Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống tai nạn thương tích ở học sinh trường trung học phổ thông lê viết thuật, thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.44 KB, 113 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em là vấn đề y tế công cộng và là vấn đề
của sự phát triển trên toàn thế giới. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng
830.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích không chủ định, tương đương với
khoảng 2.000 trẻ tử vong một ngày. Nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử
vong hàng đầu ở trẻ em là tai nạn giao thông đường bộ (260.000 trường hợp/
năm), đuối nước (175.000 trường hợp/năm), bỏng (96.000 trường hợp/năm)
và ngã (47.000 trường hợp/năm) . Theo quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) ước tính bình quân một ngày tại Việt Nam có gần 20 trẻ tử vong
do tai nạn thương tích . Có 6 loại nguyên nhân gây thương tích chính ở trẻ em
Việt Nam là đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, ngã, ngộ độc và động vật
cắn , , . Những tai nạn thương tích này vẫn đang tiếp tục gây nguy hại cho trẻ
em Việt Nam và gây ra tổn thất to lớn cho cả cộng đồng . Từ việc hạn chế
trong sinh hoạt đối với những thương tích nhẹ cho đến những hậu quả do tàn
tật và tử vong để lại, TNTT thực sự là gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã
hội.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự thành công của chương
trình tiêm chủng mở rộng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hàng
triệu sinh mạng đã được cứu sống và cuộc sống của nhiều trẻ em khác đã
được cải thiện . Tuy nhiên, khi các trẻ em lớn lên, bước vào lứa tuổi vị thành
niên, các em lại là những đối tượng có nguy cơ cao với TNTT. Điều này có
thể sẽ làm cho các khoản đầu tư lớn vào tiêm chủng, dinh dưỡng và chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em trước đây trở nên uổng phí. Theo báo cáo về kết quả
phòng chống TNTT giai đoạn 2013 – 2015 của Bộ Y tế cho thấy, trung bình
mỗi ngày có khoảng 18 trẻ em tử vong do TNTT, tỷ suất tử vong năm 2013 là
6.498 trẻ. Báo cáo cũng chỉ ra trong nhóm trẻ em từ 0 – 19 tuổi mắc TNTT,
nhóm tuổi từ 15 – 19 có số mắc cao nhất (năm 2013: 43,5%, năm 2014: 42%



2

tổng số mắc TNTT) . Tâm lý thích khám phá và nhu cầu thử nghiệm cao,
thêm vào đó là sự thiếu kiến thức cơ bản, thiếu kinh nghiệm sống ở một cơ
thể đang phát triển về mọi mặt mặt có thể là nguyên do cơ bản cho các hành
vi dẫn đến tai nạn thương tích ở lứa tuổi này , . Từ năm 2001, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Chính sách quốc gia về phòng chống TNTT (PCTNTT). Hầu
hết các chiến lược PCTNTT đề cập đến 3 nội dung là cải tạo môi trường, thiết
chế thực thi luật và truyền thông giáo dục. Tuy nhiên hoạt động thông tin
truyền thông PCTNTT chưa thực sự sâu rộng trong các đoàn thể và nhân dân.
Các chính sách và chủ trương PCTNTT quốc gia chưa được phổ biến rộng rãi.
Lạnh đạo các cấp chưa nhận thức TNTT là vấn đề sức khỏe cộng đồng trầm
trọng nên chưa có kế hoạch kiểm soát toàn diện, cụ thể và hiệu quả, ý thức
người dân còn hạn chế .
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An và đã
được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng
Bắc Trung Bộ. Cùng với tốc độ đô thị hóa khá nhanh cùng với khu công
nghiệp tập trung và hệ thống giao thông khá phát triển, điều này cũng đã đặt
ra nhiều vấn đề về TNTT của trẻ em lứa tuổi vị thành niên tại đây. Nhằm tìm
hiểu góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của trẻ em trong độ
tuổi vị thành niên về phòng chống TNTT tại địa bàn, chúng tôi đã tiến hành
đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống tai nạn
thương tích ở học sinh trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật, thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống tai nạn thương tích
của học sinh trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về
phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trường Trung học phổ
thông Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2015.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm, phân loại và nguyên nhân tai nạn thương tích
1.1.1. Quan niệm về tai nạn thương tích
Khi nghĩ đến tai nạn thương tích rất nhiều người đã cho rằng đó là do số
mệnh, do may rủi và là sự kiện không thể phòng tránh được. Hậu quả là cả
một quá trình dài mọi người đã không chú ý quan tâm đến vấn đề sức khỏe
này trong cộng đồng.
Chỉ hơn một thập kỷ gần đây, quan niệm đó đã thay đổi hoàn toàn, các
nhà khoa học đã nhận ra tai nạn thương tích đều có thể phòng tránh được. Từ
đó đã có nhiều phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích có hiệu quả được
xây dựng. Năm 1989, hội nghị thế giới về kiểm soát và phòng ngừa tai nạn
thương tích lần thứ nhất đã được tổ chức tại Stockhome, Thụy Điển với hơn
50 quốc gia tham dự do WHO tổ chức. Hội nghị đã đưa ra thảo luận với nhiều
biện pháp, chiến lược kiểm soát và phòng ngừa tai nạn thương tích, xây dựng
cộng đồng an toàn và khẳng định phần lớn tai nạn thương tích đều có thể
phòng ngừa và giảm nhẹ hậu quả bởi con người. Đến nay hầu hết các quốc gia
trên thế giới đã tổ chức nghiên cứu tai nạn thương tích một cách có hệ thống,
đề ra nhiều biện pháp nhằm phòng chống tai nạn thương tích và giảm nhẹ hậu
quả do tai nạn thương tích gây ra cho cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm
Tai nạn
Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên
ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn
của nạn nhân.
Thương tích



4

Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát
hay bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả.
Tai nạn thương tích (chấn thương)
Tai nạn thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể con người
do tác động của năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt điện, hóa học hoặc phóng
xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể con
người. Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần
thiết cho sự sống (ví dụ như thiếu oxy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt,
giảm nhiệt trong môi trường cóng lạnh).
TNTT gây tổn hại tới sức khỏe người bị tai nạn và làm người đó phải
nghỉ việc hoặc nghỉ học, cần phải chăm sóc y tế, làm hạn chế các sinh hoạt
bình thường ít nhất một ngày hoặc gây tử vong.
1.1.3. Phân loại tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích có thể được phân loại theo nhiều cách. Một phương
pháp phổ biến được dùng để phân loại tai nạn thương tích là dựa vào sự có
chủ ý hay không có chủ ý của nạn nhân và người khác. Theo những nguyên
tắc và qui ước của ICD 10, tai nạn thương tích nằm trong phần nguyên nhân
bên ngoài của tử vong và bệnh tật, được mã hóa từ V01 – Y98. Trong phân
loại này, tai nạn thương tích được chia thành 3 nhóm chính như sau .
TNTT không chủ định (tai nạn vô ý): Thương tích gây nên không do chủ
ý của người bị TNTT hay của người khác, bao gồm:
Tai nạn giao thông
Ngã
Bỏng
Đuối nước
Ngộ độc

Động vật tấn công và một số tai nạn thương tích khác như ngạt, sặc, dị
vật, tai nạn lao động,..
TNTT có chủ định (cố ý): Thương tích gây nên do chủ ý của người bị
TNTT hay của người khác, bao gồm:
Bạo lực giữa các cá nhân (ví dụ: hành hung, giết người, bạo lực tình dục)


5

Bạo lực hướng vào bản thân hay tự làm hại bản thân (ví dụ: cố ý uống
thuốc và rượu quá liều, tự làm tổn thương thân thể, tự tử)
Can thiệp hợp pháp: hành động của cảnh sát hoặc những người thi hành
pháp luật.
Chiến tranh, gây rối: biểu tình, bạo loạn, xung đột sắc tộc, chính trị…
TNTT chủ ý không xác định: là những TNTT xảy ra trong trường hợp
khó xác định là do chủ định (cố ý) hay do tai nạn (vô ý).
1.1.4. Phân loại mức độ TNTT
Năm mức độ tai nạn thương tích, nặng nhất là tử vong và nhẹ nhất là ảnh
hưởng sức khỏe trong một ngày đêm 24 giờ. Cụ thể như sau:
Tử vong do TNTT: Là những trường hợp tử vong do nguyên nhân TNTT
trong vòng 1 tháng sau khi TNTT.
TNTT rất nặng: Người bị tai nạn có di chứng hoặc mất chức năng một cơ
quan hay một phần cơ thể.
TNTT nặng: Sau khi bị nạn, nạn nhân nằm viện hoặc điều trị liên tục 10
ngày trong viện hoặc lâu hơn.
TNTT khá nặng: Sau khi bị nạn, nạn nhân nằm viện 1 – 9 ngày.
TNTT nhẹ: Nghỉ làm, nghỉ học hoặc không sinh hoạt bình thường ít nhất
01 ngày do TNTT.
1.1.5. Nguyên nhân gây TNTT
Tai nạn giao thông (TNGT): Là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn

chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang
hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa
bàn giao thông công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc
do gặp phải các tình huống sự cố đột xuất không kịp phanh tránh, gây ra thiệt
hại về tính mạng hoặc sức khỏe.
Tai nạn lao động (TNLĐ): Là những trường hợp chấn thương xảy ra do
tác động của các yếu tố nguy hiểm độc hại trong lao động, gây tổn thương bất
kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy


6

ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ lao động
trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc
Ngã: Là những trường hợp rơi từ trên cao xuống (ngã cao) hoặc ngã trên
cùng một mặt bằng. Ngã là nguyên nhân gây nên những chấn thương nghiêm
trọng khiến cho nạn nhân buộc phải nằm viện. Ngã thường gây ra các thương
tật vĩnh viễn và dẫn đến rất nhiều chấn thương nhỏ khác. Phần lớn các vụ gãy
xương, chấn thương sọ não, tủy sống đều do ngã gây ra.
Đuối nước: Là những trường hợp bị ngạt do bị chìm trong chất lỏng.
Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với lửa,
chất lỏng nóng, chất rắn nóng. Các tổn thương da do sự phát xạ của tia cực
tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học,….
Ngộ độc: Là những trường hợp hít phải, ăn vào, ngấm vào, tiêm vào cơ
thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc cần đến sự chăm sóc y tế.
Điện giật: là những chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn
đến chấn thương hoặc tử vong. Điện giật trong các gia đình do sử dụng không
an toàn, nơi công cộng trong mùa mưa bão, trong đánh cá bằng điện, bị điện
giật ở nơi lao động.
Súc vật cắn, đốt, húc: là các trường hợp bị súc vật (chó, mèo, rắn, trâu,

bò,…) tấn công.
Tự tử: là trường hợp chấn thương, ngộ độc hoặc ngạt….do chính nạn
nhân tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ.
Bạo lực trong gia đình, xã hội: là hành động sử dụng vũ lực hăm dọa
hoặc đánh đập người, nhóm người, cộng đồng khác dẫn đến chấn thương, tử
vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.
1.1.6. Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
PCTNTT là các hoạt động phòng và giảm thiểu các hậu quả do TNTT
gây nên. PCTNTT được chia thành 2 loại.
Phòng ngừa chủ động: Việc áp dụng cách tiếp cận chủ động thường
mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân
tham dự dẫn đến hiệu quả phòng ngừa phụ thuộc vào việc sử dụng đúng biện


7

pháp phòng ngừađòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân. Mục đích của
phòng ngừa chủ động là thay đổi hành vi
Phòng ngừa thụ động: Phòng chống tai nạn thương tích mang tính chất
thụ động không yêu cầu nỗ lực cá nhân mà tập trung vào thay đổi môi trường.
Biện pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả nhất trong kiểm soát chấn
thương. Các biện pháp phòng ngừa được thiết kế để cá nhân có thể tự động
tham gia vào phòng ngừa. Mục đích của phòng ngừa bị động là thay đổi môi
trường, hay phương tiện của người sử dụng , . Nhưng không phải lúc nào
cũng sẵn có để có thể áp dụng cho tất cả mọi rủi ro và thường không thể loại
bỏ được mọi mối nguy cơ. Vì vậy tiếp cận toàn diện (bao gồm cả phòng ngừa
chủ động và thụ động) được xem là cách tiêp cận hiệu quả trong phòng chống
TNT .
Các bằng chứng trên thế giới chỉ ra tất cả các loại TNTT ở trẻ em hoàn
toàn đều có thể phòng ngừa và kiểm soát được , . Trong những thập kỷ gần

đây bằng cách áp dụng các chiến lược phòng ngừa và điều trị, tỷ lệ TNTT ở
các nước thu nhập cao đã được giảm đáng kể. Tại Thụy Điển, việc sử dụng
biện pháp hạ thấp nhiệt độ của vòi nước nóng đã giảm tới 60% bỏng nước ở
trẻ em. Việc giáo dục ý thức và lắp đặt song chắn cửa sổ và ban công đã giảm
được 50-90% tỷ lệ ngã ở trẻ nhỏ. Năm 1969, tỉ lệ tử vong do thương tích ở bé
trai và bé gái dưới 18 tuổi lần lượt là 24 và 11 trên 100.000 trẻ. Trong vòng ba
thập kỷ qua, Thụy Điển đã giảm tỉ lệ này xuống còn 5 trên 100.000 đối với bé
trai và 3 trên 100.000 đối với bé gái. Mức giảm đáng kể này có được là nhờ
việc áp dụng các biện pháp khác nhau với sự liên kết đa ngành và kết hợp trẻ
em và cộng đồng .
Trên bình diện quốc tế, các can thiệp phòng chống TNTT không chủ
định ở trẻ em chủ yếu dựa vào giáo dục, thực thi luật pháp và kỹ thuật (thay
đổi sản phẩm và môi trường). Ở Việt Nam, các chương trình truyền thông,
giáo dục sức khỏe cộng đồng đã được tập trung, đây là một chiến lược quan


8

trọng ở một đất nước mà nhận thức về nguy cơ và gánh nặng tai nạn thương
tích ở trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế .
1.2. Tình hình tai nạn thương tích trẻ em
1.2.1. Trên thế giới
Tai nạn thương tích là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng quan trọng của
các quốc gia phát triển và đang phát triển. Theo báo cáo của WHO, cứ mỗi 6
giây trên thế giới lại có 1 người tử vong do chấn thương . Ước tính có hơn 5
triệu người tử vong mỗi năm do chấn thương, chiếm 9% số ca tử vong trên
thế giới và gấp 1,7 lần số ca tử vong do HIV/AIDS, lao và sốt rét , .
Tai nạn thương tích trẻ em vẫn đã và đang là một vấn đề y tế công cộng
nghiêm trọng trên toàn thế giới. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng
830.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích không chủ định, tương đương với

2.000 trẻ tử vong trong một ngày , .
Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2004, tai nạn thương tích là
nguyên nhân dẫn đến tử vong của hơn 900.000 trẻ em và thanh niên dưới 18
tuổi mỗi năm, trong đó gần 90% là các thương tích không chủ ý , . Tai nạn
giao thông, đuối nước, ngã, bỏng và ngộ độc là những nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong, nhập viện và thương tật cho trẻ em từ 10-19 tuổi trên toàn thế
giới, trong đó thương tích giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến tử vong cao trong số trẻ ở độ tuổi 15–19 và là nguyên nhân đứng thứ hai
trong số trẻ em từ 10-14 tuổi .
Tại các quốc gia ở Nam và Đông Á, các phân tích điều tra cộng đồng chỉ
ra rằng thương tích là nguyên nhân của 30% số ca tử vong ở độ tuổi từ 1–3,
con số này lên tới 40% ở trẻ em 4 tuổi và 50%-60% ở độ tuổi 5-17 . Đại đa số
các trường hợp thương tích ở những trẻ em này là do hậu quả của việc va
chạm giao thông đường bộ, đuối nước, bỏng (do lửa hoặc bỏng chất lỏng),
ngã hoặc ngộ độc. Theo dự án Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu của WHO, ước


9

tính có 345.814 người ở tất cả các độ tuổi tử vong trên toàn thế giới là kết quả
của “tai nạn” ngộ độc trong năm 2004, 13% những ca ngộ độc này xảy ra
trong số trẻ em và thanh niên dưới 20 tuổi. Trong số từ 5–9 tuổi và 15–19
tuổi, ngộ độc được xếp bậc thứ 11 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong , , .
Tuy nhiên, mô hình, nguyên nhân thương tích và hậu quả của chúng khác
nhau rất nhiều trong dân số và giữa các quốc gia. Phân tích dịch tễ học đã xác
định được các yếu tố rõ ràng mà trong những môi trường cụ thể, xác định
được các loại hình thương tích và nhóm trẻ em có nguy cơ cao nhất.
Kết quả tổng hợp của điều tra cộng đồng Nam và Đông Á cho thấy
nguyên nhân chủ yếu của tử vong do thương tích ở trẻ em dưới 1 tuổi là ngạt

thở, ở trẻ em dưới 5 tuổi là đuối nước, đối với trẻ em từ 5-9 tuổi là đuối nước
kết hợp với ngã và các tai nạn giao thông đường bộ, trong khi ở trẻ em từ 10–
17 tuổi, tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là thương tích không chủ ý
lớn nhất. Nhìn chung, trên 95% các ca tử vong do thương tích ở trẻ em xảy ra
tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình . Tỷ lệ tử vong do thương tích ở
trẻ em ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cao hơn 3, 4 lần so với so
với ở các quốc gia thu nhập cao, có sự khác biệt lớn giữa các loại hình tử vong
do thương tích. Đối với các ca tử vong do lửa hoặc hỏa hoạn, tỷ lệ ở các quốc gia
thu nhập thấp cao hơn gần 11 lần so với quốc gia có thu nhập cao, đối với đuối
nước cao hơn 6 lần, ngộ độc 4 lần và ngã cao hơn khoảng 6 lần .
Các điều tra cộng đồng được thực hiện ở châu Á làm nổi bật tỷ lệ tử
vong cao do ngã trong khu vực này. Ở Băng-la-đét, tỷ lệ tử vong chung ở
nhóm tuổi 0-17 là 2,8 trên 100.000 dân, và ngã là nguyên nhân đứng thứ hai
dẫn đến tử vong do thương tích ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (24,7 trên 100.000 dân
dân). Ở tỉnh Giang Tây - Trung Quốc, ngã là nguyên nhân đứng thứ tư dẫn


10

đến tử vong (3,1 trên 100.000 dân ở độ tuổi 0-17). Các tỷ lệ được báo cáo ở
những khu vực nông thôn cao hơn so với các khu vực thành thị .
Tại Hoa Kỳ, thương tích không chủ ý cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với
quốc gia phát triển này. Từ năm 1999 – 2006, tai nạn thương tích không chủ ý
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở lứa tuổi 12 – 19 tuổi. Cũng trong
giai đoạn này, tỷ suất tử vong trung bình hàng năm ở trẻ vị thành niên ở mức
49,5 /100.000 dân. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong ở giới nam cao hơn giới nữ. Ở
nhóm 12 tuổi, tỷ suất tử vong ở nam vị thành niên là 20,2/100.000 cao hơn ở
nữ vị thành niên là 13,8/100.000. Ở nhóm 19 tuổi, tỷ suất tử vong ở nam vị
thành niên (135,2/100.000) cao gấp ba lần tỷ suất này ở nữ vị thành niên
(46,1/100.000) . Tính riêng năm 2009, có khoảng 25 người tử vong mỗi ngày

và 9.143 trẻ em từ 1 – 19 tuổi tử vong/năm do các thương tích không chủ ý
gây ra. Trong đó, tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhóm 15 – 19 tuổi (chiếm 42%) với
4.807 ca/11.520 ca tử vong. Còn lại tử vong do các nguyên nhân khác như: tự
tử (14%), nguyên nhân do khối u (6%), bị người khác gây thương tích (17%)
và các bệnh về tim mạch (3%). Trong nhóm thương tích không chủ ý, các
nguyên nhân thường gặp bao gồm: Đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, ngạt thở,
và tai nạn giao thông .
Tử vong là mức độ nổi bật nhất của thương tích nhưng nó không phải là
hậu quả duy nhất và cũng không phải là phổ biến nhất. Sẽ rất tốn kém cho hệ
thống chăm sóc y tế nếu như chúng ta chỉ tập trung đến những số liệu tử vong
mà không tính đến các thương tích không gây tử vong ở trẻ em thường xảy ra.
Ở Bra-xin, đối với trẻ em dưới 15 tuổi, các nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong do thương tích không chủ ý có liên quan đến tai nạn giao thông và đuối
nước, trong khi hơn 1/2 số các thương tích không gây tử vong là do ngã. Kết
quả nghiên cứu này cũng được phát hiện trong điều tra sức khỏe học đường
toàn cầu ở 28 quốc gia thì ngã là nguyên nhân hàng đầu của các thương tích


11

không gây tử vong. Ở một số quốc gia có thu nhập cao, thương tích không
gây tử vong cũng xảy ra khá phổ biến. Ở Ca-na-đa, mỗi năm có 770 trẻ em
dưới 14 tuổi phải nhập viện vì bỏng. Tỷ lệ thương tật hàng năm do bỏng ở
nhóm tuổi này là 234 trên 100.000 trẻ em . Ở Cô-oét, số ca bỏng mới ở trẻ em
dưới 15 tuổi là 17,5 trên 100.000 dân. Bỏng nước (67%), tiếp theo là bỏng do
lửa (23%), là những nguyên nhân hàng đầu của bỏng.
Ở châu Á, tỷ lệ thương tích cao nhất được ghi nhận tại các tiểu Vương
quốc Ả rập Thống nhất (1.923/100.000 dân). Ở châu Phi, tỷ lệ trung bình ngã
mới ở trẻ em và thanh niên dưới 22 tuổi là 41/100.000 dân. Số liệu từ các quốc
gia châu Mỹ La tinh và từ Pakistan cũng cho thấy ngã là một nguyên nhân phổ

biến của thương tích không gây tử vong ở trẻ em , .
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em và người chưa thành niên từ 0 – 19
tuổi. Nguyên nhân TNTT gây tử vong hàng đầu là đuối nước, tai nạn giao
thông, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn. Trong khi các nguyên nhân tai nạn
thương tích không gây tử vong chủ yếu bao gồm ngã, tai nạn giao thông, động
vật cắn, tai nạn thương tích do vật sắc nhọn và bỏng. Điều đáng nói là những
nguyên nhân này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Giống như các nước có
thu nhập thấp và trung bình khác, yếu tố nguy cơ của tai nạn thương tích trẻ
em là tuổi, giới tính, môi trường nguy hiểm, tình trạng kinh tế xã hội thấp, các
yếu tố thường liên quan đến thiếu kiến thức về nguy cơ tai nạn thương tích và
giám sát trẻ, thiếu tiếp cận với chăm sóc y tế phù hợp, đặc biệt là cấp cứu và
chăm sóc trước viện , .
Theo báo cáo điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam năm 2001
(VMIS), tỉ lệ tai nạn thương tích không gây tử vong ở trẻ em Việt Nam là
4.818/100.000, tương đương với khoảng 1.500.000 trẻ hay 5% số trẻ em gặp


12

phải tai nạn thương tích ở mức cần được chăm sóc y tế hay nghỉ học/nghỉ làm
ít nhất 1 ngày. Trong đó, ngã là nguyên nhân tai nạn thương tích không gây tử
vong lớn nhất ở nhóm dưới 20 tuổi, sau đó là đến súc vật cắn, TNGT, vật sắc
nhọn, bỏng và ngộ độc .
Trong một điều tra cắt ngang về chấn thương ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh
Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp
năm 2006 cho thấy, với các nhóm chấn thương không gây tử vong, tỷ suất
chấn thương chung là 4360/100.000 trẻ/năm. Trong đó, chấn thương do ngã là
nguyên nhân hàng đầu (1559/100.000 trẻ/năm), tai nạn giao thông là nguyên

nhân thứ 2 (822/100.000 trẻ/năm), chấn thương do động vật cắn là nguyên
nhân thứ 3 (816/100.000 trẻ/năm), nguyên nhân thứ 4 là do vật sắc nhọn
(419/100.000 trẻ/năm) và đứng thứ 5 là chấn thương do bỏng (324/100.000
trẻ/năm). Đây cũng là 5 nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cho trẻ được
phát hiện trong điều tra VMIS năm 2001 . Cũng theo nghiên cứu này, tỷ suất
tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi do chấn thương là 31,3/100.000 trẻ/năm. Trong đó,
đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ và chấn thương giao
thông là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2.
Năm 2007, Bộ Y tế ghi nhận có 7.894 trẻ em và vị thành niên 0-19 tuổi
tử vong do tai nạn thương tích, trong đó có 3.786 trẻ em và người chưa thành
niên tử vong vì đuối nước, con số này cao gấp 3 lần tỉ lệ tử vong ở do đuối
nước ở các nước phát triển .
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân tử vong lớn thứ hai ở trẻ em
với tỉ lệ tử vong là 6/100.000 và là nguyên nhân gây thương tích lớn thứ ba ở
trẻ em với tỉ lệ là 900,2/100.000 . Như ở các nước khác trong khu vực, ở Việt
Nam tỉ lệ tử vong và tàn tật cao nhất là ở nhóm 15 – 19 tuổi. Trong điều tra
giám sát tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt Đức năm 2007 cho thấy, trong


13

tổng số 2.536 trẻ dưới 18 tuổi đến khám do TNTT, tỷ lệ trẻ bị tai nạn giao
thông là 52,16%; ngã là 30,09% .
Với trẻ em, mặc dù tỉ lệ tử vong do ngã khá thấp 4,7/100.000, ngã vẫn là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương tích không tử vong ở trẻ
em, với tỉ lệ là 1.322,1/100.000 .
Như vậy có thể thấy được đuối nước, chấn thương giao thông và ngã là
những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn thương tích và tử vong cho trẻ em
dưới 18 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, đuối nước là nguyên nhân phổ biến nhất
gây tử vong ở trẻ độ tuổi 1-15 và thương tích do tai nạn giao thông là nguyên

nhân phổ biến nhất gây tử vong ở vị thành niên từ 15-18 tuổi. Thông tin về
nguyên nhân tử vong là một trong những bằng chứng cần thiết cho việc xây
dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp cho đối tượng vị thành
niên. Theo một khảo sát về nguyên nhân tử vong ở tuổi vị thành niên năm
2008 cho thấy các đối tượng vị thành niên chủ yếu bị tử vong do tai nạn
thương tích (64,4%); tiếp theo là nguyên nhân do khối u (10,7%); bệnh
thuộc hệ thần kinh (6%); do các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng chiếm
5,7% .
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tại 53 tỉnh/ thành phố có 551.380 trường
hợp mắc tai nạn thương tích với tỉ suất là 740,33/100.000 người, trong đó có
4,665 trường hợp tử vong chiếm tỉ lệ 0,84% so với tổng số mắc TNTT. Tỉ suất
tử vong do TNTT là 6,26/100.000. Trong đó, nhóm tuổi 15 – 19 có tỉ suất mắc
và tử vong do TNTT cao nhất là 1.312,44/100.000 người và 8,9/100.000
người; Nhóm tuổi 0 – 4 có tỉ suất mắc và tử vong do TNTT thấp nhất tương
ứng 401,07/100.000 người và 2,89/100.000 người . Như vậy để thấy rằng lứa
tuổi vị thành niên là độ tuổi có nguy cơ cao với tai nạn thương tích.
Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), định nghĩa vị thành niên là
người từ 10 - 19 tuổi. Ở Việt Nam, lực lượng này chiếm 1/3 dân số cả nước ,.


14

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý và bắt
đầu hình thành những kỹ năng cần thiết sau này. Sự thiếu kiến thức cơ bản,
thiếu kinh nghiệm sống ở một cơ thể đang phát triển về mọi mặt mặt có thể là
nguyên do cơ bản cho sự phát triển các hành vi dẫn đến tai nạn thương tích ở
lứa tuổi này. Các em trong độ tuổi này thường có xu hướng hành động theo
bạn bè, nhóm đồng đẳng, đi kèm với tâm lý coi thường sự nguy hiểm, thích
mạo hiểm, muốn thử những điều mới mẻ trong khi nhận thức và kỹ năng sống
còn chưa đầy đủ.

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2
cho thấy việc sử dụng rượu bia là khá phổ biến ở thanh thiếu niên; khoảng
80% nam giới và 36,5% nữ giới đã từng uống hết một cốc bia/rượu. Trong số
những người đã từng uống rượu bia, có một phần ba cho biết họ đã từng lái xe
máy sau khi uống. Tương tự như thế, đối với câu hỏi “đã từng ngồi sau xe
người vừa uống rượu bia chưa”, có 62,1% nam giới và 42,9% nữ giới trả lời
là đã từng như vậy . Vì vậy cần thiết phải cung cấp các kiến thức về TNTT và
hỗ trợ thay đổi hành vi cho nhóm đối tượng này.
1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ của TNTT trẻ em Việt Nam
Yếu tố liên quan đến trẻ: Tuổi và giới tính
Các mô hình đặc trưng về tai nạn thương tích gây tử vong và không gây
tử vong ở trẻ em Việt Nam khác nhau theo từng nhóm tuổi. Điều này cũng
phù hợp với sự phát triển về sinh lý và tâm lý của trẻ qua các giai đoạn.
Nguyên nhân gây TNTT gây tử vong phổ biến nhất đối với lứa tuổi 1 – 15 là
đuối nước, trong khi đó nhóm từ 15 – 19 tuổi nguyên nhân chính là TNGT , .
Bên cạnh đó với nhóm TNTT không gây tử vong thì bỏng và ngã là thương
tích phổ biến nhất với trẻ dưới 5 tuổi, còn TNGT là thương tích phổ biến nhất
với lứa tuổi từ 5 – 18 tuổi .


15

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm nam giới có nguy cơ TNTT không
gây tử vong cao hơn so với nhóm nữ giới. Trong điều tra tại 6 tỉnh năm 2006,
các tác giả cũng đã chỉ ra rằng ở hầu hết các nguyên nhân, tỷ suất chấn
thương ở nam đều cao hơn so với nữ . Trong báo cáo tử vong do TNTT của
Bộ y tế (2008) cho thấy nhóm nam từ 0 – 19 tuổi bị tử vong do TNTT nhiều
gấp 2 lần so với nhóm nữ cùng lứa tuổi.
Địa điểm môi trường
Các nghiên cứu về nguy cơ TNTT cho thấy rằng đường đi và nhà ở là hai

địa điểm phổ biến nhất trong số các trường hợp tai nạn thương tích. Trong
nghiên cứu dịch tễ học TNTT ở khu vực đồng bằng sông Hồng, địa điểm xảy
ra TNTT chủ yếu là ở trên đường (54,2%) . Theo báo cáo về tình hình TNTT
6 tháng đầu năm 2011 cho thấy tỉ lệ mắc và tử vong do TNTT trên đường đi
chiếm tỉ lệ cao nhất (43,92% và 54,81%), chiếm tỉ lệ cao thứ hai là tai nạn
thương tích tại nhà với 22,09% và 13,08% . Trong một nghiên cứu về chấn
thương của học sinh ở tỉnh Tiền Giang cũng cho thấy tỷ lệ học sinh bị chấn
thương xảy ra tại nhà là chủ yếu (38%) .
Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra rằng tai nạn thương tích cũng xảy ra
nhiều hơn ở vùng nông thôn so với vùng thành thị. Trẻ sống ở khu vực nông
thôn, chủ yếu là những vùng nông nghiệp có thu nhập thấp, thường phải làm
nhiều việc gia đình như nấu ăn, chăm sóc em nhỏ, lau dọn và nhiều hoạt động
sản xuất nông nghiệp, đây chính là yếu tố làm tăng các nguy cơ bị TNTT
trong cộng đồng .
Tình trạng kinh tế xã hội
Ở Việt Nam, một điều tra về tác động kinh tế do tai thương tích ở khu vực
nông thôn cho thấy rằng nghèo đói là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với
TNTT, đặc biệt là các TNTT trong nhà , . Tác giả cho rằng chất lượng nhà


16

kém khiến trẻ có nguy cơ bị tai nạn thương tích cao hơn, đặc biệt là ngã và
bỏng. Và nguy cơ TNGT cao nhất ở những trẻ thuộc nhóm hộ gia đình có thu
nhập trung bình.
Mặt khác, một yếu tố nguy cơ khác cần phải kể đến là kiến thức hạn chế
về TNTT của cha mẹ trong gia đình (đối với TNTT trẻ nhỏ) và của chính
người bị nạn. Trong một điều tra nhận thức của cộng đồng về nguy cơ tai nạn
thương tích của tác giả Dương Khánh Vân và Nguyễn Tường Sơn, cho thấy
rằng rất nhiều người dân và chính quyền vẫn có thái độ xem nhẹ, chủ quan,

thiếu trách nhiệm về vấn đề này .
Tiếp cận với chăm sóc y tế
Tiếp cận với chăm sóc y tế bao gồm các dịch vụ cấp cứu, dịch vụ chăm
sóc trước viện, chăm sóc tại bệnh viện và phục hồi chức năng là những đặc
điểm quan trọng góp phần giảm gánh nặng tử vong và tàn tật do tai nạn
thương tích. Một nghiên cứu về chăm sóc tai nạn thương tích trước bệnh viện
đối với các trường hợp TNTT ở Hà Nội cho thấy chỉ có 4% các trường hợp
TNTT được chuyển đến bệnh viện bằng xe cấp cứu và chăm sóc trước viện,
hầu hết đều do người đi đường tự xử trí, hơn một nửa các trường hợp tử vong
không được sơ cấp cứu tại hiện trường hoặc được đưa đến bệnh viện bằng xe
máy .
1.3. Gánh nặng của TNTT trẻ em
1.3.1. Tháp thương tích
Tử vong chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, số tử vong do TNTT mới
chỉ phản ánh một phần rất nhỏ hậu quả của TNTT gây ra, vì cứ một trường
hợp tử vong do TNTT thì có nhiều trường hợp bị TNTT phải nhập viện và rất
nhiều trường hợp khác phải điều trị ngoại trú.
Vì vậy, tháp thương tích được sử dụng để đánh giá hậu quả của TNTT
một cách toàn diện. Nghiên cứu đầu tiên về quy mô của những nhóm này


17

đã được Hệ thống An toàn cho Trẻ em tiến hành ở nước Mỹ vào đầu những
năm 1980. Phân tích của họ cho thấy cứ mỗi đứa trẻ dưới 19 tuổi bị chấn
thương gây tử vong, thì có 45 em cần phải nhập viện và 1.300 em khác
phải đến phòng cấp cứu và được ra viện , . UNICEF và Liên minh vì sự An
toàn cho Trẻ em đã kiểm tra bệnh án cho 2,25 triệu người ở 5 quốc gia
Nam và Đông Á. Các số liệu tổng hợp chỉ ra rằng, đối với trẻ em dưới 18
tuổi, cứ một ca tử vong thì có 12 ca được nhập viện hoặc bị thương tật suốt

đời và 34 ca cần sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ học hay nghỉ làm việc vì
thương tích .
1.3.2. Số năm sống tiềm tàng bị mất đi (YPLL)
Một chỉ số đánh giá sức khoẻ cộng đồng quan trọng đối với các nhà
hoạch định chính sách đó là số năm sống tiềm tàng bị mất. Chỉ số này cho biết
sự mất mát những năm cuộc sống tiềm tàng dẫn tới mất mát năng suất trong
tương lai và thu nhập tiềm tàng ở những người đã chết trước tuổi 65 , . Đuối
nước: là nguyên nhân hàng đầu của số năm sống bị mất đi ở trẻ do chấn
thương gây nên tỷ lệ chiếm 58% YPLL trong tổng số các nguyên nhân. Chấn
thương giao thông là nguyên nhân thứ 2 chiếm tỷ lệ 21% YPLL. Thứ 3 là do
ngã, chiếm 14% YPLL. Các nguyên nhân tử vong do động vật cắn/ tấn công,
bị cắt bởi các vật sắc nhọn, đánh nhau chiếm tỷ lệ thấp hơn , .
1.3.3. Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ tàn tật (DALYs)
Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu (2010), trong 10 loại TNTT
gây gánh nặng bệnh tật cao nhất năm 2010, thì TNGT đường bộ đứng đầu với
2,7% tổng số DALY, tiếp theo là đuối nước và ngã (chiếm 1,8% và 1,7% tổng
số DALY) . Ở Việt Nam, tổng gánh nặng bệnh tật ở trẻ em 0-14 tuổi trong
năm 2008 là 1,3 triệu DA-LYs, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật. Chấn
thương không chủ định, dị tật bẩm sinh và nhiễm khuẩn hô hấp là 3 nguyên
nhân gây ra 50% tổng gánh nặng bệnh tật ở lứa tuổi này . Viêm phổi là


18

nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, tiếp đến là đuối nước.
Bên cạnh đó, hai loại chấn thương là ngã và tai nạn giao thông cũng là nguyên
nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em .
1.3.4. Chi phí cho thương tích
Ngoài gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY và YPLL, các TNTT còn gây
gánh nặng rất lớn về kinh tế thông qua các chi phí trực tiếp và gián tiếp.

Các chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí cho y tế và ngoài y tế. Chi phí
cho y tế như: khám bệnh, chăm sóc, thuốc, đào tạo tập huấn, chăm sóc tại
nhà,…các chi phí này có thể thống kê và đo lường được. Chi phí ngoài y tế
như chi phí cho dịch vụ vận chuyển cấp cứu, chữa cháy,cứu hộ, hư hại về tài
sản như phương tiện xe cơ giới (ô tô, xe máy,…)
Các chi phí gián tiếp bao gồm mất sức lao động nơi làm việc, mất sức lao
động cho gia đình nạn nhân, những tổn thất cho các thành viên trong gia đình
phải nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân. Các chi phi này thường rất khó tính
toán và đo lường , .
Ở Mỹ, ngã chiếm phần lớn nhất tổng chi phí do tử vong và thương tích ở
trẻ em dưới 15 tuổi – trên một phần tư tổng chi phí liên quan đến thương tích
không chủ ý ở trẻ em, và tiêu tốn gần 95 tỉ USD năm 2004. Đối với trẻ em ở
độ tuổi 0–19, các số liệu bệnh viện từ 36 bang cho thấy chi phí cho một
trường hợp cấp cứu nặng sau khi ngã chỉ đứng thứ hai sau thương tích giao
thông đường bộ. Ở Úc, ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho các
trường hợp ngã ở trẻ em là trên 130 triệu đô la Úc, trong đó có 28 triệu đô la
cho chăm sóc bệnh nhân nội trú ở bệnh viện. Trong khi không có đầy đủ các
số liệu từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình để ước tính chi phí của
thương tích do ngã, nhưng rõ ràng chi phí này là lớn .
Ở Việt Nam, chi phí cho thương tích của các hộ nghèo được ước tương
đương với bình quân 11 tháng thu nhập. Nguy cơ các hộ nghèo tụt xuống dưới


19

mức nghèo đói ở người bị thương tích là cao hơn 21% so với những người
không bị tai nạn. Chi phí y tế và việc mất thu nhập là các yếu tố chính đóng
góp vào ảnh hưởng này.
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống
TNTT

Các nghiên cứu về tai nạn thương tích nói chung cũng như kiến thức, thái
độ và thực hành PCTNTT ở trẻ em học đường tại Việt Nam hiện nay còn khá
khiêm tốn. Theo các tác giả Dương Khánh vân và Nguyễn Tường Sơn, trong
một điều tra về nhận thức của cộng đồng về nguy cơ TNTT ở trẻ em năm
2005 tại Hải Phòng, Quảng Trị và Đồng Tháp cho thấy, có 89,7% người được
điều tra cho rằng đuối nước có thể phòng tránh được, 83,3,% cho rằng bỏng
cũng có thể phòng tránh được và điện giật (72,5%), ngã do leo trèo (68%).
Đáng lưu ý, một tỷ lệ thấp hơn với phòng tránh TNTT do vật sắc nhọn
(57,1%), TNGT (49,3%) và thấp nhất là khả năng phòng tránh TNTT do súc
vật và động vật hoang dã (24,6%) . Các tác giả cũng thực hiện nghiên cứu
định tính, thảo luận nhóm cho thấy nhiều người dân đã nhận thức được
“Nhiều loại TNTT có thể phòng tránh được bằng các biện pháp không tốn
kém, không tốn công sức, không tốn thời gian mà bảo vệ cho chính con em
mình”. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức được nguy
cơ cũng như hậu quả TNTT cho nên vẫn còn chủ quan xem nhẹ việc phòng
chống .
Những nghiên cứu và báo cáo gần đây cũng chỉ ra rằng, tai nạn thương
tích ở Việt Nam chủ yếu xảy ra do sự thiếu ý thức, kiến thức và kỹ năng của
người dân về phòng chống tai nạn thương tích, và do môi trường sống không
an tòan (trong cả gia đình và cộng đồng).
Trong một điều tại trường THPT Tây Hồ, Hà Nội năm 2009 về phòng
tránh TNGT đường bộ, các tác giả cho thấy vẫn có một tỷ lệ khá cao học sinh


20

có kiến thức không đúng về phòng tránh TNGT đường bộ (36%). Đa phần các
em đều biết đến những kiến thức cơ bản như tín hiệu đèn giao thông, đi đúng
phân đường, tuy nhiên các kiến thức khác như luôn sử dụng mũ bảo hiểm,
không sử dụng rượu bia,…thì vẫn còn một số lượng nhất định học sinh không

biết hoặc không hiểu rõ. Đánh giá thái độ cũng cho thấy vấn đề đáng quan
ngại khi có đến 48,5% có thái độ thiếu tích cực đối với việc phòng tránh
TNGT đường bộ. Cũng trong nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa
giới tính, học lực, kiến thức phòng tránh TNGT đường bộ,việc tiếp cận thông
tin có ý nghĩa thống kê với thái độ phòng tránh TNGT đường bộ của học sinh.
Đặc biệt, có mối liên quan giữa việc học sinh không sống cùng cha mẹ có xu
hướng xem/cổ vũ đua xe trái phép gấp 2,431 lần học sinh sống cùng cha mẹ
(p < 0,05) .
Năm 2010, trong một nghiên cứu ngang về yếu tố nguy cơ và thực hành
phòng chống TNTT tại vùng duyên hải miền Trung Việt Nam của các tác giả
Đặng Anh Thư và Võ Văn Thắng cho thấy chỉ có 16,8% người được điều tra
có thực hành tốt về phòng tránh TNGT đường bộ, 11,6% có thực hành tốt về
phòng tránh động vật cắn và đuối nước (6,2%). Người dân thường dự phòng
tốt đối với các tai nạn về điện giật, bỏng, các tai nạn gây ra do vật sắc nhọn.
Khi phân tích mối liên quan giữa TNTT với thực hành ở các hộ gia đình
về phòng chống các nguyên nhân TNTT thường gặp trong cộng đồng bao
gồm giao thông đường bộ, ngã từ trên cao, động vật cắn, điện giật, đuối
nước, ngộ độc, bỏng, vật sắc nhọn, chỉ tìm thấy mối liên quan với giữa tình
hình TNTT với thực hành phòng chống TN do ngã từ trên cao (p = 1,013).
Trong đó, các hộ gia đình được đánh giá kém về thực hành phòng chống tai
nạn do ngã từ trên cao thường có tỷ lệ TNTT do ngã cao hơn các nhóm được
đánh giá tốt hơn .


21

Điều tra cắt ngang 1075 học sinh THCS xã Cán Tỷ, Huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà giang của tác giả Hoàng Thị Hà và Trịnh Xuân Đàn năm 2011 cho
thấy kiến thức, thái độ, thực hành về tai nạn thương tích của học sinh chưa
được tốt, chỉ đạt loại khá và trung bình (từ 52-70% ). Còn trên 10% số học

sinh không hiểu biết về phòng tránh TNTT. Có mối liên quan chặt chẽ giữa
kiến thức, thái độ, thực hành đến phòng tránh TNTT học sinh (OR = 3,14;
CI= 95%) với p< 0,001); không có mối liên quan giữa tuổi, giới, dân tộc và
điều kiện kinh tế gia đình với TNTT (p> 0,05) .
Tại Yên Bái, nghiên cứu cắt ngang có phân tích về kiến thức, thái độ và
thực hành PCTNTT của học sinh THPT của tác giả Nguyễn Thúy Lan và
Phạm Thị Thu Lệ năm 2013 cho thấy kiến thức chung về PCTNTT đạt chiếm
tỷ lệ thấp ( 25,4%); thái độ quan tâm khi chứng kiến hoặc nghe, thấy về tai
nạn thương tích là 87,3%. Chỉ có 32,3% thường xuyên thực hành PCTNTT.
Nghiên cứu cũng xác định có mối liên quan giữa giới tính với kiến thức và
thực hành đạt về PCTNTT. Học sinh nam có tỷ lệ kiến thức đạt và thực hành
đạt về phòng chống tai nạn thương thấp hơn so với học sinh nữ ( p = 0,02;
OR= 2,03 và p = 0,004; OR= 1,84) .
Trong một nghiên cứu quan sát trên 181.646 người điều khiển, 71.969
người ngồi sau và 17.546 trẻ em của tác giả Lã Ngọc Quang về thực trạng đội
mũ bảo hiểm của tại 6 tỉnh năm 2013 đã ghi nhận, 1% lượt người tham gia
giao thông đội mũ bảo hiểm đúng cách, 14,6% đội mũ lưỡi trai, 5,8% đội
không đúng cách và vẫn còn 8,5% các trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông. Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đúng cách ở người điều khiển là
75,5%, ở người ngồi sau là 60,0% .
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy một bức tranh rõ hơn về nhận thức
của cộng đồng nói chung và của học sinh về phòng tránh các loại TNTT. Có
một điều dễ nhận thấy rằng về cơ bản cộng đồng đều đã có kiến thức về


22

phòng tránh các loại TNTT nói chung, tuy nhiên sự hiểu biết này chưa đồng
đều giữa các nhóm đối tượng, các vùng miền, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống.
Theo đánh giá của UNICEF, ở Việt Nam, trong những năm qua thành tựu

chính đã đạt được là nâng cao kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích
trẻ em ở tất cả các cấp độ trong cộng đồng và đưa ra một khung chính sách về
phòng chống tai nạn thương tích trong một khoảng thời gian tương đối ngắn
(từ năm 2001) . Tuy vậy vẫn còn một khoảng cách khá dài từ việc có kiến
thức đến thay đổi thái độ và hành vi về PCTNTT trong cộng đồng.
1.5. Cơ sở lý thuyết xây chương trình PCTNTT
1.5.1. Ma trận Haddon
Ma trận Haddon được đề xuất bởi Tiến sỹ William Haddon từ năm
1970, đầu tiên được áp dụng để phân tích nguy cơ TNTT giao thông. Ma trận
Haddon giúp chúng ta phân tích được mô hình dịch tễ học chấn thương một
cách tổng thể. Các yếu tố liên quan đến bộ 3 dịch tễ học là tác nhân - vật chủ môi trường được phân tích vào 3 thời điểm liên quan đến sự kiện gây TNTT
(trước, trong và sau). Qua đó giúp chúng ta có một cách đề cập toàn diện về
PCTNTT thông qua phân tích các nguy cơ TNTT để đưa ra các biện pháp dự
phòng cấp I (dự phòng trước sự kiện), dự phòng cấp II (dự phòng khi sự kiện
xảy ra) và dự phòng cấp III (dự phòng sau sự kiện) đối với từng cấu phần
tham gia (vật chủ, tác nhân, môi trường).
Bảng 1.1. Ma trận Haddon
Con người
(vật chủ)

Vectơ
(vật trung

Trước xảy

Vật chủ có

gian)
Vectơ có nguy


ra

phơi nhiễm với

hiểm không ?

yếu tố nguy cơ

Môi trường

Môi trường

vật lý

kinh tế xã hội

Môi trường có

Môi trường có

nguy hiểm

thuận lợi để

không ?có các

tiếp xúc với


23


yếu tố làm giảm

không?

nguy cơ không ?
TNTT ?
Môi trường có Môi trường có

Vật chủ có chịu
Khi xảy ra

được yếu tố

Vectơ có tính

góp phần gây

góp phần gây

gây TNTT

bảo vệ không ?

TNTT trong

TNTT trong

khi xảy ra ?
Môi trường có


khi xảy ra ?

không?
Sau khi
xảy ra

yếu tố gây

Mức độ bị chấn

Vectơ có góp

thương hoặc bị

phần gây

hại

TNTT không ?

còn tiếp tục tác
động tới TNTT
?

Môi trường có
góp phần phục
hồi ?

Để đưa ra các hoạt động cho chương trình PCTNTT, phải hoàn thành

thông tin đặt ở trong mỗi ô. Các thông tin này được hoàn thành thông qua
việc trả lời các câu hỏi sau: (1) Các hành động nào có thể được đưa ra nhằm
ngăn cản sự kiện TNTT xảy ra (2) Các hành động nào có thể được đưa ra
nhằm giảm tác động của TNTT nếu như TNTT xảy ra (3) Các hành động nào
có thể được đưa ra sau khi hiện tượng TNTT xảy ra nhằm giảm hậu quả của
TNTT.
Phân tích ma trận Haddon sẽ cung cấp các thông tin trong mỗi giai đoạn và
các yếu tố khác nhau của sự kiện TNTT, các hoạt động có thể được phát triển
nhằm đề cập đến từng hoàn cảnh cụ thể.
1.5.2. Khung lý thuyết

Xã hội

Cộng đồng


nhân


24

Gia đình

Hình 1.1. Mô hình sinh thái học ( Urie Bronfenbrenner, 1970)
Mô hình sinh thái học được giới thiệu vào những năm 70 của thể kỷ
XX. Mô hình này lần đầu tiên được áp dụng để nghiên cứu bạo lực TE, sau đó
là bạo lực trong thanh niên và nó cũng được dùng để nghiên cứu bạo lực tình
dục và bạo lực người già. Sau đó mô hình này được áp dụng để phân tích các
hành vi cá thể và các yếu tố nguy cơ rộng hơn về văn hoá xã hội có liên quan
tới TNTT không chủ định và phát triển các chiến lược can thiệp toàn diện.

Chương trình PCTNTT hiệu quả cần phải được xem xét một cách tổng thể
không chỉ đề cập đến các hoạt động can thiệp đơn thuần tác động đến cá nhân
có nguy cơ TNTT mà còn phải đề cập đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến
kiến thức, hành vi của cá nhân cũng như điều kiện môi trường mà cá nhân là
một thành viên chịu ảnh hưởng, đó là các yếu tố liên quan đến gia đình, cộng
đồng và xã hội , .
Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm tới ba nhóm yếu tố:
Nhóm yếu tố cá nhân: Kiến thức, thái độ, hành vi về PCTNTT, nơi ở
hiện tại (nông thôn/thành phố).
Nhóm yếu tố gia đình: Cấu trúc gia đình (số anh chị em, sống cùng ),
nghề nghiệp của bố mẹ, sống cùng với bố mẹ.
Nhóm yếu tố cộng đồng: Được tiếp cận thông tin về PCTNTT, đã tham
gia vào hoạt động PCTNTT.
1.6. Một số thông tin về địa phương nghiên cứu


25

Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh
Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông và phía
tây bắc giáp Lào. Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc (thành phố Vinh),
3 thị xã và 17 huyện.
Nằm ở phía Đông – Nam của Nghệ An, thành phố Vinh là trung tâm
chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh với quy mô dân số là 435.208
người, gồm 16 phường và 9 xã. Là đô thị loại I, nằm trong hành lang kinh tế
Đông - Tây và vành đai kinh tế ven biển, Vinh được quy hoạch tương đối bài
bản và khoa học, có thể tiếp cận một thành phố hiện đại, và là đầu mối giao
thông Quốc gia với đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và
đường hàng không. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã giúp nâng cao đời
sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho công tác

phòng chống TNTT tại địa phương, đòi hỏi cần có sự tham gia của các ban
ngành và toàn thể cộng đồng.
Nằm trên địa bàn phường Trường Thi, thành phố Vinh, trường Trung
học phổ thông Lê Viết Thuật là ngôi trường có bề dày về giáo dục và phát
triển với 38 năm xây dựng và phát triển. Năm học 2014-2015 Trường THPT
Lê Viết Thuật có khoảng gần 1600 học sinh thuộc 3 khối 10, 11 và 12. Hệ
thống lớp học của trường THPT Lê Viết Thuật bao gồm có 42 lớp (Khối 10:
14 lớp, khối 11: 14 lớp và khối 12: 14 lớp). Nhà trường luôn chú trọng song
song vào công tác giáo dục và phát triển toàn diện cho các em học sinh, cả về
văn hóa và kỹ năng sống.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường Trung học phổ thông Lê Viết
Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.


×