hàng 1 cách có lợi
3. Đánh giá Hệ thống quản trị hàng tồn kho của Amazon
3.1. Đặc điểm
− Là bên thứ 3 cung cấp logistics cho doanh nghiệp
Kho hàng của Amazon là một phần trong chuỗi cung ứng nổi tiếng
“Fulfillment by Amazon (FBA)” - “You sell it, we ship it.”
Các nhà bán lẻ có thể thuê Amazon để giảm thiểu các chi phí liên quan đến
hoạt động của kho. Do đó, các nhà bán lẻ có thể bán nhiều hơn, cuối cùng
cho phép họ phát triển nhanh hơn và cạnh tranh hiệu quả hơn. FBA cũng
cho phép người bán tận dụng tối đa mạng lưới logistics ưu việt của
Amazon.
− Quy mô
Hệ thống kho hàng của Amazon nổi bật với hơn 200 trung tâm hoàn
thiện đơn hàng trên toàn thế giới, trong đó có tới 64 kho rải khắp Hoa Kỳ.
Kho hàng lớn nhất của Amazon được đặt tại Phoenix, bang Arizona với
diện tích khoảng 111.500 m2, đủ để chứa 28 sân bóng đá.
Mỗi kho hàng có khả năng kết nối chặt chẽ từ nhà sản xuất, nhà phân
phối đến khách hàng. Các kho hàng được đặt ở những vị trí chiến lược,
nằm gần những trung tâm tiêu thụ lớn với hệ thống giao thông thuận lợi.
Amazon có kho khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau và sở thích của
khách hàng để lựa chọn điều chỉnh giao hàng. Giao hàng tận nơi cho khách
hàng chính, giao hàng một ngày, giao hàng hạng nhất và giao hàng siêu tiết
kiệm miễn phí là một số tùy chọn giao hàng phổ biến có sẵn cho khách
hàng của Amazon. Amazon liên tục nỗ lực để thực hiện giao hàng sản
18
phẩm trong thời gian nhanh nhất có thể làm cho nó trở thành một nhà cung
cấp logistics khổng lồ và không chỉ là người dẫn đầu trong ngành bán lẻ.
− Tự động hóa
Ngoài đội ngũ nhân viên khổng lồ, Amazon còn có hàng nghìn robot hỗ
trợ hoạt động. Số lượng đến nay là khoảng 10.000 robot. Không hề giống
các kho hàng kiểu truyền thống, kho hàng của Amazon được tin học hoá
cao độ, đến nổi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành, từ lúc
những tín hiệu đầu tiên được máy tính gửi đi cho biết những sản phẩm nào
được lấy xuống khỏi giá cho đến trình tự đóng gói, chờ đợi, bốc dỡ lên xe.
Mọi thứ đều được theo dõi sát sao của những người quản lý nơi đây.
3.2. Điểm mạnh của Hệ thống quản trị kho hàng Amazon:
− Việc tự xây dựng kho hàng riêng tạo điều kiện cho việc kiểm soát
hàng hóa tốt hơn, quá trình nhận đơn, giao hàng trở nên linh động
hơn
− Hiệu quả công việc cũng như năng suất làm việc tăng cao, giúp
giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, tạo trải nghiệm tốt tới khách
hàng
− Hê thống kho hàng đảm bảo đa dạng hàng hóa đáp ứng được nhu
cầu ngày càng to lớn của khách hàng
− Kho hàng lớn kết hợp với công nghệ tiên tiến được áp dụng tạo
điều kiện để Amazon phát triển trở thành bên thứ 3 (Agency)
cung cấp Logistic cho Doanh nghiệp với chuỗi cung ứng nổi tiếng
“Fulfillment by Amazon” FBA
3.3. Điểm yếu của Hệ thống quản trị kho hàng Amazon
− Chi phí xây dựng nhà kho lớn:
Với diện tích của nhà kho lớn nhất lên tới 111.500 m2 cùng với hệ
thống máy móc trang thiết bị tân tiến, phức tạp tiêu tốn lượng thời
19