QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO BỆNH NHI THỞ CPAP MŨI
M ỤC TI ÊU:
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được các chỉ định, chống chỉ định bệnh nhân thở CPAP.
2. Thực hiện lắp, cài đặt máy NCPAP đúng.
3. Đặt NCPAP cho bệnh nhân.
4. Theo dõi, chăm sóc, xử trí bất thường trong quá trình bệnh nhân thở NCPAP.
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Khái niệm: Thở CPAP( continuous positive airway pressure) ( thở áp lực dương liên
tục) là phương pháp hỗ trợ cho trẻ suy hô hấp còn tự thở bằng cách duy trì trên đường thở
một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở.
1.2 Mục đích: Thở CPAP nhằm:
● Gĩư phế nang không bị xẹp cuối kỳ thở ra.
● Tăng quá trình trao đổi oxy liên tục ở phổi.
● Giãn nở các phế quản nhỏ.
● Giảm cơn ngừng thở.
1.3 Nguyên tắc:
● CPAP là hệ thống kín, hai bình luôn sủi(Bubble CPAP)
● Trẻ thở CPAP phải nằm yên, không kích thích.
1.4 Các phương thức thở CPAP
Các loại máy thở CPAP:
● CPAP lưu lượng liên tục: CPAP cột nước(Bubble CPAP).
● CPAP lưu lượng thay đổi.
● CPAP máy thở.
Các kiểu thở CPAP:
● CPAP mũi(NCPAP): gọng mũi 2 bên, sonde CPAP mũi họng, hay sử dụng nhất
● CPAP qua mặt nạ
● CPAP qua ống NKQ
2.2 CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
2.1. Chỉ định:
CPAP được chỉ định để điều trị hỗ trợ hô hấp trong trường hợp suy hô hấp nhưng còn nhịp
tự thở, được áp dụng trong những trường hợp:
● Trẻ đẻ non có cơn ngừng thở.
● Sử dụng sau khi cai máy thở.
● Bệnh màng trong ở trẻ đẻ non.
1
●
●
●
●
●
●
●
Phù phổi.
Chảy máu phổi
Hội chứng hít phân su mức độ nhẹ, trung bình.
Sau phẫu thuật hô hấp.
Mềm sụn thanh quản, nhuyễn khí quản.
Tăng áp động mạch phổi.
CPAP trong phòng sinh.
2.2. Chống chỉ định:
● Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu
● Tăng áp lực nội sọ trong trường hợp xuất huyết não, viêm não màng não
● Bệnh nhân đang sốc do giảm thể tích tuần hoàn hoặc bất kỳ nguyên nhân nào.
● Chảy máu mũi nặng.
● Rò khí thực quản.
● Thoát vị hoành.
● Teo tịt lỗ mũi sau.
● Hở hàm ếch nặng.
● Tắc ruột hoặc viêm ruột hoại tử.
3. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ :
3.1 Tắc sonde CPAP:
● Biểu hiện: Tím tái, SpO2 giảm, thở co kéo cơ hô hấp, bình đo áp lực có thể không
sủi.
● Phòng và xử trí:
- Hút dịch mũi miệng khi trẻ xuất tiết nhiều.
- Thay sonde CPAP hàng ngày và thay khi cần .
- Luôn cài đặt nhiệt độ, độ ẩm của máy phù hợp.
3.2 Tổn thương mũi;
● Biểu hiện: Chảy máu mũi, tăng tiết dịch, có máu khi hút dịch mũi miệng, hoại tử
vách ngăn( hay gặp trong đặt CPAP bằng gọng đôi).
● Phòng và xử trí
- Thận trọng khi đặt sonde mũi.
- Bôi trơn sonde trước khi đặt
- Hút mũi miệng khi thấy cần, kỹ thuật hút đúng.
- Luân chuyển hai bên mũi mỗi ngày.
- Không cố định quá chặt, theo dõi sát vách ngăn mũi nếu bệnh nhân sử dụng gọng
đôi.
3.3 Đặt sonde quá sâu:
● Biểu hiện:
2
- Bệnh nhân có biểu hiện chướng bụng( cần phân biệt với chướng bụng trong viêm
ruột hoại tử: kèm dịch dạ dầy bẩn).
- Kích thích hoặc tím tái, SpO2 giảm
● Phòng và xử trí : Đặt lại sonde CPAP và đo độ dài sonde CPAP đúng.
3.4 Tràn khí màng phổi( ít gặp):
● Biểu hiện: Bệnh nhân đột ngột tím tái, SpO2 giảm, mạch nhanh, huyết áp tụt, lồng
ngực có thể dô cao.
● Xử trí: Báo bác sĩ, chuẩn bị dụng cụ đặt dẫn lưu màng phổi.
3.5 Bệnh nhân thở CPAP thất bại:
● Biểu hiện:
- Thở rút lõm lồng ngực, SpO2 giảm.
- Nhu cầu Oxy tăng >60%, áp lực đường thở>7 cm H2O
- Bệnh nhân có cơn ngừng thở dài tái diễn liên tục.
● Xử trí:
- Báo bác sĩ có xử trí kịp thời.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ hô hấp: bộ đặt NKQ, máy thở…..
4. CHUẨN BỊ
4.1. Chuẩn bị nhân viên y tế:
-
Điều dưỡng thực hiện là người có kiến thức, được học và đào tạo về quy trình kỹ
thuật đặt và chăm sóc trẻ thở CPAP.
-
Điều dưỡng thực hiện quy trình mặc trang phục theo quy định.
4.2. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi:
-
-
Trẻ có chỉ định thở CPAP là trẻ trong tình trạng cấp cứu.
Thông báo cho gia đình trẻ thủ thuật sẽ tiến hành, sự cần thiết thực hiện thủ thuật,
tình trạng trẻ và những tai biến có thể xảy ra.
Nhận định tình trạng của trẻ:
+ Đánh giá toàn trạng
+ Đánh giá tình trạng hô hấp: đường thở, tần số thở, kiểu thở, tình trạng tím tái,
SpO2, mức độ suy hô hấp( chỉ số Silverman).
+ Đánh giá tim mạch: Tần số tim, thời gian làm đầy mao mạch, huyết áp( nếu
cần), nổi vân tím, da tái, chi lạnh.
+ Phát hiện vấn đề đặc biệt.
Bệnh nhân có chỉ định thở CPAP là trong tình trạng suy hô hấp, vậy khi chuẩn bị
và trong quá trình đặt CPAP phải cho trẻ thở Oxy nếu trẻ tím tái, SpO2 giảm
nhiều.
4.3. Chuẩn bị môi trường
4.3.1 Địa điểm: Bệnh nhân thở CPAP cần được thực hiện tại phòng hồi sức.
4.3.2 Dụng cụ:
a. Dụng cụ vô khuẩn
3
➢ Sonde CPAP( độ dài 5-7 cm), sonde số 10, 14,16, gọng đôi phù
hợp.
➢ Sonde hút mũi miệng
➢ Sonde dạ dầy
➢ Gạc
b. Dụng cụ sạch:
➢ Máy CPAP: hoạt động tốt, đổ nước vô khuẩn đến vạch quy định.
Máy CPAP hiện đang được sử dụng tại bệnh viện nhi TW là loại
CPAP bọt nước “ Bubble CPAP”
➢ Máy monitoring theo dõi
➢ Máy hút dịch
➢ Băng dính
➢ Dầu Parafin
➢ Găng sạch
c. Dụng cụ khác và hồ sơ bệnh án :
➢ Xô đựng rác thải theo quy định.
➢ Phiếu theo dõi bệnh nhân thở CPAP.
➢ Hồ sơ bệnh án.
5
Stt
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Nội dung
Mô tả
Ý nghĩa
Tiêu chuẩn phải
đạt
1. Rửa tay/sát khuẩn
tay.
Rửa đúng 6 bước
Ngăn ngừa nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Bàn tay sạch.
2. Kiểm tra y lệnh của
bác sĩ trong hồ sơ
bệnh án.
Nồng độ oxy(FiO2).
Thực hiện đúng y
lệnh.
Nồng độ oxy, áp
lực đường thở đặt
đúng.
Đảm bảo bệnh
nhân an toàn, hiệu
quả khi thở
NCPAP.
Máy lắp đúng.
Áp lực đường
thở(PEEP).
Theo dõi, chăm sóc đặc
biệt.
3. Lắp máy, điều chỉnh
máy theo y lệnh.
Kiểm tra hoạt động
máy.
- Kiểm tra hệ thống máy.
- Cắm hệ thống Oxy, khí
nén vào hệ thống trung
tâm.
- Cắm nguồn điện vào ổ,
bật nguồn điện.
4
Oxy, khí nén,
nguồn điện hoạt
động tốt.
Hai bình sủi liên
tục.
- Điều chỉnh áp
lực(PEEP), cột áp lực
ngập sâu trong nước
chính là áp lực cài đặt.
Máy cài đúng theo
y lệnh.
- Điều chỉnh nồng độ
Oxy, nồng độ oxy phụ
thuộc vào lưu lượng oxy,
khí nén(theo bảng tính).
- Cài đặt nhiệt độ làm ấm
370.
- Cài đặt độ ẩm
75-100%.
- Bịt đầu máy để kiểm tra
sự hoạt động của máy
4. Rửa tay/ sát khuẩn
tay.
Rửa đúng 6 bước
Ngăn ngừa nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Tay sạch trước khi
chăm sóc bệnh
nhân.
5. Thông thoáng đường
thở.
- Đặt tư thế trẻ đúng
Trẻ lớn nằm tư thế
fowler, trẻ sơ sinh
đặt tư thế trung
gian.
Đường thở của trẻ
được thông
thoáng.
- Hút dịch mũi miệng
(nếu cần).
Đường thở sạch
không có dịch xuất
tiết.
6. Đặt gọng đôi/ sonde
CPAP một bên.
- Sát khuẩn tay hoặc rửa -Sử dụng gọng đặt
tay nếu phải hút dịch mũi NCPAP phù hợp
miệng.
với từng trẻ.
- Sử dụng gọng đôi: sử
dụng gọng phù hợp
( gọng phải vừa với lỗ
mũi trẻ). Cố định vừa
phải không quá chặt(
nguy cơ gây hoại tử vách
ngăn), đưa gọng trên tai,
không đè lên mắt. Không
5
- Trẻ không tổn
thương mũi, thở
hiệu quả.
CPAP đặt đúng vị
trí.
Trẻ không tổn
thương mũi trong
quá trình đặt
CPAP.
để trẻ nằm đầu đè lên vị
trí cố định của gọng,
- Sử dụng sonde mũi một
bên:
+ Đo chiều dài sonde
CPAP từ cánh mũi đến
dái tai( đầu trong của
sonde CPAP vào đến ngã
ba hầu họng).
+ Bôi trơn đầu sonde
bằng dầu parafin.
+ Một tay giữ đầu trẻ,
một tay đưa nhẹ nhàng
sonde CPAP vào vị trí đã
đo( chú ý trong quá trình
đưa sonde phải nhẹ
nhàng tránh làm xây xát
niêm mạc mũi).
+ Cố định sonde bằng
băng dính.
+ Nếu đặt sonde CPAP
thấy khó khăn không thể
đưa vào đúng vị trí và
nhận thấy bệnh nhân có
thể tổn thương niêm mạc
mũi do thủ thuật thì nên
chuyển cho điều dưỡng
khác có kinh nghiệm hơn
thực hiện thủ thuật hoặc
sử dụng sonde CPAP có
đường kính nhỏ hơn,
hoặc sử dụng gọng đôi.
7. Theo dõi bệnh nhân
liên tục trong quá
trình đặt CPAP.
-Theo dõi tình trạng hô
hấp, Spo2, tim mạch,
mức độ đau.
Bệnh nhân an toàn
trong quá trình đặt
CPAP.
SpO2 trong giới
hạn cho phép
8. Nối bệnh nhân với hệ
thống máy, kiểm tra
hoạt động máy
- Nếu sử dụng sonde
CPAP đặt một bên, dây
máy phải đặt dọc theo cơ
Bệnh nhân an toàn
khi thở NCPAP.
Hai bình luôn sủi,
bình áp lực sủi
mức độ vừa phải
6
Không gây đau,
xây xát niêm mạc
mũi.
thể tránh gây gập, tuột
sonde.
- Kiểm tra độ sủi của hai
bình.
+ Bình làm ẩm mức độ
sủi phụ thuộc lưu lượng
oxy, khí nén.
+ Điều chỉnh lưu lượng
oxy, khí nén sao cho
bình áp lực luôn sủi, mức
độ sủi vừa phải. Bình áp
lực sủi quả mạnh sẽ gây
kích thích cho bệnh
nhân, bình áp lực sủi quá
yếu sẽ không đủ áp lực.
- Bình làm ẩm không sủi:
có thể do mất hệ thống
oxy, khí nén trung tâm,
dây dẫn nối giữa 2 cột
lưu lượng và bình làm
ẩm bị tuột.
- Bình áp lực không sủi:
mất hệ thống oxy, khí
nén trung tâm, hệ thống
máy không kín, bệnh
nhân khóc to, lưu lượng
oxy khí nén không đủ,
gập, tắc sonde.
9. Đặt lại tư thế thích
hợp.
- Đặt trẻ nằm tư thế thích Trẻ thoải mái khi
hợp để trẻ cảm thấy thoải thở NCPAP.
mái, không giẫy đạp.
- Trẻ không nằm yên có
thể gây đau, tuột CPAP,
thở không hiệu quả.
10. Đánh giá đáp ứng của - Đánh giá tình trạng hô
trẻ, đặt ống thông dạ hấp, tim mạch.
dầy và mở ống thông
( nếu trẻ có biểu hiện
chướng bụng).
7
Đánh giá xem hỗ
trợ hô hấp có phù
hợp với mức độ
suy hô hấp.
Tình trạng hô hấp
được cải thiện.
Trẻ nằm yên
không kích thích.
Tình trạng hô hấp
được cải thiện.
11. Thu dọn dụng cụ, rửa
tay, ghi chép hồ sơ
bệnh án
- Đặt ống thông dạ dầy,
đẩy hết sữa trong trong
ống thông và đặt đầu ống
cao hơn bệnh nhân.
Hạn chế nguy cơ
suy hô hấp tăng do
một lượng khí vào
dạ dầy gây chèn
ép.
Ghi phiếu theo dõi:
- Tình trạng bệnh
Ghi phiếu theo dõi
nhân được theo dõi đầy đủ thông tin.
liên tục.
- Thời gian thực hiện y
lệnh.
Bụng trẻ mềm,
không chướng do
khí.
- Chỉ số cài đặt máy
CPAP.
- Tình trạng tím tái,
SpO2, nhịp tim.
- Tình trạng mũi.
6. THEO DÕI SAU KHI LÀM THỦ THUẬT:
Theo dõi tình trạng đáp ứng của trẻ với thở CPAP
➢ Tình trạng hô hấp: SpO2, nhịp thở, kiểu thở, cơn ngừng thở, tình trạng
tím tái.
➢ Tim mạch: Tần số tim, thời gian làm đầy mao mạch, huyết áp( nếu
cần), nổi vân tím, da tái, chi lạnh…..
➢ Tinh thần: Trẻ nằm yên, khóc, hay kích thích.
➢ Sự thoái mái: chú ý tới tư thế nằm của trẻ, cố định sonde CPAP, đặt dây
máy CPAP.
➢ Theo dõi sát nồng độ O2, giảm dần nồng độ O2 đến mức thấp nhất phụ
thuộc vào SpO2 của trẻ
➢ Chú ý tình trạng tổn thương mũi( nếu có).
Theo dõi hoạt động của máy:
➢ Hai bình luôn sủi: bình áp lực sủi mức độ vừa phải.
➢ Nước hai bình đổ đến mức quy định.
➢ Nhiệt độ, độ ẩm của khí thở cài đặt đúng.
Sau thở CPAP ½ giờ, trẻ có đáp ứng tốt khi:
➢ SpO2 trong giới hạn bình thường.
➢ Nhịp thở đều, không có cơn ngừng thở dài.
8
➢ Mức độ gắng sức: giảm. hoặc không còn.
➢ Mạch trong giới hạn bình thường.
➢ Tưới máu ngoại vi được cải thiện.
➢ Trẻ ổn định, không kích thích
BẢNG KIỂM THỰC HÀNH
STT
Nội dung
A
CHUẨN BỊ
Đạt
Chưa
đạt
1. Chuẩn bị nhân viên y tế
2. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi
3. Chuẩn bị môi trường
B
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Rửa tay, sát khuẩn tay
2. Kiểm tra y lệnh của bác sĩ trong hồ sơ bệnh án.
3. Lắp máy, điều chỉnh máy theo y lệnh bác sĩ, kiểm tra
hoạt động máy
4. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay.
5. Thông thoáng đường thở.
6. Tiến hành đặt CPAP.
7. Theo dõi bệnh nhân trong quá trình đặt CPAP.
8. Nối bệnh nhân với hệ thống máy, kiểm tra hoạt động
máy
9. Đặt trẻ nằm tư thế thích hợp.
10. Đánh giá đáp ứng của trẻ sau khi cho trẻ thở CPAP,
đặt sonde dạ dầy và mở ống thông (nếu cần)
11. Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi chép hồ sơ bệnh án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Castillo A, Sola A, Baquero H, Neira F, Alvis A, Deulofeut R (2008). “
2. Davis PG, Henderson Smart DJ (2003). ”Nasal continuous positive airways
epressure immediately after extubation for preventing morbidity in preterm
infant”. Date edited 24/4/2003
9
3. De Paoli AG, Morley C, Davis PG (2002). ‘Nasal CPAP for neonates : What do
we know in 2003 ?”. Accepted 24/8/2002
4. Lenryre B, Davis PG, De Paoli AG (2004). “Nasal intermittent positive”
5. Tài liệu “ Hồi sức sơ sinh và chăm sóc sơ sinh thiết yếu”. Bệnh viện Nhi Trung
Ương.
KỸ THUẬT THEO DÕI MẠCH, NHIỆT ĐỘ, HUYẾT ÁP, NHỊP THỞ
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.Khái niệm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở là những dấu hiệu chỉ rõ sự hoạt động
của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, nội tiết. Nó phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể.
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn giúp phát hiện những bất thường của bệnh tim mạch, hô hấp,
thần kinh và hệ thống nội tiết của cơ thể. Ngoài ra những thay đổi tình trạng sinh lý của cơ
thể, những đáp ứng về thể chất, môi trường, tâm lý đều gây ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh
tồn. Những thay đổi dấu hiệu này có thể xảy ra rất đột ngột hay kéo dài một khoảng thời
10
gian. Do đó bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của dấu hiệu sinh tồn đều cần được ghi nhận
và báo với thầy thuốc để có những can thiệp kịp thời
1.2. Mục đích
- Theo dõi chức năng sinh lý
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Giúp chẩn đoán bệnh
- Theo dõi tình trạng bệnh, sự tiến triển của bệnh
- Theo dõi kết quả của điều trị và chăm sóc
- Phát hiện các biến chứng của bệnh
- Kết luận sự sống còn của bệnh
1.3.Theo dõi nhiệt độ
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, dụng cụ để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế
1.3.1. Vị trí đo nhiệt độ: qua da, nách, hậu môn, tai
1.3.2. Phân loại nhiệt kế
- Phân loại theo chất liệu
STT
PHÂN LOẠI CHẤT
LIỆU NHIỆT KẾ
1
Nhiệt kế thuỷ ngân
LỢI ÍCH
Tiện dụng
BẤT LỢI
Dễ vỡ gây nguy hiểm do
chứa thuỷ ngân
Rẻ tiền
Thời gian 3 phút
2
Nhiệt kế điên tử
Cho kết quả trong thời gian
ngắn 4 giây
Nguy cơ dễ lây nhiễm nếu
đặt ở miệng hoặc hậu
môn
3
Nhiệt kế bằng hoá chất Dùng 1 lần rồi bỏ thường
Khó đọc kết quả do phải
dùng cho người bệnh cần cách quan sát màu sắc thay đổi
ly
Thời gian khoảng 3 phút
-
Phân loại theo vị trí
VỊ TRÍ ĐẶT
NHIỆT KẾ
ÍCH LỢI
BẤT LỢI
11
Nhiệt kế đặt ở tai
Dễ dùng
Đọc kết quả chính xác trong 2-5
giây
Không gây khó chụi
Tránh nguy cơ lây nhiễm( vì có
thay vỏ bọc)
Bất lợi cho bệnh nhân dùng dụng
cụ trợ thính
Ráy tai có thể làm thay đổi nhiệt
độ
Viêm tai làm sai lệch kết quả
Không dùng cho bệnh nhân mổ
tai, màng nhĩ
Đắt tiền
Nhiệt kế hậu môn
Kết quả chính xác
Không dùng cho Bn tiêu chảy, táo
bón, vết thương vùng hậu môn
Thời gian 2 phút
Nguy cơ lây nhiễm
Nhiệt kế miệng
Phản ánh nhiệt độ chính xác
Không dùng cho Bn bị tổn
thương vùng miệng, động kinh,
co giật, trẻ nhỏ…..
Nguy cơ lây nhiễm
Nhiệt kế nách
An toàn, ít có nguy cơ lây nhiễm
Nhiệt kế đặt ngoài An toàn, ít nguy cơ lây nhiễm
da
Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở
miệng, tai ( 0,5 độ c)
Kết quả không chính xác , bị ảnh
hưởng bởi môi trường, da đổ mồ
hôi
1.3.3.Giưới hạn nhiệt độ bình thường:
- Nhiệt độ bình thường ở hậu môn: 37oc
- Giới hạn nhiệt độ bình thường: 36oc- 37oc
Khi thân nhiệt cao hơn 37 độ 5 thì gọi là sốt, khi thân nhiệt thấp hơn 36 độ thì gọi là hạ thân
nhiệt
Đường biểu diễn màu xanh
1.4. Theo dõi mạch:
Mạch là cảm giác đập của tim khi ta sờ tay lên thành động mạch, khi theo dõi mạch cần
phải biết
+ Tần số: Số lần tim đập trong 1 phút
+ Cường độ: Tim đập mạnh hay yếu
+ Nhịp điệu: Tim đập đều hay không đều
+ Sức căng: Thành mạch mền hay cứng
1.4.1. Vị trí đếm mạch:
12
VỊ TRÍ ĐẾM
MẠCH
Thái dương
CÁCH XÁC ĐỊNH
CHỈ ĐỊNH
Trên vùng xương thái dương
Dễ dàng nhận định mạch cho trẻ
( trên 1 bên mắt)
Mạch cảnh
Trước cơ ức đòn chũm
Dùng khi người bệnh bị sốc, mạch ngoại
biên xẹp, để đánh giá sự sống còn của
người bệnh
Mạch quay
Hõm quay ở cổ tay
Thường dùng đếm mạch ngoại biên
Mạch cánh tay
Nếp khuỷu tay
Đo HA cánh tay
Mỏn tim
Liên sườn 4, 5 đường giữa
xường đòn
Hay dùng co trẻ sơ sinh
Người có bệnh lý tim mạch
Mạch bẹn
1.4.2.Nguyên tắc đếm mạch
- Cần cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch
- Đếm mạch trong 30 giây đối với người bình thường, mạch đều rồi nhân đôi
- Đếm mạch trọn trong một phút nếu mạch không đều, nhất là người có bệnh lý tim mạch
- Cần theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch
- Khi thấy mạch nhanh, không đều hay bất thường nên đếm ở mỏn tim
- Đường biểu diễn màu đỏ
1.4.3.Chỉ số mạch trung bình
- Trẻ sơ sinh: 140-160 lần/phút
- Dưới 1 tuổi: 110- 160 lần/phút
- Trẻ từ 1- 2 tuổi: 150- 100 lần/phút
- Trẻ từ 2- 5 tuổi: 140- 95 lần/ phút
- Trẻ từ 5- 12 tuổi: 120- 80 lần/phút
- Trẻ> 12 tuổi: 100- 60 /ần/phút
1.5. Theo dõi nhịp thở
Theo dõi nhịp thở phải nhận biết được các yếu tố của sự thở
+ Tần số thở: là số lần thở trong một phút
+ Biên độ thở: Thở sâu hay nông
+ Nhịp điệu thở: Thở đều hay không đều
13
+ Âm sắc thở: tiếng thở ( thở rên , nấc)
+ Kiểu thở
1.5.1.Nguyên tắc đếm nhịp thở
- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp thở
- Không thông báo cho người bệnh biết mình đang đếm nhịp thở
- Quan sát bụng hay ngực nâng lên, hạ xuống là một nhịp thở
- Theo dõi hô hấp ở trẻ nhỏ hoặc sơ sinh cần quan sát sự di động của cơ hoành và bụng nên
để trẻ trần vùng bụng và ngực để dễ quan sát
- Đường biểu diễn màu đen
Chỉ số nhịp thở trung bình:
- Trẻ sơ sinh: 40- 60 lần/phút
- Dưới 1 tuổi; 30- 40 lần/phút
- Trẻ từ 1- 2 tuổi: 35- 25 lần/phút
- Trẻ từ 2- 5 tuổi: 30-25 lần/phút
- Trẻ từ 5- 12 tuổi: 25- 20 lần/phút
- Trẻ trên 12 tuổi: 15- 20 lần/phút
1.6.Theo dõi huyết áp:
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu. Huyết áp được biểu thị bằng phân
số, tử số là HA tâm thu hay còn gọi là HATĐ( Lúc thất trái co bóp để tống máu qua động
mạch chủ), mẫu số là HA tâm trương hay còn gọi là HATT( lúc tim nghỉ máu lưu chuyển
với áp lực nhỏ nhất, cố gắng chống lại sức cản của thành động mạch
đơn vị đo HA là mmhg
1.6.1.Nguyên tắc đo HA
- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo HA
- Kích thước máy do Ha phải phù hợp với lứa tuổi, vị trí đo
- Để chi đo ngang với mực tim khi đo HA
-Không để quần áo siết chặt chi sẽ làm sai lệch kết quả
- Không bơm hơi nhồi khi không ghi nhận được kết quả, phải xả hết hơi trong bao cho chi
người bệnh nghỉ vài phút sau đo lại
- Nếu bệnh nhân dùng caffeine thì phải chờ 30 phút sau mới được đo
- Đường biểu diễn màu đỏ
1.6.2.Dụng cụ đo HA
14
- HA cột thuỷ ngân: Bao gồm có 1 bao hơi có 2 đoạn ống cao su một đầu nối liền với áp kế
cột thuỷ ngân, một đầu nối với bóng cao su có van. Loại này không hay dùng vì cồng kềnh
- HA kế đồng hồ: 1 bao hơi có 2 đoạn ống cao su, 1 đầu nối với đồng hồ, đầu kia nối với
bóng có van, loại nay áp dụng rộng rãi ,dễ di chuyển
- HA điền tử dùng đơn giản, không cần ống nghe tự động máy sẽ đưa ra kết quả
1.6.3.Phương pháp đo HA
Có 2 phương pháp xác định HA
Đo HA động mạch ngoại biên: Dùng HA kế đặt vào vị trí đo bên ngoài da trên đường đi của
động mạch. Các vị trí thường áp dụng: cánh tay, cổ tay, cổ chân, kheo chân
1.6.4.Công thức tính HA trung bình theo lứa tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi: Huyết áp tối đa: 70- 90 mmHg
-
Trẻ trên 1 tuổi;
Huyết áp tối đa: 80+ 2n
Trong đó: 80 HATB của trẻ 1 tuổi
2: HA tăng theo mỗi tuổi
N: tuổi của trẻ
HATT= HATĐ/2+ 10- 20mmHg
1. CHỈ ĐỊNH
Kỹ thuật đo dấu hiệu sinh tồn là nhiệm vụ thông thường của người điều dưỡng được
thực hiện khi:
- Tiếp nhận bệnh
- Kiểm tra sức khỏe
- Người bệnh đang nằm viện
- Trước và sau phẫu thuật
- Một số thủ thuật đặc biệt
- Trước và sau khi bệnh nhân dùng thuốc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tim
mạch….
- Bệnh nhân vào viện, xuất viện, chuyển viện….
2. CHUẨN BỊ
3.1. Chuẩn bị nhân viên y tế:
-
Trang phục đầy đủ theo qui định
-
Thái độ tôn trọng, đúng mực và thông cảm với người bệnh
15
3.2. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi
-
Chào hỏi, giới thiệu tên và chức danh
-
Thông báo và giải thích cho bệnh nhi và gia đình hiểu và phối hợp cùng nhân viên
y tế
-
Nhận định tình trạng người bệnh
3.3. Chuẩn bị môi trường
2.3.1. Địa điểm: Tại giường của bệnh nhi
2.3.2. Dụng cụ:
-
Dụng cụ sạch
+ Đồng hồ bấm giây
+ Nhiệt kế phù hợp với vị trí đo
+ Huyết áp kế phù hợp với lứa tuổi
+ Ống nghe
+ Gạc sạch, cồn 70 độ, dầu Paraphin
-
Dụng cụ khác:
+ gối mỏng, bút màu các loại, thước kẻ
+ Hồ sơ bệnh án
+ Dung dịch sát khuẩn nhanh
+ Xô đựng rác thải theo qui định
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Stt
Nội dung
Mô Tả
Ý nghĩa
Tiêu chuẩn phải
đạt
12 Rửa tay
Rửa tay thường quy
theo 6 bước
Phòng chống
nhiễm khuẩn
Rửa tay thường
quy theo đúng 6
bước
13 Để bệnh nhi nằm,
ngồi thoải mái
trên giường (tùy
theo từng trường
hợp cụ thể)
Tuỳ từng trường hợp
cụ thể có thể nằm
hay ngồi
Để có kết quả
chính xác
Người bệnh cảm
thấy thoải mái
14 Tiến hành
-Vẩy nhiệt kế cho cột Để kết quả
thủy ngân xuống
được chính xá
dưới
16
Thuận tiện cho Thuận tiện cho
việc làm thủ
người làm thủ
thuật
thuật
Thực hiện đúng
quy trình kỹ
thuật cho từng vị
Đo nhiệt độ ở
nách
trí, từng loại
nhiệt độ cụ thể
35o c
- Lau nhiệt kế bằng
bông cồn 70o, chờ
khô
- Đặt nhiệt kế vào vị
trí đã xác định( từ 3
-5 phút)
Phòng ngừa
lây chéo
Kết quả phù hợp
với tình trạng
bệnh
Xác định được sự
thay đổi của thân
nhiệt của cơ thể:
- Lấy nhiệt kế ra cầm
Bình thường
ngang tầm mắt, đọc
Bằng chứng đã
kết quả và ghi vào hồ thực hiện y
Sốt hay hạ than
sơ bệnh án
nhiệt
lệnh, để theo
- Ngâm nhiệt kế vào dõi sự tiến
dung dịch sát khuẩn triển của bệnh
và bàn giao
- Giúp bệnh nhi nghỉ cho ca sau
ngơi
Cho đầu nhiệt kế nối
với vỏ bọc
Bật nút start
Đo nhiệt độ ở tai
Đặt đầu nhiệt kế vào
ống tai của trẻ
ấn nút và giữ nhẹ(
khoảng 2s khi nghe
thấy tiếng bíp
Bỏ bao nhiệt kế
Để ngang tầm mắt
đọc kết quả
Cho trẻ nằm nghiêng
Bộc lộ hậu môn
Bôi trơn nhiệt kế
Đặt nhẹ nhàng nhiệt
Đo nhiệt độ ở hậu kế vào hậu môn trẻ
môn
đến hết phần bạc của
nhiệt kế giữ khoảng
1- 2 phút
Đọc kết quả
17
Ngâm nhiệt kế vào
đung dịch sát khuẩn
Thực hiện đúng
quy trình kỹ
thuật
- Ghi kết quả vào
phiếu theo dõi( bút
màu xanh)
Phát hiện được
các dấu iệu bất
thường
- Đặt bênh nhân ở tư
thế thích hợp
*Đếm mạch
-Đặt nhẹ nhàng 3 đầu
ngón tay( giữa, chỏ,
Người đếm
nhẫn ) trên đường đi
mạch được
của động mạch, đếm
thức hiện
trong 1 phút
thuận tiện
- Ghi kết quả vào hồ
Bệnh nhân
sơ bệnh án
cảm thấy thoải
Riêng đối với trẻ sơ
mái
sinh dùng ống nghe
Xác định được
đếm nhịp tim là
các tính chất
chuẩn nhất
của mạch như:
-Tần số mạch
- Cường độ
đập mạch hay
yếu
Phát hiện được
các dấu hiệu bất
thường
-Để bệnh nhi nằm
thoải mái trên giường
- Sức căng của
hoặc mẹ bế
thành mạch
ngửa(đếm khi trẻ
mền hay cứng
nằm yên)
- Bộc lộ và quan sát
di động lồng ngực(
bụng hoặc cánh mũi)
- Để đồng hồ ở nơi
dễ nhìn( ngang ngực
của bệnh nhi, không
để lên trên ngực của
bệnh nhi)
Phát hiện được
các bệnh lý về
hô hấp
-Đánh giá
được trẻ thở
nhanh, chậm
- Đếm nhịp thở trong hay ngừng thở
vòng 1 phút
18
Đồng hồ không
chạm vào người
bệnh
Đếm nhịp thở
trong 1 phút
- Nhịp tim đập
đều hay không
đều
*Đếm nhịp thở
BN được đặt tư
thế thoải mái
- Giúp bệnh nhi kéo
áo xuống, nằm thoải
mái trên giường
-Ghi kết quả vào
phiếu theo dõi
+ Đặt bệnh nhi nằm
ngửa, thoải mái trên
giường
+ Bộc lộ vùng cánh
tay
+Kê tay lên gối
mỏng
+ Quấn băng huyết
áp vào cánh tay, bờ
dưới của băng cách
khuỷu 3-5 cm
Đo huyết áp
Đo HA cánh tay
+ Đặt bệnh nhi nằm
ngửa chân hơi co(
hoặc nằm sấp trên
giường)
+ Bộ lộ vùng đùi
bệnh nhi
+Quấn băng HA vào
đùi, bờ dưới của
băng cách khoeo từ
2,5- 3 cm
- Đặt đồng hồ HA ở
nơi đễ nhìn
Đo HA Kheo
chân
- Đặt ống nghe trên
đường đi của động
mạch và đeo ống
nghe vào tai
- Khóa van của bóng,
bơm hơi đến khi
không nghe tiếng
19
-Đánh được sự
sử dụng các cơ
hô hấp
mạch đập, bơm thêm
20-30 mmHg
- Mở van từ từ khi
nghe thấy tiếng mạch
đập đầu tiên là
HATĐ
-Xả hơi từ từ cho đến
khi không nghe thấy
tiếng đập hoặc thay
đổi âm sắc đầu tiên
là HATT
- Giúp bệnh nhi kéo
ống quần xuống nằm
thoải mái
- Ghi kết quả vào
phiếu theo dõi
4. Thu dọn dụng cụ
5.
Rửa tay
6.
Ghi hồ sơ bệnh án
Phòng chống
nhiễm khuẩn
Phân loại dụng
cụ đúng
Bằng chứng
chứng tỏ đă
thực hiện y
lệnh
Để bàn giao
cho ca khác
BẢNG KIỂM THỰC HÀNH
Tiêu chuẩn
STT
A
Nội dung
Đạt
CHUẨN BỊ
12. Chuẩn bị nhân viên y tế
13. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi
14. Chuẩn bị môi trường
B
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1
Rửa tay
2
Tư thế bệnh nhi đúng với từng kỹ thuật, từng trường
hợp bệnh
20
Chưa đạt
3
Kỹ thuật đo nhiệt độ đúng
4
Kỹ thuật đếm nhị thở đúng
Kỹ thuật đếm mạch đúng
Kỹ thuật đo huyết áp đúng
5
Giúp bệnh nhi trở lại tư thế ban đầu
6
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh – Bộ Y Tế
2. Kỹ Thuật điều dưỡng nhi khoa – Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Bộ Y Tế
3. Điều dưỡng cơ bản I
4. Điều dưỡng cơ bản II
21
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÔNG TIỂU
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được 6 chỉ định của thông tiểu.
2. Trình bày được 2 chống chỉ định và tai biến của kỹ thuật thông tiểu.
3. Thực hiện kỹ thuật đúng quy trình, đảm bảo an toàn và tuyệt đối vô khuẩn cho bệnh
nhi.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm:
Thông tiểu là phương pháp dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn
lưu nước tiểu ra ngoài nhằm mục đích theo dõi và điều trị.
2. Mục đích
- Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
-
Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang.
-
Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như phẫu thuật vùng
hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu.
Theo dõi lượng nước tiểu ở người bệnh sốc, ngộ độc, bỏng nặng,…
3. Nguyên tắc của kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhi
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chỉ định
II.
1.
-
Bí tiểu khi các biện pháp kích thích không hiệu quả.
-
Chuẩn bị trước khi mổ: tiết niệu, sinh dục, hậu môn…
-
Trước khi rửa hay bơm thuốc vào bàng quang.
-
Lấy nước tiểu xét nghiệm.
-
Theo dõi lượng nước tiểu.
Dẫn lưu nước tiểu gián đoạn hay liên tục trong trường hợp BN hôn mê, tiểu không
tự chủ, sau phẫu thuật đáy chậu
2. Chống chỉ định
-
Giập rách niệu đạo.
22
-
Nhiễm khuẩn niệu đạo.
TAI BIẾN VÀ PHÒNG TRÁNH
III.
1. Chấn thương đường tiết niệu, xây xước, chảy máu
Phòng tránh: Thao tác nhẹ nhàng, dùng cỡ ống thông phù hợp, bơm bóng đúng quy
định
2. Nhiễm khuẩn
Phòng tránh: Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
3. Đặt nhầm âm đạo (ở trẻ gái).
Phòng tránh: xác định chính xác vị trí đặt sonde
IV. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nhân viên y tế
● Kiến thức và kỹ năng
● Tâm lý, thái độ, tác phong
● Trang phục theo quy định
2. Chuẩn bị bệnh nhi và gia đình bệnh nhi
● Chào hỏi, giới thiệu tên và chức danh
● Thông báo cho bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân về thủ thuật sắp làm
● Nhận định tình trạng bệnh nhi:
- Toàn trạng bệnh nhi
- Tình trạng lỗ tiểu?
- Tình trạng bàng quang: tức, căng?
● Hướng dẫn gia đình cách giữ trẻ
Chuẩn bị môi trường
3.
3.1 Địa điểm:
- Phòng thủ thuật hoặc tại giường bệnh nhi.
- Kéo rèm hoặc che bình phong (nếu cần)
3.2 Dụng cụ:
a. Dụng cụ vô khuẩn:
-
Ống thông: chọn cỡ phù hợp [Error! Reference source not found.]
Tuổi
Cân nặng (kg)
Cỡ sonde (Fr)
0-6 tháng
3.5-7
6
1 năm
10
6-8
2 năm
12
8
3 năm
14
8-10
5 năm
18
10
23
6 -8 năm
21-27
12
12 năm
12-14
-
Gạc củ ấu, gạc miếng, bông đã được hấp sấy.
-
Găng vô khuẩn.
b. Dụng cụ sạch:
-
Khay chữ nhật
:
01 chiếc
-
Khay quả đậu
:
01 chiếc
-
Kẹp kocher
:
01 chiếc
-
Ống trụ
:
01 chiếc
-
Cốc
:
01 chiếc
-
Hộp găng chăm sóc.
-
Kéo, băng dính, tấm nilon.
-
Giá, ống xét nghiệm.
-
Dung dịch NaCl 9 %o, dung dịch Betadine 10%.
-
Lọ dầu Parafin.
-
Dung dịch sát khuẩn nhanh.
c. Dụng cụ khác:
V.
-
Xô đựng rác thải theo qui định.
-
Hồ sơ bệnh án hoặc phiếu chăm sóc
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Các bước
Mô tả
1
Điều dưỡng rửa tay
Thực hiện theo quy trình Phòng
tránh Rửa tay đúng quy
rửa tay thường quy
nhiễm khuẩn
trình
2
Đặt bệnh nhi ở tư
thế thích hợp, trải
nilon dưới mông và
đặt khay quả đậu để
hứng nước tiểu
Đặt bệnh nhi nằm ngửa,
2 chân co, chống 2 bàn
chân trên giường, đùi
hơi dạng, kéo quần dưới
đầu gối, trải tấm nilon
dưới mông, đặt khay quả
đậu để hứng nước tiểu
(yêu cầu người giúp nếu
cần)
TT
Ý nghĩa
24
Tạo sự thuận lợi
khi thực hiện thủ
thuật
Đảm bảo sạch sẽ
cho bệnh nhân
Tiêu chuẩn
Bệnh nhân nằm
đúng tư thế
Trải nilon và đặt
khay đúng vị trí
3
Điều dưỡng rửa
tay/Sát khuẩn tay
nhanh, mang găng
chăm sóc
Phòng tránh lây Rửa tay/sát khuẩn
nhiễm
tay nhanh đúng QT
4
Vệ sinh và sát khuẩn Bệnh nhi nữ:
Đảm
bộ phận sinh dục
-R
ửa bộ phận sinh dục khuẩn
bằng dung dịch NaCl 9
%o: một tay quấn gạc
vào ngón trỏ và ngón cái
vạch môi lớn và môi
nhỏ, tay còn lại cầm
bông cầu hoặc gạc củ ấu
rửa âm hộ từ trên xuống
dưới, từ
ngoài vào
trong, môi lớn, môi nhỏ,
lỗ niệu đạo, mỗi lần rửa
xong một bộ phận phải
thay gạc rồi mới rửa bộ
phận khác, rửa xong
thấm khô.
bảo
vô Thực hiện đúng kỹ
thuật
Đảm bảo vô
khuẩn
Tuân thủ đúng các
bước đi găng vô
khuẩn
Trải săng đúng vị trí
-Sát khuẩn bằng dung
dịch Betadine 10% từ
trên xuống dưới, từ trong
ra ngoài.
∗ Bệnh nhi nam:
-Rửa bộ phận sinh dục
bằng dung dịch NaCl 9
%o: một tay dùng gạc lót
quanh dương vật cầm
dựng đứng lên, tay còn
lại dùng gạc thấm nước
rửa từ lỗ niệu đạo, bao
quy đầu, rửa xong thấm
khô.
-Sát khuẩn bằng dung
dịch Betadine.
5
Thực hiện qui trình
Thay găng chăm
sóc, sát khuẩn lại tay mang găng vô khuẩn
điều dưỡng và mang Trải săng có lỗ bộc lộ bộ
phận sinh dục
25