I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa học đo lường và đánh giá giáo dục thường phân loại các cuộc thi theo
mục đích và theo thang bậc chất lượng để đánh giá. Chất lượng giáo dục thể hiện qua
năng lực người học sau khi hoàn thành khoá học hay bậc học. Có bốn thành tố tạo nên
chất lượng năng lực, đó là: Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được học; Kỹ
năng kỹ xảo được huấn luyện; Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo và
Phẩm chất nhân văn được rèn luyện.
Khoa học là môn học tích hợp các lĩnh vực vật lí, hóa học, sinh học, sức khỏe
hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên, môi
trường nhân tạo; về con người, sức khỏe, bệnh tật và sự an toàn; về sự đa dạng của thế
giới tự nhiên. Bên cạnh trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về thế giới tự
nhiên, hình thành và phát triển những thái độ như ham hiểu biết khoa học; ý thức vận
dụng kiến thức; yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp; thái độ cẩn thận,
trung thực; … thì giáo dục khoa học nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng,
năng lực như:
- Biết tiến hành tìm tòi khám phá khoa học, biết sử dụng các kĩ năng tiến trình
khoa học như thiết kế phương án, quan sát, đo đạc, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, dự
đoán, giải thích dữ liệu, suy luận,… Biết cách làm việc hợp tác; Biết cách thu thập, lưu
trữ, tổ chức, phân tích và xử lí thông tin.
- Biết trình bày, trao đổi những hiểu biết khoa học bằng lời nói, bài viết, hình
vẽ, sơ đồ,…
- Vận dụng được kiến thức khoa học vào tình huống trong học tập và cuộc sống,
mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng; phát hiện và giải quyết các vấn đề.
Đánh giá định kì kết quả học tập là đánh giá kết quả của học sinh sau một giai
đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học
sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông
cấp tiểu học.
Đánh giá trong giáo dục là công cụ của các nhà quản lý giáo dục, là phương
pháp quan trọng để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục có tác dụng tích cực tới
hoạt động trong nhà trường giúp cho học sinh phát triển toàn diện mọi mặt, là công cụ
hành nghề quan trọng của người giáo viên, là một biện pháp quan trọng nhằm đi sâu
Trang 1
cải cách giáo dục nhất là trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông mới.
Chính vì vậy tôi chọn xây dựng “Ngân hàng câu trắc nghiệm của khối kiến thức
môn khoa học lớp 4” để nghiên cứu làm tiểu luận hết môn Đo lường và đánh giá trong
giáo dục.
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về Đo lường và đánh giá trong giáo dục
1.1. Đo lường
Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng (số đo) về các đại
lượng đặc trưng của đào tạo năng lực (nhận thức, tư duy, kỹ năng và phẩm chất nhân
văn) trong quá trình giáo dục. Công cụ chính để đo lường kết quả học tập trong giáo
dục là các bài trắc nghiệm (bài thi, bài kiểm tra), có thể được phân loại theo sơ đồ sau:
Các kiểu trắc nghiệm
Quan sát
Vấn đáp
Trắc nghiệm tự luận
Viết
Trắc nghiệm khách quan
Đúng-sai Chọn trả lời Ghép câu Điền thêm
Diễn giải
Tiểu luận
Luận văn
Khoá luận
Luận án
1.2. Đánh giá trong giáo dục
Đánh giá trong giáo dục là quá trình tiến hành có hệ thống bao gồm sự mô tả
định tính hay định lượng những kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu giáo dục đã
xác định.
Căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực và phẩm
chất của sản phẩm đào tạo là để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm
nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo. Trong giáo dục, có 6 loại đánh giá chính:
- Đánh giá mục tiêu đào tạo đáp ứng với yêu cầu của kinh tế - xã hội.
- Đánh giá chương trình/nội dung đào tạo.
- Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo.
Trang 2
- Đánh giá quá trình đào tạo: gồm 3 loại đánh giá khác nhau tùy theo mục tiêu
đánh giá.
+ Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic evaluation): được tiến hành trước khi đào tạo
nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào trên cơ sở đó đưa ra các quyết
định về tổ chức đào tạo cho hiệu quả và chất lượng hơn.
+ Đánh giá hình thành (Formative evaluation): được tiến hành nhiều lần trong
quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin ngược để giáo viên và học viên kịp thời
điều chỉnh quá trình đào tạo.
+ Đánh giá tổng kết (Summative evaluation): tiến hành khi kết thúc quá trình
đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về chất lượng đào tạo.
- Đánh giá tuyển dụng.
- Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đào tạo.
2. Tổng quan về câu trắc nghiệm
2.1. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm
- Theo hình thức thi:
+ Kiểm tra viết tại lớp.
+ Kiểm tra viết được chuẩn bị ở nhà.
+ Kiểm tra tại lớp cho mở sách.
+ Kiểm tra miệng trên lớp.
+ Kiểm tra thực hành tại phòng thực hành.
+ Kiểm tra qua thảo luận nhóm.
+ Đồ án, tiểu luận môn học, khóa luận, luận văn,...
- Theo dạng câu hỏi: Có 2 loại là tự luận và trắc nghiệm khác quan.
+ Loại trắc nghiệm tự luận đòi hỏi thí sinh viết câu trả lời, thường gồm nhiều
dòng, tương ứng với mỗi câu hỏi, hay mỗi phần câu hỏi. Chữ “khách quan” dùng để
chỉ loại trắc nghiệm có phương pháp chấm điểm khá đều tay và khá đáng tin cậy khi
có nhiều người chấm, nhờ ở “khoá” cho điểm đã soạn trước. Chỉ trong loại trắc
nghiệm “điền vào chỗ trống” học sinh được tự do diễn đạt câu trả lời trong một giới
hạn nào đó để được chấp nhận đúng; còn trong các loại trắc nghiệm khách quan khác,
học sinh sẽ được điểm như nhau với bất kỳ người chấm là ai, ngoại trừ sai số do sự vô
ý nhất thời của người chấm. Vậy nên loại trắc nghiệm này được gọi là khách quan, do
Trang 3
tính chất hai hay nhiều người cùng chấm bài kiểm tra hay thi sẽ cho điểm như nhau
hay khác nhau rất ít.
+ Trắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại:
1. Loại điền vào chỗ trống hay cần câu trả lời ngắn: Trong loại này, thí sinh
viết câu trả lời khoảng một đến tám hay mười chữ, các câu trả lời thường thuộc loại
đòi hỏi trí nhớ. Tuy nhiên, trong trường hợp toán hay khoa học tự nhiên, câu trả lời có
thể đòi hỏi óc suy luận hay sáng kiến.
2. Loại đúng sai: Trong loại này, thí sinh đọc những câu phát biểu và phán đoán
xem nội dung hay hình thức của câu ấy đúng hay sai. Loại câu hỏi này phù hợp nhất
cho việc khảo sát trí nhớ những sự kiện, hay nhận biết các sự kiện.
3. Loại ghép đôi (hay xứng hợp): Trong loại này, thí sinh tìm cách ghép mỗi từ
hay câu trả lời trong một cột với một từ hay câu xếp trong cột khác. Số câu hoặc từ
trong cột thứ nhất có thể ít hơn, bằng, hay nhiều hơn các câu hoặc từ trong cột thứ hai.
Các câu hỏi loại này mang nhiều tính chất của loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa
chọn.
4. Loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để chọn, MC: Loại này gồm một câu phát
biểu căn bản, gọi là câu dẫn, hay câu hỏi, đi với nhiều câu trả lời để thí sinh lựa chọn
khi làm bài. Các câu trả lời cho mỗi câu hỏi có dạng giống nhau, gồm một từ, một cụm
từ, hay một câu hoàn chỉnh. Thí sinh phải chọn một câu trả lời đúng hay hợp lý nhất.
Đây là loại trắc nghiệm khách quan thông dụng nhất. Các câu hỏi loại này có thể dùng
thẩm định trí nhớ, mức hiểu biết, khả năng áp dụng, phân tích, tổng hợp, hay ngay cả
khả năng phán đoán cao hơn.
2.2. Phân loại đề kiểm tra/ đề thi đánh giá kết quả học tập
- Phân loại theo mục tiêu: Có 3 loại chính
+ Loại thứ 1: Thi để xác nhận mức độ tiếp thu môn học (thi kết thúc môn học).
Đề thi khi đó tập trung kiểm tra kiến thức để đánh giá xem người học có năng lực nhận
thức hoặc kỹ năng kỹ xảo thuộc môn học đạt đến mức độ nào (Theo Bloom (1956), về
nhận thức có 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá; về kỹ năng
kỹ xảo có 5 bậc: bắt chước, hoàn thành, chuẩn hoá, phối hợp và tự động hoá).
+ Loại thứ 2: Thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi hết khoá). Đề thi khi đó
mang tính chất tổng hợp, nhiều môn, bao quát toàn bộ chương trình khoá học. Tuỳ
Trang 4
theo trình độ và bậc học, tuỳ theo yêu cầu chất lượng mà nhằm đánh giá kiến thức là
chính (tốt nghiệp phổ thông) hay đánh giá năng lực là chính (tốt nghiệp khoá đào tạo).
+ Loại thứ 3: Thi để tuyển chọn (thi học giỏi, thi tuyển sinh, thi tuyển nhân sự).
Đề thi khi đó nhằm đánh giá năng lực theo đúng các tiêu chí tuyển chọn dự kiến.
Một cuộc thi có thể nhằm đồng thời hai, ba mục tiêu. Khi đó, đề thi phải ra để
đáp ứng cùng một lúc cho các mục tiêu đó.
- Phân loại theo hình thức:
Đề thi trắc nghiệm cơ bản phân thành hai loại: đề thi lựa chọn và đề thi cung
cấp đáp án. Nếu phân từ góc độ khách quan của người đánh giá thì có thể phân thành
đề thi trắc nghiệm khách quan và đề thi trắc nghiệm chủ quan. Đề thi trắc nghiệm
khách quan bao gồm đề thi lựa chọn và điền vào chỗ trống, trả lời đơn giản. Đề thi trắc
nghiệm chủ quan bao gồm các đề luận văn, đề tính toán, đề chứng minh, v.v....
+ Đề thi trắc nghiệm yêu cầu đối tượng tham gia lựa chọn đáp án chính xác
trong các hạng mục trắc nghiệm đề ra gọi là đề thi lựa chọn. Chủng loại của đề thi lựa
chọn rất nhiều như đề thi đúng sai, đề thi nhiều lựa chọn, đề thi phối hợp, v.v....
+ Đề thi/câu hỏi cung cấp đáp án là đề thi yêu cầu người thi căn cứ vào vấn đề
đưa ra để trả lời. Chứ không phải là lựa chọn các đáp án trong những đáp án đã cung
cấp. Đề thi cung cấp đáp án chủ yếu bao gồm đề thi điền vào chỗ trống, đề thi trả lời
đơn giản, đề thi luận văn, đề thi tính toán, đề thi chứng minh, v.v....
2.3. Thiết kế Bảng trọng số
- Các bảng trọng số được xây dựng theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học
nhằm đánh giá kết quả tiếp thu môn học của học sinh đạt mục tiêu đến mức nào.
+ Lập bảng trọng số hai chiều: một chiều là nội dung, chủ đề hay mạch kiến
thức chính cần đánh giá; một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh (nhận biết;
hiểu; vận dụng; và vận dụng cao).
+ Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học cần đánh
giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
+ Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn
kiến thức, kĩ năng cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định
cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
- Mô tả về đánh giá các mức độ nhận thức:
Trang 5
+ Mức độ 1 (nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được
và có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học được trước đây. Điều
đó có nghĩa là một học sinh có thể nhớ, nhắc lại một loạt dữ liệu (từ các sự kiện đơn
giản đến các khái niệm lí thuyết), tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây
là mức độ thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức.
+ Mức độ 2 (hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài
liệu. Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được
kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự
hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc
chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu…), bằng cách
giải thích được tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của cá nhân. Mức
độ hiểu cao hơn so với mức độ nhận biết.
+ Mức độ 3 (vận dụng) là biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết
những vấn đề quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống. Học sinh vượt qua cấp độ
hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống
tương tự hoặc gần giống như tình huống đã gặp trên lớp. Điều đó có thể bao gồm việc
áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học
tập, trong đời sống thường ngày. Mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết và hiểu.
+ Mức độ 4 (vận dụng cao) là vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học để giải
quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng
thể mới. Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề
mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây. Điều đó
có thể bao gồm việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động,
hoặc một sơ đồ mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Mức
độ này cao hơn so với các mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng thông thường. Nó nhấn
mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình
hoặc cấu trúc mới.
- Các dạng bảng trọng số: Có 2 dạng bảng trọng số chính
+ Bảng trọng số đề kiểm tra theo một hình thức trắc nghiệm khách quan
(TNKQ) hoặc tự luận (TL): (Kèm theo phụ lục 1 trang 26).
+ Bảng trọng số số đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan
và tự luận: (Kèm theo phụ lục 2 trang 27).
Trang 6
- Bảng trọng số của khối kiến thức môn khoa học lớp 4 trong tiểu luận về xây
dựng mục tiêu kiểm tra cuối năm học (Kèm theo phụ lục 3 trang 28).
3. Nguyên tắc xây dựng các loại câu trắc nghiệm
3.1. Tự luận
1. Trước khi bắt đầu viết câu hỏi, phải định trước loại khả năng, hay mức lực
cần
thẩm định. Nếu loại mục tiêu nhắm đến có thể đo được nhờ trắc nghiệm khách quan,
chúng ta nên dùng trắc nghiệm khách quan để có độ giá trị và độ tin cậy cao hơn. Nên
dùng loại câu hỏi tự luận để trắc nghiệm khả năng của học sinh áp dụng những điều đã
học để giải quyết vấn đề mới, hay lập những hệ thức chưa trình bày trong lớp, hoặc
khả
năng viết văn, diễn đạt ý tưởng.
2. Nên báo cho học sinh biết trước loại câu hỏi nào sẽ được dùng. Học sinh sẽ
học bài, ôn bài, hay soạn bài một cách thích ứng tuỳ theo loại câu hỏi sẽ dùng trắc
nghiệm.
3. Nên định trước các mục tiêu và nội dung sẽ bao gồm trong bài kiểm tra, bài
thi. Học sinh cần biết trước bài kiểm tra, bài thi sẽ gồm những câu hỏi về bài giảng,
sách giáo khoa, bài học thêm, bài thuyết trình, hay các bài thực hành trong phòng thí
nghiệm.
4. Nên nhắm đến việc kiểm tra, đánh giá các mục tiêu quan trọng ở mức trí lực
cao. Nên dùng các từ “so sánh”, “tương quan”, “cho biết lý do”, “trình bày các lý lẽ để
ủng hộ hay chống lại”, “cho một ví dụ mới về...”, ‘giải thích tại sao”, “làm thế nào”, để
tập học sinh chọn lựa, sắp đặt và áp dụng những điều đã học, hơn là đòi hỏi những
điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ. Không nên dùng các từ như “người nào”, “cái gì”, “kể”,
“kê khai”. Các điều cần đến trí nhớ có thể được kiểm tra, đánh giá hữu hiệu hơn nhờ
trắc nghiệm khách quan.
5. Không nên nhầm lẫm một bài trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá khả năng
viết văn với một bài để thẩm định các mục tiêu khác trong Sử, Địa, Toán, chẳng hạn.
6. Không nên dùng những từ như “anh (chị) nghĩ gì”, “theo ý kiến của anh
(chị)", "anh (chị) biết gì về" ... để kiểm tra, đánh giá thành quả học tập. Chỉ nên dùng
các từ trên đây khi giáo viên thực sự muốn biết thái độ của học sinh, hay đánh giá khả
năng lý luận của học sinh như thế nào. Trong trường hợp này, điểm của bài thi sẽ
Trang 7
không căn cứ trên lập trường của học sinh, mà chỉ tuỳ thuộc khả năng biện minh và
chống đỡ cho lập trường của mình.
7. Mỗi học sinh phải làm một số câu hỏi giống nhau. Việc để học sinh chọn
năm, sáu câu hỏi đã cho chẳng hạn, sẽ gây khó khăn khi chúng ta cần so sánh khả năng
các học sinh trong cùng lớp hay cùng nhóm cùng học một chương trình như nhau.
8. Các câu hỏi loại tự luận phải rõ ràng và phải giới hạn các điểm cần trình bày
trong câu trả lời. Một câu hỏi quá tổng quát hay cần câu trả lời quá dài nên được phân
ra thành nhiều câu hỏi ngắn.
9. Nên tăng số câu hỏi. Số câu hỏi của mỗi bài thi có thể tăng lên bằng cách
giảm
chiều dài của phần trả lời. Số câu hỏi nhiều hơn sẽ làm tăng độ tin cậy của bài trắc
nghiệm.
10. Phải trù liệu cho học sinh có đủ thời giờ trả lời tất cả các câu hỏi. Một bài
thi
loại tự luận không phải là một bài thi tốc độ viết nhanh. Học sinh phải có thời giờ tìm
hiểu, suy nghĩ về câu hỏi và viết câu trả lời. Ngoại trừ những bài trắc nghiệm khả năng
đọc hiểu, hay khả năng đọc nhanh, phải dành đủ thời gian cho học sinh trả lời tất cả
câu hỏi trong bài thi hay bài kiểm tra khác.
11. Các lời chỉ dẫn phương cách làm bài phải rõ ràng. Lời chỉ dẫn càng đơn
giản càng tốt và giáo viên nên nhắc học sinh đọc kỹ trước khi làm bài.
12. Không nên dùng cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan trong
cùng một bài kiểm tra hay bài thi khi thời gian làm bài có hạn. Việc dùng cả hai loại
câu hỏi sẽ khiến học sinh không đủ thời gian trả lời và việc ghép điểm của hai phần
cũng khó khăn. Nên viết câu hỏi để đánh giá khả năng học sinh ở các mức trí lực khác
nhau.
* Một số gợi ý khi viết câu hỏi tự luận:
1. Câu hỏi cần phải rõ ràng.
2. Câu hỏi phải ngắn gọn, vừa đủ để vấn đề được trình bày rõ ràng.
3. Các hướng dẫn cần phải được xác định rõ ràng.
4. Tránh các câu hỏi chỉ đòi hỏi câu trả lời có hoặc không.
5. Học sinh trung bình phải có khả năng viết câu trả lời ở mức độ trung bình,
còn học sinh giỏi có khả năng thể hiện trí thông minh của mình.
Trang 8
6. Từ vựng được sử dụng và những khái niệm được thể hiện trong chủ đề không
được quá khó đối với học sinh bình thường để có thể hiểu được nhanh chóng mà làm
bài.
7. Câu hỏi không được tạo ra cách viết một cách khuôn sáo trong các câu trả
lời.
8. Bản thân câu hỏi cần phải cung cấp một nguyên lí tổ chức để viết tự luận.
Ví dụ: Hãy so sánh và đối chiếu...
Hãy mô tả ngắn gọn và sau đó phân tích...
Hãy trình bày nguyên nhân đưa ra câu trả lời và đưa ra các ví dụ cụ thể
để minh họa cho những nguyên nhân này...
9. Câu hỏi không được gợi ra những phản ứng làm ảnh hưởng đến sự phán đoán
của người viết hoặc người đọc.
10. Người viết câu hỏi nên viết luôn đáp án và xác định xem đề ra có thực sự
đòi hỏi câu trả lời đó hay không.
3.2. Câu đúng sai
1. Nên dùng những chữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng.
2. Các câu hỏi loại “đúng- sai” chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu hơn là có
hai hay nhiều ý tưởng trong mỗi câu.
3. Tránh dùng những chữ như “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”, “không
thể được”, “chắc chắn”, vì các câu mang các từ này thường có triển vọng “sai”. Ngược
lại, những chữ như “thường thường”, “đôi khi”, “ít khi” lại thường đi với những câu để
trả lời “đúng”.
4. Nếu có thể được, nên cố gắng soạn các câu hỏi thế nào cho nội dung có nghĩa
hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Việc quyết định xem một phát biểu đúng hay sai
nên
dựa trên sự đồng ý thuần nhất của những nhà chuyên môn có thẩm quyền.
5. Những câu hỏi phải đúng văn phạm để học sinh nào cẩn thận không cho câu
ấy “sai” chỉ vì cách diễn đạt không chính xác.
6. Nên dùng các câu nhấn mạnh ý tưởng hoặc điều chính yếu hơn là các câu vô
nghĩa các chi tiết vụn vặt.
7. Tránh dùng các câu ở thể phủ định, nhất là thể phủ định kép.
Trang 9
8. Khi nêu trong câu hỏi một vấn đề đang được tranh luận, phải nêu rõ tác giả
hay xuất xứ của ý kiến đã nêu.
9. Nên cố viết những câu để học sinh áp dụng kiến thức đã học.
10. Mỗi câu hỏi phải có đầy đủ chi tiết để mang ý nghĩa xác định trọn vẹn.
11. Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa. Nên diễn tả lại các
điều đã học dưới dạng những câu mới, biểu thị được mục tiêu cần được khảo sát.
12. Nên dùng các từ định lượng hơn định tính để chỉ các số lượng. Các chữ như
lớn, nhỏ, nhiều, ít, thường, già, trẻ, có thể có các ý nghĩ khác nhau đối với các độc giả
khác nhau.
13. Tránh để học sinh đoán câu trả lời đúng nhờ chiều dài của câu hỏi. Các câu
đúng thường dài hơn câu sai vì cần phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết. Do đó
người soạn câu hỏi phải để ý tránh điều này.
14. Tránh khuynh hướng dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại
trong bài thi. Số câu đúng và số câu sai nên gần bằng nhau.
15. Tránh là cho một số câu trở nên sai chỉ vì một chi tiết vụn vặt hoặc vì một ý
tưởng nhằm đánh bẫy học sinh.
3.3. Câu ghép hợp
1. Trong mỗi bài trắc nghiệm loại ghép đôi, phải có ít nhất 6 phần tử và nhiều
nhất 12 phần tử trong mỗi cột. Nếu danh sách trong mỗi cột quá dài, chúng ta nên bỏ
bớt các câu trả lời không hợp lý, hoặc phân chia danh sách dài thành những danh sách
ngắn gồm 7 hay 8 phần tử ở mỗi cột. Ngược lại, nếu mỗi cột chỉ có 5 phần tử hay ít
hơn, chúng ta nên ghép 2 hay 3 bài tập lại với nhau.
2. Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử của cột trả lời và phần tử
tương ứng của cột câu hỏi. Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dùng một
lần hay được dùng nhiều lần.
3. Số phần tử để chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số phần tử trong cột
câu hỏi, hoặc mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng nhiều lần. Điều này sẽ
giảm bớt yếu tố may rủi.
4. Thỉnh thoảng có thể dùng hình vẽ để tăng sự thích thú của học sinh, cũng như
để thay đổi dạng câu hỏi. Hình vẽ có thể được sử dụng khi đặt các câu hỏi về tên, công
dụng, và tính chất của các dụng cụ chẳng hạn.
Trang 10
5. Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau. Thí dụ: các câu hỏi
trong một phần đều liên quan đến tên người hoặc đều đề cập đến ngày tháng xảy ra các
biến cố hoặc đều nhằm đánh giá sự nhận biết các kí hiệu chẳng hạn.
6. Sắp các phần tử trong danh sách theo một thứ tự hợp lý nào đó. Thí dụ: Ngày
tháng được xếp theo thứ tự từ trước lẫn sau, hoặc những chữ được sắp xếp theo thứ tự
của các mẫu tự, để giúp học sinh đỡ thời giờ tìm kiếm.
7. Tất cả các phần tử cùng danh sách nên nằm trong cùng một trang để học sinh
đỡ nhầm lẫn hay gặp khó khăn khi phải lật qua lật lại một trang nhiều lần.
8. Các câu hỏi loại ghép đôi cũng có thể được sắp đặt dưới dạng tương tự loại
có nhiều câu trả lời để chọn lựa.
3.4. Câu điền thêm
1. Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. Học sinh phải biết các chỗ trống phải điền hoặc câu
trả lời phải thêm vào dựa trên văn bản nào.
2. Tránh lấy nguyên văn các câu từ sách ra để khỏi khuyến khích học sinh học
thuộc lòng.
3. Tránh viết các câu diễn tả mơ hồ.
4. Chỉ nên chừa trống các chữ quan trọng. Ngoại trừ các bài trắc nghiệm về văn
phạm, không nên chừa trống các chỗ có giới từ, liên từ, mạo từ. Chỉ nên để học sinh
điền vào các điều có ý nghĩa quan trọng.
5. Mỗi khi học sinh cần điền một số đo vào chỗ trống, phải nói rõ đơn vị.
6. Nên đặt chỗ trống vào cuối câu hỏi hơn là đầu câu.
7. Đừng nên chừa trống quá nhiều chữ trọng yếu, để tránh bắt học sinh phải
đoán xem ý giáo viên muốn hỏi gì.
8. Trong khi chấm điểm, mỗi chỗ điền vào nên được một điểm, trừ khi câu trả
lời đòi hỏi phải điền nhiều chữ.
9. Không nên trừ điểm những lỗi chính tả nếu không phải là bài trắc nghiệm
chính tả.
10. Trong những bài trắc nghiệm dài có nhiều chỗ trống để điền, chúng ta có thể
đánh dấu các chỗ trống và sắp các khoảng thí sính phải điền vào một cột bên phải.
11. Các khoảng cách trống nên có chiều dài bằng nhau cho thí sinh không đoán
được các chữ phải trả lời.
Trang 11
12. Bất kỳ câu trả lời nào đúng cũng đều phải được điểm mặc dù câu trả lời của
học sinh có thể khác với đáp án đã soạn. Ví dụ học sinh có thể dùng các từ đồng nghĩa
chẳng hạn.
13. Các khoảng trống phải có đủ chỗ các câu trả lời.
14. Với trắc nghiệm cần câu trả lời ngắn, nên đặt câu hỏi thế nào để học sinh
chỉ
cần dùng một từ hay một câu để trả lời.
3.5. Câu nhiều lựa chọn
1. Phần chính, hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Các
câu
trả lời để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu. Nên tránh dùng
những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được sắp chung một
chỗ.
2. Phần chính hay câu dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa và phần câu trả
lời để chọn nên ngắn gọn. Muốn tiết kiệm khoảng in câu hỏi và thời gian cho học sinh
đọc câu hỏi, các chi tiết cần thiết nên được sắp vào phần chính hay câu dẫn, để các câu
trả lời chọn lựa được ngắn.
3. Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết. Khi mục đích câu hỏi không phải để
trắc nghiệm khả năng nhận biết sự kiện chính trong một đoạn văn, chúng ta nên loại bỏ
những chữ nào không cần thiết để diễn đạt ý nghĩa câu hỏi.
4. Nên có năm phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu chỉ có ba hay
bốn phương án, yếu tố may rủi tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều phương án để
chọn lựa, chúng ta khó tìm được câu trả lời hay làm câu nhiễu và học sinh cũng mất
nhiều thời giờ hơn để đọc câu hỏi.
5. Nên tránh hai thể phụ định liên tiếp, như hai chữ “Không” trong một câu hỏi.
6. Các câu trả lời để chọn lựa phải có vẻ hợp lý. Nếu một câu phương án chọn
sai hiển nhiên, thí sinh sẽ loại dễ dàng.
7. Phải chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng. Khi viết câu hỏi, nên mời các
giáo viên khác trong trường đọc lại để góp ý sửa chữa các điểm sai lầm hay những chỗ
tối nghĩa.
8. Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh luận, ý nêu trong câu
hỏi phải được xác định về nguồn gốc hay phải định rõ chuẩn để xét đoán. Tuy nhiên,
Trang 12
cần chú ý rằng ý kiến của giáo viên chưa chắc giống ý kiến của học sinh hay ý kiến
của các giáo viên khác.
9. Độ dài của câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn phải gần bằng
nhau. Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài
hơn các phương án trả lời khác.
10. Các câu trả lời trong các phương án để chọn lựa phải đồng nhất với nhau.
Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài hoặc cùng là động
từ, tính từ hay danh từ.
11. Không nên đặt những vấn đề không xảy ra trong thực tế trong nội dung các
câu hỏi. Trừ những trường hợp cần cho trẻ em tập tưởng tượng, các vấn đề nêu trong
câu hỏi nên có tính chất thực tế.
12. Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận hay khả năng áp dụng các
nguyên lý vào những trường hợp mới nên được trình bày dưới hình thức mới. Nếu các
thí dụ trong câu hỏi giống hay tương tự các thí dụ cho trong sách giáo khoa hoặc đã
trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí nhớ hơn là nhờ các khả năng
tư duy ở mức độ cao khác mà chúng ta cần thẩm định.
13. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm có thể giúp học sinh nhận biết câu
trả lời.
14. Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phương án cho sẵn có hình thức
hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu là câu trả lời đúng nhất. Khi chỉ có hai
câu trái nhau trong số các phương án cho sẵn để chọn, thí sinh sẽ nghĩ không lẽ cả hai
câu đều sai, nên chỉ tập trung vào một trong hai câu này. Như vậy, câu hỏi có dạng như
loại chỉ có hai phương án trả lời cho sẵn để chọn thay vì năm. Do đó, nếu thích chúng
ta có thể có bốn câu trả lời cho sẵn có ý nghĩa đối nhau từng đôi một.
15. Cẩn thận khi dùng các từ “ không câu nào trên đây đúng” hoặc “tất cả các
câu trên đây đều đúng” như một trong những phương án trả lời để chọn, vì về phương
diện văn phạm các mệnh đề này thường không ăn khớp với các câu hỏi. Khi không
nghĩ ra đủ các phương án trả lời để chọn lựa, người viết thường dùng một trong hai
mệnh đề trên như một phương án để chọn. Nếu thí sinh biết chắc hai trong các phương
án trả lời đã cho là đúng, thí sinh ấy sẽ chọn “tất cả các câu trên đây đều đúng” để trả
lời. Do đó, nếu được dùng, các mệnh đề trên phải được sử dụng nhiều lần như các câu
hỏi khác, trong ý nghĩa đúng cũng như trong ý nghĩa sai.
Trang 13
16. Câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau
một số lần tương đương nhau.
17. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự “tự
nhiên” nào đó nếu có thể được. Chẳng hạn các con số được sắp xếp thứ tự từ lớn đến
nhỏ hay ngược lại, các từ được sắp xếp theo thứ tự vần a, b, c.
18. Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. Người ta thường nên
nhấn mạnh khía cạnh xác định hơn khía cạnh phủ định trong kiến thức. Tuy nhiên, đôi
khi học sinh cần biết những ngoại lệ hoặc lỗi lầm cần tránh. Trong trường hợp ấy, việc
dùng một ít câu hỏi có chữ “không” hoặc “ngoại trừ” chẳng hạn là chính đáng. Khi
dùng một từ có ý nghĩa phủ định, chúng ta nên gạch dưới và / hoặc viết hoa để học
sinh chú
ý hơn.
4. Ngân hàng câu trắc nghiệm
4.1- 5 câu tự luận cho khối kiến thức “vật chất và năng lượng; thực vật và
động vật”
4.1.1. Nước có những tính chất gì?
4.1.2. Không khí gồm những thành phần nào?
4.1.3. Đất trồng như thế nào được gọi là màu mỡ?
4.1.4. Động vật cần gì để sống?
4.1.5. Thế nào là chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ sinh
vật nào?
Đáp án:
4.1.1. Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị,
không
có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua
một số vật và hòa tan một số chất.
4.1.2. Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra
trong không khí còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
4.1.3. Đất trồng được gọi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất là mùn,
cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp.
4.1.4. Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới
tồn tại và phát triển bình thường.
Trang 14
4.1.5. Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
Các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ thực vật.
4.2- 5 câu đúng sai cho khối kiến thức “vật chất và năng lượng; thực vật và
động vật”
4.2.1. Viết chữ Đ vào
trước câu đúng, chữ S vào
trước câu sai.
Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên.
Càng đứng xa nguồn âm thì nghe càng nhỏ.
Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất khí nhưng không thể
truyền qua chất lỏng.
Âm thanh có thể truyền qua nước biển.
4.2.2. Viết chữ Đ vào
trước câu đúng, chữ S vào
trước câu sai.
Khi được đun nấu nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên.
Khi dùng nguồn nhiệt để sấy khô các vật, nước trong các vật bay hơi
nhanh hơn làm cho vật mau khô hơn.
Các nguồn nhiệt như than, dầu là vô tận, chúng ta có thể sử dụng
thoải mái mà không cần phải tiết kiệm.
Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng đối với cuộc sống con người.
4.2.3. Viết chữ Đ vào
trước câu đúng, chữ S vào
trước câu sai.
Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt.
Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng
yếu thì chỉ nhìn không rõ chứ không có hại cho mắt.
Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu thì cũng đều có hại
cho mắt.
4.2.4. Viết chữ Đ vào
trước câu đúng, chữ S vào
trước câu sai.
Nước là một trong những thành phần chính cấu tạo nên cơ thể thực
vật.
Nước có thể thay thế các chất khoáng mà thực vật cần.
Nhờ có nước mà rễ cây hấp thụ được các chất khoáng hòa tan trong
đất.
Nhờ có nước mà cây cối có thể chống được các loại sâu bệnh.
4.2.5. Viết chữ Đ vào
trước câu đúng, chữ S vào
trước câu sai.
Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải ô-xi trong quá trính quang hợp.
Trang 15
Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp.
Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban ngày.
Quang hợp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban đêm.
Đáp án:
4.2.1. S
4.2.2. Đ
4.2.3. S
4.2.4. Đ
4.2.5. Đ
Đ
Đ
S
S
Đ
S
S
Đ
Đ
S
Đ
Đ
S
S
4.3- 5 câu ghép hợp cho khối kiến thức “con người và sức khỏe”
4.3.1. Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp.
A
B
1. Con người không thể sống thiếu ô-xi
a. 28 - 30 ngày
2. Con người không thể nhịn uống nước
b. 3 - 4 phút
3. Con người không thể nhịn ăn
c. 3 - 4 ngày
4.3.2. Nối các nội dung ở cột A với các nội dung ở cột B cho phù hợp.
A
B
Cơ quan
1. Bài tiết
Chức năng
a. Biến đổi thức ăn, nước uống thành các chất
dinh dưỡng, ngấm vào máu đi nuôi cơ thể.
Thải ra phân.
2. Hô hấp
b. Hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
3. Tiêu hóa
4. Tuần hoàn
c. Lọc máu, lấy ra các chất thải, chất độc hại,
tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra
ngoài.
4.3.3. Nối tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm ở cột A với nguồn gốc của thức
ăn đó ở cột B cho phù hợp.
Trang 16
A
B
1. Thịt
a. Thực vật
2. Đậu phụ
3. Cá, tôm
b. Động vật
4. Sữa đậu nành
4.3.4. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp.
A
B
Đặc điểm của thực phẩm
Đánh giá chất lượng
1. Thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng
2. Còn nguyên vẹn, lành lặn; không trầy
xước, thâm nhũn ở cuống.
3. Chúng quá “mập” hoặc quá “phổng phao”.
Có màu sắc bất thường hoặc xanh mướt.
Cầm lên thấy nhẹ bỗng.
4. Có màu sắc tự nhiên của rau, quả; không
úa héo.
a. Rau, quả tươi
b. Rau, quả dư thùa hóa
chất bảo vệ thực vật
c. Sạch và an toàn
4.3.5. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp.
A
B
1. Phơi khô, nướng, sấy
a. Làm cho vi sinh vật không có
điều kiện hoạt động
2. Ướp muối, ngâm nước mắm
3. Đóng hộp
b. Tiêu diệt vi khuẩn và ngăn
không cho vi khuẩn mới xâm
nhập vào thức ăn
4. Cô đặc với đường
Đáp án:
4.3.1. 1-b; 2-c; 3-a
4.3.2. 1-c; 2-b; 3-a
4.3.3. 1, 3-b; 2, 4-a
4.3.4. 1, 2-c; 3-b; 4-a
Trang 17
4.3.5. 1, 2, 4-a; 3-b
4.4- 5 câu điền khuyết cho khối kiến thức “con người và sức khỏe; vật chất
và năng lượng”
4.4.1. Viết vào chỗ ... những từ phù hợp với các câu sau.
- Trong quá trình sống, con người lấy .................., .................., ..................
từ .................. và thải ra .................. những chất .................., .................. Quá trình đó
được
gọi là quá trình ..................
4.4.2. Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ ... cho thích hợp trong các dưới
đây.
nước sạch, tươi, sạch, nấu chín, màu sắc, mùi vị lạ, an toàn
Để thực hiện vệ sinh .................. thực phẩm cần:
- Chọn thức ăn .................., .................., có giá trị dinh dưỡng, không
có .................. và ..................
- Dùng .................. để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
- Thức ăn được .................., nấu xong nên ăn ngay
4.4.3. Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ ... cho phù hợp.
cân nặng, lượng mỡ, chiều cao, tăng cân
- Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là sự tăng quá mức của .................. dự trữ
dẫn
đến .................. bất thường, quá mức so với .................. của trẻ em.
4.4.4. Hãy điền các từ trong khung vào chỗ ... trong các câu dưới đây cho phù
hợp.
ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây
- Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên .................. vào không khí.
- .................. bay lên cao, gặp lạnh .................. thành những hạt nước rất nhỏ,
tạo nên ..................
- Các .................. có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
4.4.5. Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ ... của các câu sau cho phù
hợp.
ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí
Trang 18
- Ô-xi trong không khí cần cho ..................
- .................. trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy
không diễn ra ..................
Đáp án:
4.4.1. không khí, thức ăn, nước uống; môi trường; môi trường; chất thừa; chất
cặn bã; trao đổi chất.
4.4.2. an toàn.
- tươi, sạch; màu sắc; mùi vị lạ.
- nước sạch.
- nấu chín.
4.4.3. lượng mỡ; tăng cân; cân nặng.
4.4.4. - bay hơi.
- hơi nước, ngưng tụ, các đám mây.
- giọt nước.
4.4.5. - sự cháy.
- ni-tơ; quá nhanh.
4.5- 30 câu nhiều lựa chọn cho khối kiến thức chung của môn khoa học
4.5.1- 5 câu nhiều lựa chọn phủ định
4.5.1.1. Cơ quan nào không thực hiện quá trình trao đổi chất ở bên ngoài cơ
thể?
a) Tiêu hóa
b) Tuần hoàn
c) Hô hấp
d) Bài tiết
4.5.1.2. Chất nào không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và cung cấp năng
lượng cho cơ thể.
a) Chất bột đường.
b) Chất đạm.
c) Chất béo.
d) Vi-ta-min.
4.5.1.3. Cần tránh làm gì khi đi bơi ở bể bơi?
a) Tuân thủ quy định của bể bơi.
b) Tắm sạch trước khi bơi.
c) Xuống nước bơi khi đang ra mồ hôi.
Trang 19
d) Trước khi xuống nước phải tập vận động.
4.5.1.4. Chất không tan trong nước là:
a) Cát
b) Bột gạo
c) Đường
d) Bột mì
4.5.1.5. Chuột đồng không phải là thức ăn của động vật nào dưới đây?
a) Đại bàng
b) Cú mèo
c) Gà
d) Rắn hổ mang
Đáp án:
4.5.1.1. b) Tuần hoàn
4.5.1.2. d) Vi-ta-min.
4.5.1.3. c) Xuống nước bơi khi đang ra mồ hôi.
4.5.1.4. a) Cát
4.5.1.5. c) Gà
4.5.2- 5 câu nhiều lựa chọn tốt nhất
4.5.2.1. Con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
a) Lấy thức ăn và thải ra phân.
b) Lấy nước uống và thải ra nước tiểu, mồ hôi.
c) Lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
d) Thực hiện tất cả những việc trên.
4.5.2.2. Trong thức ăn có chứa những nhóm chất dinh dưỡng nào?
a) Chất bột đường và chất đạm.
b) Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và chất khoáng.
c) Chất béo, vi-ta-min và chất khoáng
d) Chất béo, chất bột đường và chất đạm.
4.5.2.3. Nước trong tự nhiên tồn tại ở những thể nào?
a) Ở cả ba thể: lỏng, khí và rắn.
b) Ở hai thể: lỏng và khí.
c) Ở hai thể: khí và rắn.
d) Ở một thể: lỏng.
4.5.2.4. Động vật cần ánh sáng vì:
a) Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.
b) Ánh sáng giúp động vật khỏe mạnh.
c) Ánh sáng giúp thực vật xanh tốt nhờ đó, động vật có được thức ăn từ thực
vật.
Trang 20
d) Tất cả các ý trên.
4.5.2.5. Thức vật cần gì để sống?
a) Ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng.
b) Không khí, nước.
c) Nước, chất khoáng.
d) Ánh sáng, không khí.
Đáp án:
4.5.2.1. d) Thực hiện tất cả những việc trên.
4.5.2.2. b) Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và chất khoáng.
4.5.2.3. a) Ở cả ba thể: lỏng, khí và rắn.
4.5.2.4. d) Tất cả các ý trên.
4.5.2.5. a) Ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng.
4.5.3- 5 câu nhiều lựa chọn suy diễn
4.5.3.1. Vật nào trong các vật dưới đây cho nước thấm qua?
a) Chai thủy tinh.
b) Vải bông.
c) Áo mưa.
d) Lon sữa bò.
4.5.3.2. Nước bay hơi kém trong điều kiện nào?
a) Không khí ẩm.
b) Nhiệt độ cao.
c) Không khí khô.
d) Thoáng gió.
4.5.3.3. Tính chất nào dưới đây chỉ không khí có mà nước không có?
a) Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
b) Có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
c) Không nhìn thấy.
d) Chiếm chỗ trong không gian.
4.5.3.4. Vật phát ra âm thanh khi nào?
a) Khi va đập với vật khác.
b) Khi uốn cong vật.
c) Khi nén vật.
Trang 21
d) Khi làm vật rung động.
4.5.3.5. Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta cảm thấy mát lạnh vì:
a) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh.
b) Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên tay ta cảm thấy lạnh.
c) Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay ta, vì vậy ta
thấy lạnh.
d) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền
tới vật, vì vậy ta thấy lạnh.
Đáp án:
4.5.3.1. b) Vải bông.
4.5.3.2. a) Không khí ẩm.
4.5.3.3. c) Không nhìn thấy.
4.5.3.4. d) Khi làm vật rung động.
4.5.3.5. d) Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta
truyền tới vật, vì vậy ta thấy lạnh.
4.5.4- 5 câu nhiều lựa chọn hỗn hợp
4.5.4.1. Những cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ
thể với môi trường bên ngoài?
a) Vận động, hô hấp, tiêu hóa.
b) Tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa.
c) Vận động, tuần hoàn, hô hấp.
d) Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.
4.5.4.2. Để phòng bị mất nước cho trẻ bị tiêu chảy, trong trường hợp không có
ô-rê-dôn, cần nấu cháo muối theo công thức nào?
a) Ba chén nước (loại chén dùng để ăn cơm), một nắm gạo, một ít muối.
b) Bốn chén nước (loại chén dùng để ăn cơm), một nắm gạo, một ít muối.
c) Bốn chén nước (loại chén dùng để ăn cơm), hai nắm gạo, một ít muối.
d) Năm chén nước (loại chén dùng để ăn cơm), hai nắm gạo, một ít muối.
4.5.4.3. Muốn pha một ly sữa nóng, ta nên dùng bộ ly và muỗng nào sau đây để
có sữa còn nóng nhất?
a) Ly thủy tinh và muỗng thép.
b) Ly nhựa và muỗng nhựa.
Trang 22
c) Ly thép và muỗng thép.
d) Ly nhựa và muỗng thép.
4.5.4.4. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
a) Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
b) Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
c) Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ lại thành
nước.
d) Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ lại thành
nước xảy ra lặp đi lặp lại.
4.5.4.5. Sinh vật có thể chết khi nào?
a) Mất từ 10% đến 20% nước trong cơ thể.
b) Mất từ 10% đến 15% nước trong cơ thể.
c) Mất từ 5% đến 9% nước trong cơ thể.
d) Mất từ 1% đến 4% nước trong cơ thể.
Đáp án:
4.5.4.1. d) Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.
4.5.4.2. b) Bốn chén nước (loại chén dùng để ăn cơm), một nắm gạo, một ít
muối.
4.5.4.3. b) Ly nhựa và muỗng nhựa.
4.5.4.4. d) Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ
lại thành nước xảy ra lặp đi lặp lại.
4.5.4.5. a) Mất từ 10% đến 20% nước trong cơ thể.
4.5.5- 10 câu nhiều lựa chọn khẳng định
4.5.5.1. Trong số những con vật dưới đây, con vật nào truyền bệnh lây qua
đường tiêu hóa?
a) Chuột
b) Gián
c) Ruồi
4.5.5.2. Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
a) Thạch quyển.
b) Khí quyển.
c) Thủy quyển
d) Sinh quyển.
Trang 23
d) Muỗi
4.5.5.3. Người ta chia sức gió thành bao nhiêu cấp độ?
a) 10 cấp
b) 11 cấp
c) 12 cấp
d) 13 cấp
4.5.5.4. Vật nào tự phát sáng?
a) Tờ giấy trắng.
b) Mặt Trời.
c) Mặt Trăng.
d) Trái Đất.
4.5.5.5. Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp
của con người là:
a) Khí ô-xi.
b) Khí các-bô-níc.
c) Hơi nước.
d) Khí ni-tơ.
4.5.5.6. Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?
a) Mới cấy
b) Đẻ nhánh
c) Làm đồng
d) Chín
4.5.5.7. Nhiệt độ nào sau đây là của một ngày trời nóng?
a) 10 0c
b) 38 0c
c) 100 0c
d) 300 0c
4.5.5.8. Hiện tượng nước đá tan thành nước là hiện tượng gì?
a) Bay hơi.
b) Ngưng tụ
c) Nóng chảy
d) Đông
đặc
4.5.5.9. Trong quá trình quang hợp thực vật thải ra khí gì?
a) Ô-xi
b) Ni-tơ
c) Các-bô-níc
d) Hơi nước
4.5.5.10. Trong tự nhiên các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ sinh vật nào?
a) Động vật.
b) Thực vật.
c) Vi khuẩn.
người
Đáp án:
4.5.5.1. c) Ruồi.
4.5.5.2. b) Khí quyển.
4.5.5.3. d) 13 cấp.
4.5.5.4. b) Mặt Trời.
4.5.5.5. a) Khí ô-xi.
4.5.5.6. d) Chín.
Trang 24
d) Con
4.5.5.7. b) 38 0c
4.5.5.8. c) Nóng chảy.
4.5.5.9. a) Ô-xi
4.5.5.10. b) Thực vật.
III. KẾT LUẬN
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là một tập hợp các câu hỏi trắc
nghiệm khách quan và đáp án là công cụ để đổi mới phương pháp dạy, phương pháp
học và quản lý chất lượng dạy học.
- Đối với giáo viên: chuẩn hóa kiến thức môn học, thực hiện phương pháp
giảng dạy tích cực trong quá trình dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Đối với học sinh: xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học cần
phải nắm để lập kế hoạch tự học và tổ chức học nhằm nắm vững nội dung và đạt mục
tiêu môn học đã đề ra.
- Đối với các nhà quản lý: là giải pháp hữu hiệu để các nhà quản lý hạn chế tiêu
cực trong thi cử và đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Khai thác được các
thông tin phản hồi về chương trình, quá trình dạy học cũng như việc tổ chức dạy học
của nhà trường.
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn khoa học là giải pháp:
Để đổi mới cách dạy và cách học; Rút ngắn khoảng cách chất lượng giảng dạy giữa
giáo viên lâu năm và giáo viên mới vào nghề; Để chuyển từ học thụ động sang học
tích cực (lấy người dạy làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm) thông qua
khả năng tự học của học sinh.
Như vậy, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong môn khoa học là rất có giá trị
nhiều mặt trong dạy học nói riêng và trong giáo dục nói chung. Tuy nhiên, bấy lâu nay
chúng ta còn chưa chú ý thích đáng đến việc tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan trong môn khoa học để khai thác được hết vai trò và giá trị của nó.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng mỗi nhà trường phải yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn khoa học lớp 4 cho đơn vị mình. Phải có tối
thiểu là 5 câu cho 1 tiết học.
Khi đã có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan rồi thì cần thường xuyên
bổ sung, đổi mới các câu hỏi và loại bỏ những câu hỏi kém chất lượng để ngân hàng
ngày được hoàn thiện hơn. Cần chia sẻ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trang 25