CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BỐ CỤC VÀ THỦ PHÁP THỊ GIÁC. MỞ RỘNG
BÀN LUẬN VÀ LIÊN HỆ VỚI CÁC VÍ DỤ SƯU TẦM THỰC TẾ
SVTH: Bùi Quang Vinh
MSV: 1651010345
A. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản trong bố cục nội thất
I.
Bố cục và bố cục nội thất
II.
Các nguyên tắc cơ bản trong bố cục nội thất
1. Cân bằng
2. Nhịp điệu
3. Nhấn mạnh
4. Hài hòa
5. Tỷ lệ, kích thước
B. Đặc tính tâm lý của thị giác và ứng dụng trong thiết kế kiến trúc và
nội thất
1. Đặc tính chối bỏ chi tiết phức tạp
2. Đặc tính liên kết
3. Vùng nghỉ thị giac
4. Đặc tính cảm nhận chất liệu
5. Đặc tính so sánh
6. Đặc tính liên tưởng
7. Đặc tính cảm nhận không gian của thị giác
Tài liệu tham khảo
Nguyên lý design thị giác – Nguyễn Hồng Hưng
Nguyên lý Gestalt
Nguyên lý thiết kế nội thất
8. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản trong bố cục nội thất
III.
Bố cục và bố cục nội thất
Bố cục là một khái niệm mô tả việc sắp xếp, tổ chức các thành phần
trong một tác phẩm nghệ thuật. Trong nhiếp ảnh và hội họa ( không gian
2 chiều ), bố cục chủ yếu mang ý nghĩa về thị giác, tổ chức các thành
phần để tạo nên chủ đề của bức ảnh. Trong không gian nội thất ( không
gian 3 chiều ), bố cục cũng mang một ý nghĩa tương tự nhưng khác với
không gian 2 chiều chỉ tác động lên giác quan thì không gian nội thất
còn mang chức năng, công năng của không gian.
Bố cục trong nội thất là một công cụ để nhà thiết kế nội thất bố trí đồ
đạc, thiết kế các mảng miếng ( tường trần sàn ), ánh sang,… để mang
lại hiệu quả về mặt thị giác và theo ý đồ đã định, tạo nên sự hài hòa,
thống nhất và tính nghệ thuật cho không gian, phù hợp với chức năng
và nhu cầu sử dụng
IV.
Các nguyên tắc cơ bản trong bố cục nội thất
9. Cân bằng
Sự cân đối, đối xừng trong các yếu tố cấu thành không gian nội thất.
Sự cân bằng ở đây là cân bằng về mặt thị giác, không nhất thiết phải cân
bằng về mặt hình khối, số lượng của các thành phần trong không gian
nội thất
Bố cục cân bằng trong nội thất có thể cân bằng về hình khối, màu
sắc, mảng miếng, cao thấp của không gian hay là cả chất liệu,…
Trong bố cục không gian nội thất sẽ có 3 kiểu cân bằng chính, đó là:
Cân bằng đối xứng
Cân bằng bất đối xứng
Cân bằng xuyên tâm
a. Cân bằng đối xứng
Mang tính tĩnh, thụ động, bên này giống với bên kia, nhấn mạnh đến
trọng tâm của đồ vật nằm trên trục đối xứng
Sử dụng bố cục đối xứng tạo trên một không gian có trật tự nhất định,
dễ đoán nhưng nếu kết hợp với các thủ pháp bố cục, thị giác khác có
thể tạo nên sự tương phản với xung quanh
-
Bố cục đối xứng treo trục 2 bên lò sưởi. Lò sưởi trở thanh điểm nhấn do nó
nằm trên trục, trở thành trung tâm của hệ thống đồ đạc nội thất
b. Cân bằng không đối xưng
Cân bằng về mặt thị giác ngay cả khi các thành phần không đối xứng
hoặc đối xứng không rõ rang, có tính không chính thức.
Cân bằng không đối xứng khó nhận biết, mang tính linh hoạt, tạo nên
sự đa dạng, thú vị cho không gian nội thất
Cân bằng đối xứng được dùng khi:
- Cần tạo nên một không gian linh động
- Tạo nên một không gian hòa hợp với xung quanh
- Tạo nên mối liên kết giữa các thành phần như đồ vật, đường nét
trang trí,…
Đồ đạc nội thất không còn đối xứng hoàn toàn nhưng ta vẫn có thể thấy
được sự cân bằng hài hòa và có thể thấy trục đối xứng theo lò sưởi
Bố cục nội thất đạt được sự cân bằng dù không có trục rõ rang, không
gian trở nên linh hoạt và thú vị hơn
1.3 Cân bằng đối xứng tâm
Các thành phần cân đối với nhau và xoay quan một điểm trung tâm.
Đối xứng tâm nhấn mạnh yếu tố nằm ở trung tâm hoặc những yếu tố
hướng ra ngoài khi đứng ở trung tâm.
Đối xứng tâm tạo nên sự chuyển đổi nhịp điệu, chiều cao hay cấu trúc
không gian tạo nên bố cục sinh độngkhông bị cứng nhắc.
Sử dụng nhiều trong không gian đa chắc năng hoặc khi kết nối không
gian mang tính riêng biệt
Cân bằng đối xứng tâm nhấn mạnh thành phần nằm ở trung tâm
2
Nhịp điệu
Nhịp điệu trong bố cục nội thất là tính chất liên tục, tiếp nối, lặp lại
của các yếu tố trong không gian. Nhịp điệu là yếu tố cần thiết để cân
bằng thị giác giữa những thành phần mang tính chất, đặc tính khác
nhau
Nhịp điệu được tạo nên bằng 3 cách chính:
- Lặp lại
- Liên tục
- Tiếp nối
2.3 Lặp lại
Nhắc lại một hoặc nhiều yếu tố trong một thành phần lên một thành
phần khác trong không gian nội thất. Việc lặp lai tạo nên sự mạnh
mẽ về màu sắc, hình thể. Tránh lặp lại quá nhiều dẫn đến lộn xộn
2.4 Liên tục
Sự liên tục tạo nên tính dẫn hướng cho thị giác. Chuyển động của thị
giác được tiếp nối từ điểm này qua điểm khác trong không gian
2.5 Tiếp nối
Sự lặp lai nhưng có sự thay đổi, tang giảm một cách có tính toán tạo
nên sự dẫn hướng hay chuyển đổi không gian
3
Nhấn mạnh
Làm nổi bật lên cái chính trên những yếu tố thông thường. Mỗi thành
phần trong câu trình đều mang ý nghĩa khác nhau. Một bức tranh
được treo trên tường ở một vị trí cụ thể sẽ trở thành một điểm nhấn
cho không gian.
4
Để tạo được điểm nhấn cần chú ý:
- Phân định tầm quan trọng của các thành phần
- Giới hạn trọng điểm. Một điểm chính và vị trí trong điểm thứ yếu
- Sự tương phản là một yếu tố có thể tạo nên điểm nhấn
Hài hòa
Sự hòa hợp về tỷ lệ, màu sắc và vật liệu giữa các thành phần để tạo
thành một ý đồ đồng nhất
5
Tỷ lệ, kích thước
Mối tương quan về hình khối giữa vật này với vật kia hoặc toàn thể
không gian.Điều này cũng định ra đâu là thành phần chính, thành
phần phụ trong không gian nội thất, tránh được sự tranh chấp thị giác
giữa các thành phần. Khi có sự hòa hợp về tỷ lệ, kích thước hình khối
các thành phần có thể tôn nhau lên
10. Đặc tính tâm lý của thị giác và ứng dụng trong thiết kế kiến trúc
và nội thất
Đặc tính của thị giác là những thói quen thị giác hình thành trong quá
trình sống và phát triển lâu dài để thích hợp với cuộc sống của con người
1. Đặc tính chối bỏ chi tiết phức tạp
Thị giác người có khả năng phản xạ tự bảo vệ. Khi gặp ánh sang
chói lóa hoặc vật lạ bay sát vào mắt, mắt tự động chớp hoặc nhắm lại
Đặc tính phản vệ của mắt có trong hành vi nhìn. Khi những chi tiết
quá phức tạp , mắt sẽ bỏ qua những chi tiết, chuyển qua nhìn khái
quát toàn bộ hoặc nhìn đi chỗ khác
Thị giác bỏ qua màu sắc và các hình nhỏ, phức tạp và nhận biết rõ rang
hình tròn lớn và con số bên trong
2. Đặc tính liên kết
Khi nhìn thấy một nhóm vật thể, chúng ta nhận ra một hình thể
khác mà các chi tiết rời rạc bộc lộ
Thị giác mỗi người có thói quen khác nhau, cùng một hình thể có
thể có những cái nhìn khác nhau
Ở hình bên trái, tổ hợp các hình rời rạc tạo ra
cảm giác có một hình tam giác lớn ở bên trong
Bố cục bộ ghế nội thất rời rạc nhưng vẫn nhận
biết được bộ ghế được sắp xếp bao quanh bàn
tròn
Trong công trình Galaxy Soho của Zaha Hadid gợi ra nhiều sự liên tưởng
về mặt hình ảnh. Có người nhìn vào công trình này thấy những khối cầu bị
biến dang, có người thấy tổng thể công trình như những hành tinh thu
nhỏ, có người thấy công trình như trong phim viễn tưởng. Việc nhìn nhận
ra một hình thể từ các chi tiết này phụ thuộc vào dữ liệu về hình ảnh mà
con người có sẵn trong đầu
⇒ Để liên tưởng hay nhìn nhận ra hình tổng thể từ các chi tiết rời rạc thì trong kho trí
nhớ về mặt hình ảnh cần có sẵn những hình tổng thể ấy
3. Vùng nghỉ thị giac
Sự thay đổi đối tượng nhìn từ dày đặc sang chi tiết. Cũng có thể
chỉ là nhìn sang một hình thể có ngôn ngữ khác.
⇒ Thụ cảm nghỉ của thị giác là thay đổi đối tượng nhìn
Đặc tính tìm vùng nghỉ mắt là hoạt động thường trực, trở thành một
yếu tố dẫn lối cho hành vi nhìn và tránh mệt cho thị giác khi tiếp nhận
quá nhiều tìn hiệu thị giác
Ở hình bên trái, khối lượng thông tin thị giác trở nên quá nhiều, thiếu đi
vùng nghỉ thị giác dẫn đến việc không gian rối loạn. Hình bên phải, không
gian trống trải, mắt thiếu đi các điểm nhìn, không gian không thực sự thú vị
4. Đặc tính cảm nhận chất liệu
Cảm nhận chất liệu là nhờ vào cảm nhận của tất cả giác quan. Mỗi
loại vật liệu thường được nhận biết bằng 1 giác quan nổi trội hơn
những giác quan còn lại nhưng có những chất liệu cần cảm nhận
bằng cả 5 giác quan
Do trải nghiệm của toàn bộ giác quan đã tạo nên một dữ liệu lưu
trữ trong não bộ và chúng ta có thể nhận biết được đặc tính của vật
liệu thông qua thị giác là nhờ có dữ liệu lưu trữ này
Tác phẩm điêu khắc của Hiroyoshi Ito đánh lừa thị giác thông qua việc
phá bỏ đặc tính của đá tạo nên tác phẩm điêu khắc
Serpentine gallery pavilion 2009: công trình xây dựng bên cạnh tòa nhà
Serpentine gallery - một công trình mang giá trị lịch sử. KTS thiết kế thể
hiện sự tôn trọng của mình danh cho công trình bằng cách xử dụng vật liệu
có khả năng phản chiếu mạnh, xóa bỏ đi sự hiện diện của công trình mới
( hình bên trái )
5. Đặc tính so sánh
Khi các hình thể hoặc đồ vật đứng cạnh nhau, thị giác sẽ tiếp
nhận thông tin về mặt hình ảnh và so sánh các hình thể và sự vật này
với các hình thể, sự vật khác
=> Tri giác phản ánh mối quan hệ giữa vật này với vật kia
6. Đặc tính liên tưởng
Có những hình thể ngẫu nhiên nhìn thấy khiến ta liên tưởng đến
hình ảnh cụ thể khác
Đặc tính cảm nhận không gian của thị giác
Thị giác có khả năng cảm nhận không gian 2 chiều: chiều dài và
rộng, 3 chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Trong lĩnh vực kiến
trúc và nội thất, thị giác cảm nhận được không gian nhờ vào các mặt,
diện đứng và ngang như tường, trần, sàn.
Các diện này thường gắn liền với kết cấu công trinh nên trong
dữ liệu về hình ảnh thì những diện này thường đứng yên không đổi
7.
3 người ngồi trong một căn phòng được thiết kế đặc biêt: ranh giới giữa các
diện và mặt bị xóa bỏ, mắt không có điểm xác định chiều sâu của không gian
dẫn đến việc thị giác liên tưởng đến việc 3 người ngồi trên một mặt phẳng vô tận
Ở trong những hình ảnh dưới thì nhà thiết kế không gian nội thất
nhắm đến việc tạo nên một không gian mới. Ý đồ cũng tương tự như
công trình bảo tang của BIG, xóa bỏ những cảm nhận thông thường
về không gian của thị giác nhưng với cách tiếp cận khác. Ở đây thì
KTS sử dụng những đường nét và mảng màu để xóa bỏ ranh giới
giữa các diện đứng và diện ngang. Khi đứng ở một góc đọ nhất định
thì đường nét trở nên liên tục, khả năng cảm nhận chiều sâu của thị
giác bị đánh lừa và không gian 3 chiều chuyển về không gian 2 chiều
chỉ có chiều dài và chiều rộng
Ở trong công trình bảo tang The Twist của BIG, KTS đã tạo nên
một không gian mang tính “ mới”. Không gian được tạo ra dựa trên
việc phá bỏ đi hình ảnh không gian thường thấy khi các diện tường và
trần được xoay chuyển, thij giác tiếp nhận những đường cong, mặt
phẳng và các diện không còn nằm ngang mà dần xoắn lại tạo nên
cảm giác tường, sàn và trần dường như đang bị xoay chuyển. Đồng
thời thì không gian trước và sau khi xoay chuyển cũng thay đổi.
Trước đó không gian hẹp và cao xoay chuyển thành không gian sâu
và rộng.