Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa CÔNG TY MOXA và CÔNG TY SERVICE AND AUTOMATION FOR ENERGY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.19 KB, 32 trang )

CHƯƠNG I:
1.1.

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ

Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
“Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa
vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một
tài sản nhất định, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.” (Giáo trình Kỹ
thuật nghiệp vụ ngoại thương).
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
 Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, có trụ sở
thương mại đặt ở các nước khác nhau. Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định
thêm: có thể giữa các bên có trụ sở cùng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một bên
trong nội địa còn bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
 Về đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là
động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
 Về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có
thể là ngoại tệ đối với các bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán
đều là nội tệ của cả hai bên, ví dụ các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng
đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.
 Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Có thể là toà án hoặc trọng tài của một trong hai
nước hoặc nước thứ ba.
 Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó
mà cả của luật nước ngoài, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế,
tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng


mua bán hàng hoá quốc tế.
 Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký
kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
1


1.1.3. Cấu trúc bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
 Phần giới thiệu: Phần giới thiệu thông thường bao gồm những thông tin sau:
 Tiêu đề: Hợp đồng, Bản thỏa thuận.
 Số hợp đồng: để lưu trữ, quản lý hợp đồng, tham chiếu trong các chứng từ giao
dịch.
 Địa điểm ký kết hợp đồng: có thể được ghi ở đầu hoặc cuối hợp đồng.
 Tên và địa chỉ các bên: tên các bên ký kết hợp đồng, địa chỉ, số điện thoại, số
fax, email, người đại diện có đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng (hoặc người đại
diện theo ủy quyền)
 Định nghĩa: định nghĩa về các hàng hóa, dịch vụ phức tạp hoặc các thuật ngữ
khác được gắn một ý nghĩa riêng cho hợp đồng đang đề cập, không theo các
cách hiểu thông thường.
 Cơ sở ký kết hợp đồng: Hiệp định, Nghị định, sự tự nguyện và nhu cầu của các
bên.
 Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên: các bên cùng nhau thỏa thuận rằng bên bán
cam kết bán và bên mua cam kết mua hàng hóa theo các điều khoản và điều kiện
của hợp đồng.
 Các điều khoản, điều kiện:
 Hàng hóa: tên hàng, số lượng, chất lượng, nguồn gốc, bao bì – đóng gói.
 Điều khoản thanh toán: Giá cả, thanh toán, chứng từ thanh toán.
 Điều khoản bảo hành: Thời hạn bảo hành, trách nhiệm của các bên.
 Điều kiện về vận tải: thời gian, địa điểm giao hàng, số lần giao hàng.
 Điều khoản pháp lý: luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng
tài.

 Phần kết: Thông thường có các thông tin sau:
 Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên
 Ngôn ngữ của hợp đồng
2


 Thời gian hiệu lực của hợp đồng.
 Quy định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
 Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền giữa các bên.
1.2.

Phân tích hợp đồng số SA-MXA/2017Sep06:

 Về mặt pháp lý:
Mã hợp đồng
SA-MXA/2017Sep06
Ngày ký kết
21/9/2017
Chủ thể ký kết hợp Công ty MOXA INC. và Công ty SERVICE AND
đồng
AUTOMATION FOR ENEGERY
Đối tượng của hợp 13 loại mặt hàng chú yếu là thiết bị nối mạng LAN công nghiệp:
đồng
Modular managed ethernet switch system
Fast ethernet module with 8 ports
Fast ethernet Module with 4 ports
Fast ethernet Module with 2 ports
2 port device server
Industrial Undamaged Ethernet Switch with 16 ports
Industrial Undamaged Ethernet Switch with 8 ports

Modular Managed Ethernet Switch System with 3 slots
Fast Ethernet Module with 8 ports
Gigabit Ethernet module
Small Form Factor
IEC 61850-3modular
Nội dung của hợp Đơn đặt hàng kết hợp với điều khoản hợp đồng
đồng
Điều khoản và điều kiện trong hợp đồng đáp ứng yêu cầu về luật
pháp
Hình thức của hợp Văn bản hình thức phù hợp
đồng
 Chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức của hợp đồng đều phù hợp về mặt pháp lí.
1.2.1. Các bên tham gia giao dịch
 Bên mua (bên nhập khẩu): Công ty CP Dịch vụ và tự động hóa năng lượng
Tên giao dịch
Mã số thuế
Loại hình kinh tế
Điện thoại
Lĩnh vực hoạt
động
Địa chỉ

SAFENERGY.,JSC
0105863010 - ngày cấp: 19/04/2012
Công ty Cổ phần
+84-4-62954359
Công ty phân phối các phần mềm và linh kiện thiết bị tự động về
điện, dầu khí, giao thông, tự động hóa nhà máy, hàng hải,… từ
các nhà cung cấp Moxa, Elipse, Sonel, Tekron, Avatec, KEP
Số 01, dãy LK1-TT1, 96 Nguyễn Huy Tưởng, P.Thanh Xuân

3


Trung, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
 Bên bán (bên xuất khẩu): Công ty công nghệ MOXA (MOXA Technologied
Co.,Ltd.)
Tên giao dịch
Năm thành lập
Loại hình kinh tế
Lĩnh vực hoạt
động

Địa chỉ

MOXA INC
1987
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty sản xuất các thiết bị trong ngành công nghê mạng. Công
ty MOXA cung cấp các thiết bị mạng LAN, mạng không dây tự
động, thiết bị USB, thiết bị mạng công nghiệp, video servers,…
Công ty MOXA có trụ sở tại hơn 50 quốc gia trên thế giới và các
thiết bị của MOXA được sử dụng tại hơn 120 quốc gia
Fl. 4, No. 135, Lane 235, Baoqiao Rd. Xindian Dist, New Taipei
City, 92821 Taiwan.

 Nhận xét
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa các chủ thể có
đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam
-


(bên mua) và Đài Loan (bên bán).
Bên bán là Công ty sản xuất lớn và lâu năm. Bên mua là Công ty phân phối

-

sản phẩm tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ.
Hợp đồng được kí kết dưới dạng Purchase Order, bao gồm nội dung về hàng

-

hóa và các điều khoản có liên quan giống như hợp đồng
Hợp đồng không có thông tin về mã số thuế của bên công ty MOXA.

1.2.2. Thông tin về đơn đặt hàng
 Khái niệm đơn đặt hàng: Purchase Order (P/O) là đơn đặt hàng mà Người Mua gửi
cho Người Bán xác nhận về việc mua hàng.
 Nội dung của đơn đặt hàng: Có nội dung tương đương như Hợp đồng
 Thông tin chung
- Phương thức vận chuyển: Hàng không
- Điều kiện giao hàng: FCA Taiwan Taoyuan International Airport, Taiwan,
INCOTERM 2010. FCA sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan, INCOTERM
2010
- Thời gian giao hàng: Trong vòng 8 tuần kể từ ngày xác nhận đơn hàng
 Nhận xét:
- Quy định phương thức vận chuyển theo điều kiện FCA chiếu theo Incoterms
-

2010
Địa điểm giao hàng về cảng đi được quy định rõ trong hợp đồng.
4



-

Điều kiện cơ sở được giao hàng sử dụng là FCA (Free carrier). Công ty
MOXA giao hàng cho người vận chuyển (forwarder) của SAFENERGY sau
đó bên forwarder vận chuyển đến cảng. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của
hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người
mua và SAFENERGY.,JSC chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.
Điều kiện FCA yêu cầu, bên xuất khẩu phải làm thủ tục thông quan xuất
khẩu tại Đài Loan (nếu có), trả các loại phí vận tải nội địa Đài Loan cho đến
khi giao cho bên mua; bên nhập khẩu ở Việt Nam có nghĩa vụ trả phí bốc
hàng lên tàu, thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm

-

thủ tục thông quan nhập khẩu.
Điều kiện FCA phù hợp với hợp đồng giao hàng bởi vì công ty MOXA có

-

nhiều kho hàng, dễ dàng điểu phối việc đưa hàng cho forwarder
Thời hạn giao hàng có định kỳ vào một khoảng thời gian: trong vòng 8 tuần
sau khi bên bán nhận được đơn đặt hàng của bên mua. Cách quy định này
phù hợp với loại hàng hóa và cách thức FCA nhưng lại khó xác định được
khoảng thời gian cụ thể vì không biết bên bán nhận được đơn hàng của bên
mua vào ngày nào. Trong PI 2 bên có quy định cụ thể ngày giao nhận chính

xác cho từng loại mặt hàng
 Tên hàng – Đặc điểm kĩ thuật – Số lượng

ST
T
1

2
3
4

Tên hàng

Mã code sản
Số
phẩm
lượng
Modular managed ethernet switch system with 3 PT-7728-R- 14
slots for 100Mps modules, 1 slot for Gbps HV-HV
modules, Ethernest ports on rear panel, LED
display on front panel, with two 88-300 VDC or
85-264 VAC power supplies, for a total of
24+4G ports
Fast ethernet module with 8 ports 10/100T(X) PM-720018
ports
8TX
Fast ethernet Module with 4 ports with ST PM-72006
connector and 2 10/100BaseT(X) ports with 4MST2TX
RJ45 connectors
Fast Ethernet Module with 6 multi-mode PM-72004
100Base FX ports with ST connectors and 4 6MST
5


Giá


5
6
7
8
9

10
11
12
13

(Do

10/100 Base T(X) ports with RJ45 connectors
Fast Ethernet Module with 2 multi-mode
100Base FX ports with ST connectors and 4
10/100 Base T(X) ports with RJ45 connectors
2 port device server, 10/100M ethernet, RS232/422/485, DB male, 15KV ESD, 0,5KV
serial surge, 12-48VDC, 00C
Industrial Unmanage Ethernet Switch with 16
10/100Base T(X) ports, 0-600C
Industrial Unmanage Ethernet Switch with 8
10/100Base T(X) ports, 0-600C
Modular Managed Ethernet Switch System with
3 slots for 100Mbp modules, 1 slot for Gbps
modules, Ethernet ports on front panel, LED
display on front panel, with one power supply of

88-300VDC or 85-264 VAC, for a total of
24+4G ports
Fast Ethernat module with 8 10/100T(X) ports

PM-72002MST4TX

8

Nport
5250A

4

EDS-316

1

EDS-308

8

PT-7728-FHV

2

$396

PM-72006
8TX
Gigabit

Ethernet
module
with
2 PM-72001
10/100/1000BaseT(X) or 1000BaseSFP slot 2GTXSFP
combo ports
Small Form Factor pluggable transceiver with SFP4
1000BaseLX, LC connector, 10km, 0-60
1GLXLC
IEC 61850-3 modular managed Ethernet switch PT-7710-F2
system with 1 slot for fast Ethernet modules, and HV
1 slot for fast Ethernet of Gigabit Ethernet
modules, up to 10 or 8+2 G ports, front cabling,
isolated power supply (88-300VDC or 85-264
VAC), -40 to 850C
Tổng
78
công ty cần bảo mật thông tin nên không thể ghi giá tất cả các mặt hàng, nhóm chỉ

tham khảo được giá 1 mặt hàng)
 Nhân xét:
- Hàng hóa là thiết bị nối mạng công nghiệp, có tính chất kĩ thuật cao
- Do số lượng hàng hóa nhiều nên nhóm chỉ lấy ví dụ cho 1 loại mặt hàng là: 2
port device server (tạm dịch thiết bị cung cấp server mạng 2 cổng), 10/100M
ethernet, RS- 232/422/485, DB male, 15KV ESD, 0,5KV serial surge, 1248VDC, 00C. Mã sản phẩm: NPort 5210A
6


-


Công dụng: được thiết kế để làm cho các thiết bị nối tiếp sẵn sàng cho mạng
ngay lập tức và cung cấp phần mềm máy tính của bạn truy cập trực tiếp vào các

-

thiết bị nối tiếp từ bất cứ đâu trên mạng.
Điều khoản tên mặt được quy định trong hợp đồng là: tên hàng+ tên công dụng
Điều kiện phẩm chất được mô tả trong bản vẽ ở trên trang web của công ti

-

MOXA.
Về số lượng: quy định chính xác. Nên bổ sung thêm đơn vị tính.

1.2.3. Điều kiện và điều khoản
 Chất lượng và nguồn gốc
- Chất lượng hàng hóa: hàng mới 100%
- Nguồn gốc: Đài Loan
- Năm sản xuất: 2017
 Hàng hóa của hợp đồng không thuộc đối tượng bị cấm nhập khẩu
 Điều khoản đóng gói
- Bên Bán sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc đóng gói hàng hóa
 Do đây là đều là các thiết bị mạng nhỏ, không cồng kềnh và bên Bán có kinh
nghiệm nên điều khoản đóng gói được 2 bên quy định đơn giản, tránh phức tạp
 Hai bên công ty đã làm việc lâu dài, bên công ty MOXA rất có uy tín nên bản vẽ
không cần được đính kèm trong hợp đồng. Tuy nhiên, đối với giao dịch lần đâu,
các công ty nên có điều kiện phẩm chất cụ thể trong hợp đồng.
 Điều khoản thanh toán
- Phương thức thanh toán: chuyển tiền bằng TTR. Phí ngân hàng ngoài lãnh
-


thổ Việt Nam do bên bán chịu
Thời hạn thanh toán: trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng đến.
Chi tiết ngân hàng của người bán:
+ Người thụ hưởng: Moxa Inc.
+ Tên ngân hàng: HSBC Bank (Taiwan) Limited.
+ Địa chỉ: 14F International Trade Building, 333 Keelung Road,
Sec.1.Taipai 110 Taiwan.
+ Mã Swift: HSBCYWTP.
+ Số tài khoản:23880221400016.

 Nhận xét:
- Với thời hạn thanh toán trả sau toàn bộ giá trị hợp đồng nên sẽ không gây
thiệt về vốn cho người mua. Ngược lại, bên bán sẽ phải chịu rủi ro về thanh
toán. Do đã giao hàng rồi mới nhận tiền.
7


-

Hợp đồng quy định thời hạn thanh toán trong vòng 15 ngày nhưng điều
khoản trả lại hàng trong vòng 3 tháng. Điều này có thể gây ra tranh chấp

-

trong trường hợp đã thanh toán nhưng hàng bị hỏng phải trả lại.
Ngân hàng bên thụ hưởng uy tín có thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ, số tài

khoản giúp dễ dàng thực hiện thanh toán.
 Chứng từ yêu cầu:

- Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng hóa, CO, CW, CQQ, Test Report,
Airway bill, Intruction Manual
- Chứng từ được chuyển cho bên mua trong vòng 7 ngày
 Bên mua yêu cầu vận đơn sạch và giấy tờ được chuyển phát nhanh để dễ dàng
thông quan
 Hướng dẫn giao nhận:
- Nơi giao nhận hàng hóa và chứng từ không trùng nhau vì là kho và trụ sở
của công ty
- Không cho phép giao hàng từng phần
 Điều khoản bảo hành, nghiệm thu và khiếu nại
- Điều khoản bảo hành tuân theo quy định của MOXA:
/>- Điều khoản nghiệm thu quy định trách nhiệm hoàn toàn của bên Bán
 Với cương vị là công ty lớn và là nhà sản xuất nên MOXA việc quy định thời hạn
bảo hành là hợp lý. Hơn nữa chính sách của MOXA bảo hành lên tới 5 năm đối với
các thiết bị nên phù hợp.

8


CHƯƠNG II. Phân tích bộ chứng từ liên quan
2.1. Vận đơn
2.1.1. Khái niệm
 Thông thường, chúng ta có nhiều hình thức vận tải theo nhiều con đường khác
nhau: vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển, ...và kèm
theo các hình thức này là các vận đơn tương ứng. Tuy nhiên ở đây, trong bài này,
công ty sử dụng vận chuyển đường hàng không nên chúng em phân tích vận đơn
hàng không
 Vận đơn Vận đơn hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác
nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Thuật ngữ này trong tiếng
Anh là Air Waybill, thường viết tắt là AWB.

 Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải,
giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch
hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
2.1.2. Chức năng
 Biên lai giao hàng cho người chuyên chở.
 Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
2.1.3. Nội dung trên vận đơn đường hàng không















Số vận đơn (AWB number)
Sân bay xuất phát (Airport of departure)
Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
Người gửi hàng (Shipper)
Người nhận hàng (Consignee)
Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
Tuyến đường (Routine)
Thông tin thanh toán (Accounting information)

Tiền tệ (Currency)
Mã thanh toán cước (Charges codes)
Cước phí và chi phí (Charges)
Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
9












Thông tin làm hàng (Handing information)
Số kiện (Number of pieces)
Các chi phí khác (Other charges)
Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
Cước và chi phí trả sau (Collect)
Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box)
Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect
charges in destination currency, for carrier of use only).


2.1.4. Phân loại
 Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading)
- Vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading)
 Nếu căn cứ vào chủ thể phát hành
- HAWB là viết tắt của House Air Waybill (vận đơn nhà), do người giao nhận
-

cấp
MAWB là Master Air Waybill (vận đơn chủ), do hãng hàng không cấp

2.1.5 Phân tích nội dung vận đơn trong hợp đồng nhập khẩu

 Mã hiệu vận đơn:TWSAHPH1712152
 Ngày cấp vận đơn: 20/10/2017
10







Địa điểm phát hành: Taipei, Đài Loan
Bên giao nhận (Freight Forwarder): Transmatic Express Limited
Bên giao hàng (Shipper): Công ty Moxa (Đài Loan)
Bên nhận kí gửi (Consignee): Công ty Cổ phần dịch vụ và tự động hóa năng lượng

JSC (Việt Nam)
 Airport of departure: Taipei, Đài Loan

 Bên chuyên chở (Carrier): Hãng hàng không Vietjet(Việt Nam)
 Cước phí (Freight and Charges): đã ghi "Freight prepaid as arranged" (cước phí trả
trước theo thỏa thuận).
 Nhận xét:
 Vận đơn không có bất kì một dấu hiệu sai sót về số liệu hay hàng hóa và không có
ghi chú xấu nên đây là một vận đơn sạch.
 Đây là vận đơn đích danh: vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng (Consigne) là công
ty Moxa và chỉ có người thuộc công ty Moxa mới nhận được hàng. Vận đơn đích
danh không (lưu thông) chuyển nhượng được. Người có tên trong vận đơn đích
danh là người nhận hàng hợp pháp. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng
được bằng ký hậu.
 Những nội dung còn lại của Vận đơn đều khớp với Hợp đồng, hóa đơn thương mại
và Phiếu đóng gói chi tiết.
2.2. Giấy chứng nhận liên quan đến hàng hóa
2.2.1. Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificat of original)
 Cơ sở lí thuyết
- Khái niệm: Certificate of origin hay gọi tắt là C/O: là giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa
xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước
-

xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về
thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của cả hai nước: nhập
khẩu và xuất khẩu có nghĩa là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không

-

có nhà sản xuất rõ ràng).
Về phía chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp

bên xuất khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh
lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn.
11


Cũng vì thế, khi làm thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, cần hết
sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có (về Form của C/O, dấu, chữ ký, các
-

thông tin liên quan đến hàng hóa ...)
Về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan
đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống

-

hạn ngạch …
Phân loại C/O: có hai loại CO chính:
+ CO không ưu đãi: tức là CO bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của
một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
+ CO ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế
sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ
cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế

-

quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Các Form C/O thường gặp:
C/O Form A : hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi

thuế quan phổ cập GSP

C/O Form B : hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất
xứ không ưu đãi
C/O Form D : hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu
đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
C/O Form E : hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN - Trung Quốc
C/O Form AK (ASEAN - Hàn Quốc): hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và
các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN - Hàn
Quốc
- Nơi cấp
VCCI: cấp C/O form A, B…
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form
D, E, AK…
 Các nội dung cơ bản cần có trong CO
- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể
-

tương ứng
Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu
12


-

Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng,

-

vận tải đơn…)

Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng
lượng, số lượng, giá trị…)
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng

hoá)
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
 Trước khi đề nghị cấp C/O:
- Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo
-

quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2
Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số

-

H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định) ;
Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp
định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam

-

hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công
đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không.
Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không,

-

chuyển tiếp sang bước 5.
Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm

đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp

-

nhất;
Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù

-

hợp hay không.
VD: EU – Annex 13, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5,…, ATIGA –

-

Annex 3
Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng
các điều khoản đặc biệt sau:
+ Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối
với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ;
+ Quy định cộng gộp song phương;
+ Quy định cộng gộp khu vực;
+ Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan

khác.
 Các bước thực hiện thủ tục xin cấp CO
13


-


Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các
chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân hoặc xin tại Bộ
phận C/O và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy
phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của

-

DN.
Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ
Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:
+ Đơn xin cấp C/O
+ Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…)
+ C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ
chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
+ Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát
hành.
+ Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan
+ Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất
khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu
như: Packing List, Bill of Lading (Vận đơn), bảng giải trình Quy
trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin
C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối
cùng.
+ Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ
hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu và tư vấn các bước giải
trình tiếp theo. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp
đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc
các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng
mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải


trình tiếp theo.
 Phân tích CO của bản hợp đồng

14


-

Số sản xuất chứng nhận (Certificate No): EB17RA11360
Hàng được gửi từ (Exporter’s Name): Công ty Moxa, Đài Loan
Hàng được gửi đến (Importer’s Name): Công ty JSC (Hà Nội, Việt Nam)
Ngày xuất cảng: 20/10/2017
Sân bay đóng hàng (Port of Loading): Taipei
Sân bay dỡ hàng (Port of Discharge): Hà Nội
Nơi giao hàng cuối cùng (Country of Destination): Việt Nam

15


-

Ngày ra hóa đơn: 20/10/2017
Đơn vị cấp: Cục thương mại Đài Loan (Taiwan Chamber of Commerce)
Xác nhận của hãng xuất khẩu:
“Người kí tên dưới đây xác nhận tất cả thông tin trên là chính xác, tất cả các
hàng hóa được sản xuất ở Đài Loan và tuân theo các yêu cầu đặc biệt cho

-

hàng hóa được xuất khẩu sang nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Chứng nhận: “Được chứng nhận trên cơ sở kiểm soát đã được thực hiện và

việc khai báo của người xuất khẩu là chính xác”.
 Nhận xét:
- Giấy chứng nhận xuất xứ đúng form mẫu, đầy đủ thông tin và đối sánh
chính xác với các thông tin trong hợp đồng. Không thuộc form được miễn
-

thuế
Các loại mặt hàng được đáp ứng được tất cả điều kiện được đưa ra
Được nhập khẩu từ Đài Loan vào Việt Nam.

2.2.2. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng (Certificate of quality/ Certificate of
quantity)
 Khái niệm: Giấy chứng nhận chất lượng là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng
thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với điều khoản của hợp đồng.
Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ
quan kiểm nghiệm hàng xất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán.
 Giấy chứng nhận số lượng lượng là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của
hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng cũng có thể do người
cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa
thuận trong hợp đồng.
 Phân tích nội dung trong giấy chứng nhận chất lượng và số lượng:
- Được phát hành bởi công ty MOXA vào ngày 20/10
- Giấy chứng nhận ghi rõ số lượng và số series của mỗi sản phẩm
- Kèm theo lời cam kết của bên Moxa
2.2.3. Giấy bảo hành (Certificat of warranty)
 Công ty Moxa cam kết bảo hành các sản phầm (ghi rõ series trong CW) trong thời
hạn 5 năm
 Giấy bảo hành được phát hành bở công ty MOXA vào ngày 20/10/2017


16


2.2.4. Biên bản thí nghiệm xuất xưởng (Test Report)
 Do MOXA phát hành vào ngày 20/10/2017 trước khi hàng hóa được xuất xưởng để
kiểm tra các
 Biên bản thí nghiệm cho thấy tất cả các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn
2.3. Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)
 Proforma invoice hay còn gọi là Hóa đơn chiếu lệ: là loại chứng từ có hình thức
như hoá đơn, nhưng không dùng để thanh toán bởi vì nó không phải là yêu cầu đòi
tiền. Tuy nhiên điểm giống nhau trong chức năng của nó với hoá đơn thông thường
là: Nó nói rõ giá cả và đặc điểm của hàng hoá. Proforma invoice được phát hành
ngay khi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu bắt đầu giao dịch và nó cũng không phải là
hóa đơn hay chứng từ xác nhận cuối cùng. Sau đó nó có thể được dùng để 2 bên
đàm phán giá, điều khoản. Do vậy, nó có thể được sửa chữa, điều chỉnh ngay cả
khi hai bên đã ký kết trên Hóa đơn chiếu lệ.
 Thông thường Proforma invoice được phát hành trước khi ký kết hợp đồng. Có thể
nói, Proforma invoice là một trong những mặt hàng mà nhà nhập khẩu đã lựa chọn
xong số lượng rồi sau đó đàm phán với đối tác là nhà xuất khẩu, sau đó nhà xuất
khẩu sẽ issue ra PI (Viết tắc của Proforma invoice).
 PI có thể bao gồm các điều khoản, điều kiện chính của một giao dịch thương mại
quốc tế
 Trong thực tế, công ty MOXA sẽ căn cứ vào PI để giao hàng cho đối tác chứ không
căn cứ vào CI
 PI được chia thành 3 phần để tiện cho từng đợt hàng về theo ngày.
2.4. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
2.4.1. Cơ sở lý thuyết
 Khái niệm: Đây là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua
cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn

là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số
tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi…
 Mục đích: làm chứng từ thanh toán. Có nghĩa là người bán đòi tiền người mua
hàng hóa một cách hợp pháp. Vì nó liên quan đến hoạt động thanh toán nên đòi hỏi
17


các thông tin trên hóa đơn thương mại cần phải thể hiện một cách rõ ràng, đặc
biệt : số tiền cần thanh toán, kèm theo những nội dung khác về hàng hóa, số lượng,
điều kiện thanh toán…Việc nội dung của hóa đơn thương mại chuẩn chỉnh sẽ giúp
ích cho việc làm thủ tục hải quan gặp nhiều thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh
phải bổ sung hay chỉnh sửa chứng từ.
 Nội dung chính
- Ngày tháng lập hóa đơn thương mại.
- Thông tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế…Thông
tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký
-

hiệu mã…
Ngày gửi hàng.
Tên tàu, thuyền, số chuyến.
Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến.
Địa chỉ cảng đi, cảng đến.
Điều kiện giao hàng.
Điều kiện và điều khoản thanh toán.

2.4.2. Phân tích bản hóa đơn của bộ hợp đồng










Người gửi hàng: Công ty Moxa, Đài Loan
Người nhận hàng: Công ty JSC, Việt Nam
Ngày tháng của hóa đơn: 20 tháng 10 năm 2017
Sân bay xếp hàng: Taipei, ĐÀI LOAN
Điểm đến: HÀ NỘI
Hãng chuyên chở: VIETJET
Ngày dời bến: 20.10.2017
Trách nhiệm của người bán:
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
- Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải công cộng
-

thứ nhất đã được người mua chỉ định.
Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải (vận đơn, biên lai

nhận hàng).
 Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier).
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại
bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại
bãi container cảng đích.
18



-

Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất

xếp container lên tàu.
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
 Trách nhiệm của người bên mua
- Chỉ định kịp thời người vận tải.
- Ký hợp đồng vận tải và trả cước vận tải.
- Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được
chỉ định.
2.5. Giấy chứng nhận đóng gói hàng hóa (Packing list)
2.5.1. Cơ sở lý thuyết
Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…).
Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao
cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên
ngoài bao bì. Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện.
2.5.2. Phân tích phiếu đóng gói cụ thể
Packing List là phiếu đóng gói hàng hóa, nó cho ta biết nhiều hơn về thông tin đóng gói
hàng như kí mã hiệu, khối lượng, thể tích… Cụ thể nhìn vào đây ta có:
+Shipping mark
+Net weight: trọng lượng tịnh
+Gross weight: trọng lượng thực tế

19


2.6. Chứng từ hải quan

2.4.1 Cơ sở lý thuyết
 Tờ khai hải quan là một loại văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê
khai số hàng hóa đó cho bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào
nước ta (hay còn gọi là xuất cảnh). Cũng có thể bạn hiểu một cách khác như, khi
bạn có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì bạn phải làm thủ tục
hải quan, trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiêu, bắt buộc phải có, nếu
không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
 Thủ tục đăng ký tờ khai hải quan
- Cầm B/L bản chính và giấy giới thiệu đến hãng tàu lấy D/O – lệnh giao hàng
-

(đối với thanh toán L/C phải sử dụng B/L có ký hiệu).
Sau đó đem bộ chứng từ đến phòng đăng ký tờ khai hải quan đăng ký và chờ

hải quan phân công kiểm hóa rồi tiến hành kiểm hàng, tính thuế.
- Sau khi nộp thuế xong thì rút tờ khai, nhận hàng, thanh lý rồi chở hàng về.
- Chú ý: Trong lúc đăng ký tờ khai và chờ phân công kiểm hóa
 Văn bản pháp luật hướng dẫn khai tờ khai hải quan:
- Luật hải quan năm 2005, năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
- Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;

20


-

Thông tư 128/2013/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông

-


tư 194/2010/TT-BTC)
Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư
196/2012/TT-BTC)

2.4.2. Phân tích nội dung tờ khai hải quan
 Một số thông tin cơ bản
- Số tờ khai: 101666859010. Ngày giờ đăng kí: 24/10/2017 10:42:13
Là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu
tại từng Chi cục Hải quan do hệ thống tự động ghi.
Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ
sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ
khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối
cùng của số tờ khai là 0.
Một khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi,
bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng
xanh).
-

Số tờ khai đầu tiên

Trường hợp lô hàng có nhiều hơn 50 dòng hàng thì phải nhập liệu như sau:
(1) Tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ “F”;
(2) Từ tờ khai thứ 2 trở đi thì khai như sau:
Ô 1: Nhập số tờ khai đầu tiên.
Ô 2: Nhập số thứ tự trên tổng số tờ khai.
Ô 3: Nhập tổng số tờ khai.
-

Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Ở đây để trống


Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:
(1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng.
(2) Trường hợp nhập khẩu (chuyển tiêu thụ nội địa) của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ
khai tạm nhập tương ứng.
(3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
(4) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực.
21


(5) Không được sử dụng ở tờ khai khác.
-

Mã phân loại kiểm tra: 02

Được phân luồng vàng; Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra
chi tiết hàng hóa.
-

Mã loại hình: A11 -> Ở đây là loại hình Nhập khẩu kinh doanh tiêu

dùng
Người nhập khẩu theo hồ sơ, mục đích nhập khẩu của lô hàng để chọn một trong các loại
hình nhập khẩu:
“A11”: Nhập tiêu dùng
“A12”: Nhập nguyên liệu sản xuất
“A21”: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
“A31”: Nhập hàng xuất khẩu bị trả lại
“A44”: Nhập vào khu phi thuế quan từ nội địa
“E11”: Nhập nguyên liệu của DNCX
“E13”: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa

“E15”: Nhập lại sản phẩm của DNCX sau khi thuê gia công trong nội địa
“E31”: Nhập nguyên liệu SXXK
“E41”: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
“G11”: Tạm nhập hàng kinh doanh TNTX
“G12”: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ thực hiện các dự án có thời hạn …
“G13”: Tạm nhập hàng miễn thuế
“G14”: Tạm nhập khác
“G51”: Tái nhập hàng đã tạm xuất
“C11”: Hàng gửi kho ngoại quan
“C21”: Hàng đưa vào khu phi thuế quan
“AEO”: Nhập khẩu của doanh nghiệp AEO
“H11”: Loại khác
-

Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 8517

22


Tra cứu biểu thuế ưu đãi hàng hóa NK có thể thấy chương 85 - Máy điện và thiết bị điện
và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm
thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên, 8517 là nhóm Bộ điện
thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác
để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối
mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ)
-

Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế
Người nhập khẩu


Mã: 0105863010
Tên: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Tự động hóa năng lượng
Mã bưu chính: (+84)43
Địa chỉ: Số 12, Ngách 83, Ngõ 24, Phố Kim Đồng, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, hà Nội,
Việt Nam.
Số điện thoại: +8462954359
-

Người xuất khẩu:

Tên: MOXA INC
Mã bưu chính: 86
Địa chỉ: F4, No.135, Lane 235, Baoqiao RD, Xindian Dist, New Taipei City, Taiwan,
R.O.C.
Mã nước: TW
-

Người uỷ thác/người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa

chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người nhập
khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại,số Fax và mã số thuế của người được uỷ
quyền khai hải quan.
-

Đại lý hải quan: Trường hợp không chỉ định người khai báo thì không cần nhập
Vận đơn

Số vận đơn: TM973718
-


Số lượng: 13 CT (CT là viết tắt đơn vị đo – thùng Caton)
Tổng trọng lượng hàng: 193 KGM
Số lượng Container: ô này để trống
Nơi lưu kho: 01B3A03 CTCP DVHH HK ACS(N)
23


Đây là mã và tên địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
-

Địa điểm xếp hàng: TWTPE - Taipei

Tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận
đơn) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam.
-

Địa điểm dỡ hàng: VNHAN – Ha Noi

Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương
tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác).
-

Phương tiện vận chuyển: VJ0943/21OCT
Ngày hàng đến: 21/10/2017
Kí hiệu và số hiệu: ##1201797883415566##
Ngày được phép nhập kho đầu tiên
Mã văn bản pháp quy khác: trong TH đính kèm giấy phép/ chứng nhận liên

quan đến các bộ ngành khác hoặc trong TH tiến hành chứng nhận thủ tục liên quan
đến các văn bản pháp quy khác bằng hệ thống

-

Hóa đơn: A-00802247777
Ngày phát hành: 20/10/2017
Phương thức thanh toán: TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement - Điện

chuyển tiền):
Theo như Điều 4: Điều khoản thanh toán trong hợp đồng, phương thức thanh
toán là T/T. Trong tờ khai, hai bên đã thống nhất rõ ràng một phương thức thanh
toán phù hợp đó chính là TTR. Trong trường hợp này, TT trở thành TTR và được
dùng trong L/C khi: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu sau
khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu, không cần thiết chứng từ tới
hay chưa (nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ).

24


CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU
3.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Căn cứ theo Thông tư số 42/2013/TT-BCT về Quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong
lĩnh vực công nghiệp, hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu thông thường.
3.2. Thuê phương tiện vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa
3.2.1. Thuê phương tiện vận chuyển
Việc thuê phương tiện vận tải căn cứ vào:
Thỏa thuận về điều kiện giao nhận: Điều kiện FCA Incoterm 2010.
Tính chất của hàng hóa: Linh kiện điện tử khối lượng nhỏ
Theo đó, bên mua là bên có nghĩa vụ thuê phương tiện vận chuyển. Công ty liên hệ với
nhà cung cấp dịch vụ - Transmatic Express. Ltd. nhằm được hỗ trợ trong việc thuê tàu và
thực thi, giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa. Giá cước vận chuyển được 2 bên thỏa

thuận là 3 USD với hàng lớn hơn 100kg. Như vậy, công ty Transmatic Express đã đứng ra
làm đại diện cho Công ty SERVICE AND AUTOMATION FOR ENERGY trong vấn đề
giao nhận hàng.
3.2.2. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa chưa bao gồm phí bảo hiểm, xét
về trách nhiệm thì đây thuộc trách nhiệm của bên mua. Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào,
phạm vi ra sao… sẽ cần được các bên xác định cụ thể trong hợp đồng, trong trường hợp
này hợp đồng không quy định rõ về vấn đề mua bảo hiểm.
3.3.3. Thanh toán TT (Thuộc phương thức TTR quy định trong hợp đồng)
Bên mua: Công ty SERVICE AND AUTOMATION FOR ENERGY thỏa thuận thanh
toán T/T theo điều kiện trả sau trong vòng 36 tháng kể từ khi nhận hàng.
Thanh toán T/T – Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện nằm trong hình thức
thanh toán bằng By remittance – By Transfer trong đó ngân hàng của người mua sẽ
điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thanh toán tiền cho người
bán. Có các phương thức thanh toán là chuyển tiền trả trước, trả ngay và trả sau.
25


×