MỞ ĐẦU
Muốn có được những tư liệu tốt nhất để sáng tạo tác phẩm báo chí
phóng viên cần nắm được các kĩ năng cơ bản thu thập và xử lí thông tin.
Tuy nhiên, việc thực hiện như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn
vào khả năng của từng nhà báo. Cần phải nắm vững các phương pháp thu
thập tư liệu viết báo. Dưới đây là một số phương pháp thu thập thông tin.
I> Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp thu thập thông tin tư liệu
trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí:
1. Phương pháp quan sát:
Đó là phương pháp hành động mà ta đã xem qua, chú trọng đến việc làm.
Trọng tâm của quan sát là thế giới thiên nhiên, môi trường sống, lao động, học
tập.
Quan sát trong báo chỉ được hiểu là đi thực tế, tai nghe mắt thấy. Trực tiếp
tiếp cận sự kiện, sự việc nhằm mục đích nghiên cứu, thu thập thông tin, xem xét
một cách kỹ lưỡng về nguồn tin để xây dựng một tác phẩm báo chí.
Nhà báo sử dụng phương pháp quan sát đi vào đời sống để tìm kiếm các sự
kiện, vấn đề để thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất.
Quan sát và ghi nhận là hai yếu tố chính của phương pháp này. Vấn đề đặt
ra là người làm báo cần nắm được quan sát cái gì và những gì?
Điều quan trọng ở việc quan sát là đảm bảo tính khách quan, cần đặt và
nhìn nhân sự việc trong toàn thể, không được bỏ qua góc cạnh nào ngay cả
những góc cạnh tưởng như có vẻ tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa. Đôi khi chính
qua những nhỏ nhoi ấy lại ẩn chứa điều quan trọng.
Ghi nhận là những điều mà con người nhìn thấy, nghe được, ngửi được, sờ
được, nếm được.
Có một dụng cụ rất quan trọng mà người phóng viên không được phép
quên đó là sổ quan sát để liệt kê và ghi nhớ những kiến thức đã được ghi nhận
và tạo ra.
Quan sát là để phát hiện sự kiện, vấn đề từ đó phân tích, lí giải dưới nhiều
góc độ khác nhau để viết báo nhằm cung cấp thông tin bổ ích cho độc giả. Tuy
1
nhiên để làm được điều này người làm báo cần có trình độ chính trị (nhạy bén
với vấn đề liên quan đến lợi ích); có trình độ hiểu biết (hiểu biết về mọi mặt đời
sống xã hội mới nhìn ra nhiều vấn đề), có năng lực về nghề báo (thể hiện tính
chuyên nghiệp về nghề nghiệp như thành thạo tác nghiệp viết tin, bài, chụp ảnh,
tổ chức xuất bản báo…).
Vị trí và vai trò:
Quan sát không chỉ nắm rõ, hiểu đúng đối tượng mà là miêu tả nó bằng
những hình ảnh điển hình, đặc trưng nhất. Quan sát giúp Nhà báo, Phóng viên
tìm kiếm những thông tin chính xác và sinh động. Quan sát giúp Nhà báo, Phóng
viên kiểm soát được bản thân, kiểm soát được đối tượng để có những điều chỉnh
phù hợp nhất. Thể hiện năng lực thu nhận nhanh chóng, chính xác, năng lúc
phản ánh đúng bản chất, hiện tượng.
Cách quan sát:
- Căn cứ về mặt thời gian, quá trình và tiến trình: Phải có sự quan sát liên
tục, quan sát diễn biến của một sự việc đang diễn ra một thời điểm nhất định.
Quan sát nhất thời là quan sát một phần của sự kiện, sự việc nhưng đó phải là
thời điểm điểm điển hình, thời điểm đó sự kiện, sự việc phải làm rõ được bản
chất của nó.
- Căn cứ về không gian: Quan sát tổng thể là quan sát trên phạm vi diện
rộng liên quan đến toàn bộ vấn đề Nhà báo định viết cho thông tin bao quát,
tổng quát về sự kiện, sự việc. Quan sát đơn lẻ là tập chung quan sát 1 địa điểm
tiêu biểu để phát hiện vấn đề, thông tin sẽ cụ thể và chi tiết hơn. Cách quan sát
này giúp đi sâu, đi sát vào sự kiện. Quan sát những biểu hiện bên ngoài như
trạng thái, hành vi, tâm lý… để đưa ra nhận định và định dạng thông tin.
- Để quan sát có hiệu quả Nhà báo, Phóng viên cần xác định rõ sự kiện, sự
việc, mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng quan sát. Phải xác định được thời gian
cũng như địa điểm để tiến hành quan sát. Tiến hành quan sát thu thập thông tin,
ghi chép các dữ liệu để có thông tin phục vụ cho bài viết ( ghi chép vào sổ, quay
phim, chụp ảnh, ghi âm). Sau khi tiến hành quan sát, thu thập được thông tin
2
Nhà báo, Phóng viên phải tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu để có thông tin
chính xác nhất về sự kiện, sự việc.
Hạn chế:
- Phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức. Kết quả và chất lượng
của phương pháp quan sát phải phụ thuộc vào cách nhìn nhận, năng lục và trình
độ của mỗi Phóng viên hay nhà báo. Phụ thuộc vào thời điểm quan sát, địa điểm
quan sát. Nếu có cách nhìn nhận sai về vấn đề, về thời gian và địa điểm thì thu
thập thông tin sẽ bị hạn chế và không hiệu quả.
- Phương pháp quan sát được sử dụng trong những trường hợp sự kiện, sự
việc vấn đề đang xảy ra. Nhưng không phải sự kiện, sự việc nào phóng viên, nhà
báo cũng được tiếp cận, sự kiện không cho PV tiếp cận hoặc bị hạn chế quan sát
để lấy thông tin. Ví dụ như những trường hợp mà nhà báo, phóng viên không
được tiếp cận: Những phiên tòa xử kín, những sự kiện có tính chất nhảy cảm,
những sự kiện diễn ra bất ngờ, thiên tai, hỏa hoạn. Sự kiện xảy ra những nơi đặc
biệt như Trường Sa, Hoàng Sa, Hải Đảo…
- Quan sát nhiều khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng
với bản chất của sự việc.
Thế mạnh:
- Việc sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình thu thập, khai thác
thông tin giúp cho Nhà báo, Phóng viên thu thập được những thông tin có đặc
tính mô tả, chân thực, khách quan và nhiều chiều một cách chính xác.
- Thông tin thu được một cách trực tiếp, ghi lại nhưng thay đổi khác nhau
của đối tượng quan sát qua từng thời điểm khác nhau.
- Quan sát là con đường ngắn nhất để phóng viên tiếp cận trực tiếp với
hiện thực. Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực, sinh động làm bài viết
sinh động, hấp dẫn.
Ví dụ: Nhà báo, phóng viên có mặt tại hiện trường vụ hỏa hoạn xảy ra trên
đường. Lúc này nhà báo, phóng viên sẽ thu thập thông tin bằng cách quan sát
của mình. Miêu tả một cách chi tiết nhất về vụ hỏa hoạn đang xảy ra ( có bao
nhiêu xe cứu hỏa có mặt ở hiện trường, lửa và khói như thế nào. Lực lượng
3
PCCC tiếp cận hiện trường như thế nào?...) Nhà báo, Phóng viên nhờ phương
pháp quan sát sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết và cụ thể.
2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là cuộc đối thoại có chủ đích, chỉ hành vi tác nghiệp của phóng
viên. Đây là khâu đầu tiên của nhà báo khi tiếp xúc với đối tượng nhằm thu thập
thông tin cho bài báo. Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở
quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng
vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình dc định sẵn.
Trong báo chí, phỏng vấn thường được dùng trong hai trường hợp: thể hiện
chân dung nhân vật hoặc cung cấp thông tin về lĩnh vực mà người được phỏng
vấn là chuyên gia hoặc có trách nhiệm trả lời. Phỏng vấn báo chí có nhiều cách
thực hiện: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng văn bản, phỏng vấn qua điện
thoại.
Phỏng vấn là một nghệ thuật. Nếu phỏng vấn tốt, nhà báo sẽ có tư liệu tốt
để phục vụ cho bài viết của minh. Bốn phương pháp phỏng vấn dưới đây sẽ giúp
bạn khám phá được các ưu, nhược điểm và tính cách thật sự của ứng viên.
Có nhiều phương pháp phỏng vấn như phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn hội
đồng, phỏng vấn căng thẳng và phỏng vấn mô tả hành vi. Phỏng vấn hội
đồng được thực hiện với nhiều người cùng một lúc. Đây là một trong những
kiểu phỏng vấn khá tốn kém nên chỉ áp dụng để phỏng vấn những sự kiện quan
trọng.
Hầu hết các cuộc phỏng vấn nên hạn chế việc tạo ra sự căng thẳng cho
người được phỏng vấn. Tuy nhiên đôi khi phóng viên lại cố tình tạo ra sự căng
thẳng để xem phản ứng của người được phỏng vấn. Phỏng vấn này được gọi
là phỏng vấn căng thẳng. Loại phỏng vấn này được áp dụng đối với các phóng
viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Mục đích của cuộc phỏng vấn này
là xem ứng viên có trầm tĩnh không. Nó thường được áp dụng đối với các ngành
luật, quân đội, công an, ngoại giao.
Phỏng vấn cá nhân là phỏng vấn một người, đây là phương pháp phổ biến
nhất. Người được phỏng vấn sẽ cảm thấy tự nhiên thoải mái khi trả lời các câu
4
hỏi, đặc biệt với những câu hỏi hay, thú vị. Họ có dịp đưa ra những quan niệm,
những ý tưởng cùng những nhận xét mang tính chủ quan của họ. Trong khi thực
hiện phỏng vấn cá nhân có thể sử dụng các hình thức như phỏng vấn thân thiện,
phỏng vấn gây áp lực, phỏng vấn theo êkip.
Phóng viên thực hiện phỏng vấn cần lưu ý sự khác nhau trong các hình
thức. Phỏng vấn qua điện thoại đòi hỏi chuẩn bị trước các yếu tố: Mục đích cuộc
phỏng vấn; Đi trực tiếp vào vấn đề; Trung thực, hòa nhã, chân thành và tự tin
khi nêu câu hỏi. Nhưng phỏng vấn trực tiếp lại đòi hỏi phóng viên bắt đầu từ
trang phục. Trang phục công sở sẽ tạo được vẻ nghiêm túc, trân trọng; trang
phục gọn gàng, chải chuốt sẽ tạo được sự thiện cảm, chú ý ngay phút đầu tiên.
Trong phỏng vấn trực tiếp phóng viên cần đến đúng giờ, có sự chẩn bị kĩ về
những thông tin cần hỏi và điều không thể thiếu là phương tiện phục vụ cho việc
ghi nhớ đó là giấy bút, máy ghi âm, máy ảnh. Nên tắt điện thoại trong khi thực
hiện phỏng vấn trực tiếp sẽ không chỉ tạo được không gian phỏng vấn tốt mà
còn thể hiện sự lịch lãm, tác phong làm việc chuyên nghiệp của phóng viên.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Ưu điểm:
+>Tính linh hoạt cao:
- Phỏng vấn trực tiếp có tính linh hoạt cao hơn so với các phương pháp phỏng
vấn khác do người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu
người đc phỏng vấn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Thu được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi mà khách hàng trả lời, bởi vì
người phỏng vấn có thể quan sát để thu được thêm dữ liệu về người được phỏng
vấn qua ngôn ngữ không lời (nhà cửa, thái độ, hành vi,trang phục…).
+>Tính chính xác:
- Tỉ lệ người trả lời cao, thông tin thu được khá chính xác và nhiều hơn so với
điều tra bằng thư tín.
+>Tính thuận lợi
- Thông tin được trao đổi một cách trực tiếp nên dễ xử lý
- Người phỏng vấn có thể thăm dò đối tượng khi thấy thông tin chưa đủ tin cậy
5
Nhược điểm
- Chi phi thực hiện cao
- Nhiều chi phí phát sinh: chi phí đi lại, chi phí tổ chức, tiền công trả cho người
đi phỏng vấn và chi phí đào tạo phỏng vấn viên chuyên nghiệp.
- Không hỏi được những câu hỏi mang tính chất riêng tư.
- Nếu hỏi sẽ khiến người được phỏng vấn ngại trả lời ,làm mất sự tự nhiên, tin
tưởng, đôi khi dẫn tới viêc bất hợp tác của người được phỏng vấn.
- Khi thấy thái độ của người được phỏng vấn không nhiệt tình với câu hỏi riêng
tư đó thì nhanh chóng xin lỗi, chuyển chủ đề và cần tạo cảm giác an toàn cho
người được phỏng vấn.
- Phụ thuộc nhiều vào phỏng vấn viên.
- Kết quả thu được phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như sự than thiên
giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, yếu tố ngoại cảnh, yếu tố tình
cảm.
- Nếu công tác chuẩn bị ko kỹ càng, chu đáo thì sẽ dẫn đết thất bại.
- Có thể gặp bất đồng ngôn ngữ giữa hai bên.
- Phỏng vấn viên phải là người có các kỹ năng phỏng vấn, giao tiếp, thuyết phục
tốt, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng và số lượng thông tin thu được.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn cá nhân:
+ Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: Vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích
sáng tỏ cho người được nghiên cứu về cuộc điều tra đang tiến hành, và đặt câu
hỏi dưới dạng nguyên xi như nó đã trình bày từ trước.
* Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp
với việc kiểm định giả thuyết.
* Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về
tâm lý. Mặt khác: Đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi,
cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.
+ Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Chỉ các câu hỏi
khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với
người được hỏi và ngữ cảnh thực hiện.
6
* Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người điều tra và người được điều
tra.
* Nhược điểm: Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ học vấn cao, biết
nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.
+ Phỏng vấn bán tiêu chuẩn: một số câu hỏi có tính chất quyết định được
tiêu chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể.
*Ưu điểm: người phỏng vấn có thể giải thích cho người được phỏng vấn về
mục đích cuộc phỏng vấn, nội dung các câu hỏi..qua đó nâng cao được tinh thần
sẵn sàng trả lời được chính xác của người được phỏng vấn.
- Chức năng của các câu hỏi kiểm tra có tác dụng tốt hơn
- Người phỏng vấn có khả năng tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung
quan trọng để đánh giá đối tượng khảo sát.
* Nhược điểm:
- Trong một thời gian nhất định, người phỏng vấn chỉ có thể phỏng vấn một
số lượng hạn chế những người điều tra. Khi số lượng người được phỏng vấn
tăng lên, chi phí sẽ tăng lên và thời gian sẽ bị kéo dài ra.
- Để tiến hành phỏng vấn: Những cán bộ phỏng vấn phải được đào tạo và
làm chủ được kỹ thuật phỏng vấn. Do đó, chi phí để đào tạo họ cũng khá tốn
kém.
Trong những trường hợp, phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu
thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn.
- Trong những trường hợp, phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ
mâu thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn. Từ đó làm cho họ từ
chối trả lời hoặc trả lời sai không chính xác.
- Ngược lại, cán bộ phỏng vấn có thể có những tác động gợi ý mạnh mẽ làm
cho người trả lời bị chi phối không nói đúng được ý kiến của bản thân.
- Xử lý thông tin phức tạp, tốn kém.
+ Phỏng vấn sâu: là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm
hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó.
7
+ Phỏng vấn nhóm: là phỏng vấn một nhóm người trong cùng một thời
gian và địa điểm nhằm làm sáng rõ một chủ đề nào đó. Cần nắm chắc và sử
dụng thành thạo 3 nguyên tắc: nghệ thuật đặt câu hỏi - nghệ thuật lắng nghe nghệ thuật biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc điều tra sáng tạo.
Kết Luận:
Trong quá trình thu thập thông tin cho bài viết, phù thuộc vào từng đề tài
mà Nhà báo, Phóng viên sử dụng lựa chọn phương pháp khai thác tài liệu khác
nhau. Cá tính, văn phong của mỗi nhà báo là khác nhau nên lựa chọn phương
pháp khai thác tư liệu cũng khác nhau. Tuy nhiên trong tác phẩm báo chí lại sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo nên một tác phẩm báo chí.
Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp thu thập thông tin khác nhau tạo
nên một tác phẩm đa chiều của thông tin, thông tin thu thập được ở nhiều
phương diện, khía cạnh thông tin nhờ đó mà đầy đủ, toàn diện hơn.
Không có tác phẩm báo chí nào sử dụng một phương pháp thu thập thông
tin duy nhất mà luôn sử dụng tổng hợp các phương pháo khai thác thông tin một
cách linh hoạt. Tuy nhiên trong từng chủ đề, đề tài khác nhau thì các phương
pháp lại có vai trò, vị trí khác nhau. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nhằm
nên sự đa dạng, phong phú của thông tin tạo nên tính khách quan và chân thực.
3. Phương pháp thu thập tư liệu, tài liệu
Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như:
công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình,
internet là những thông tin sống động từ con người.
Tư liệu gồm có 2 loại, thông tin được lưu giữ dưới dạng ký tự ngôn ngữ, số
liệu trong các văn bản, các bảng biểu, sơ đồ và có thể là công trình kiến trúc, các
tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, băng đĩa có hình ảnh, âm thanh.
Tư liệu cũng có tính pháp lý của nó. Tính pháp được chia thành 2 loại : tư
liệu chính thức là những tư liệu được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính
thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội . Tư liệu không chính thức: là
8
những tư liệu chưa được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.
Tư liệu có tính chất tồn tại: Là những tư liệu sống động từ thực tế, đời sống.
Là tư liệu cố định trong các văn bản, giấy tờ, sổ sách.
Có 2 cách lấy tư liệu. Tư liệu trực tiếp và tư liệu gián tiếp. Tư liệu trực tiếp
là tư liệu phỏng vấn thu thập được qua sự tiếp xúc trực tiếp với các sự kiện, con
người. Tư liệu trực tiếp là qua cách quan sát nhìn thấy, nghe được.
Tư liệu gián tiếp là loại tư liệu phóng viên thu thập, tìm hiểu được thông
qua một trung gian (người khác hoặc vật khác).
Trong lĩnh vực báo chí, tư liệu được dùng với nghĩa là những nguyên vật
liệu, chất liệu để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí.
- Một số nguồn thông tin, tư liệu có thể thống kê được:
+ Các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài
+ Các chủ trương, chính sách, quyết định… của Chính phủ, các bộ, ngành,
các cơ quan, đơn vị ...
+ Mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên
+ Các cuộc họp, họp báo
+ Báo chí, Internet
+ Thư bạn đọc
+ Dư luận quần chúng
Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản
- Tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản
sau đây:
+ Sách ( sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế...)
+ Báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng...)
+ Internet
+ Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh)
+ Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời
thường …)
9
* Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến
mà phóng viên hằng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành
chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây:
+ Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết,
quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị ... của các cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo,
giấy mời... của các đơn vị, cơ quan nhà nước.
* Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Văn bản
đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây:
+ Thư từ, nhật kí…
+ Giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân…
Đặc điểm của tư liệu văn bản
- Sách báo, internet, các văn bản giấy tờ… giúp phóng viên có được những
thông tin nền trước khi tìm hiểu cụ thể về đối tượng nào đó. Vì vậy, trong hoạt
động sáng tạo tác phẩm, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở đầu tiên để phóng
viên triển khai các công việc tiếp theo.
+ Các loại văn bản quy phạm pháp luật có tính chất chuẩn mực vì đã được
những cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết… ít nhiều đã được các cá nhân, đơn vị,
cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra.
+ Các tư liệu văn bản như báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức
năngthường chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra tính
toán, so sánh, đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn ra trong thực tế.
- Các văn bản đời thường cũng được xem là những vật chứng có ý nghĩa
khi nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, con người nào đó nhưng giá trị pháp lý có
thể không cao.
- thông tin được rút ra từ sách báo cũng có nhiều tác dụng trong việc đào
sâu, mở rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn.
10
- Thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ không
phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo. Không nên lạm dụng việc nghiên cứu
văn bản để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu làm thành tác phẩm báo chí.
- Tư liệu văn bản thường khuôn mẫu, khô khan. Một bài báo chỉ có tư liệu
văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn.
- Dùng danh bạ địa chỉ cụ thể hoặc dùng công cụ tìm kiếm để thu thập
thông tin trên internet
+ Một số website tìm kiếm thông dụng như
+ Internet là kho tư liệu khổng lồ của phóng viên. Tuy nhiên, khai thác
thông tin trên internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc
phân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn gốc vì vậy việc kiểm tra các
nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian.
II> Sưu tầm, khảo sát, phân tích, so sánh các thông tin chi tiết từ các
phương pháp trong tpbc (2014).
Dưa hấu xếp hàng chờ... xin đểu
30/03/2014 09:00
Tin tức
Trong suốt nhiều ngày chờ đợi thông quan ở cửa khẩu Tân Thanh, điều
khiến các tài xế, chủ xe lo lắng nhất là luôn đối mặt với nạn xin đểu, cướp dưa...
11
Đoàn xe dưa nối đuôi nhau chờ thông quan - Ảnh: Xuân Sang
Không ai dám báo công an!
Trên địa bàn khu
vực cửa khẩu vẫn còn
một số đối tượng xin
tiền, xin dưa. Nhưng số
đối tượng này tới từ khu
vực giáp ranh nên khó
khăn trong việc xử lý
Tiếp xúc với chúng tôi, nét mặt còn
nguyên vẻ sợ hãi, một tài xế tên Hùng, lái xe
dưa mang BKS 51C-30... kể: “Chiều tối 26,
khi xe của tôi vừa bò vào được khu vực bãi
đỗ cửa khẩu Tân Thanh, thì có mấy thanh
niên xuất hiện và xin tiền an ninh bến bãi,
nhưng tôi không đưa. Xin tiền không được,
mấy thanh niên này lại quay qua xin ít dưa và
Thiếu tá Trần Ngọc Ánh,
tôi cũng không đồng ý. Đến khuya, tôi bị Phó trưởng công an H.Văn
đánh thức bởi tiếng lục đục phía đuôi xe. Mở Lãng (Công an tỉnh Lạng Sơn)
cửa xe bước xuống thì thấy họ đang chuyền
tay nhau dưa hấu từ trên xe tôi xuống một
chiếc xe tải nhỏ ngay sát đó. Chưa kịp hiểu
chuyện gì xảy ra thì mấy thanh niên nhảy xuống xe và quay ra dọa nạt. Vì sợ hãi
do không phải người ở đây nên tôi phải im tịt”. Được biết tối đó, những kẻ lạ
mặt đã ngang nhiên cướp của anh Hùng hơn 1 tấn dưa.
Một tài xế đề nghị không nêu tên phản ánh, trong những ngày đợi thông
quan, anh và nhiều tài xế khác thường xuyên bị một nhóm côn đồ đến xin tiền an
ninh bến bãi, lúc thì dăm ba chục, lúc thì vài yến dưa hấu. “Nếu xin không được
là chúng dọa đập kính xe hoặc ăn trộm dưa và lấy trộm dầu xe. Thậm chí có một
số xe vừa bị chúng trộm dầu, lại còn bị đục thủng bình chứa dầu, khiến tài xế bị
thiệt hại nặng. Dù vậy không ai dám báo công an vì sợ chúng trả thù”.
12
Chưa hết, nhiều xe dưa sau khi bị trả về, khi tới khu vực Trạm kiểm soát
liên hợp cửa khẩu Tân Thanh đã bị nhóm hơn chục người đuổi bám theo, rồi
nhảy lên xe để cướp dưa. Số dưa cướp được nhóm người này bày bán ngay tại
khu vực chợ cửa khẩu Tân Thanh, trước sự bất lực của các tài xế.
Chiều 29.3, trao đổi với chúng tôi, thiếu tá Trần Ngọc Ánh, Phó trưởng công an H.Văn
Lãng (Công an tỉnh Lạng Sơn) thừa nhận có tình trạng một số thanh niên, do không có việc
làm đã lợi dụng tình trạng xe chở dưa đổ về khu vực cửa khẩu Tân Thanh quá đông để xin
tiền tài xế. Trước tình trạng trên, Công an H.Văn Lãng đã lập nhiều tổ công tác tuần tra kiểm
soát. Tới thời điểm này các tổ công tác đã bắt, xử lý 2 trường hợp. “Hiện trên địa bàn khu vực
cửa khẩu vẫn còn một số đối tượng xin tiền, xin dưa. Nhưng số đối tượng này tới từ khu vực
giáp ranh nên khó khăn trong việc xử lý”, thiếu tá Ánh nói.
Chờ... bị ép giá
Đã gần một tuần nay, cả nghìn chiếc xe tải chở dưa hấu nối đuôi nhau xếp
hàng dài hàng chục cây số từ khu vực chợ Mẹt của thị trấn Hữu Lũng (H.Hữu
Lũng, Lạng Sơn) cho tới khu vực cửa khẩu Tân Thanh, để chờ tới lượt thông
quan sang bên kia biên giới bán. Ngày cao điểm có tới gần 700 chiếc xe tải lớn
đổ về Lạng Sơn. Các tuyến quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B luôn trong tình trạng ùn ứ
cục bộ. Lực lượng CSGT tỉnh Lạng Sơn đã phải huy động tối đa quân số, phối
hợp cùng cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông chia thành nhiều tổ công tác,
lập chốt phân luồng giao thông 24/24 giờ.
Bà Đặng Thị Ngân, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, cho
rằng do mỗi ngày cửa khẩu chỉ có thể thông quan cho khoảng 300 xe dưa, trong
khi đó trung bình mỗi ngày có khoảng 500 - 700 xe từ khắp các tỉnh đổ về nên
đã xảy ra ùn ứ. Để đẩy nhanh thời gian thông quan, các lực lượng ở khu vực cửa
khẩu sẽ tập trung sắp xếp xe vào bãi thuận tiện, kéo dài thời gian làm việc từ 7
giờ tới 21 giờ mỗi ngày.
Trong khi đó, vẻ mặt đầy âu lo, anh Phùng Quang Thắng (ngụ Quảng
Ngãi), chủ nhân của hai xe dưa, cho biết: “Nắm được thông tin dưa hấu xuất qua
đường cửa khẩu Tân Thanh bán được giá, gần 12.000 đồng/kg, nên không
những tôi mà nhiều anh em khác cùng quê đã thuê xe, thuê tài vận chuyển ra
13
đây. Vậy mà khi sang bên đó, thương lái Trung Quốc chỉ trả khoảng 7.000
đồng/kg. Đã vậy, họ chỉ chọn những quả dưa già nhất, mọng nhất để cân”. Theo
anh Thắng, thực tế chỉ bán được khoảng 1/2 xe dưa với giá có lãi, số dưa còn lại
sẽ bị ép với giá khoảng 3.500 đồng/kg.
Không chịu được cảnh bị ép giá, không ít chủ dưa đã phải cho tài xế chở
non nửa số hàng quay ngược chở lại khu vực chợ Giếng Vuông (ở TP.Lạng Sơn,
tỉnh Lạng Sơn) bán, dù giá cũng chẳng khá hơn, chỉ bằng một cốc trà đá 3.000
đồng.
Hà An – Xuân Bùi
*>Phân tích tác phẩm: “ Dưa hấu xếp hàng chờ xin đểu” trên báo
Thanh Niên.
Trong tác phẩm Dưa hấu xếp hàng chờ xin đểu, tác giả bài viết đã kết hợp
xử dụng nhiều phương pháp báo chí trong bài viết.
Phương pháp quan sát, tác giả đã đến tận nơi xảy ra sự việc ( địa điểm là
cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn), khi có mặt tại nơi xảy ra sự việc tác giả bài
viết đã dùng phương pháp quan sát tất cả sự việc, từng hoạt động đang xảy ra tại
địa điểm tác giả có mặt. Tác giả bằng mắt đã quan sát thấy được hàng trăm xe tải
chở dưa hấu đang phải xếp hàng dài hàng chục km để chờ qua cửa khẩu xuất
hàng. Tác giả đã nắm bắt đúng thời điểm để có mặt tại hiện trường xảy ra vụ
việc, đúng thời điểm nóng nhất để có thể thu thập được những thông tin chính
xác và hiệu quả nhất để phục vụ cho bài viết. Tác giả đã lựa chọn đúng thời cơ,
thời gian.
Một số đoạn trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp trong bài viết:
“Đã gần một tuần nay, cả nghìn chiếc xe tải chở dưa hấu nối đuôi nhau xếp
hàng dài hàng chục cây số từ khu vực chợ Mẹt của thị trấn Hữu Lũng (H.Hữu
Lũng, Lạng Sơn) cho tới khu vực cửa khẩu Tân Thanh, để chờ tới lượt thông
quan sang bên kia biên giới bán. Ngày cao điểm có tới gần 700 chiếc xe tải lớn
đổ về Lạng Sơn. Các tuyến quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B luôn trong tình trạng ùn ứ
cục bộ. Lực lượng CSGT tỉnh Lạng Sơn đã phải huy động tối đa quân số, phối
hợp cùng cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông chia thành nhiều tổ công tác,
lập chốt phân luồng giao thông 24/24 giờ”.- trích từ bài viết.
14
*>Tác giả đã chứng kiến và quan sát trực tiếp những diễn biến đang xảy ra
tại địa điểm xảy ra vụ việc. Nhờ ở trực tiếp địa điểm mà tác giả đã có được cách
tiếp cận vấn đề tốt qua cách quan sát.
Nhờ cách quan sát trực tiếp của tác giả mà bài viết có những được chi tiết
rất cụ thể và chính xác, giúp bạn đọc không bị mơ hồ về thông tin.
“Nhiều xe dưa sau khi bị trả về, khi tới khu vực Trạm kiểm soát liên hợp
cửa khẩu Tân Thanh đã bị nhóm hơn chục người đuổi bám theo, rồi nhảy lên xe
để cướp dưa. Số dưa cướp được nhóm người này bày bán ngay tại khu vực chợ
cửa khẩu Tân Thanh, trước sự bất lực của các tài xế”.- trích từ bài viết.
*>Trong phần này tác giả qua sự quan sát nhiều ngày của mình đã cho bạn
đọc biết được nhiều xe dưa sáu khi bị trả về khi tới khu vực trạm kiểm soát liên
hợp cửa khẩu Tân Thanh đã bị nhóm hơn chục người đuổi bám theo, rồi nháy
lên xe để cướp dưa…Nếu không có sự quan sát tinh tế và kịp thời thì không có
những chi tiết đắt giá như thế này. Đây chính là một trong những chi tiết đắt giá
trong bài viết, chi tiết làm nổi bật bài viết.
Tác giả bài viết sử dụng phương pháp phỏng vấn:
*>Sau khi quan sát và tìm hiểu vấn đề kỹ lưỡng và chi tiết, tác giả đã sử
dụng phương pháp Phỏng vấn để làm sáng tỏ vấn đề hơn, giúp cho bạn đọc có
được thông tin nhiều chiều.
*>Tác giả phỏng vấn nạn nhân (những tài xế chở dưa hấu), ngụ ý tác giả
muốn hỏi những tài xế vì những tài xế chính là nạn nhân và cũng là nhân chứng
nên rất cần những cung cấp thông tin từ tài xế và tác giả đã phỏng vấn.
*>Khi tác giả phỏng vấn tài xế thì vấn đề được rõ ràng và chi tiết hơn, giúp
bạn đọc hiểu hơn về vấn đề bị xin đểu và bị mất đồ.
“Tiếp xúc với chúng tôi, nét mặt còn nguyên vẻ sợ hãi, một tài xế tên Hùng,
lái xe dưa mang BKS 51C-30... kể: “Chiều tối 26, khi xe của tôi vừa bò vào
được khu vực bãi đỗ cửa khẩu Tân Thanh, thì có mấy thanh niên xuất hiện và
xin tiền an ninh bến bãi, nhưng tôi không đưa. Xin tiền không được, mấy thanh
niên này lại quay qua xin ít dưa và tôi cũng không đồng ý….”.- trích từ bài viết.
15
*>Sau khi phỏng vấn những người hàng ngày phải chứng kiến sự việc và
cũng là những nạn nhân thì tác giả đã phỏng vấn cơ quan chức năng. Việc phỏng
vấn cơ quan chức năng là rất quan trọng, khi có phát biểu của cơ quan chức
năng trong bài viết thì bài viết có giá trị và độ tin cậy hơn.
“Chiều 29.3, trao đổi với chúng tôi, thiếu tá Trần Ngọc Ánh, Phó trưởng
công an H.Văn Lãng (Công an tỉnh Lạng Sơn) thừa nhận có tình trạng một số
thanh niên, do không có việc làm đã lợi dụng tình trạng xe chở dưa đổ về khu
vực cửa khẩu Tân Thanh quá đông để xin tiền tài xế. Trước tình trạng trên,
Công an H.Văn Lãng đã lập nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát.”
“Bà Đặng Thị Ngân, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, cho
rằng do mỗi ngày cửa khẩu chỉ có thể thông quan cho khoảng 300 xe dưa, trong
khi đó trung bình mỗi ngày có khoảng 500 - 700 xe từ khắp các tỉnh đổ về nên
đã xảy ra ùn ứ. Để đẩy nhanh thời gian thông quan, các lực lượng ở khu vực
cửa khẩu sẽ tập trung sắp xếp xe vào bãi thuận tiện, kéo dài thời gian làm việc
từ 7 giờ tới 21 giờ mỗi ngày.”- trích từ bài viết.
*>Tác giả không chỉ hỏi một người mà tác giả đã phỏng vấn nhiều người
cơ quan chức năng để có được nhiều thông tin rõ ràng và chính xác hơn. Từ
những phát biểu, hay câu trả lời của cơ quan chức năng chính là cái kết bài cho
bài viết. Là câu trả lời cho bài viết mà tác giả nêu lên “thiếu tá Trần Ngọc Ánh,
Phó trưởng công an H.Văn Lãng (Công an tỉnh Lạng Sơn) thừa nhận có tình
trạng một số thanh niên, do không có việc làm đã lợi dụng tình trạng xe chở dưa
đổ về khu vực cửa khẩu Tân Thanh quá đông để xin tiền tài xế”.- trích từ bài
viết.
16
'Chạy' hộ nghèo
16/10/2014 05:55
Tin tứcTôi Viết
Ở một số huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, hàng
loạt những hộ được bình xét và đang hưởng chính sách hộ nghèo lại
không hề nghèo.
17
Bên trong nhà chị L.
Lò sấy vải được xây với giá 40 triệu đồng để cho khách thuê
Năm 2014, bản danh sách hộ nghèo của thôn Thắng Trí, xã Minh Trí
(H.Sóc Sơn, TP.Hà Nội) được chốt ở con số 28. Tuy nhiên, theo những người
dân trong thôn, có ít nhất 6 trường hợp không quá khó khăn để phải vào diện hộ
nghèo. Theo họ, những hộ này đều đủ ăn, đủ mặc, chí ít cũng có nhà mái ngói
bốn, năm gian, xe máy có, ti vi màu có.
18
Ở nhà mái bằng,
buôn bán đất...
Gia đình có hai cháu,
đều lớn cả. Một cháu năm
nay vào cấp 3, cháu kia đi
học nghề, nên bà con
trong thôn cũng có nhiều
chiếu cố, bình xét cho gia
đình vào hộ nghèo... Như
vậy, khi các cháu đi học sẽ
được miễn giảm nhiều
khoản
Để làm rõ thực hư
thông tin người dân cung
cấp, chúng tôi đến hộ ông
N.K. Qua ghi nhận thực tế,
thời gian trước 7 người nhà
ông K. sinh sống trong
ngôi nhà cấp 4 mái ngói cũ,
5 gian nằm ngay sát con
đường bê tông liên thôn.
Nói là nhà ngói cũ, nhưng
Chị T., thôn Tư Hai, xã Quý Sơn
nó còn chắc chắn và mới
hơn rất nhiều những ngôi
nhà khác trong thôn. Ít năm
trở lại đây, theo xu hướng ở địa phương, gia đình ông K. cũng bỏ tiền ra thuê thợ
về cất thêm một ngôi nhà mái bằng, đổ bê tông kiên cố, ngay bên là khu công
trình phụ, chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Kể từ khi cất được ngôi nhà mái bằng
khang trang, ngôi nhà cấp 4 mái ngói trở thành nơi chứa đồ, để xe... Trong ngôi
nhà mái bằng với diện tích sàn lên tới gần 100 m2, những vật dụng có giá trị tiền
triệu như bộ bàn ghế sa lông, chiếc tủ đựng quần áo, chiếc ti vi màu. Đó là chưa
kể những chiếc xe máy của các thành viên trong gia đình.
Gia đình đủ ăn là vậy, nhưng không hiểu sao trong danh sách 28 hộ nghèo
của xã Minh Trí lại có tên gia đình ông K. Ông H., một người dân sinh sống
cùng thôn, cho hay: “Ông K. vốn là kế toán của hợp tác xã đã về hưu. Vợ chồng
ông K. còn khỏe mạnh và có thể tự chăn nuôi được, tăng gia thêm được. Còn
con cái ông bà cũng khỏe mạnh, vẫn có thể tự kiếm được ra tiền. Đấy là chưa kể
ông K. cũng từng buôn bán đất cát, tích lũy
được khá tiền... Như thế không thể gọi là hộ
nghèo được”.
120.000 tỉ đồng/năm
dành cho giảm nghèo
Tương tự, qua khảo sát, nhiều trường
hợp hộ gia đình nghèo khác... đều có đất, có
Theo kết quả giám sát thực
ruộng, cuộc sống kinh tế không đến nỗi quá hiện chính sách, pháp luật về
khó khăn, nhưng lại được đưa vào danh sách giảm nghèo giai đoạn 2005 hộ nghèo, hưởng chính sách hỗ trợ.
2012 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, nguồn lực cho công
Hưởng lợi chính sách
tác giảm nghèo đạt hơn 881.000
Vốn nổi tiếng với sự “thay da đổi thịt” tỉ đồng. Trong đó, ngân sách
từ cây vải thiều và chỉ nằm cách thủ đô Hà nhà nước là 864.050 tỉ đồng;
Nội không quá trăm cây số, nhưng năm 2014 nguồn còn lại từ đóng góp của
xã Quý Sơn của H.Lục Ngạn (tỉnh Bắc xã hội. Riêng giai đoạn 2011 Giang) cũng có tới 218 hộ nghèo. Và cũng 2013 nguồn lực dành cho giảm
như ở Thắng Trí, danh sách hộ nghèo ở Quý nghèo là 364.000 tỉ đồng, tương
đương 120.000 tỉ đồng/năm.
19
Sơn thật sự có “vấn đề”. Cụ thể, nhiều hộ khi có con lớn vào cấp 3, cao đẳng,
đại học, hay học nghề... đã tìm cách “lo” hộ nghèo, nhằm để con được miễn
giảm học phí, cũng như hưởng một số chính sách khác.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cấp 4, tuy không quá rộng, quá khang trang,
nhưng cũng đầy đủ các vật dụng cần thiết như đài, quạt, ti vi, xe máy... chị T.
(nhà ở thôn Tư Hai, xã Quý Sơn) giọng thật thà: “Gia đình có hai cháu, đều lớn
cả. Một cháu năm nay vào cấp 3, cháu kia đi học nghề, nên bà con trong thôn
cũng có nhiều chiếu cố, bình xét cho gia đình vào hộ nghèo… Như vậy, khi các
cháu đi học sẽ được miễn giảm nhiều khoản”. Thực tế, ngoài khoảng thời gian
làm ruộng và chăm lo cho vườn vải thiều của gia đình, chị T. chăm chỉ cùng
chồng đi chợ sớm, mổ lợn thuê trong xã... nên thu nhập cũng không đến nỗi.
Trong khi đó, một hộ nghèo khác ở Quý Sơn lại cho biết trường hợp như
nhà chị T. không phải cá biệt và tình trạng “lo” hộ nghèo ở Quý Sơn diễn ra khá
phổ biến. “Khi có con em tới tuổi đi học, nhà có người ốm đau... là y như rằng
họ sẽ xin xỏ này nọ với thôn, với xã để vào hộ nghèo”, người này nói.
Còn tại thôn Tư Một (xã Quý Sơn), gia đình chị L. năm nay cũng được bình
xét đưa vào hộ cận nghèo và trong năm tới sẽ chính thức hưởng chính sách hỗ
trợ hộ nghèo. Tuy nhiên, với những gì vợ chồng chị L. hiện có, gồm: 4 sào đất
ruộng trồng lúa, vườn vải thiều 4 sào và cho thuê mặt bằng, cho thuê lò sấy vải
quả… thì mức thu nhập không thể dưới 400.000 đồng/tháng. Theo tìm hiểu của
chúng tôi, năm nay gia đình nhà chị L. cũng có một cháu gái vào lớp 10 và sẽ
còn học lên cao nữa, do vậy gia đình cũng tìm cách “lo” hộ cận nghèo.
“Tiến hành đúng 3 bước”
Trả lời PV Thanh Niên, cả ông Trần Văn Sáng, Phó chủ tịch xã Quý Sơn và
ông Nguyễn Văn An, Phó chủ tịch xã Minh Trí, nói việc rà soát, bình xét hộ
nghèo, hộ cận nghèo tại Quý Sơn và Minh Trí được tiến hành theo đúng 3 bước
như quy định chung. Tuy nhiên, trong quá trình bình xét, do cán bộ thôn còn nể
nang, tình làng nghĩa xóm muốn giúp đỡ nhau, nên một số trường hợp trong xã
không đến nỗi khó khăn nhưng cũng được đưa vào danh sách hộ nghèo.
Ông Ngô Trường Thi, Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐTB-XH), thừa nhận ở Bắc Giang tình trạng lãnh đạo thôn, xã giúp đỡ người nhà
vào hộ nghèo… diễn ra khá nhiều. Những trường hợp này, chủ yếu để được
hưởng hỗ trợ chính sách giáo dục và hưởng BHYT.
Hà An – Xuân Bùi
Phân tích tác phẩm: “Chạy hộ nghèo” trên báo Thanh Niên
Trong tác phẩm Chạy hộ nghèo, tác giả bài viết đã kết hợp xử dụng nhiều
phương pháp báo chí trong bài viết.
20
Phương pháp tư liệu, tài liệu:
Ngay đầu bài viết tác giả đã đưa ra phần mà tác giả đã thu thập được từ tư
liệu và tài liệu để phục vụ cho bài viết “Năm 2014, bản danh sách hộ nghèo của
thôn Thắng Trí, xã Minh Trí (H.Sóc Sơn, TP.Hà Nội) được chốt ở con số 28”trích từ bài viết.
Những con số thống kê về số hộ nghèo, nhân khẩu…trong bài viết cũng
được tác giả đưa vào bài viết. Những con số ấy tác giả đã sử dụng phương pháp
tìm hiểu tư liệu tài liệu.
Sử dụng tư lại tài liệu qua Box trong bài viết:
“120.000 tỉ đồng/năm dành cho giảm nghèo
Theo kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai
đoạn 2005 - 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguồn lực cho công tác
giảm nghèo đạt hơn 881.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 864.050
tỉ đồng; nguồn còn lại từ đóng góp của xã hội. Riêng giai đoạn 2011 - 2013
nguồn lực dành cho giảm nghèo là 364.000 tỉ đồng, tương đương 120.000 tỉ
đồng/năm” – trích từ bài viết.
Phương Pháp quan sát:
*>Tác giả đã đến từng địa điểm, đến từng nhà để quán sát và tìm hiểu vấn
đề. Tác giả đã đi nhiều nơi qua các tỉnh thành khác nhau để thu thập thông tin.
Cụ thể hơn là tác giả qua sự tìm hiểu, tác giả đã đến tận những gia đình để quan
sát và nhìn nhận vấn đề. Tác giả quan sát chi tiết để có cái nhìn đúng nhất và
khách quan nhất để đưa vào bài viết.
“ngôi nhà mái bằng khang trang, ngôi nhà cấp 4 mái ngói trở thành nơi
chứa đồ, để xe... Trong ngôi nhà mái bằng với diện tích sàn lên tới gần 100 m2,
những vật dụng có giá trị tiền triệu như bộ bàn ghế sa lông, chiếc tủ đựng quần
áo, chiếc ti vi màu”- trích từ bài viết..
“trong ngôi nhà cấp 4, tuy không quá rộng, quá khang trang, nhưng cũng
đầy đủ các vật dụng cần thiết như đài, quạt, ti vi, xe máy”.
21
*>Nhờ quan sát mà tác giả có thể miêu tả từng chi tiết nhỏ, từng chi tiết cụ
thể nhất. Ngoài những chi tiết cụ thể qua cách quan quan sát của tác giả, những
hình ảnh trong bài bài viết cũng là cách quan sát quan trọng hỗ trợ cho bài viết.
Hình ảnh giúp bài viết hấp dẫn hơn.
*>Tác giả khôngchir quan sát một nhà hay một nơi mà tác giả quan sát
nhiều gia đình ở từng địa điểm khác nhau. Cách quan sát như vậy giúp tác giả có
thể so sánh và đưa ra nhận xét của mình.
*>Ngoài quan sát thì tác giả còn tìm hiểu thông tin từ độc giả, bạn đọc phản
ánh về tình trạng như trên. Qua phản ánh, tác giả đã tìm hiểu và đến tận nơi làm
rõ sự việc. Thông tin bạn đọc cung cấp chính là cơ sở ban đầu để tác giả vào
cuộc, đi tìm hiểu và làm rõ vấn đề.
Phương pháp phỏng vấn
*>Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp nhiều người dân ở từng gia đình khác
nhau để thấy rõ được hoàn cảnh của từng gia đình, qua đó để tiếp nhận thông
tin. Qua những cuộc phỏng vấn người dân, tác giả đã thu về cho mình khá nhiều
thông tin cho bài viết.
“chị T. (nhà ở thôn Tư Hai, xã Quý Sơn) giọng thật thà: “Gia đình có hai
cháu, đều lớn cả. Một cháu năm nay vào cấp 3, cháu kia đi học nghề, nên bà
con trong thôn cũng có nhiều chiếu cố, bình xét cho gia đình vào hộ nghèo…
Như vậy, khi các cháu đi học sẽ được miễn giảm nhiều khoản”.-Trích từ bài
viết.
*>Sau khi tìm hiểu vấn đề chi tiết và cụ thể, có những bằng chứng để phục
vụ bài viết, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp cơ quan chức năng, các ban ngành có
liên quan đến vụ việc để làm sáng tỏ sự việc hơn. Để có cái kết luận rõ ràng hơn.
“Trả lời PV Thanh Niên, cả ông Trần Văn Sáng, Phó chủ tịch xã Quý Sơn
và ông Nguyễn Văn An, Phó chủ tịch xã Minh Trí, nói việc rà soát, bình xét hộ
nghèo, hộ cận nghèo tại Quý Sơn và Minh Trí được tiến hành theo đúng 3 bước
như quy định chung. Tuy nhiên, trong quá trình bình xét, do cán bộ thôn còn nể
nang, tình làng nghĩa xóm muốn giúp đỡ nhau, nên một số trường hợp trong xã
không đến nỗi khó khăn nhưng cũng được đưa vào danh sách hộ nghèo.
22
Ông Ngô Trường Thi, Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐTB-XH), thừa nhận ở Bắc Giang tình trạng lãnh đạo thôn, xã giúp đỡ người nhà
vào hộ nghèo… diễn ra khá nhiều. Những trường hợp này, chủ yếu để được
hưởng hỗ trợ chính sách giáo dục và hưởng BHYT” – Trích từ bài viết.
Trang chủ
Chính trị - Xã hội
Cỡ chữ : A- A A+
Chia sẻ:
Tái diễn tình trạng 'chặt chém' ở lễ hội đền Hùng
09/04/2014 08:45
(TNO) Hàng quán bủa vây, chèo kéo chụp ảnh, các dịch vụ đua nhau chặt chém du khách, những
hình ảnh nhếch nhác vẫn còn tái diễn tại hội đền Hùng năm nay.
>> Khai hội Bà Thu Bồn
>> Đêm trước ngày khai hội Lim
>> Hơn 5 vạn người dự lễ khai hội Yên Tư
>> Chính thức khai hội chùa Bái Đính
>> Loạn' ngày khai hội chùa Hương
Ông Hoàng Phú Hòa, Trưởng phòng tổ chức hành chính Khu di tích lịch sử đền Hùng cho biết, tính từ ngày 5.3 m
lịch đến nay có khoảng 4 triệu lượt du khách tham quan, cao điểm nhất vào ngày 7.3 m lịch với khoảng 2 triệu
lượt.
Theo Ban tổ chức lễ hội đền Hùng, toàn bộ các hiện vật dâng tiến đã được thẩm định, xem xét một cách
cẩn trọng và không còn những sản phẩm "khủng" như mọi năm, tránh gây ra hiệu ứng ngược, phản cảm với du
khách về chiêm bái.
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, lễ hội năm nay vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp trong lòng du
khách thập phương. Dọc lối đi dẫn lên sân đền, hàng quán mọc lên chi chít, choán hết lối đi và mở loa rao hàng
ầm ĩ làm mất đi vẻ tôn kính thiêng liêng vốn có khu di tích.
Tại khu vực cổng đền chính, lúc nào cũng có đội quân chụp ảnh thuê, sẵn sàng chèo kéo du khách chụp
hình với mức giá “cắt cổ” 30.000 đồng/ảnh.
Nhiều người không thỏa thuận giá trước khi trả tiền bị ép giá tới 40.000 đồng/bức ảnh và phải trả thêm
nhiều tấm hình do thợ ghép cảnh. Dịch vụ cho thuê chiếu ngồi ở khuôn viên khu di tích đền Hùng cũng nở rộ với
mức giá 20.000 đồng/lượt/ 1 tiếng tùy theo khu vực.
23
Ngoài những bãi giữ xe Mui Rùa, bãi gửi ô tô ở sân trung tâm thuộc sự quản lý của Công an tỉnh Phú Thọ
và các bãi xe số 1,2,5 của Ban Quản lý Khu di tích có niêm yết công khai giá, các bãi giữ xe tự phát được dịp đội
giá đua nhau chặt chém du khách với mức giá phổ biến 20.000 đồng/lượt xe máy hoặc 10.000 đồng/lượt.
Vừa tấp xe vào hỏi giá, một nhóm 3 thanh niên xưng là chủ bãi xe có tên “Chiến Binh” ở cổng sau khu di
tích đã đồng loạt hét giá 20.000 đồng/lượt xe máy, nhận gửi qua đêm giá 40.000 đồng/lượtxe máy.
Tại quầy hàng bán quần áo lưu niệm đối diện cây đa cổ thụ ở sân đền còn công khai bày bán những bộ
sắc phục công an, cảnh sát giao thông dành cho trẻ em với mức giá 100.000 đồng - 120.000 đồng/bộ.
Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Hòa quả quyết “lễ hội đền Hùng năm
nay không còn tình trạng chặt chém, lực lượng công an, quản lý thị trường kiểm tra các hàng
quán được cấp phép kinh doanh phải công khai niêm yết giá các sản phẩm theo mức giá thị
trường”. Còn tình trạng các bãi xe tự phát, “khu di tích thường xuyên có lực lượng kiểm tra
xử lý sát sao”.
Phân tích tác phẩm: “Tái diễn tình trạng 'chặt chém' ở lễ hội đền
Hùng” trên báo Thanh Niên.
24
*>Tác phẩm này phương pháp quan sát được tác giả sử dụng tối đa. Tác giả
chủ yếu dùng phương pháp quan sát. Nêu vấn đề từ việc nhìn nhận vấn đề thực
tế đang diễn ra tại lễ hội đền Hùng. Nhờ sự quan sát và đi sâu vào tìm hiểu tác
giả đã phản ánh được sự việc đã và đang diễn ra.
*>Tác giả qua quan sát và nhìn nhận vấn đề đã đi sâu vào tìm hiểu và làm
rõ vấn đề. Nếu chỉ quan sát không thì không thể có được những thông tin chính
xác và chân thực nhất. Qua quan sát, tác giả đi tìm hiểu từng vấn đề một.
“Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, lễ hội năm nay vẫn còn những
hình ảnh chưa đẹp trong lòng du khách thập phương. Dọc lối đi dẫn lên sân
đền, hàng quán mọc lên chi chít, choán hết lối đi và mở loa rao hàng ầm ĩ làm
mất đi vẻ tôn kính thiêng liêng vốn có khu di tích.
Tại khu vực cổng đền chính, lúc nào cũng có đội quân chụp ảnh thuê, sẵn
sàng chèo kéo du khách chụp hình với mức giá “cắt cổ” 30.000 đồng/ảnh.
Tại quầy hàng bán quần áo lưu niệm đối diện cây đa cổ thụ ở sân đền còn
công khai bày bán những bộ sắc phục công an, cảnh sát giao thông dành cho
trẻ em với mức giá 100.000 đồng - 120.000 đồng/bộ” – Trích từ bài viết.
Chi tiết tác giả qua quan sát rồi đi sâu vào tìm hiểu
Nhiều người không thỏa thuận giá trước khi trả tiền bị ép giá tới 40.000
đồng/bức ảnh và phải trả thêm nhiều tấm hình do thợ ghép cảnh. Dịch vụ cho
thuê chiếu ngồi ở khuôn viên khu di tích đền Hùng cũng nở rộ với mức giá
20.000 đồng/lượt/ 1 tiếng tùy theo khu vực.
Ngoài những bãi giữ xe Mui Rùa, bãi gửi ô tô ở sân trung tâm thuộc sự
quản lý của Công an tỉnh Phú Thọ và các bãi xe số 1,2,5 của Ban Quản lý Khu
di tích có niêm yết công khai giá, các bãi giữ xe tự phát được dịp đội giá đua
nhau chặt chém du khách với mức giá phổ biến 20.000 đồng/lượt xe máy hoặc
10.000 đồng/lượt.
*>Và trong bài viết tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn, tác giả
đã có cuộc trao đổi để lấy ý kiến cơ quan chức năng.”
25