Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIÁO án TUẦN 32 TNXH năm THÁNG mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.62 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU THỊ TRINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

GVHD: NGUYỄN NGỌC THANH THÚY

SVTH: NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN

LỚP THỰC TẬP: LỚP 3/3

ĐOÀN THỰC TẬP SƯ PHẠM 2020

TUẦN 32: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
KẾ HOẠCH DẠY HỌC

NĂM, THÁNG VÀ MÙA
A.MỤC TIÊU:
- Biết được thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Biết một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng và một năm có 4 mùa.
- Biết quý trọng thời gian.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên:
- Phiếu bài tập
- Bông hoa A,B,C
2.Học sinh:
Đồ dùng học tập
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời
gian
1 Phút
2 Phút



Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Cho HS dùng bông hoa A, B, C để chọn câu trả
lời đúng

2 Phút

Câu 1: Mặt Trăng chuyển động xung quanh
Trái Đất theo hướng nào?
A. Theo hướng từ Tây sang Đông
B. Theo hướng từ Đông sang Tây
C. Theo hướng từ Nam sang Bắc
Câu 2: Trên Mặt Trăng không có không khí,
nước và sự sống. Là Đúng hay Sai.
- Nhận xét bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới:
- Cho HS coi 2 bức tranh : Hoa mai và Hoa
phượng. Đố HS:
+ Đây là những bông hoa gì?

- HS trả lời câu A

- HS trả lời Đúng
- Học sinh chú ý lắng nghe.


- HS trả lời: hoa mai và hoa phượng


+ Chúng nở vào mùa nào trong năm?

13
Phút

- Để hiểu rõ hơn về các mùa, về năm, tháng
thì hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng nhau học
bài “ Năm, tháng và mùa”
- GV chiếu đề bài “ Năm, tháng và mùa ”
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
4.Các hoạt động chính:
4.1.Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận theo
nhóm đôi
*Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển
động được một vòng quanh Mặt Trời là một
năm. Một năm thường có 365 ngày và chia
thành 12 tháng.
* Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Nhóm đôi, Cá nhân
* Cách tiến hành:
Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát
lịch. Các em hãy thảo luận theo nhóm đôi và
trả lời các câu hỏi sau:

+ Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao
nhiêu tháng ?
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau

không ?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày,
28 ngày hoặc 29 ngày?

- GV mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước
lớp.
- Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét: Một năm thường có 365 ngày
và được chia thành 12 tháng.

- HS trả lời:
+ Hoa mai nở vào mùa xuân
+ Hoa phượng nở vào mùa hè
- Học sinh lắng nghe.
- HS theo dõi
- 1 HS đọc đề bài

- HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết
và quan sát lịch, thảo luận theo các câu
hỏi gợi ý.

- HS trả lời: Một năm thường có 365
ngày và 12 tháng
- HS trả lời: Không.
- HS trả lời:
+ Những tháng có 31 ngày:
1,3,5,7,8,10,12
+ Những tháng có 30 ngày: 4,6,9,11
+ Những tháng có 28 ngày: 2
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.


GV mở rộng thêm:
- Cho HS coi tháng 2 năm 2020 và tháng 2
năm 2019.
- Con thấy có gì khác nhau?


10
Phút

- GV giảng giải: Có những năm tháng 2 có 28
ngày, nhưng cũng có năm tháng 2 lại có 29
ngày. Năm đó người ta gọi là năm nhuận, và
năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại
có 1 năm nhuận. Và năm 2020 này chính là
năm nhuận đó các con.
Bước 2: Các con hãy chú ý quan sát video và
trả lời cho cô câu hỏi sau:
- Để chuyển động được một vòng quanh Mặt
Trời, thì Trái Đất đã tự quay quanh mình nó
bao nhiêu vòng ?
- Cho HS coi Video
- Mời HS trả lời câu hỏi
- Mời HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét: Để chuyển động được một
vòng quanh Mặt Trời, thì Trái Đất đã tự quay

quanh mình nó 365 vòng.
 Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển
động được một vòng quanh mặt trời là một
năm . Một năm thường có 365 ngày hoặc 366
ngày và được chia thành 12 tháng.
4.2.Hoạt động 2: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: : Biết một năm có bốn mùa
* Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
Bước 1 : GV yêu cầu HS quan sát hình trên
Slide ( Ở Sgk là hình 2 trang 123)
- Các em hãy nhìn hình và trả lời cho cô câu
hỏi:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên
hình vẽ, vị trí nào thể hiện Bắc bán cầu là
mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ?
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào
các tháng 3, 6, 9, 12.
- Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
Bước 2 : GV cho HS quan sát thêm hình ảnh
các mùa ở Nam bán cầu.

- HS trả lời: Tháng 2/2020 có 29 ngày
còn tháng 2/2019 có 28 ngày.
- Học sinh chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe
- HS quan sát Video
- HS trả lời : 365 vòng
- Mời 1 HS nhận xét bài bạn


- HS làm việc theo cặp theo gợi ý.
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái
Đất trong hình vẽ, vị trí A của Trái Đất
thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân,B là
mùa hạ, C là mùa thu và D là mùa
đông.
+ Tháng 3: Mùa Xuân
Tháng 6: Mùa Hạ
Tháng 9: Mùa Thu
Tháng 12: Mùa Đông
- Lớp nhận xét bài của bạn.


7 Phút

5 Phút

- GV giảng giải : Trong một năm, có một thời
gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời.
Thời gian đó Bắc bán cầu là mùa hạ, Nam
bán cầu là mùa đông. Ngược lại, khi Nam bán
cầu là mùa hạ, thì Bắc bán cầu là mùa đông.
 Kết luận: Một năm có bốn mùa: mùa xuân,
mùa hạ, mùa thu , mùa đông. Các mùa ở Bắc
bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
4.3.Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Xuân, hạ,
thu, đông”
*Mục tiêu: Biết được đặc điểm của bốn mùa
* Phương pháp: Trò chơi học tập

* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Khi GV nói mùa Xuân thì HS nói “hoa nở”
và làm động tác tay xòe thành đóa hoa
+ Khi GV nói mùa Hạ thì HS nói “ve kêu” và
đặt hai tay lên hai và vẫy vẫy.
+ Khi GV nói mùa Thu thì HS nói “lá rụng”
hai tay bắt chéo phía trước mặt và làm động
tác lá rụng.
+ Khi GV nói mùa Đông thì HS nói “lạnh
quá” và đặt tay chéo trước ngực. nghiêng
mình qua lại như đang bị lạnh.
- GV nói mùa nào thì HS phải thể hiện hành
động của mùa đó.
 Kết luận: Khoảng thời gian chuyển giữa
mùa hạ sang mùa đông là mùa thu, giữa mùa
đông sang mùa hạ là mùa xuân.
5. Củng cố - dặn dò: (Nếu còn thời gian)
- Tổ chức trò chơi: Xem hình đoán tên các
mùa
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương những
HS tích cực trong giờ trong giờ học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài mới

- HS chú ý quan sát và lắng nghe

- Cả lớp chơi trò chơi “Xuân, hạ, thu,
đông”

- Học sinh đoán tên các mùa.

- Học sinh chú ý lắng nghe
- Học sinh chú ý lắng nghe



×