Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Giới thiệu chung về hoạt động logistics của apple và sản phẩm của iphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 26 trang )

Giới thiệu chung về hoạt động Logistics của Apple
và sản phẩm của Iphone

Chương 1.

1.1. Giới thiệu tập đoàn Apple và sản phẩm Iphone
1.1.1. Giới thiệu chung về Apple
Tập đoàn Apple viết tắt là Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn
công nghệ máy tính hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San
Francisco, tiểu bang California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976
bởi bộ 3 Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne, để bán bộ sản phẩm máy vi
tính cá nhân Apple I dưới tên Apple Computer, Inc. Dù trải qua một giai đoạn kém
thành công và có thời điểm gần như phá sản vào giữa thập niên 1990, Apple đã
được hồi sinh với sự quay trở lại của Steve Jobs vào năm 1997. Tuy nhiên, Apple
chỉ thực sự gây được tiếng vang lớn vào thời điểm năm 2001, Steve Jobs trình làng
chiếc iPod đầu tiên. Kể từ đó, hàng triệu thiết bị được bán và nó đã thay đổi cách
mọi người nghe, mua nhạc. Và đó cũng chính là nền móng để Apple cho ra đời sản
phẩm Iphone được hàng triệu người trên thế giới sử dụng hiện nay. Trong đời đại
hiện nay, Apple được xem là một trong những công ty dẫn đầu về đổi mới, thiết kế
và phát triển sản phẩm, thương hiệu và hệ sinh thái phần mềm. Sự khác biệt đã
khiến cho Apple luôn đứng trong top những công ty có doanh thu lớn nhất toàn cầu
qua các năm. Thậm chí, trong quý đầu tiên năm 2014, Apple “cá kiếm” được nhiều
tiền hơn so với Facebook, Google, Amazon cộng lại. Nếu Apple là một quốc gia
độc lập, nó sẽ là quốc gia lớn thứ 27 trên thế giới đứng sau nước Bỉ.

Em sẽ note lại 1 số funfact về Apple chị có thể sử dụng để thuyết trình nếu
muốn nhé ạ:
-

Apple có nhiều tiền hơn Kho bạc Hoa kì



-

Thương hiệu của Apple trị giá 118,9 tỷ USD. Đây là thương hiệu có giá

trị nhất trên thế giới
-

Chiến dịch quảng cáo “Think Different” là 1 trong những chiến dịch

quảng cáo lịch sử đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vực dậy Apple và đưa
công ty này phát triển lên đến vị trí công ty có giá trị lớn nhất thế giới như ngày
nay.

( hình ảnh của chiến dịch)
-

: link vietsub chiến

-

: liên quan đến

dịch

iphone logistics

1.1.2.

Giới thiệu chung về sản phẩm Iphone


Vào năm 2007, lịch sử của Apple, cũng như làng công nghệ nói chung, bước
sang trang mới khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên với cơ chế chạm đa
điểm độc đáo, đem lại một cách sử dụng hoàn toàn mới.


Nếu trước đây người ta chỉ quen với những chiếc điện thoại bấm, điện thoại
màn hình gập thì đây là lần đầu tiên người dùng trên thế giới được trải nghiệm điện
thoại cảm ứng. iPhone là được xem là thế hệ chiếc điện thoại smartphone đầu tiên
mở ra trào lưu người dùng smartphone trên thị trường. Nó thay đổi thói quen, thay
đổi cuộc sống, cách làm việc của con người. Có thể nói đây cũng là thiết bị đã giúp
Apple trở thành công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, loại bỏ những gã khổng
lồ như Nokia, Blackberry ra khỏi thị trường đầy tiềm năng mặc dù Nokia đã từng
mạnh miệng nói rằng Apple không phải là đối thủ mà họ cần quan tâm. Dù 12 năm
đã trôi qua, đời Iphone thứ 11 đã xuất xưởng nhưng sức hút của Iphone không hề
giảm sút. Dẫn chứng cho thầy là sự kiện thường niên vào tháng 9 của Apple là một
trong những sự kiện công nghệ được trông đợi nhất trong năm. Cả thế giới hướng
về Apple để mong đợi những chiếc Iphone đời mới ra đời. Hàng dài những người
háo hức xếp hàng trước Apple Store ở Mỹ, Singapore, Úc,.. trong những ngày đầu
tiên mở bán để được cầm trên tay chiếc Iphone đầu tiên.


Ngay trước ngày iPhone X mở bán, Apple đã đạt giá trị 900 tỷ USD. Ngày
2/8/2018, Apple chính thức trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị trên 1.000 tỷ
USD. Giá cổ phiếu công ty đạt mức 207 USD. Trong tương lai, giá trị của Apple sẽ
còn tiếp tục được nâng lên. Có thể nói Iphone đóng vai trò to lớn giúp công ty này
khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Và đằng sau thành công “kinh
điển” của Apple nói chung và Iphone nói riêng là một chuỗi logistics được tôn vinh
với danh hiệu “bậc thầy” đã giúp Apple tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.



1.2. Vai trò của Logistics đối với tập đoàn
1.2.1.

Vai trò chung của logistics:

1.2.1.1. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp:
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc
mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản
lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến
lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các
hoạt động của doanh nghiệp.
Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một
cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá,
dịch vụ…logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động
logistics đúng đắn. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất
bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự
trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả… Ngoài ra logistics còn hỗ
trợ đắc lực cho hoạt động Maketting. Chính logistics đóng vai trò then chốt
trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản
phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi
nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định.

1.2.1.2. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế:
Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như
hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt,
khốc liệt hơn. Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế
cạnh tranh của quốc gia. Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics

toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước


trên thế giới.Chẳng hạn như: Chi lê – một nước mặc dù ở cách xa hầu hết các thị
trường lớn, nhưng lại có vai trò rất lớn trong thị trường lương thực thế giới, cung
cấp cá tươi và hoa quả khó bảo quản cho người tiêu dùng ở Châu Á, Châu Âu và
Bắc Mỹ. Đối với những nước không có khả năng kết nối này, chi phí logistics sẽ
rất cao và ngày càng gia tăng, khả năng mất cơ hội cũng rất lớn, nhất là những
nước nghèo nằm sâu trong đất liền, mà phần lớn là ở Châu Phi.
Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế.
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình
này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật logistics
đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có
thể cao hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận
hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất
lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ.

1.2.2.

Vai trò của logistics đối với Apple

Logistics đã giúp Apple trở thành một trong những công ty dẫn đầu về đổi
mới trong thiết kế, phát triển sản phẩm, thương hiệu, marketing và hệ sinh thái
phần mềm.
Thành công của Apple là rõ ràng với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng
trong nhiều năm qua. Tuy vậy, những nhân tố chủ yếu đưa đến thành công này
cũng là một đề tài có nhiều tranh luận khác nhau: vị trí tài chính của Apple, chiến
lược khác biệt hóa sản phẩm, trình độ xây dựng thương thiệu và marketing, chiến

lược bán lẻ với các cửa hàng bán lẻ Apple Store, quyền nắm giữ và kiểm soát cả
phần cứng và phần mềm, trình độ quản trị chuỗi cung ứng.
Trong các nhân tố trên, nhiều chuyên gia tin rằng, năng lực vượt trội về quản
trị chuỗi cung ứng là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp Apple vượt lên nhiều công
ty trong ngành để trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới vào năm 2012 và là
công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị 700 tỷ USD (Theo Kopytoff, 2015).


Một năng lực cốt lõi của Apple là khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục, yếu
tố này đã mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, những sản phẩm
mang tính cách mạng cùng thiết kế hấp dẫn, được nhiều khách hàng yêu thích như:
iPod, iPhone hay iPad sẽ không mang lại nhiều thành công đến vậy nếu như doanh
nghiệp này không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất
lượng và thời gian. Điều này nhấn mạnh vai trò cốt lỗi của quản trị chuỗi cung ứng
đối với sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Ngày nay, Apple là một trong những công ty giỏi nhất trên thế giới về quản trị
chuỗi cung ứng, đã giành nhiều giải thưởng về chiến lược chuỗi cung ứng. Gartner
(một công ty chuyên về nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ) đã liên tục xếp
Apple vị trí đầu bảng trong danh sách 25 công ty dẫn đầu về quản trị chuỗi cung
ứng trên toàn cầu từ 2010 – 2014.
Đặc biệt, trong năm 2015, Gartner đã xếp Apple cùng với P&G vào một danh
sách mới – “Bậc thầy” về chuỗi cung ứng thay vì xếp trong danh sách 25 công ty
đứng đầu như trước đây. Sự đổi mới này là ghi nhận của Gartner về sự dẫn đầu liên
tục trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng trong nhiều năm của Apple. Vậy đâu là
những nhân tố thành công chủ chốt trong chiến lược quản trị chuỗi cung ứng của
Apple?
Theo Mark và Johnson, về cơ bản, Apple quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu với
phần phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ và thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các
quốc gia châu Á và mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên khắp thế giới. Linh
kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường hàng không

để tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ đây, thành phẩm được chuyển trực tiếp đến tay
người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS hoặc FedEx) đối với những
người đặt mua sản phẩm Apple qua website của công ty.
Đối với những kênh phân phối còn lại (cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối),
Apple trữ hàng tại kho trung tâm tại Elk Grove, California và giao sản phẩm từ các
kho này. Cuối chuỗi này, Apple có dịch vụ bảo hành và thu hồi các sản phẩm hư
hỏng, không còn sử dụng được nữa để tái chế.


Chuỗi cung ứng Apple tỏ ra hiệu quả đến mức, đến tận hiện tại, tức là sau hơn
20 năm được Stanford công bố, mô hình quản lý chuỗi cung ứng này vẫn không có
nhiều thay đổi ở Apple, và ngày càng sẽ được tối ưu hóa cho ưu việt hơn.


Các quy trình trong hoạt động Logistics của dòng
sản phẩm Iphone của Apple

Chương 2.

2.1 Tổng quan về hoạt động Logistics đối với dòng sản phẩm
Iphone

Apple là một trong những công ty giỏi nhất trên thế giới về quản trị logistics,
đã giành nhiều giải thưởng về chiến lược logistics. Gartner (một công ty chuyên về
nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ) đã liên tục xếp Apple vị trí đầu bảng
trong danh sách 25 công ty dẫn đầu về quản trị logistics trên toàn cầu từ 2010 –
2014.
Đặc biệt, trong năm 2015, Gartner đã xếp Apple cùng với P&G vào một danh
sách mới – “Bậc thầy” về logistics thay vì xếp trong danh sách 25 công ty đứng
đầu như trước đây. Sự đổi mới này là ghi nhận của Gartner về sự dẫn đầu liên tục

trong lĩnh vực quản trị logistics trong nhiều năm của Apple.
Theo Mark và Johnson, về cơ bản, Apple quản lý logistics toàn cầu với
phần phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ và thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các
quốc gia châu Á và mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên khắp thế giới.


Linh kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường
hàng không để tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ đây, thành phẩm được
chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS
hoặc FedEx) đối với những người đặt mua sản phẩm Apple qua website của
công ty.
Đối với những kênh phân phối còn lại (cửa hàng bán lẻ và nhà phân
phối), Apple trữ hàng tại kho trung tâm tại Elk Grove, California và giao sản
phẩm từ các kho này. Cuối chuỗi này, Apple có dịch vụ bảo hành và thu hồi
các sản phẩm hư hỏng, không còn sử dụng được nữa để tái chế.

2.2 Các phương thức vận chuyển
Apple bắt đầu đổi mới mọi chi tiết trong logistics ngay sau khi Steve Jobs
quay lại và Tim Cook gia nhập công ty những năm 1997-1998. Vào thời đó, mọi


nhà sản xuất máy tính đều vận chuyển sản phẩm bằng đường biển, rẻ hơn nhiều so
với hàng không. Theo John Martin, chuyên gia logistics từng làm việc với Jobs khi
sắp xếp các chuyến bay, để đảm bảo những chiếc iMac xanh được xuất hiện rộng
rãi đúng dịp Giáng sinh sang năm. Apple đã tung 100 triệu USD để đặt chỗ trước
các chuyến bay vận tải xuyên suốt dịp lễ năm đó, Nước đi này khiến hàng loạt
công ty điên đảo vì không tìm được chỗ để vận chuyển hàng hóa của mình trong kì
bán hàng chạy nhất trong năm. Các đối thủ khác như Compaq điêu đứng khi chậm
chân trong đăng kí vận tải bay. Tương tự, khi iPod trình làng năm 2001, Apple
nhận ra vận chuyển nhiều máy nghe nhạc gọn nhẹ trên máy bay có thể tiết kiệm

hơn hơn khi gửi trực tiếp từ nhà máy sản xuất tại Trung Quốc tới tận cửa nhà khách
hàng. Việc mọi người đặt mua và nhận hàng chỉ sau vài ngày, hay có thể theo dõi
sát sao hành trình sản phẩm thông qua trang web của Apple thực sự là khoảnh khắc
“chết tiệt” cho nhiều đối thủ khác.
Từ trước đến nay, Apple luôn là khách hàng thân thiết của hãng hàng không
Cathay HongKong. Được biết, hãng hàng không này luôn vận chuyển các sản
phẩm được lắp ráp từ các nhà máy Foxcon tại Trung Quốc sang Mỹ và các quốc
gia khác.
Thực tế, Apple phải dựa vào các công ty vận chuyển bên ngoài thay vì sử
dụng đội ngũ giao hàng riêng do nhu cầu dao động khá nhiều tùy từng thời điểm
trong năm.
Chẳng hạn thời điểm Giáng sinh còn bận rộn hơn nhiều ngày ra mắt iPhone
X. Từ 4/12 trở đi, mỗi ngày có tới hàng chục cuộc họp diễn ra tại Apple chỉ để xem
các đơn hàng được vận chuyển thế nào, đồng thời đánh giá mức độ vận chuyển
được thực hiện tới đâu.
Biểu đồ giao hàng với hình con tuần lộc tại Apple cho thấy hàng nghìn
chuyến bay khác nhau, hàng chục nghìn kho hàng khắp thế giới và hàng trăm
nghìn phương tiện vận chuyển di chuyển trên đường. Biểu tượng tuần lộc xuất hiện
ở đây nhằm đảm bảo rằng khách hàng có thể nhận được sản phẩm trong bất cứ


hoàn cảnh nào. Biểu tượng này dành riêng cho kế hoạch Giáng sinh. Nếu có vấn đề
xảy ra như chuyến bay thay đổi, tuyết rơi dày, bão ập đến, Apple sẽ chuyển sang
các đơn vị giao hàng dự phòng trong cùng khu vực nhằm đảm bảo việc giao hàng
không bị ngừng trệ.
Trong trường hợp này, Apple sẽ báo cho khách hàng về việc thay đổi đơn vị
vận chuyển và hỏi khách hàng có đồng ý với việc đó hay không. Nếu đồng ý, kiện
hàng sẽ tiếp tục được chuyển ngay tới nơi cần chuyển.



2.3 Quy trình logistics của Apple

Hơn một nửa iPhone hiện được sản xuất tại nhà máy khổng lồ của Foxconn
tại Trịnh Châu (Trung Quốc).
Đặt hàng linh kiện
Mỗi chiếc iPhone chứa linh kiện từ hơn 200 nhà cung cấp khác nhau. Foxconn đối tác lắp ráp chính của Apple - cũng sản xuất một vài linh kiện, chẳng hạn vỏ
máy tại nhà máy ở Trịnh Châu.
Lắp ráp Iphone
Khoảng 350 chiếc iPhone được sản xuất mỗi phút tại nhà máy. Nhà máy này
thực hiện công việc có tên F.A.T.P tức là lắp ráp giai đoạn cuối, thử nghiệm và
đóng gói.
Kiểm tra hải quan


Bộ phận kiểm tra hải quan ngồi ngay bên ngoài nhà máy của Foxconn. Tại
trạm kiểm tra hải quan, Foxconn coi như bán những chiếc iPhone hoàn thiện cho
Apple, sau đó hãng đưa chúng đến các chi nhánh trên toàn thế giới. Quy trình này
đa phần được làm tự động hóa.
Xuất đi nước ngoài
IPhone được chuyên chở bằng Boeing 747. iPhone, sau khi qua điểm kiểm tra hải
quan, sẽ được chở thẳng ra sân bay Trịnh Châu. Một chiếc Boeing 747 có thể chở
khoảng 150.000 chiếc iPhone.
Vận tải (Transportation):


Chọn công ty vận chuyển:

- Đầu tiên, nhóm logistics sẽ nghiên cứu nhiều mã bưu chính (zip code)
khác nhau
- Chọn công ty nào trong số khoảng 15 đơn vị giao hàng được đánh giá tốt

nhất.
- Sau khi chọn xong, Apple sẽ ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển đó. Mỗi
lần như vậy có tới hàng triệu, thậm chí chục triệu mã bưu chính được đưa ra phân
tích.


Giao hàng:

Đơn vị giao hàng của Apple có thể là tổ chức quốc gia hoặc cá nhân. Rất
nhiều trong số này đang làm chủ các hãng hàng không lớn nhất thế giới.
- Để chuẩn bị cho sự kiện lớn, chẳng hạn ngày giao hàng 3/11 của iPhone X,
việc lên kế hoạch đã được thực hiện từ nhiều tuần trước đó nhằm đảm bảo
đúng vào ngày này khách hàng sẽ nhận được hàng.


- Khi người dùng vào trang đặt hàng của Apple, hệ thống sẽ tính mức độ đơn
hàng, khoảng thời gian đơn hàng tới tận tay người mua. Tất nhiên, các địa chỉ
ở vùng nông thôn xa xôi sẽ được giao hàng chậm hơn thành phố. Từ đó cung cấp
ngày giao hàng chính xác.
- Sau khi Apple kiểm tra năng lực giao hàng của đơn vị vận chuyển với
từng mã bưu chính cụ thể.
- Đơn vị vận chuyển kiểm tra năng lực đáp ứng chính xác ngày giao hàng với
từng địa chỉ cụ thể hay không.
- Một ngày trước khi đơn hàng được giao, đơn vị vận chuyển quy tập lại
hàng chục kiện hàng lớn, mỗi kiện hàng có một đơn vị bảo vệ riêng. Tất cả phải
sẵn sàng cho ngày hôm sau.
- Tới ngày 3/11, các nhóm logistics của Apple hoạt động từ rất sớm để kiểm
tra xem từ thời điểm 5h30 sáng trở đi có vấn đề nào phát sinh không.
- Hàng trăm chuyến bay chở iPhone X đã cất cánh trước đó. Hàng nghìn kho
hàng của các đơn vị vận chuyển sẵn sàng tiếp nhận, rồi từ đó iPhone X được

chuyên chở trên hàng chục nghìn phương tiện khác nhau từ sáng cho tới nửa
đêm.
Apple cho biết họ phải thực hiện rất nhiều biện pháp kiểm kê để đảm bảo
độ chính xác. Các đơn vị vận chuyển nói rằng chỉ duy nhất Apple mới yêu cầu chi
tiết như thế. Thực tế, Apple phải dựa vào các công ty vận chuyển bên ngoài thay
vì sử dụng đội ngũ giao hàng riêng do nhu cầu dao động khá nhiều tùy từng thời
điểm trong năm. Chỉ khi tỉ lệ giao hàng đạt 100% mới được Apple coi là thành
công.
Lưu kho, dự trữ (Storage):
Từ nguyên vật liệu đầu vào khắp nơi trên thế giới, Apple sẽ thỏa thuận vận
chuyển tất cả về điểm tập trung lắp ráp tại Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, sản


phẩm xuất xưởng sẽ được vận chuyển trực tiếp tới tay người dùng qua UPS
hoặc FedEx nếu họ mua trên trang chủ của Apple.
Đối với cửa hàng Apple hay các đối tác bán lẻ khác, sản phẩm Táo khuyết
sẽ được vận chuyển số lượng lớn về kho hàng chính tại Elk Grove, California
để chờ phân phối. Vào cuối vòng đời của mình, khách hàng có thể gửi trả các sản
phẩm Apple để chúng được tái chế an toàn.

Bộ phận sửa chữa và dự phòng (Spare and repair part):
Còn được gọi là hoạt động dự trù, gồm:


Xác định nhu cầu sửa chữa thay thế



Xác định các bộ phận sửa chữa thay thế




Văn bản hóa những vấn đề xác định trên: Apple bảo hành sản phẩm phần
cứng và các phụ kiện Apple đối với các lỗi về vật liệu và gia công khi sử dụng
trong điều kiện bình thường trong thời hạn MỘT (1) NĂM kể từ ngày người mua
là người sử dụng cuối mua lẻ vào lúc ban đầu.




Tiến hành thực hiện sửa chữa thay thế



Bàn giao lại cho khách hàng
Nhân sự và đào tạo (Personnel and training)
Apple đòi hỏi nhân sự phải có trình độ cao, hiểu biết rộng và có khả năng đào
tạo chuyên sâu:
Xây dựng 1 nền văn hóa doanh nghiệp mạnh: quản lý của Apple để lên



cấp lãnh đạo đều phải trải qua hàng chục năm cống hiến nên họ đều thấu hiểu cặn
kẽ những công việc và nhiệm vụ dù nhỏ nhất của nhân viên.
Apple luôn dành cho nhân viên nhiều “vùng” tự do để tự xây dựng và



cải tiến sản phẩm. Khi một nhân viên phát hiện ra một sai sót, người nhân viên đó
sẽ được tự do nghiên cứu, cải tạo, sửa chữa và xây dựng giải pháp tốt nhất.

Apple luôn thúc đẩy sự phát triển của nhân viên bằng cách không ngừng



thách thức họ. Nhân viên luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn so với năng
lực bản thân.
Thời hạn hoàn thành công việc luôn là ưu tiên hàng đầu. Apple không chấp



nhận sự trì trệ.
nhà quản lý nhân sự phải định hướng cho nhân viên tập trung nhiều hơn



vào các mục tiêu sản phẩm cụ thể thay vì so sánh với đối thủ để trở nên nổi trội
hơn.
Tài liệu kĩ thuật (Teachnical publications)
Với mỗi sản phẩm của Apple luôn kèm theo tài liệu thông số kĩ thuật, hướng
dẫn sử dụng để hỗ trợ khách hàng sử dụng đúng chức năng của sản phẩm, nhờ đó
thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, góp phần đạt mục tiêu của logistics.
Cơ sở vật chất (Facilities)


Hãng sở hữu 7.376 mẫu Anh đất (khoảng gần 30 km vuông), không bao gồm
trụ sở Apple Park rộng khoảng 3,8 km vuông ở Cupertino và các không gian mà
công ty thuê hoặc sở hữu để làm văn phòng hay cửa hàng bán lẻ.




Tại một số bang như Iowa, Nevada và Bắc Carolina, Apple đã đầu tư hàng tỷ
USD xây dựng các trung tâm dữ liệu để chạy các dịch vụ iMessage, App Store,
Apple Music và iCloud. Hãng cũng đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn năng lượng tái


tạo, chẳng hạn các trang trại năng lượng mặt trời, để cung cấp điện năng cho các
cơ sở này.

2.4 Các lưu ý đặc biệt trong hoạt động logistics đối với iPhone
Apple vừa cho ra mắt iPhone 11 vào 10/9/2019. Đối với hầu hết mọi người,
điều này có nghĩa là họ chỉ cần đến Apple Store hoặc đặt hàng online là có thể rinh
về một chiếc Iphone đời mới.
Đối với Apple thì khác, việc ra mắt một sản phẩm mới có nghĩa là họ phải làm
việc hết công suất để đảm bảo rằng hàng triệu iPhone được bán ra từ Trung Quốc
sẽ sẵn sàng được bày bán tại các cửa hàng trên toàn thế giới. Đây là một bài toán
về hoạt động logistics trên quy mô lớn nhất, phải làm sao để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là trong bối cảnh Apple
thường bán được hàng triệu sản phẩm mới chỉ trong ngày đầu tiên ra mắt.
Apple đã xây dựng quy trình vận chuyển chặt chẽ tới từng chi tiết nhằm đảm
bảo iPhone mới được chuyển đúng ngày tới khách hàng đặt mua.
Đối với việc vận chuyển iPhone trên toàn thế giới, Apple bắt đầu quá trình
đó từ vài tháng trước khi chúng được công bố, chuyển các lô hàng iPhone lớn
đến các trung tâm phân phối trên toàn thế giới. Các lô hàng này luôn được
giám sát bởi nhân viên an ninh, từ các kho xe tải, sân bay, hải quan và kho lưu
trữ cho đến khi sản phẩm cuối cùng được công bố.
Apple luôn chú ý đến việc điều phối các chuyến bay và xe tải để chuyển
các bộ phận từ nhà cung cấp sang nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc. Các nhóm
từ bán hàng, tiếp thị, vận hành và tài chính hợp tác và thảo luận để dự báo có bao
nhiêu sản phẩm mà công ty dự kiến sẽ bán trong một khoảng thời gian nhất
định. Đối với dịp lễ Giáng sinh, đây là thời điểm iphone bán chạy nhất, Apple luôn

chú ý để việc đặt chỗ cho các chuyến bay để đảm bảo việc giao hàng đúng hạn.
Đối với việc vận chuyển iPhone sang Mỹ, Bloomberg báo cáo rằng Apple sử dụng
FedEx để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Memphis, Tenn., nơi công ty có
trụ sở chính.


Cần lưu ý đến vấn đề hàng tồn kho, Tim Cook cắt giảm các kho hàng và
hạn chế hàng tồn kho, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. San OliverApple Insider chia sẻ: “ Khi Tim Cook bắt đầu tiếp quản chuỗi cung ứng của
Apple, ông đã cắt giảm số lượng nhà cung cấp linh kiện từ 100 xuống còn 24,
buộc các công ty phải cạnh tranh để kinh doanh, Tim Cook cũng đóng cửa 10 trong
số 19 kho của Apple để hạn chế tình trạng quá tải, hàng tồn kho đã giảm từ một
tháng xuống chỉ còn sáu ngày.
Nguồn:


/>millions_of_iphones_from_china_to_stores/georgia_tech_supply_chain_and_logist
ics_institute



/>


/>
Chương 3.
Các thành công của Apple trong hoạt động Logistics và
áp dụng cho các doanh nghiệp thiết bị công nghệ điện tử của Việt
Nam
3.1 Lí do thành công trong hoạt động Logistics của Apple
3.1.1 Đối với hoạt động Logistic đầu vào

Logistic đầu vào (Inbound logistics) là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu
tố đầu vào một cách tối ưu về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. Để
hoạt động logistic đầu vào diễn ra thuận lợi, các công ty có xu hướng tìm kiếm
cách thức củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp, tăng chất lượng nguồn lực, giảm
chi phí và thời gian vận tải, thúc đẩy quản lí nguyên vật liệu và đáp ứng được mục
tiêu sản xuất với sản phẩm chất lượng cao và giá bán cạnh tranh.


Kể từ năm 1998, Apple đã cắt giảm số lượng nhà cung ứng linh kiện từ
100 xuống còn 24 và nhờ có sức mạnh thương lượng, Apple có thể khiến các
nhà cung ứng cạnh tranh lẫn nhau để giành được hợp đồng cung ứng linh kiện.
Một số nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Apple:

Theo Kraemer và cộng sự (2011), các nhà cung cấp ở Nhật Bản giành được
hợp đồng cung ứng linh kiện cho các mẫu máy nghe nhạc iPod đầu tiên; tuy vậy,
đến các mẫu iPod sau đó cùng với iPhone và iPad, phần lớn những nhà cung cấp
linh kiện là các công ty Hàn Quốc (LG, Samsung). Dĩ nhiên sự thay đổi này một
phần do Apple chuyển sang dùng bộ nhớ flash thay vì đĩa cứng trong các sản phẩm
của mình. Apple cũng đã thay nhà sản xuất chip xử lý PortalPlayer ở Thung lũng
Silicon bằng hợp đồng với Samsung và gần đây là TSMC ở Đài Loan.
Có thể thấy rằng Apple đã tận dụng triệt để lợi thế kinh tế theo quy mô
do phạm vi và quy mô hoạt động khổng lồ của mình, cùng với việc thiết lập
được mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp, từ đó công ty có thể đảm
bảo lợi thế về chi phí cũng như chất lượng của nguyên liệu sản xuất đầu vào.
Chính vì vậy Apple có thể sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng cao với giá
cả cạnh tranh.

3.1.2 Đối với việc quản lí hàng tồn kho
Khi gia nhập và tiếp quản chuỗi cung ứng Apple năm 1998, ông đã cho đóng
cửa 10 trong số 19 nhà kho của Apple để giới hạn số lượng tồn kho và trước tháng

9.1998, tồn kho giảm từ một tháng xuống chỉ còn 6 ngày, đến năm 2012, con số
này giảm xuống còn 5 ngày.


Để so sánh tương quan, hai đối thủ lớn Dell và Samsung lần lượt phải mất 10
ngày và 21 ngày. Cook tin rằng đối với một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng như
công nghệ, “tồn kho cơ bản là một thứ tồi tệ”, “bạn cần quản lý nó như thể
bạn đang kinh doanh trong ngành bơ sữa. Nếu sản phẩm lưu kho vượt quá
hạn sử dụng thì bạn đang gặp vấn đề”.
Thực tế vào tháng 7.2011, Apple bán hết mọi chiếc iPad 2 được sản xuất và
không gây ra bất kỳ lãng phí nào do phải lưu kho vì không bán được. Để làm được
điều này, Apple cắt giảm số lượng SKU (đơn vị lưu kho) xuống còn xấp xỉ 26 ngàn
(Amazon có đến 135 triệu SKUs). Việc cắt giảm số lượng nhà cung ứng chính, nhà
kho trung tâm, SKU cùng với việc đồng bộ hóa dữ liệu trên toàn hệ thống đã giúp
việc dự báo nhu cầu chính xác hơn.

3.1.3 Đối với hoạt động Logistics đầu ra
Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về vị trí, thời gian và chi phí nhằm
đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Hoạt động logistics đầu ra của Apple liên quan đến việc lưu kho và phân phối
iPhone, iPad, máy tính Mac và các sản phẩm khác do công ty sản xuất. Công ty
vận chuyển thành phẩm đến Apple Store thường được đặt tại các địa điểm có lưu
lượng truy cập cao trong các trung tâm mua sắm và khu đô thị.
Apple thừa nhận rằng thương mại điện tử đóng vai trò rất lớn trong hoạt động
logistics đầu ra, bởi vì thương mại điện tử có hiệu quả chi phí cao hơn so với bán
hàng qua Apple Store. Do những nỗ lực của công ty theo hướng này, Apple Inc. đã
trở thành nhà bán lẻ lớn thứ ba ở Mỹ về quy mô kinh doanh thương mại điện tử,
chỉ sau Amazon.com và Wal-Mart Stores Inc. Cụ thể, Apple Inc. có doanh số
thương mại điện tử là 12 tỷ USD và con số này chiếm khoảng 5,1% tổng doanh số

của công ty


Hơn nữa, mức độ thâm nhập thị trường vào châu Á nói chung và Trung Quốc
nói riêng có thể được chỉ định là một nguồn giá trị bổ sung cho Apple. Điều này là
do việc bán hàng trong thị trường này sẽ không cần một chi phí hoạt động đầu ra
lớn và lợi thế chi phí này có thể được chuyển cho khách hàng để tăng sức hấp dẫn
chung của các ưu đãi.

Nguồn tham khảo:
-

/>
-

/>
3.2 Áp dụng cho các doanh nghiệp thiết bị công nghệ điện tử của Việt Nam

Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam năm 2018. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 49,08 tỷ USD, tăng
8,4% so với năm 2017.Tính trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu điện thoại và


linh kiện của Việt Nam tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017, dẫn đầu về kim
ngạch xuất khẩu. Kết quả này cho thấy, sản phẩm điện thoại và linh kiện không
những là mặt hàng giữ vững về mức tăng trưởng xuất khẩu cao mà còn đóng góp
đáng kể trong việc giảm nhập siêu của cả nước trong năm qua. Việt Nam xuất khẩu
điện thoại và linh kiện sang gần 40 thị trường trên thế giới, các thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam bao gồm: EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE...
Trong 9 tháng đầu năm 2018, EU là thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện

lớn nhất của Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 11% so cùng kỳ năm 2017.


Năm 2019 đánh dấu những thay đổi mang tính đột phá cho ngành điện tử Việt
Nam bao gồm xu hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất linh kiện điện tử từ các thị
trường quốc tế sang Việt Nam.
Sự ra đời của nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Vsmart của
Vingroup và đặc biệt là thỏa thuận ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên
minh châu Âu (EVFTA) hứa hẹn mở ra nhiều cánh cửa mới cho ngành điện tử
Việt Nam.
Theo báo cáo tại một hội thảo về phát triển ngành công nghiệp điện tử, Việt
Nam hiện đang đứng thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất
khẩu điện tử với giá trị vượt ngưỡng 70 tỷ USD (cuối năm 2017). Tuy nhiên,
ngành công nghiệp điện tử, vi mạch của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều
thách thức do phần lớn giá trị xuất khẩu (95%) đều nằm trong khu vực FDI, trong
khi các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu và có đến 77% giá trị sản phẩm là hoàn toàn nhập khẩu.
Nguyên nhân chủ yếu là do các DN đang hoạt động trong ngành điện tử Việt
Nam phần đông là các DN vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số DN. Theo ông Ron
Ashkin – Giám đốc Dự án “Kết nối DN nhỏ và vừa: Kết nối các DN nhỏ và vừa


với chuỗi cung ứng toàn cầu”, chỉ có một số ít DN nhỏ và vừa của Việt Nam tham
gia vào chuỗi cung ứng cho DN nước ngoài. Nguyên nhân do các DN này sử dụng
công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với DN nước ngoài,
chưa chuẩn hóa đầy đủ, thiếu nhân viên có tay nghề, trình độ quản lý còn kém, rào
cản ngôn ngữ, khả năng tiếp cận tài chính thấp…
Theo bà Hương, "do tác động và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã làm gia tăng thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam cùng với xu hướng dịch
chuyến vốn đầu tư và sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, tạo cơ hội cho
Việt Nam tăng thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử".

Chủ yếu là bằng đường Sea
Giải pháp: đẩy mạnh chất lượng mặt hàng và logistics đầu ra để tối thiểu
quy trình logistics cũng như giảm thiểu lưu kho. Từ đó chuyển sang các
phương thức an toàn hơn như bằng đường Air...


×