TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
VIETNAM MARITIME UNIVERSITY
KỶ YẾU HỘI THẢO
CDIO NĂM
2020
H Ả I P H Ò N G , 8/2 020
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
1. Thời gian: 07h30-11h30, thứ Bảy ngày 22/08/2020
2. Địa điểm: Phòng họp 3.3 - Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam
3. Nội dung Chương trình
Thời gian
Nội dung
Người báo cáo
7h15-7h30
Đón tiếp đại biểu
7h30-7h35
Khai mạc, giới thiệu đại biểu
7h35-7h45
PGS.TS. Phạm Xuân Dương
Phát biểu chào mừng
Đánh giá kết quả việc tổ chức Hội thảo CDIO cấp cơ
7h45-8h00
sở và tiểu ban; đề xuất những giải pháp triển khai
PGS. TS. Phạm Văn Thuần
CDIO trong giai đoạn tới
Những bất cập trong xây dựng trình tự giảng dạy kỹ
8h00-8h15
năng, thái độ của các CTĐT và các giải pháp khắc
Khoa Hàng hải
phục
Phân nhiệm CĐR của CTĐT cho các học phần 8h15-8h30
những vấn đề cần phải lưu ý chỉnh sửa trong các
Viện Mội trường
CTĐT
8h30-8h45
8h45-9h00
9h00-9h30
Các vấn đề đặt ra khi Xây dựng CTĐT theo định
hướng kỹ sư từ khóa 61 của Khoa Công trình
CĐR cấp: trường, ngành và chuyên ngành - những
khó khăn khi triển khai và giải pháp khắc phục
Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm
10h00-10h15
10h15-10h30
Viện Cơ Khí
Chủ trì
Giải lao
9h30-9h45
9h45-10h00
Khoa Công trình
Kinh nghiệm xây dựng đề cương học phần đáp ứng
CĐR của các CTĐT
Kết hợp giảng dạy trực tuyến và trên giảng đường đáp
ứng chuẩn đầu ra của học phần.
Kinh nghiệm xây dựng và chỉnh sửa rubric đánh giá
các CĐR của học phần
10h30-11h00
Thảo luận
11h00-11h15
Kết luận hội thảo
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Kinh tế
Khoa Điện – Điện tử
Chủ trì
PGS. TS. Phạm Xuân Dương
MỤC LỤC
Tên tham luận
Đơn vị trình bày
Trang
Đánh giá kết quả việc tổ chức hội thảo CDIO cấp cơ sở và
tiểu ban; đề xuất những giải pháp triển khai CDIO trong
giai đoạn tới
Phòng Đào tạo
3
Những bất cập trong xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng tư
duy toàn cục của chương trình đào tạo chuyên ngành điều
khiển tàu biển và các giải pháp khắc phục
Khoa Hàng hải
8
Phân nhiệm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các
học phần - những vấn đề cần lưu ý chỉnh sửa trong các
CTĐT
Viện Môi trường
18
Các vấn đề đặt ra khi xây dựng chương trình đào tạo theo
định hướng kỹ sư từ khóa 61 của Khoa công trình
Khoa Công trình
21
Chuẩn đầu ra cấp: trường, ngành và chuyên ngành - những
khó khăn khi triển khai và giải pháp khắc phục
Viện Cơ khí
26
Khoa Ngoại ngữ
36
Khoa Kinh tế
43
Khoa Điện - ĐT
46
Kinh nghiệm xây dựng đề cương học phần đáp ứng CĐR của
các CTĐT
Kết hợp giảng dạy trực tuyến và trên giảng đường đáp ứng
chuẩn đầu ra của học phần
Kinh nghiệm xây dựng và chỉnh sửa rubric đánh giá các
chuẩn đầu ra của học phần
Kỷ yếu Hội thảo CDIO năm 2020
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CDIO CẤP CƠ SỞ VÀ TIỂU
BAN; ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CDIO TRONG GIAI ĐOẠN
TỚI
PGS.TS. Phạm Văn Thuần – Trưởng phòng Đào tạo
1. Đánh giá kết quả việc tổ chức Hội thảo CDIO cấp cơ sở và tiểu ban
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 88/KHLT-ĐHHHVN ngày 30/01/2020 về việc tổ chức
Hội thảo triển khai chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO năm 2020, Hội
thảo CDIO cấp cơ sở và cấp tiểu ban đã được tổ chức thành công ở nhiều đơn vị. Theo kế
hoạch, các hội thảo cấp bộ môn được tổ chức từ 10/2/2020 đến 31/3/2020 và hội thảo cấp
tiểu ban được thực hiện trước 15/4/2020.
Do xuất hiện dịch Covid-19, ngày 31/01/2020, Nhà trường đã phải ra thông báo đầu
tiên điều chỉnh lịch học tập của sinh viên, cùng với đó, kế hoạch hội thảo các cấp đều phải
thay đổi. Có một số bộ môn đã điều chỉnh lịch thực hiện chậm lại để chờ dịch Covid-19 đi
qua, còn lại đa phần vẫn triển khai theo kế hoạch bằng phương pháp tổ chức hội thảo trực
tuyến hoặc trực tiếp. Có 02 bộ môn triển khai hội thảo sớm nhất là Bộ môn Hàng hải và Bộ
môn Kinh tế Vận tải biển vào chiều 14/02/2020. Bộ môn Hóa học là bộ môn cuối cùng tổ
chức hội thảo vào sáng 30/3/2020.
Về nội dung hội thảo cấp bộ môn so với các nội dung theo hướng dẫn trong Kế hoạch
liên tịch số 88/KHLT-ĐHHHVN ngày 30/01/2020 thì kết quả như Hình 1. Theo số liệu tổng
hợp, vẫn có một số bộ môn không xác định được chủ đề hội thảo cấp bộ môn, việc làm này
có thể hạn chế đi tính định hướng của hội thảo cấp bộ môn. Số lượng bộ môn có chủ đề thảo
luận liên quan đến chỉnh sửa chương trình đào tạo tương đối ít so với số lượng chuyên
ngành đào tạo có chuyên môn gắn liền với các bộ môn hiện có. Có những bộ môn chỉ tập
trung chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy mà chưa đi được đến bước đánh giá chỉnh sửa đề
cương các học phần. Một số thì chỉ đi vào chia sẻ các phương pháp đánh giá học phần. Đặc
biệt, dưới góc độ bộ môn, các đánh giá ngược từ học phần tới phân bổ chuẩn đầu ra các
chương trình đào tạo hầu như không được quan tâm thảo luận.
-1 -
Hình 1. Các nội dung liên quan đến chủ đề hội thảo cấp bộ môn
Để vận hành tốt chương trình đào tạo, các giảng viên cần nắm rõ vai trò của học phần
mà họ giảng dạy đối với chương trình đào tạo, với chuẩn đầu ra mà sinh viên cần đạt được.
Không nắm được những vấn đề này, các đánh giá, đề xuất chỉnh sửa học phần sẽ thiếu đi
các căn cứ quan trọng hoặc có thể đưa ra các đề xuất không phù hợp với tổng thể chung của
chương trình đào tạo. Nói tóm lại, một trong những nhiệm vụ quan trọng của hội thảo cấp
bộ môn lần này đó là thảo luận về "các tồn tại và hạn chế của đề cương học phần mà bộ
môn phụ trách, sự phù hợp trong thực hiện phân nhiệm CĐR của CTĐT cho học phần" chưa
được quan tâm một cách đúng mức theo hướng dẫn của Kế hoạch liên tịch số 88/KHLTĐHHHVN ngày 30/01/2020.
Bên cạnh những tồn tại kể trên, hội thảo cấp bộ môn cũng cho thấy các thành công
bước đầu trong triển khai CDIO đến giảng viên. Sau 2 năm vận hành, những bỡ ngỡ, những
im lặng ngồi nghe ban đầu đã dần được thay thế bằng các thảo luận sôi nổi tại nhiều bộ
môn. Điều này chứng tỏ các giảng viên đã dần dần nắm bắt về các chuẩn đầu ra học phần,
phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá một cách lô gic, khoa học. Đây là tiền đề
quan trọng để tiến tới làm chủ CDIO trong toàn hệ thống giáo dục và đào tạo của Nhà
trường. Trong các cuộc hội thảo cấp bộ môn, những chia sẻ về sử dụng các phương pháp
giảng dạy tích cực nhằm đạt được các chuẩn đầu ra về kỹ năng, thái độ, các phương pháp xử
lý trong tình huống giảng dạy tại các lớp đông sinh viên hay phương pháp giảng dạy trực
tuyến nhằm đạt chuẩn đầu ra của học phần … đã được chia sẻ trong các giảng viên bộ môn
thể hiện tính rõ tính nghiêm túc, hiệu quả trong đợt sinh hoạt học thuật lần này.
Tiếp sau hội thảo cấp bộ môn, các hội thảo cấp tiểu ban được triển khai sử dụng
phương án họp trực tuyến. Đa phần các tiểu ban triển khai sát hạn cuối cùng của hội thảo
cấp tiểu ban vào ngày 15/4/2020, còn 1 số tiểu ban mong muốn được tổ chức hội thảo trực
tiếp nên đề nghị lùi lại lịch tổ chức hội thảo cấp tiểu ban. Sáng ngày 21/5/2020 Tiểu ban
Máy tàu biển là đơn vị cuối cùng trong 14 tiểu ban tổ chức hội thảo cấp. Trong quá trình
diễn ra hội thảo cấp tiểu ban, các thành viên Nhóm CDIO được phân công tham dự và theo
dõi các hội thảo, đồng thời đóng góp ý kiến cho các tiểu ban khi được hỏi. Theo chương
trình hội thảo cấp tại 14 tiểu ban, hầu hết không có báo cáo tổng hợp kết quả hội thảo cấp bộ
môn được đại diện ban tổ chức trình bày, một số hội thảo thì giới thiệu các Trưởng bộ môn
lên báo cáo kết quả hội thảo cấp bộ môn. Có hội thảo chỉ thảo luận xoay quanh báo cáo tổng
kết hội thảo cấp bộ môn mà không có nội dung riêng khác cho hội thảo cấp tiểu ban…
Tại hội thảo cấp tiểu ban, đa phần các nội dung thảo luận đã được tổ chức bám sát theo
hướng dẫn tập trung đi vào thảo luận về vận hành và chỉnh sửa các chương trình đào tạo sau
2 năm vận hành theo CDIO. Cũng tại các hội thảo này, nhiều bất cập liên quan đến chương
trình đào tạo đã được chỉ ra. Cụ thể:
- Các bất cập trong xây dựng và phân nhiệm chuẩn đầu ra: phát biểu chuẩn đầu ra
không phù hợp với trình độ năng lực, phân nhiệm chuẩn đầu ra không hợp lý cho các học
phần;
- Các bất cập trong thiết kế trình tự giảng dạy kỹ năng, thái độ: không có sự gắn kết
với giữa trình tự giảng dạy kỹ năng với phân bổ chuẩn đầu ra kỹ năng, với bối cảnh học tập
tại từng học phần;
- Các bất cập về sắp xếp các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và tham chiếu
trong các đề cương học phần với các học phần học chung;
- Các vấn đề khi xây dựng các chương trình đào tạo kỹ sư theo quy định mới;
- Các hạn chế khi xây dựng các chuẩn đầu ra học phần và các phương pháp giảng dạy,
đánh giá đi kèm trong thực tiễn giảng dạy;
- Và nhiều hạn chế khác.
Sự nhận diện các tồn tại, hạn chế liên quan đến thiết kế, vận hành các chương trình đào
tạo theo CDIO chứng tỏ việc kiểm soát về mặt logic trong thiết kế các chương trình đào tạo
theo CDIO đã dần được làm chủ. Tuy vậy, việc khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được
chỉ ra vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực phía trước.
Bên cạnh kết quả nêu trên, tại các hội thảo cấp tiểu ban, các thảo luận về triển khai
giảng dạy, đánh giá các học phần cũng được thực hiện qua đó chia sẻ kinh nghiệm giảng
dạy, đánh giá các chuẩn đầu ra học phần. Đây là một kinh nghiệm rất hữu ích cho các giảng
viên tại các đơn vị vì sau 2 năm vận hành các chương trình đào tạo theo CDIO, nhiều học
phần vẫn chưa
được triển khai giảng dạy, chia sẻ sớm các kinh nghiệm sẽ giúp các giảng viên khác triển
khai các công việc tốt hơn.
Việc tổ chức hội thảo cấp tiểu ban dưới hình thức trực tuyến cũng có những hạn chế
nhất định. Hầu như ngoài các ý kiến được chỉ định, đặt hàng phát biểu, các ý kiến tự phát
tham gia phát biểu còn rất ít, khó tạo được không khí sôi nổi trong hội thảo cấp tiểu ban.
Một số chủ trì không đưa ra các kết luận, tổng kết mang tính định hướng rõ ràng khi kết
thúc phần thảo luận. Một số báo cáo tổng kết hội thảo không nêu bật được kết quả hội thảo
cấp tiểu ban cũng như các đề xuất, kiến nghị các vấn đề cần giải quyết tiếp ở hội thảo cấp
Trường.
2. Đề xuất các giải pháp triển khai CDIO trong thời gian tới
Qua đánh giá kết quả thực hiện ở hội thảo cấp bộ môn và hội thảo cấp tiểu ban, Phòng
Đào tạo đề nghị các giải pháp triển khai CDIO trong thời gian sắp tới cụ thể như sau:
Đối với Nhà trường
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, giám sát triển khai CDIO tại các đơn vị thông
qua các hoạt động tập huấn chuyên môn, hội thảo, kiểm tra, dự giờ, tổ chức tự đánh giá các
chương trình đào tạo;
- Bám sát các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra các
hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời các chương trình đào tạo đảm bảo tuân thủ các quy định của
cơ quan quản lý các cấp;
- Xem xét tạo điều kiện cử giảng viên tham gia các diễn đàn CDIO khu vực và thế giới
để học hỏi kinh nghiệm và tạo vị thế của Nhà trường.
Đối với các khoa/viện:
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý các chương trình đào tạo. Người ở vị trí này
phải nắm rõ, quản lý được các kỹ thuật CDIO, các chuẩn đầu ra, các phân nhiệm chuẩn đầu
ra của chương trình đào tạo, nội dung của từng học phần thuộc chương trình đào tạo, quản
lý được các trình tự giảng dạy, phân nhiệm của các chuẩn đầu ra … Có như vậy, việc quản
lý sự thay đổi của các chương trình đào tạo mới đảm bảo chất lượng. Mỗi một chương trình
đào tạo cần có 02 chuyên gia;
- Định kỳ tổ chức đánh giá, đề xuất chỉnh sửa các nội dung của chương trình đào tạo
theo nhu cầu thực tiễn. Trong giai đoạn tới, cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế của
các chương trình đào tạo đã được chỉ ra ở hội thảo các cấp để đưa vào vận hành;
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật, tổ chức dự giờ chéo các bộ môn trong
đơn vị để lan tỏa các kinh nghiệm về giảng dạy, đánh giá các chuẩn đầu ra đảm bảo chất
lượng mong muốn.
Đối với các bộ môn:
- Thường xuyên sinh hoạt học thuật chia sẻ các kinh nghiệm triển khai CDIO trong
giảng viên bộ môn. Hàng kỳ thực hiện đánh giá các học phần đã triển khai giảng dạy theo
Quy chế làm việc của bộ môn và đề xuất các giải pháp triển khai CDIO tốt hơn tại bộ môn;
- Đưa hoạt động dự giờ giảng viên bộ môn vào chương trình làm việc thường xuyên để
lan tỏa các phương pháp giảng dạy, đánh giá chuẩn đầu ra phù hợp.
Trên đây là ý kiến tham luận của Phòng Đào tạo, rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các đại biểu tham dự Hội thảo để có thể hoàn thiện các nội dung báo cáo tham luận và
tham mưu tốt hơn cho Nhà trường trong công tác quản lý các hoạt động đào tạo.
Trân trọng cảm ơn!
NHỮNG BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG TRÌNH TỰ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG
TƯ DUY TOÀN CỤC CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU
KHIỂN TÀU BIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Khoa Hàng hải
Thực tiễn cho thấy, trước khi xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận
CDIO, các trình tự môn học trong chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào các khối kiến
thức hơn là các kỹ năng và thái độ, và cũng chưa chú ý đề cập và xem xét đến yếu tố trải
nghiệm một cách đầy đủ. Dẫn tới tình trạng đào tạo kỹ năng và thái độ không đạt được kết
quả như kỳ vọng.
CDIO (Conceive –Design – Implement – Operte) là phương pháp tiếp cận tích hợp các
kỹ năng và thái độ của sinh viên vào chương trình đào tạo. Để đạt chuẩn đầu ra, sinh viên
cần phải trải qua một tiến trình phát triển các kỹ năng và thái độ được tích hợp vào một số
học phần xuyên suốt chương trình đào tạo. Sự phát triển đó được thể hiện thông qua trình tự
giảng dạy của chương trình đào tạo, hay còn được hiểu là thứ tự tiến trình học tập của sinh
viên. Nếu tiến trình được thiết kế đúng, việc học tập của sinh viên sẽ đi theo một chu trình
mà trong đó mỗi trải nghiệm được xây dựng trên cở sở các trải nghiệm trước đó, đồng thời
củng cố thêm các trải nghiệm ấy. Việc sắp xếp từng chủ đề thuộc các kỹ năng cần thiết trong
các môn học theo một lộ trình phát triển giúp hình thành khung chuẩn hoạch định các hoạt
động giảng dạy và học tập tích hợp – một khâu quan trọng của phương pháp tiếp cận CDIO.
Đồng thời, tạo thuận lợi cho bước tiếp theo của quá trình thiết kế chương trình đào tạo, đó là
tích hợp các kỹ năng vào chương trình đào tạo.
Biểu đồ 1: Quy trình thiết kế Chương trình đào tạo tích hợp
Tuy đây là một bước bắt buộc của thiết kế chương trình đào tạo, nhưng đề cương CDIO
không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào về tổ chức trình tự các chủ đề của các kỹ năng, kể cả số lần lặp
lại cần thiết các kỹ năng này để sinh viên có thể đạt được trình độ năng lực mong muốn. Các tiến
trình được xây dựng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của giảng viên, những người dạy và viết giáo
trình của chương trình đào tạo. Điều này dẫn tới quá trình xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng và
thái độ của chương trình đào tạo tồn tại không ít khó khăn, bất cập.
Bài tham luận này bàn về việc xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng Tư duy toàn cục của
chương trình đào tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển. Cụ thể, nhóm tác giả trình bày cơ sở xây
dựng trình tự giảng dạy kỹ năng tư duy toàn cục, nêu kết quả thực hiện, phân tích các bất cập phát
sinh, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1. Cơ sở xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng tư duy toàn cục của chương trình đào tạo
chuyên ngành Điều khiển tàu biển
Tư duy toàn cục là một biểu hiện của tư duy tầm hệ thống. Hiểu một các đơn giản, tư duy toàn
cục là khả năng nhìn nhận sự vật, hiện tượng một các tổng thể, hiểu và dự đoán đa dạng các mối
quan hệ giữa những yếu tố trong một hệ thống phức tạp. Tư duy toàn cục cho phép nhận thức được
bức tranh toàn cảnh thay vì tách biệt sự vật, hiện tượng ra khỏi bối cảnh mà chúng đang hiện hữu.
Căn cứ đề cương CDIO và hướng dẫn của Trường, Khoa Hàng hải xác định tư duy toàn cục
(tư duy hệ thống) là một kỹ năng cá nhân cần thiết cho sinh viên chuyên ngành Điều khiển tàu biển.
Khoa đã xây dựng kỹ năng này ở trình độ năng lực mức 3. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điều
khiển tàu biển phải sử dụng kỹ năng tư duy toàn cục một cách thuần thục. Cụ thể hóa cho Chuẩn
đầu ra
2.2.1 – Tư duy toàn cục, Khoa tiếp tục xây dựng chuẩn đầu ra cấp độ 4, thể hiện hai nội dung quan
trọng của tư duy toàn cục: một là tiếp cận theo cấu trúc hệ thống và hai là tương quan với các yếu tố
bên ngoài.
Khung
TĐQG
Mã số
Nội dung
TĐNL
2
KỸ NĂNG CÁ NHÂN, NGHỀ NGHIỆP VÀ PHẨM CHẤT
2.2
Tư duy tầm hệ thống
2.2.1
Tư duy toàn cục
3
2.2.1.1
Hiểu hệ thống, chức năng và sự vận hành, và các thành phần
2
2.2.1.2
Xác định và phân loại được sự tương tác hoàn cảnh bên ngoài
đến hệ thống
3
S1,S3 –
3b,3c,3j
Bảng 1: Chuẩn đầu ra của kỹ năng tư duy toàn cục trong chương trình đào tạo
chuyên ngành Điều khiển tàu biển
PHÂN LOẠI HỌC TẬP
Lĩnh vực Kiến thức
(Bloom, 1956)
Thang TĐNL
Lĩnh vực Thái độ
(Krathwohl, Bloom,
Masia, 1973)
Lĩnh vực Kỹ năng
(Simpson, 1972)
1.
1. Khả năng Nhận thức
Có biết hoặc
trải qua
2. Khả năng Thiết lập
2.
1. Khả năng Nhớ
1. Khả năng Tiếp nhận 3. Khả năng Làm theo
hướng dẫn
hiện tượng
2. Khả năng Hiểu
2. Khả năng Phản hồi
hiện tượng
4. Thuần thục
3. Khả năng Áp dụng
3. Khả năng Đánh giá
5. Thành thạo kỹ năng
Có thể tham gia
vào và đóng góp
cho
3.
Có thể hiểu và
giải thích
4.
phức tạp
6. Khả năng Thích
ứng
Có kỹ năng thực 4. Khả năng Phân tích
hành hoặc triển
khai
5.
5. Khả năng Tổng hợp
4. Khả năng Tổ chức
Có thể dẫn dắt/
sáng tạo trong
6. Khả năng Đánh giá
5. Khả năng Hành xử
7. Khả năng Sáng chế
Bảng 2: Thang trình độ năng lực
Để xác lập tiến trình phát triển cụ thể của kỹ năng tư duy toàn cục, chuẩn đầu ra của chương
trình đào tạo được chi tiết hóa, để tạo thuận lợi cho việc phân bổ tới các hoạt động dạy và học sau
này. Chuẩn đầu ra cấp độ 4 theo đề cương CDIO là một công cụ quan trọng để xác định các chủ đề
cần thiết của kỹ năng. Kết hợp với thang phân loại trình độ năng lực, các chủ đề của kỹ năng cũng
phải có thể đo lường được. Đây là một bước chuẩn bị trước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh
giá năng lực của sinh viên.
Thang TĐNL
Phân loại
lĩnh vực kỹ năng
1. Nhận thức
1.
Có biết hoặc trải
2. Thiết lập
qua
2.2. Kỹ năng tư duy
tầm hệ thống
Các chủ đề
2.2.1. Tư duy toàn cục
1.1. Xây dựng được sơ đồ
cấu thành của hệ thống
1.2. Xây dựng được sơ đồ
mối tương quan giữa hệ
thống và môi trường.
Thang TĐNL
Phân loại
lĩnh vực kỹ năng
2.
Làm
Có thể tham 3.
gia vào và đóng hướng dẫn
góp cho
Các chủ đề
2.2.1. Tư duy toàn cục
2.1. Vận hành hệ thống theo
các quy tắc hoạt động sẵn có
Hiểu hệ thống, chức trong môi trường lý tưởng.
theo
năng và sự vận hành, và
2.2. Có khả năng chỉnh sửa
các thành phần
lỗi nhỏ nếu phát sinh trong
quá trình vận hành
3.
Có thể hiểu và
giải thích
2.2. Kỹ năng tư duy
tầm hệ thống
4. Thuần thục
3.1. Kết hợp các yếu tố bên
ngoài với hệ thống để giải
Xác định và phân loại quyết vấn đề.
được sự tương tác hoàn
cảnh bên ngoài đến hệ 3.2. Rà soát và phát hiện
các yếu tố ngoại cảnh gây
thống
tác động tới hệ thống, để từ
đó điều chỉnh hệ thống phù
hợp
Bảng 3: Các chủ đề của kỹ năng Tư duy toàn cục
Để cung cấp môi trường và cơ hội cho sinh viên rèn luyện kĩ năng tư duy toàn cục, có 4 trải
nghiệm học tập chính, bao gồm: Lớp học lý thuyết với đa dạng loại bài tập; Bài tập lớn hay Đồ án;
Thực hành mô phỏng; Thực tập trên tàu biển. Căn cứ vào khả năng tiến hành và mức độ hiệu quả
trong việc rèn luyện kĩ năng của các trải nghiệm học tập, các chủ đề được xếp vào từng hoạt động
trải nghiệm theo suốt quá trình học.
Năm học
Lớp học lý thuyết
Bài tập lớn
Thực hành
(Bài tập)
/ Đồ án
mô phỏng
1
1.1
1.2
2.1
2
2.1
2.2
3.1
3
4
3.1
3.2
3.1
3.2
2.1
2.2
2.2
3.1
Thực tập trên
tàu biển
3.2
3.1
3.2
Bảng 4: Các hình thức trải nghiệm học tập rèn luyện kỹ năng tư duy toàn cụ cho sinh
viên chuyên ngành Điều khiển tàu biển qua các năm học
Sau khi sắp xếp các chủ đề của kỹ năng theo một tiến trình phát triển, các trải nghiệm học tập
được phân cho các học phần phù hợp. Kết quả như sau:
Học kỳ
Mã HP
Chủ đề CĐR và các TĐNL
được phân bổ cho học phần
Tên HP
2.2.1
1
11121
Giới thiệu chuyên ngành ĐKTB
T2
3
11107
La bàn từ
U2
11231
Địa văn hàng hải 1
TU3
4
11106
Khí tượng - Hải dương
U3
5
11111
Quy tắc PNĐV đâm va trên biển
TU3
7
11238
Điều động tàu
U3
8
11501
Thực tập tốt nghiệp
U3
11502
Đồ án tốt nghiệp
U3
11215
Xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển
U3
11456
Tổn thất chung
U3
Bảng 5: Phân nhiệm chuẩn đầu ra Tư duy toàn cục cho các học phần
Kỳ
học
1
Học phần
Các hoạt động dạy và
học tích hợp
Lộ trình phát triển kỹ năng tư duy toàn
cục
Bài giảng
Tổng quan về hệ thống và phương pháp tư
duy hệ thống
Tham quan phòng thực
hành hành
Tìm hiểu các hệ thống trang thiết bị trên tàu
biển
Giới
thiệu
chuyên ngành
Bài tập
ĐKTB
Phản hồi
Bài giảng
3
Thực hiện tư duy hệ thống trong việc tìm
hiểu vị trí vai trò của ngành hàng hải trong
nên kinh tế quốc dân
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vị trí ngành hải
trong nên kinh tế quốc dân và mối liên hệ
của thành phần kinh tế khác
Nhắc lại pháp tư duy hệ thống đã dạy ở
học phần Giới thiệu chuyên ngành Điều
khiển tàu biển
BG2:Quy trình các bước thực hiện khử độ
lệch la bàn từ
La bàn từ
Thực hành/ mô phổng
Tìm hiểu các thành phần của la bàn từ.( vai
trò, chức năng….)
Thảo luận
Các yếu tố tác động lên độ lệch la bàn từ
Kỳ
học
Học phần
Các hoạt động dạy và
học tích hợp
Lộ trình phát triển kỹ năng tư duy toàn
cục
Bài tập
Xác định hệ số độ lệch la bàn và lập bảng
độ lệch còn lại .
Thông tin phản hồi
Lập sơ đồ tư duy xác định hệ số độ lệch la
bàn và lập bảng độ lệch còn lại .
Cách phân tích vấn đề, cách xác định các
yếu tố tác động lên vấn đề.
Bài giảng
- Các giải pháp để giải quyết vấn đề phức
tạp theo nhiều yêu cầu khác nhau
- Lấy ví dụ minh họa về một vấn đề phức
tạp trong việc lập kế hoạch hành trình
Địa văn hàng
hải 1
Thực hành/ Bài tập
- Xác định các yếu tố trong việc lập kế
hoạch chuyến đi
- Lập kế hoạch hành trình
Thông tin phản hồi
Bài giảng
4
5
Khí tượng Hải dương
Thảo luận
Kế hoạch hành trình
- Các thành phần của tư duy hệ thống và
các phương pháp tư duy hệ thống.
- Nhận diện các thành phần của hệ thống
và yếu tố chính trong các hệ thống hàng
hải
- Thuyết giảng về sự ảnh hưởng của thời
tiết với an toàn sinh mạng, và hiệu quả
khai thác chuyến đi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dẫn tàu
toàn trong hệ thống khí tượng thủy văn
Thực hành
Xác định các yếu tố thời tiết qua bản đồ
thời tiết
Bài tập
Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống thể hiện được sự
tác động và mối liên hệ của các yếu tố
chính yếu trong hệ thống khí tượng thủy
văn đến công tác dẫn tàu an toàn
Thông tin phản hồi
Bài tập và quá trình thảo luận
Bài giảng
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành
động tránh va trên biển
Quy
tắc
phòng ngừa Thực hành mô phỏng
đâm va trên
biển
Thảo luận
-Thực hành các tình huống tránh va trên
biển qua hệ thống mô phỏng
- Tình huống có nguy cơ đâm va trên biển
nguyên nhân xảy ra đâm va.
- BTM (Bridge Team Management)
Kỳ
học
Các hoạt động dạy và
học tích hợp
Học phần
Lộ trình phát triển kỹ năng tư duy toàn
cục
- Công tác cảnh giới
- Xác định tốc độ an toàn
- Phân biệt các loại mục tiêu tìm ra các
mục tiêu nguy hiểm
- Đánh giá nguy cơ đâm va xảy ra khi nhìn
thấy nhau bằng mắt thường
- Lên kế hoạch tránh va cho các tàu mục
tiêu nguy hiểm
- Hành động tránh va
Bài tập
Bài tập đồ giải tránh va
Thông tin phản hồi
Chấm điểm thảo luận và bài tập đồ giải
tránh va
Bảng 6: Các hoạt động dạy và học tích hợp lộ trình phát triển kỹ năng Tư duy toàn cục
trong Chương trình đào tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển
Khi tổng hợp và xem xét toàn bộ lộ trình phát triển của kỹ năng tư duy qua từng kỳ học, có thể
thấy rõ sự tăng tiến về mặt năng lực của sinh viên.
Học
kỳ
Chủ đề
CĐR và các
TĐNL
Kỹ năng Tư duy toàn cục
3.5
3
2.2.1
1
2.0
2.5
2
2
3
3.0
4
3.0
5
1
0.5
6
3.0
7
3.0
8
3.0
CĐR
của CTĐT
1.5
0
Học kỳ 1 Học kỳ 3 Học kỳ 4 Học kỳ 6 Học kỳ 7 Học kỳ 8
TĐNL
3.0
Bảng 7: Đánh giá
năng lực của sinh viên
từng kỳ học
Biểu đồ 2: Sự phát triển kỹ năng tư duy toàn cục qu
a
các kỳ học
2. Bất cập trong xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng Tư duy toàn cục của chương trình
đào tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển
Trong quá trình xây dựng trình tự giảng đạy kỹ năng Tư duy toàn cục trong chương trình đào
tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển, Ban soạn thảo đã gặp phải một số bất cập sau:
Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, không có một hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng trình tự
giảng dạy kỹ năng và thái độ của chương trình đào tạo. Việc sắp xếp thứ tự các bước hoàn toàn dựa
trên kinh nghiệm và sự vận dụng sáng tạo của các giảng viên phụ trách. Nếu thiếu đi một trong hai
yếu tố này đều khó hoàn thành chu trình phát triển.
Thứ hai, đòi hỏi giảng viên phụ trách phải hiểu biết sâu sắc về từng nội dung chuẩn đầu ra,
không chỉ những chuẩn đầu ra về chuyên môn nghề nghiệp mà còn các chuẩn đầu ra về kỹ năng cá
nhân, phẩm chất. Những nội dung chuẩn đầu ra này hoàn toàn có khả năng nằm ngoài phạm vi tri
thức sẵn có nên giảng viên phụ trách phải dành nhiều thời gian nghiên cứu.
Thứ ba, tồn tại một số trường hợp sắp xếp các bước phát triển kỹ năng và thái độ nhưng cách
quãng quá xa hoặc nhảy vọt nhanh chóng về mặt năng lực, dẫn tới nền tảng kỹ năng không chắc
chắn.
3. Đề xuất khắc phục bất cập
Trong phạm vi khả năng thực hiện và nghiên cứu của mình, Tiểu ban CDIO Khoa Hàng hải đề
xuất hai giải pháp khắc phục các bất cập kể trên như sau:
Đề xuất thứ nhất: xây dựng trình tự phát triển kỹ năng và thái độ đảm bảo mỗi mức năng lực
được giảng dạy và rèn luyện tối thiểu 2 lần, trước khi tăng lên mức cao hơn. Việc sắp xếp các bước
trình tự không nên cách quá xa, cố gắng mỗi năm học, sinh viên được rèn luyện kỹ năng, thái độ đó
tối thiểu 1 lần.
Đề xuất thứ hai: Thiết kế quy trình xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng và thái độ.
Bước Một, chuẩn đầu ra cần được chi tiết hóa thành các chủ đề nhỏ và được biểu hiện thông
qua các động từ thích hợp của thang trình độ năng lực. Các chủ đề này thể hiện rõ sự phát triển từ
mức thấp nhất đến mức cao nhất, nhưng không bắt buộc phải đảm bảo đủ tất cả các mức. Lưu ý: các
chủ đề này không nên quá chi tiết, dễ dẫn tới việc rối loạn, khó kiểm soát khi tích hợp vào các trải
nghiệm học tập.
Bước Hai, trên cơ sở kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO, xác
định các trải nghiệm học tập tích cực phù hợp với chuẩn đầu ra. Nhận diện rõ mức độ hiệu quả (ưu
điểm và nhược điểm) của từng trải nghiệm học tập. Hoạt động này tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây
dựng Đề cương chi tiết học phần với nội dung dạy và học.
Chuẩn đầu ra X.x.x
Thang TĐNL
Lĩnh vực …..
Chuẩn đầu ra
1. Có biết hoặc trải qua
-
Chuẩn đầu ra X.x.x
Thang TĐNL
Lĩnh vực …..
Chuẩn đầu ra
2. Có thể tham gia vào và đóng góp cho
-
3. Có thể hiểu và giải thích
-
4. Có kỹ năng thực hành / triển khai
-
5. Có thể dẫn dắt hoặc sáng tạo
-
Bước Ba, căn cứ vào mức độ hiệu quả và khả năng tiến hành của các trải nghiệm học tập, có
thể sử dụng bảng dưới đây để phân bổ chủ đề của kỹ năng cho từng trải nghiệm theo suốt chương
trình đào tạo. Mỗi một chuẩn đầu ra cấp độ 3 sẽ được thực hiện 1 bảng phân bổ như vậy. Ví dụ:
Năm học
Trải nghiệm 1
1
TĐNL.Chủ đề
2
TĐNL.Chủ đề
Trải nghiệm 3
Trải nghiệm …..
TĐNL.Chủ đề
TĐNL.Chủ đề
TĐNL.Chủ đề
3
4
Trải nghiệm 2
…..
TĐNL.Chủ đề
Bước Bốn, từ bảng trên, lựa chọn các học phần có khả năng áp dụng các trải nghiệm học tập
tích hợp, hình thành tiến trình giảng dạy thông qua các học phần.
Biểu đồ 3: Quy trình xây dựng trình tự giảng dạy kỹ năng, thái độ của CTĐT
Kết luận
Để sinh viên đạt được trình độ năng lực cao, đòi hỏi người thiết kế chương trình đào tạo phải
sắp xếp được một trình tự giảng dạy giúp sinh viên có thể học tập được một số kỹ năng phức tạp,
bao gồm kỹ năng thiết kế, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm, mà những kỹ năng này
sẽ được phát triển trong một vài môn học xuyên suốt chương trình đào tạo. Các hoạt động học tập
được sắp xếp theo trình tự để được tiếp tục xây dựng trên những trải nghiệm trước đó của sinh viên
hơn là xuất phát từ đầu trong mỗi môn học hay trải nghiệm học tập. Bởi lẽ đó, việc xây dựng trình
tự giảng dạy kỹ năng và thái độ của chương trình đào tạo là rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng
chương trình đào tạo tích hợp, đề cương chi tiết học phần và thậm chí là theo dõi, đánh giá năng lực
của sinh viên trong quá trình học tập.
PHÂN NHIỆM CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO CÁC
HỌC PHẦN - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý CHỈNH SỬA TRONG CÁC CTĐT
TS. Phạm Thị Dương – Viện Môi trường
1. Khái quát về Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo
Chuẩn đầu ra (CĐR) của Chương trình đào tạo (CTĐT) là những nội dung cụ thể hóa
mục tiêu CTĐT, được trình bày thành một danh sách các CĐR có thể đánh giá được. CĐR
của CTĐT xác định các Kiến thức, Kỹ năng, và Thái độ cần thiết mà sinh viên đạt được khi
tốt nghiệp.
Trong quá trình xây dựng CTĐT theo CDIO, đề cương CDIO cung cấp danh sách các
chủ đề CĐR chi tiết để xây dựng CĐR cho các chương trình. Các chủ đề này được chuyển
thành những CĐR cụ thể bằng cách bổ sung động từ thích hợp theo phân loại của Bloom.
2. Phân nhiệm CĐR của CTĐT
Để phân nhiệm CĐR của CTĐT, trước hết căn cứ vào CĐR của CTĐT tiến hành xây
dựng các nội dung học tập để đạt được CĐR đó. Các nội dung học tập này được thiết kế
thành một Khung chương trình Đào tạo, bao gồm danh sách các môn học, số tín chỉ cho
từng môn và trình tự các môn học trong CTĐT.
Nhóm xây dựng CTĐT từ đó xem xét phân bổ CĐR của CTĐT vào các học phần căn
cứ vào trình tự giảng dạy, nội dung môn học một cách phù hợp.
Nguyên tắc phân nhiệm CĐR của CTĐT là phân bổ đồng đều các CĐR cho các học
phần, phân bổ hợp lý về mặt thời gian và phân bổ phù hợp cho các học phần. Sự phân nhiệm
này được lập thành ma trận nhằm thể hiện rõ những CĐR do từng môn học đảm trách. Thể
hiện trình tự học tập được hoạch định hay lộ trình phát triển CĐR. Theo CDIO các CĐR
thông qua trải nghiệm học tích hợp học đồng thời kiến thức và kỹ năng trong CTĐT.
3. Những vấn đề cần lưu ý chỉnh sửa trong các CTĐT
Vấn đề 1: Hiện nay các CTĐT trong toàn Trường không có sự thống nhất về số thứ tự
(mã số) CĐR kiến thức đối với các học phần chung trong các CTĐT và với Thông báo số
195/TBĐHHHVN-ĐT về Hướng dẫn rà soát, đánh giá chỉnh sửa CĐR, CTĐT đại học chính
quy. Vì vậy khi đưa vào ma trận kiến thức, kỹ năng và thái độ có sự chồng chéo, đồng thời
tại 1 đề cương học phần chung dạy cho các CTĐT khác nhau thì mã số này sẽ bị khác nhau.
Giải pháp: Thống nhất trong toàn Trường về mã số CĐR kiến thức của CTĐT đối với
các học phần chung, căn cứ vào Bảng 6 trong Thông báo số 195 và đề cương CDIO, cụ thể:
1. KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN
NGÀNH Kiến thức cơ bản về toán học
và KHTN Toán học
Vật lý
Hóa
học
Kiến thức cơ bản về Khoa học chính trị và Pháp luật
Kiến thức cơ bản về lý luận chính
trị Kiến thức cơ bản về pháp luật.
Vấn đề 2. Hiện nay theo hướng dẫn của Nhà trường và theo Thông báo số 195 thì mã
số CĐR về “Kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp và phẩm chất” không liên tục về mặt thứ tự
mã số, chỉ có các mục:
2.1. Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề
2.2. Tư duy tầm hệ thống
2.3. (KHÔNG CÓ)
2.4. Thái độ, tư tưởng và học tập
2.5. Đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác.
Trong quá trình xây dựng CTĐT theo CDIO lần đầu, một số ngành đã đẩy mục 2.4 và
2.5 lên thành 2.3 và 2.4 để đảm bảo tính liên tục. Tuy nhiên hiện nay các học phần chung đã
được phân nhiệm CĐR về kỹ năng, thái độ, các học phần này làm theo mã số không liên tục
vì vậy sẽ bị lệch nhau về mã số CĐR kỹ năng với các học phần khác trong CTĐT.
Giải pháp: Căn cứ theo đề cương CDIO và Thông báo số 195, thống nhất trong toàn
Trường về mã số CĐR về kỹ năng, thái độ đối với trình độ năng lực tối thiểu trong toàn
trường, cụ thể:
2.1. Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề
2.2. Tư duy tầm hệ thống
2.3. Thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức (nếu có)
2.4. Thái độ, tư tưởng và học tập
2.5. Đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác.
(Các mã số CĐR cấp độ 3 chỉnh sửa tương ứng theo sự điều chỉnh này)
Vấn đề 3. Phát biểu CĐR cấp độ 4 đối với các học phần chung (lý luận chính trị, pháp
luật) chưa thống nhất trong các CTĐT
Giải pháp: Phòng đào tạo/tổ tư vấn CDIO phối hợp với khoa/viện chuyên môn phụ
trách các học phần này thống nhất ban hành CĐR cấp độ 4 cho các học phần chung và áp
dụng trong toàn Trường.
Vấn đề 4. Thực tế một số CĐR kiến thức yêu cầu TĐNL 3.0; 3.5 nhưng phát biểu
CĐR chỉ là “Nhớ” hay “Hiểu”.
Giải pháp: Rà soát chỉnh sửa phát biểu CĐR cấp độ 4 trong các CTĐT cho phù hợp
với TĐNL cần đạt được.
Vấn đề 5. Sự phân nhiệm CĐR của một số CTĐT còn nhiều bất cập như phân bổ
không đồng đều các CĐR; phân bổ không hợp lý theo thời gian về trình tự giảng dạy các kỹ
năng và cả về trình tự mức độ giảng dạy; phân bổ các kỹ năng không phù hợp với nội dung
học phần.
Giải pháp: Sau 2 năm vận hành CTĐT theo CDIO, để chỉnh sửa CĐR của CTĐT một
cách hiệu quả một số bước sau đây cần được tiến hành:
Bước 1: Cập nhật CĐR của các học phần chung vào Ma trận các học phần kỹ năng và