ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGƯ
============
NGÔN NGƯ HỌC ĐỐI CHIẾU
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIÊU ĐỀ CÁC BÀI HÁT TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH ĐƯỢC GIỚI TRẺ YÊU THÍCH
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Thị Khai Nguyên
Sinh viên thực hiện:
MỤC LỤC
Mục
Trang
I. Mở đầu
Âm nhạc là một hiện tượng có tính phổ quát của loài người.
Âm nhạc tồn tại trong hầu khắp các nền văn hóa và phục vụ
nhiều chức năng: truyền tải cảm xúc, ru ngủ, kết nối, dùng
trong các nghi lễ, các hoạt động ăn mừng, … Tuy nhiên, dù là
một hiện tượng phổ quát, âm nhạc giữa nền văn hóa này và nền
văn hóa kia vẫn có những sự khác nhau. Những sự khác nhau
này càng rõ rệt khi ngôn ngữ được sử dụng làm chất liệu cho
âm nhạc, tức là trường hợp của nhạc có lời. Khi đó, những khác
biệt có mặt là khác biệt cả về văn hóa lẫn ngôn ngữ.
Nghiên cứu này chỉ tiếp cận một bộ phận nhỏ nhưng có
tính đại diện của bài hát, đó là tiêu đề. Và từ việc so sánh và đối
chiếu tiêu đề của các bài hát tiếng Việt và tiếng Anh được giới
trẻ yêu thích, hi vọng có thể làm rõ phần nào nét chung cũng
như nét riêng của âm nhạc trong văn hóa Việt và Anh, cụ thể là
những điểm giống nhau và khác nhau trong cách đặt tiêu đề bài
hát.
Tiêu đề là đại diện cho toàn thể bài hát, là sợi dây gắn kết
người nghe với bài hát, cũng như là cơ hội để cho người viết
nhạc thể hiện phong cách, chất riêng của mình. Vì tiêu đề quan
trọng như vậy nên việc đặt tiêu đề cho bài hát là một nhiệm vụ
khó khăn. Người đặt tên phải xem xét nhiều yếu tố, ví dụ như độ
dài, cấu trúc, tính hấp dẫn và gợi mở của tiêu đề. Do vậy, tiêu
đề của các bài hát tiếng Việt và tiếng Anh được đặt ra sao, cũng
như người đặt đã dùng những biện pháp gì để đảm bảo các
chức năng của tiêu đề, là hai vấn đề mà nghiên cứu này quan
tâm.
3
4
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tiêu đề văn bản và tiêu đề văn bản nghệ thuật
Tiêu đề văn bản là tên gọi chính thức của một văn bản hoặc một đoạn nội
dung được đặt tên trong văn bản. Về nội dung, nó đại diện cho đối tượng lấy nó
làm tên gọi. Về hình thức, nó có thể có cấu trúc đơn hoặc phức, gián cách hoặc
không gián cách và thường được thể hiện bằng những kiểu chữ riêng, cỡ chữ
riêng, với màu sắc riêng giúp người đọc dễ dàng phân biệt nó với phần còn lại
của văn bản.
Mỗi loại văn bản có những đặc điểm khác nhau nên tiêu đề văn bản của
chúng cũng có những nét riêng. Theo PGS.TS. Trịnh Sâm trong “Tiêu đề văn
bản tiếng Việt”, đặc điểm tiêu đề văn bản ở các phong cách được biểu hiện
thông qua tính tiêu biểu, tính hấp dẫn và tính hàm súc.
Trong phong cách nghệ thuật, sự biểu hiện cái hay của tiêu đề khá phức
tạp và đa dạng. Tiêu đề thường được tạo nên từ chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm, có thể chỉ là chi tiết phụ nhưng có tính chất bao trùm, chi phối toàn bộ tác
phẩm. Tính hấp dẫn của tiêu đề văn bản phong cách nghệ thuật thường được thể
hiện ở những từ ngữ có sức biểu trưng lớn, ngắn gọn, hàm súc nhưng tạo tính đa
nghĩa, gợi mở ra được nhiều liên tưởng, và đặc biệt tiêu đề có độ chênh so với
nội dung của văn bản để tạo sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
1.2. Từ và từ loại
Theo giáo trình “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp, từ là
đơn vị cơ bản có trong hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ gồm âm vị, hình vị, từ,
cụm từ và câu, từ là đơn vị giữ vai trò quan trọng. Hiện nay có hơn 300 định
nghĩa khác nhau về từ.
5
Giáo sư Đỗ Hữu Châu định nghĩa “từ của tiếng Việt là một hoặc một số
âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong
những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất
trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. Theo Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng
Phiến, Vũ Đức Nghiệu, “từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận
dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.” Giáo sư Nguyễn
Thiện Giáp định nghĩa “từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa
và hình thức”.
Theo giáo sư Diệp Quang Ban, “từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên
bình diện ngữ pháp. Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu
hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại.”
Giáo sư Diệp Quang Ban cũng chỉ ra xu hướng hiện nay được nhiều nhà
nghiên cứu chấp nhận là từ loại trong tiếng Việt bao gồm các đặc trưng cơ bản
dùng làm tiêu chuẩn phân loại sau đây: ý nghĩa khái quát; khả năng kết hợp;
chức năng cú pháp.
Trong tiếng Việt, từ loại được chia thành hai nhóm lớn: nhóm thực từ bao
gồm các danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ và nhóm hư từ bao gồm phụ từ
(định từ, phó từ), kết từ và tiểu từ (trợ từ và tình thái từ).
1.3. Cụm từ và phân loại cụm từ
Giáo sư Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa về cụm từ: “Cụm từ là những
kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ
pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp
của kiến trúc này).”
Theo Giáo sư Diệp Quang Ban trong sách “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 2),
cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm. Trong
tiếng Việt, chúng ta có thể gặp những loại cụm từ sau đây: Cụm từ có danh từ
làm thành tố chính, gọi là cụm danh từ; Cụm từ có động từ làm thành tố chính,
6
gọi là cụm động từ; Cụm từ có tính từ làm thành tố chính, gọi là cụm tính từ;
Cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ; Cụm từ có đại từ làm
thành tố chính, gọi là cụm đại từ. Trong nghiên cứu này, chỉ có 3 loại cụm từ đầu
tiên được xem xét.
1.4. Câu và phân loại câu theo mục đích nói
Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa về câu từ nhiều nhà nghiên cứu khác
nhau. Trong đó, giáo sư Diệp Quang Ban trong sách “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập
2) định nghĩa:
“Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong
và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn
hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt
tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.”
Căn cứ vào mục đích nói, người ta thường chia thành 4 kiểu câu dưới đây:
- Câu trần thuật: được dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật
với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự
kiện với các chi tiết nào đó. Nó là hình thức biểu hiện thông thường của một
phán đoán tuy rằng không phải câu nào cũng có nội dung là một phán đoán.
- Câu nghi vấn: thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi
và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó.
- Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến): được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ
hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu, và có những
dấu hiệu hình thức nhất định.
- Câu cảm thán: được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những
tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường
của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ.
7
Trong nghiên cứu này, câu mệnh lệnh và câu cảm thán sẽ được gộp vào
cùng một nhóm.
1.5. Các biện pháp tu từ
- So sánh: Là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật
khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh
cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. So
sánh tu từ học khác với so sánh lôgic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị
loại (không loại) của sự vật.
- Ẩn dụ: Thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn
lại vế được so sánh. Như vậy, phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một
đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương
đồng nào đó.
- Hoán dụ: Là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một
nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó.
- Ngoa dụ: Còn có tên gọi là nói quá, phóng đại, khoa trương, thậm xưng, tức là
phương thức cường điệu một mức độ, tính chất, đặc điểm nào đó của sự vật.
- Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ v.v… nhằm
mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong
lòng người đọc, người nghe.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trên 100 bài hát tiếng Việt
và 100 bài hát tiếng Anh được giới trẻ yêu thích. Các bài hát
tiếng Việt được lấy từ bảng xếp hạng 100 bài hát Việt Nam,
trong khi đó các bài hát tiếng Anh được lấy từ bảng xếp hạng
100 bài hát Âu Mỹ, cùng từ trang web mp3.zing.vn và cùng
được truy xuất vào thời điểm 22/12/2017. Danh sách chi tiết các
bài hát xin xem phần phụ lục.
8
Các tiêu đề bài hát được tổng hợp và thống kê, phân tích,
nhấn mạnh sự so sánh đối chiếu giữa tiêu đề nhóm bài hát tiếng
Việt và nhóm bài hát tiếng Anh.
Các bình diện được xem xét để so sánh đối chiếu tiêu đề
các bài hát tiếng Việt và tiếng Anh trong nghiên cứu này bao
gồm:
- Nhóm các bình diện về hình thức và cấu tạo:
+ Độ dài của tiêu đề
+ Các từ ngữ xuất hiện với tần số cao trong tiêu đề
+ Cấu trúc của tiêu đề
- Nhóm các bình diện về sự hiện diện của các yếu tố đặc biệt
trong tiêu đề:
+ Sự hiện diện của số đếm
+ Sự hiện diện của danh từ riêng
+ Sự hiện diện của từ thuộc ngôn ngữ khác
+ Sự hiện diện của các biện pháp tu từ
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. So sánh đối chiếu hình thức và cấu tạo
3.1.1. Độ dài tiêu đề
Phần lớn tiêu đề các bài hát tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều có
độ dài dưới 5 từ. Tuy nhiên, xét tổng thể thì tiêu đề các bài hát
tiếng Việt có xu hướng dài hơn, với độ dài trung bình là 3,99 từ
trong khi độ dài trung bình của 100 bài hát tiếng Anh là 2,88 từ.
Dưới đây là bảng phân tích độ dài của tiêu đề 100 bài hát
Tiếng Việt và 100 bài hát tiếng Anh được chọn.
9
Độ dài tiêu đề
1 từ
2 từ
3 từ
4 từ
5 từ
6 từ
7 từ
8 từ
9 từ
10 từ
Số bài hát tiếng Số bài hát tiếng
Việt
Anh
3
28
15
18
17
27
34
10
17
7
9
5
2
3
2
1
0
1
1
0
Với 100 bài hát tiếng Việt được khảo sát, chỉ có 3 bài hát
có tiêu đề gồm 1 từ (“Thương”, “Ghen”, “Ngốc”). Trong khi đó,
có tới 28 bài trong 100 bài hát tiếng Anh có tiêu đề gồm 1 từ, và
đây là độ dài phổ biến nhất cho tiêu đề của các bài hát tiếng
Anh được khảo sát. Độ dài phổ biến nhất cho tiêu đề của các bài
hát tiếng Việt được khảo sát là 4 từ, với 34 bài. Ngoài ra, có 14
bài hát tiếng Việt có tiêu đề trên 5 từ, trong khi đó con số với
các bài hát tiếng Anh là 10. Trong 200 bài hát được khảo sát, bài
hát có tiêu đề dài nhất là một bài hát tiếng Việt, với tiêu đề gồm
10 từ, “Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau”.
3.1.2. Các từ xuất hiện với tần số cao trong tiêu đề
Qua nghiên cứu tiêu đề của 100 bài hát tiếng Anh và 100
bài hát tiếng Việt đã tìm ra 10 từ với tần số xuất hiện với tần số
cao trong tiêu đề của mỗi nhóm.
Trong tiếng Việt là các từ ngữ sau:
Từ
em
anh
yêu
Số lần xuất hiện
25
21
17
10
thương
tình
ngày
xa
người
tim
vợ
6
4
4
4
3
3
2
Trong tiếng Anh là các từ ngữ sau:
Từ
you
Christmas
me
I
it
love
want
heart
call
baby
Số lần xuất hiện
10
10
9
9
7
7
4
2
2
2
Có thể nhận thấy rằng các từ ngữ xuất hiện thường xuyên
nhất trong tiêu đề của 200 bài hát được nghiên cứu là các đại từ
xưng hô và từ để gọi người yêu. Xuất hiện với tần số cao nhất
trong tiêu đề của 100 bài hát tiếng Việt là từ “em” với 25 lần,
trong đó với các bài hát tiếng Anh, “you” và “Christmas” là hai
từ xuất hiện nhiều nhất, mỗi từ 10 lần. Nhìn chung, phần lớn các
từ xuất hiện thường xuyên trong tiêu đề các bài hát tiếng Việt
và tiếng Anh được nghiên cứu đều có liên quan đến tình yêu,
điều này chứng tỏ rằng tình yêu là một chủ đề có sức hấp dẫn
đối với giới trẻ trong âm nhạc.
Ngoài ra, trong số 10 từ xuất hiện nhiều nhất trong các
tiêu đề bài hát tiếng Việt, có nhiều từ có sự tương đương về ngữ
11
nghĩa với các từ trong nhóm xuất hiện nhiều nhất trong các tiêu
đề bài hát tiếng Anh. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của chúng khá
khác nhau. Ví dụ, từ “yêu” xuất hiện 17 lần trong tiêu đề của
100 bài hát tiếng Việt, trong khi đó từ tương đương “love” trong
tiếng Anh chỉ xuất hiện 7 lần. Tương tự, từ “tim” xuất hiện 3 lần,
trong khi đó từ tương đương “heart” trong tiếng Anh chỉ xuất
hiện 2 lần.
3.1.3. Cấu tạo tiêu đề
a. Tiêu đề là câu
Một số lượng lớn các tiêu đề được nghiên cứu là một câu
(40 tiêu đề bài hát tiếng Việt và 26 tiêu đề bài hát tiếng Anh),
có thể là câu trần thuật, câu nghi vấn hay câu cầu khiến/cảm
thán. Chi tiết như sau:
- Với các bài tiêu đề bài hát tiếng Việt:
Loại
Câu trần thuật
Số lượng
21
Câu cầu khiến và 12
cảm thán
Tiêu đề
“Sống xa anh chẳng dễ dàng”,
“Yêu chưa bao giờ là sai”, “Ta
còn yêu nhau”, “Chuyện anh
vẫn chưa kể”, “Yêu em rất
nhiều”, “Ngày mai em đi”, “Em
ngày xưa khác rồi”, “Trái tim
em cũng biết đau”, “Tớ thích
cậu”, “Anh đã quen với cô
đơn”, “Em không là duy nhất”,
“Con nợ mẹ”, “Thấy là yêu
thương”, “Em biết”, “Bên nhau
thật khó”, “Nơi này có anh”,
“Anh là của em”, “Chưa bao
giờ mẹ kể”, “Ngày mai sẽ
khác”, “Nếu em còn tồn tại”,
“Nếu yêu em là sai”
“Em sai rồi anh xin lỗi em đi”,
“Chạm khẽ tim anh một chút
thôi”, “Xin đừng lặng im”,
12
Câu nghi vấn
7
“Làm vợ anh nhé”, “Cho em
gần anh thêm chút nữa”, “Để
cho em khóc”, “Đừng nói yêu
tôi”, “Nói thương nhau thì
đừng làm trái tim em đau”,
“Em ơi em đừng khóc”, “Đừng
ai nhắc về anh ấy”, “Vợ tuyệt
vời nhất”, “Có anh đây rồi”
“Cớ sao giờ lại chia xa”, “Sao
chẳng thể vì em”, “Giả vờ
thương anh được không”, “Có
được không em”, “Có điều gì
sao không nói cùng anh”, “Lạc
nhau có phải muôn đời”, “Còn
gì giữa chúng ta”
- Với các tiêu đề bài hát tiếng Anh:
Loại
Câu trần thuật
Số lượng
14
Câu cầu khiến và 9
cảm thán
Câu nghi vấn
3
Tiêu đề
“All I want for Christmas is
you”, “I’ll be home”, “I’m
yours”, “I took a pill in Ibiza”,
“It’s beginning to look a lot like
Christmas”, “It ain’t me”, “I
don’t wanna live forever”,
“Santa Claus is coming to
town”, “That’s what I like”,
“There’s nothing holdin’ me
back”,
“We
don’t
talk
anymore”, “All falls down”,
“Baby
it’s
cold
outside”,
“That’s Christmas to me”
“Call it what you want”, “Let it
snow! Let it snow! Let it
snow!”, “Santa tell me”, “Just
give me a reason”, “Look what
you make me do”, “Love
yourself”, “I do”, “I hate U I
love U”, “I wish it could be”
“What are words”, “What do
you mean”, “Why not me”,
“How long”
13
Từ hai bảng trên, có thể nhận thấy trong số các tiêu đề bài
hát được cấu tạo từ câu, phần lớn (33 tiêu đề tiếng Việt và 23
tiêu đề tiếng Anh) là câu trần thuật hoặc câu cầu khiến/cảm
thán. Một số nhỏ (7 tiêu đề tiếng Việt và 3 tiêu đề tiếng Anh) là
nghi vấn.
Đối với tiêu đề bài hát tiếng Việt, phần nhiều các câu trần
thuật là các câu phủ định, có chứa các từ như “không”, “chưa”,
“chẳng”. Trong khi đó, câu trần thuật trong các tiêu đề tiếng
Anh thường là câu khẳng định, câu phủ định có tần số xuất hiện
ít hơn (3/14).
Khi tiêu đề bài hát tiếng Việt là một câu nghi vấn, chúng
thường là các câu hỏi có/không, chứa các từ như “được không”
trong các bài “Giả vờ thương anh được không”, “Có được không
em” hay “có phải” trong bài “Lạc nhau có phải muôn đời”. Điều
này khác với nghi vấn trong các tiêu đề tiếng Anh khi những
tiêu đề này thường được bắt đầu với những từ để hỏi như
“what” hay “why” như trong các bài “What are words”, “What
do you mean” hay “Why not me”.
Ở dạng các câu cầu khiến/cảm thán, các tiêu đề bài hát
tiếng Việt thường mang ý nghĩa phủ định, với các từ “đừng” như
ở trong các bài “Đừng nói yêu tôi”, “Xin đừng lặng im”, “Nói
thương nhau thì đừng làm trái tim em đau”, “Em ơi em đừng
khóc”, “Đừng ai nhắc về anh ấy”. Trong khi đó tất cả các tiêu đề
bài hát tiếng Anh là câu cầu khiến/cảm thán đều mang nghĩa
khẳng định.
b. Tiêu đề là cụm từ
14
Một số lượng lớn tiêu đề các bài hát được nghiên cứu là
cụm từ. Cụm từ đó có thể là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm
tính từ. Chi tiết như sau:
- Với các bài hát tiếng Việt:
Loại
Cụm danh từ
Số lượng
22
Cụm động từ
20
Cụm tính từ
1
Tiêu đề
“Mặt trời của em”, “Em gái
mưa”, “Buồn của anh”, “Người
phản bội”, “Chiều hôm ấy”,
“Túy âm”, “Ánh nắng của anh”,
“Năm ấy”, “1 phút”, “Vài tháng
sau”, “Tình yêu chậm trễ”,
“Cánh hoa tàn”, “Anh, thế giới
và em”, “Điều anh biết”, “Tình
đơn phương”, “Người em tìm
kiếm”, “Gương mặt lạ lẫm”,
“Bức tranh từ nước mắt”,
“Happy ending”, “Hai thế giới”,
“Đường một chiều”, “Tình yêu
chắp vá”
“Đã lỡ yêu em nhiều”, “Yêu từ
phía xa”, “Kết thúc lâu rồi”,
“Hỏi thăm nhau”, “Yêu vội
vàng”, “Thương anh”, “Yêu
một người vô tâm”, “Lỡ yêu
mất rồi”, “Không thể yêu ai
được nữa”, “Cạn cả nước mắt”,
“Đi để trở về”, “Đếm ngày xa
em”, “Lắng nghe nước mắt”,
“Âm thầm bên em”, “Hôn
anh”, “Từng là tất cả”, “Đi rồi
mới thương”, “Cho ta gần
hơn”, “Yêu anh yêu bình yên”,
“Có em chờ”
“Kém duyên”
- Với các bài hát tiếng Anh:
Loại
Cụm danh từ
Số lượng
26
Tiêu đề
“Shape of you”, “Jingle bells”,
15
Cụm động từ
8
Cụm tính từ
5
“Perfect duet”, “Feliz Navidad”,
“My love”, “Christmas in my
heart”, “New rules”, “Mary’s
boy child”, “End game”, “The
first noel”, “Joy to the world”,
“White Christmas”, “A little
love”, “One more night”, “Love
paradise”, “Last Christmas”,
“No promises”, “7 years”,
“Real friend”, “Little drummer
boy”, “The day you went
away”, “One more sleep”, “The
Christmas song”, “Angels we
have
heard
on
high”,
“Christmas ever”, “The ocean”
“Let her go”, “Take me to your
heart”, “Cry on my shoulder”,
“Treat you better”, “Work from
home”, “Never be the same”,
“Love me like you do”, “Treat
you better”
“Too good at goodbyes”,
“Beautiful in white”, “Sorry not
sorry”, “...ready for it”, “Bad at
love”
Ở bình diện này, tiêu đề tiếng Việt và tiếng Anh giống
nhau ở sự phân bổ giữa 3 loại cụm từ, với số lượng nhiều nhất ở
cả 2 nhóm thuộc về cụm danh từ và số lượng ít nhất thuộc về
cụm tính từ. Tuy nhiên, trong khi chênh lệch giữa số tiêu đề bài
hát tiếng Việt là cụm danh từ và cụm cụm động từ là 2 (22/20)
thì số lượng tiêu đề bài hát tiếng Anh là cụm danh từ cao hơn
gấp 3 lần số lượng bài hát tiếng Anh là cụm động từ (26/8).
Thêm vào đó, chỉ có 1 bài hát tiếng Việt có tiêu đề là cụm tính
từ trong khi con số với tiêu đề bài hát tiếng Anh là cụm tính từ
là 5.
16
c. Tiêu đề là từ
Nhìn chung, số lượng các bài hát tiếng Anh có tiêu đề là
một từ nhiều hơn số lượng các bài hát tiếng Việt có tiêu đề là
một từ. Tuy nhiên, sự phân bố giữa ba loại từ, danh từ, động từ
và tính từ, là không giống nhau giữa hai nhóm bài hát được so
sánh. Cụ thể như sau:
- Với các bài hát tiếng Việt:
Loại
Danh từ
Động từ
Số lượng
0
8
Tính từ
2
Tiêu đề
“Yêu 5”, “Chia tay”, “Ghen”,
“Thất tình”, “Thương”, “Đổi
thay”, “Lạc trôi”, “Cảm nắng”
“Lạ lùng”, “Ngốc”
- Với các bài hát tiếng Anh:
Loại
Danh từ
Số lượng
17
Động từ
Tính từ
2
6
Tiêu đề
“Havana”,
“Attention”,
“Symphony”,
“Wolves”,
“Sugar”,
“Attention”,
“Mistletoe”, “Maps”, “Silence”,
“Christmas”,
“Baby”,
“Animals”,
“Photograph”,
“Friends”,
“Payphone”,
“Betrayal”, “Chandelier”
“Apologize”, “Roar”
“Tired”,
“Perfect”,
“Sorry”,
“Naked”,
“Breathless”,
“Gorgeous”
Trong khi tiếng Anh có tới 17 bài hát có tiêu đề cấu tạo từ
danh từ thì số lượng bài hát có tiêu đề là danh từ trong tiếng
Việt là 0. Một khác biệt tương tự cũng xảy ra với tiêu đề bài hát
17
là tính từ. Mặt khác, trong khi chỉ có 2 bài hát tiếng Anh có tiêu
đề là một động từ thì con số với các bài hát tiếng Việt là 8.
Ngoài ra, có 7 bài hát tiếng Việt và 9 bài hát tiếng Anh
không thuộc vào nhóm nào trong các nhóm chỉ trên. Một phần
lớn trong số 7 tiêu đề bài hát tiếng Việt đó là các cụm trạng ngữ
như “Phía sau một cô gái”, “Chỉ bằng một cái gật đầu”, “Từ hôm
nay”, … Trong khi đó, 9 tiêu đề bài hát tiếng Anh còn lại có cả
giới từ (“Up”, “Under”), cụm giới từ (“Until you”, “One call
away”), hay mệnh đề danh từ (“What lovers do”).
3.2. So sánh đối chiếu sự hiện diện của các yếu tố đặc
biệt
Khi đối chiếu tiêu đề các bài hát tiếng Việt và tiếng Anh,
bên cạnh việc nghiên cứu các yếu tố về hình thức và cấu tạo,
những yếu tố đặc biệt khác như số đếm, danh từ riêng, từ của
ngôn ngữ khác và các biện pháp tu từ cũng được xem xét.
3.2.1. Số đếm
- Về tần số: Số đếm đều xuất hiện trong tiêu đề bài hát tiếng
Việt và Tiếng Anh với tần số gần bằng nhau, với 5 bài hát tiếng
Việt và 4 bài hát tiếng Anh
Tiếng Việt
Tiếng Anh
“1234”, “Yêu 5”, “1 phút”, “Hai “One call away”, “One more
thế giới”, “Đường một chiều”
night”, “Seven years”, “One
more sleep”
- Về ý nghĩa: Hầu hết các số từ đề biểu thị số lượng. Riêng với
bài “Yêu 5”, số từ “5” biểu thị số thứ tự của bài hát.
- Chức vụ ngữ pháp: Hầu hết các số từ xuất hiện trong tiêu đề
bài hát tiếng Việt và tiếng Anh đều bổ nghĩa cho danh từ. Riêng
18
trường hợp bài hát “1234”, số từ đứng riêng lẻ mà không bổ
nghĩa cho danh từ nào.
3.2.2. Danh từ riêng
Ở bình diện này, tiêu đề bài hát tiếng Việt và tiêu đề bài
hát tiếng Anh khác nhau rõ rệt. Trong khi không có bài nào
trong số 100 bài hát tiếng Việt được khảo sát có tiêu đề chứa
danh từ riêng, có 15 bài hát tiếng Anh có tiêu đề chứa danh từ
riêng. Các danh từ riêng này bao gồm:
- Danh từ riêng chỉ lễ hội: “Noel”, “Christmas”
- Danh từ riêng chỉ địa điểm: “Havana”, “Ibiza”
- Danh từ riêng chỉ nhân vật trong tưởng tượng: “Santa”/“Santa
Claus”
- Danh từ riêng chỉ người: “Mary”
3.2.3. Từ thuộc ngôn ngữ khác
Trong các bài hát được nghiên cứu, có một số bài hát có
tiêu đề có các từ thuộc ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính của
bài hát, dù số lượng không nhiều.
Cụ thể, có 1 bài hát tiếng Việt có tiêu đề là tiếng Anh, đó là
bài “Happy ending”. Tuy nhiên, nếu xét cả tiêu đề phụ của bài
hát thì có thêm 2 bài hát tiếng Việt nữa có các từ thuộc ngôn
ngữ khác trong tiêu đề của mình, đó là “Từ hôm nay (Feel like
Ooh)” và “Cho ta gần hơn (I’m in love)”.
Trong khi đó, 2 bài hát trong số 100 bài hát tiếng Anh được
khảo sát có tiêu đề mang từ ngữ từ ngôn ngữ khác, cụ thể là
tiếng Tây Ban Nha, đó là hai bài hát “Despacito” và “Feliz
Navidad”.
19
3.2.4. Các biện pháp tu từ
Việc sử dụng biện pháp tu từ (figurative languages) trong
tiêu đề bài hát mang lại nhiều tác dụng khác nhau. Biện pháp tu
từ có thể tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho tiêu đề, mang lại sự đa
nghĩa cũng như chuyển tải ngụ ý của tác giả. Trong nghiên cứu
này, 5 biện pháp tu từ chính được xem xét, đó là so sánh
(simile), ẩn dụ (metaphor), hoán dụ (metonymy), nói quá
(hyperbole) và điệp ngữ (alliteration). Kết quả nghiên cứu chi
tiết như sau:
Biện pháp tu từ
So sánh
Ẩn dụ
Hoán dụ
Nói quá
Điệp ngữ
Tiêu đề bài hát Tiêu đề bài hát
tiếng Việt
tiếng Anh
“Love me like you
do”
“Mặt trời của em”,
“Ánh
nắng
của
anh”, “Cánh hoa
tàn”, “Hai thế giới”
“Chạm khẽ tim anh “Take me to your
một chút thôi”
heart”
“Cạn cả nước mắt”,
“Bức tranh từ nước
mắt”
“Yêu anh yêu bình “Sorry not sorry”,
yên”
“Side to side”, “Let
it snow! Let it
snow! Let it snow!”
Nhìn chung, các bài hát tiếng Việt có xu hướng thường
xuyên sử dụng các biện pháp tu từ trong tiêu đề hơn, với 8 bài
trong số 100 bài, so với 5 bài trong số 100 bài hát tiếng Anh.
Trong số 8 tiêu đề bài hát tiếng Việt có sự hiện diện của biện
pháp tu từ, một nửa là phép ẩn dụ. Trong khi đó biện pháp tu từ
được sử dụng nhiều nhất trong tiêu đề các bài hát tiếng Anh là
20
điệp ngữ, với 3 tiêu đề trong số 5 tiêu đề có sự hiện diện của
phép tu từ.
Một điểm thú vị là trong 200 tiêu đề bài hát được nghiên
cứu, có 1 tiêu đề tiếng Việt và 1 tiêu đề bài hát tiếng Anh có sử
dụng hoán dụ, và hình ảnh hoán dụ trong 2 tiêu đề này lại khá
giống nhau. “Tim” trong “Chạm khẽ tim anh một chút thôi” và
“heart” trong “Take me to your heart” đều là hoán dụ chỉ tình
cảm, cảm xúc, thế giới nội tâm của con người.
III. Nhận xét và kết luận
Qua nghiên cứu so sánh đối chiếu 100 tiêu đề bài hát tiếng
Việt và 100 tiêu đề bài hát tiếng Anh, có thể rút ra một số nhận
xét về sự tương đồng lẫn tương phản giữa hai đối tượng này như
sau:
- Về độ dài tiêu đề: Dù là tiếng Việt hay tiếng Anh, tiêu đề ngắn
gọn vẫn chiếm ưu thế, với phần lớn tiêu đề bài hát có độ dài
dưới 5 từ. Tuy nhiên, xét một cách kĩ lưỡng, tiêu đề bài hát tiếng
Việt có xu hướng dài hơn, với số tiêu đề có độ dài trên 5 từ cao
hơn hẳn số tiêu đề có độ dài trên 5 từ trong các bài hát tiếng
Anh.
- Về các từ ngữ có tần suất hiện diện cao: Trong tiêu đề của 2
nhóm bài hát được nghiên cứu, các từ ngữ xuất hiện với tần số
cao đều là các từ dùng để xưng hô hoặc có liên quan đến tình
yêu. Điều này khá dễ hiểu bởi đây đều là những bài hát được
giới trẻ yêu thích, nên tình yêu là một chủ đề được nói đến
nhiều.
- Về cấu tạo tiêu đề: Trong cả 100 bài hát tiếng Anh và 100 bài
hát tiếng Việt, tỉ lệ tiêu đề là một cụm từ đều là cao nhất (43 với
21
các bài hát tiếng Anh và 39 với các bài hát tiếng Việt). Ở các
bình diện so sánh còn lại, kết quả ở 2 nhóm đối tượng hầu hết
đều khác biệt khá rõ. Ví dụ như số lượng tiêu đề bài hát là câu
của tiếng Việt cao hơn hẳn tiếng Anh, trong khi đó số lượng tiêu
đề bài hát là một từ của tiếng Anh cao hơn hẳng tiếng Việt.
Hoặc trong khi không có bài hát tiếng Việt nào có tiêu đề là một
danh từ, thì số bài hát tiếng Anh có tiêu đề là một danh từ là 17.
- Về sự hiện diện của các yếu tố đặc biệt: Trong các tiêu đề bài
hát tiếng Việt lẫn các tiêu đề bài hát tiếng Anh được nghiên cứu
đều có sự hiện diện của số đếm với tần suất gần bằng nhau.
Trong khi đó, các bài hát tiếng Anh có xu hướng có nhiều danh
từ riêng trong tiêu đề hơn hẳn các bài hát tiếng Việt, với tỉ lệ
15/0. Tiêu đề của cả hai nhóm bài hát được nghiên cứu đều có
sự hiện diện của từ thuộc ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của bài
hát, tuy không nhiều. Các từ thuộc ngôn ngữ khác trong các tiêu
đề bài hát tiếng Việt chủ yếu là tiếng Anh, trong khi từ thuộc
ngôn ngữ khác trong các tiêu đề bài hát tiếng Anh chủ yếu là
tiếng Tây Ban Nha. Tiêu đề của các bài hát tiếng Việt lẫn tiếng
Anh đều có sử dụng các biện pháp tu từ, nhiều nhất trong các
tiêu đề bài hát tiếng Việt là ẩn dụ, nhiều nhất trong các tiêu đề
bài hát tiếng Anh là điệp ngữ. Hai phép tu từ ẩn dụ và nói quá
chỉ hiện diện trong nhóm các tiêu đề bài hát tiếng Việt, trong
khi biện pháp so sánh chỉ hiện diện trong nhóm các tiêu đề bài
hát tiếng Anh.
Theo PGS. TS. Trịnh Sâm, tiêu đề văn bản có 3 đặc điểm đó
là tính hấp dẫn, tính hàm súc và tính tiêu biểu. Có thể nói
nghiên cứu này đã làm rõ và tái khẳng định được 2 đặc tính
đầu. Một mặt, phần lớn các tiêu đề bài hát được nghiên cứu đều
22
ngắn gọn, với số lượng từ thường không quá 5 từ. Mặt khác,
nhiều biện pháp nghệ thuật và các yếu tố ngôn ngữ đa dạng
khác được đưa vào để tăng sự hấp dẫn, gợi mở cho tiêu đề.
IV. Tài liệu tham khảo
Diệp Quang Ban (1987). Câu đơn trong tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo
dục.
Đỗ Hữu Châu (2007). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm.
Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu (2008). Cơ sở Ngôn ngữ
học và tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Thiện Giáp (2004). Dẫn luận Ngôn ngữ học. Hà Nội: Nhà xuất bản
Giáo dục.
Trịnh Văn Sâm (1999). Tiêu đề văn bản tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo
dục.
V. Phụ lục
DANH SÁCH CÁC BÀI HÁT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
CÁC BÀI HÁT TIẾNG VIỆT
1. Sống xa anh chẳng dễ dàng
2. Kém duyên
3. Đã lỡ yêu em nhiều
4. Mặt trời của em
5. Chạm khẽ tim anh một chút thôi
6. Em gái mưa
7. Buồn của anh
8. Người phản bội
9. Chiều hôm ấy
10. Xin đừng lặng im
11. Thấy là yêu thương
12. Túy âm
13. Ánh nắng của anh
14. Yêu chưa bao giờ là sai
CÁC BÀI HÁT TIẾNG ANH
1. Havana
2. Shape of you
3. Despacito
4. Attention
5. Jingle bells
6. All I want for Christmas is you
7. I do
8. Perfect duet
9. Tired
10. We don’t talk anymore
11. Feliz navidad
12. How long
13. Symphony
14. Wolves
23
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
Ta còn yêu nhau
Giả vờ thương anh được không
Chuyện anh vẫn chưa kể
Yêu từ phía xa
Em biết
Yêu em rất nhiều
Phía sau một cô gái
Kết thúc lâu rồi
Hỏi thăm nhau
1234
Ngày mai em đi
Năm ấy
Yêu vội vàng
Chia tay
Em ngày xưa khác rồi
Bên nhau thật khó
Nơi này có anh
Có em chờ
Cho em gần anh thêm chút nữa
Yêu 5
Để cho em khóc
1 phút
Thương anh
Đi rồi mới thương
Yêu một người vô tâm
Ghen
Lỡ yêu mất rồi
Vài tháng sau
Tình yêu chậm trễ
Thất tình
Chỉ bằng cái gật đầu
Cánh hoa tàn
Đừng nói yêu tôi
Không thể yêu ai được nữa
Thương
Anh, thế giới và em
Lạc trôi
Điều anh biết
Anh là của em
Trái tim em cũng biết đau
Cớ sao giờ lại chia xa
Đổi thay
Tình đơn phương
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
24
Until you
My love
Look what you make me do
Why not me
Perfect
Up
Love yourself
Too good at goodbyes
Sugar
Christmas in my heart
Love me like you do
Santa tell me
Attention
Beautiful in white
Let her go
Just give me a reason
What lovers do
One call away
New rules
Mistletoe
Maps
Silence
Mary’s boy child
End game
Christmas
Underneath the tree
The first noel
There’s nothing holdin’ me back
Forever and one
What do you mean
Take me to your heart
That’s what I like
Cry on my shoulder
Dusk till dawn
Santa Claus is coming to town
Joy to the world
Sorry
White Christmas
What are words
Bad at love
A little love
Baby it’s cold outside
I don’t wanna live forever
Lạ lùng
Người em tìm kiếm
Cạn cả nước mắt
Tớ thích cậu
Đi để trở về
Anh đã quen với cô đơn
Vợ tuyệt vời nhất
Đếm ngày xa em
Lắng nghe nước mắt
Em sai rồi anh xin lỗi em đi
Từ hôm nay
Sao chẳng thể vì em
Dưới những cơn mưa
Chưa bao giờ mẹ kể
Sau tất cả
Đừng ai nhắc về anh ấy
Gương mặt lạ lẫm
Ngày mai sẽ khác
Em không là duy nhất
Bức tranh từ nước mắt
Nếu em còn tồn tại
Có điều gì sao không nói cùng
anh
80. Có được không em
81. Lạc nhau có phải muôn đời
82. Cảm nắng
83. Có anh ở đây rồi
84. Ngốc
85. Em ơi em đừng khóc
86. Happy ending
87. Nếu yêu em là sai
88. Con nợ mẹ
89. Cho ta gần hơn
90. Âm thầm bên em
91. Từng là tất cả
92. Làm vợ anh nhé
93. Tình yêu chắp vá
94. Còn gì giữa chúng ta
95. Khi phải quên đi
96. Hôn anh
97. Hai thế giới
98. Yêu anh yêu bình yên
99. Đường một chiều
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.
72.
73.
74.
75.
76.
77.
78.
79.
25
One more night
Sorry not sorry
Treat you better
Baby
Work from home
Angels we have heard on high
Side to side
Love paradise
It’s beginning to look a lot like
Christmas
67. Last christmas
68. It ain’t me
69. No promises
70. Let it snow! Let it snow! Let it
snow!
71. Animals
72. Naked
73. Never be the same
74. All I want for Christmas is you
75. 7 years
76. All falls down
77. Real friends
78. Breathless
79. Little drummer boy
80. I wish it could be Christmas ever
81. Photograph
82. Call it what you want
83. Friends
84. The day you went away
85. … ready for it
86. Under
87. Gorgeous
88. Payphone
89. Apologize
90. Betrayal
91. Chandelier
92. One more sleep
93. The ocean
94. Roar
95. I hate U I love U
96. I’ll be home
97. I’m yours
98. The Christmas song
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.
65.
66.