CNKL - HK II 18-19 Phan Văn Đạo - MSSV 17144206
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Câu 1 Tìm hiểu các phương pháp hàn ? Phạm vi ứng dụng của các phương pháp?
=>Hiện nay có hơn 120 phương pháp hàn khác nhau dựa theo trạng thái hàn ta chia
làm 2 loại:
– Hàn nóng chảy là chỗ hàn và que hàn bổ sung được nung đến trạng thái nóng
chảy.
– Hàn áp lực nếu chỗ nối của các chi tiết được nung nóng đến trạng thái dẻo thì phải
dùng ngoại lực ép lại. Sau khi ép thì mới có khả năng tạo nên mối hàn bền vững.
Tên
1. Hàn
2. Hàn đắp
3. Hàn chảy
4. Hàn hồ quang bằng que hàn
5. Hàn hồ quang hở.
6. Hàn hồ quang điện cực không nóng
chảy.
7. Hàn dưới lớp thuốc
8. Hàn hồ quang trong môi trường khí
bảo vệ.
9. Hàn hồ quang argon.
10. Hàn trong khí CO2.
11. Hàn hồ quang tự động.
12. Hàn hai hồ quang.
13. Hàn nhiều hồ quang
Định nghĩa
Phương pháp nối các phần tử thành một
khối liên kết không thể tháo rời bằng
cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái
chảy hoặc dẻo, sau đó kim loại hóa rắn
(hoặc chịu tác dụng lực) cho mối hàn.
Phủ lên bề mặt của chi tiết một lớp kim
loại.
Phương pháp hàn mà tại chỗ hàn kim
loại được làm chảy để nối các phần tử
liên kết.
Sử dụng nhiệt hồ quang để làm chảy kim
loại phụ (điện cực nóng chảy – que hàn)
và một phần kim loại cơ bản.
Hàn hồ quang với điện cực nóng chảy có
khí bảo vệ hàn, khi đó vùng hồ quang
nhì thấy được.
Phương pháp hàn hồ quang, nhưng điện
cực là loại không nóng chảy (như điện
cực vônfram). Điện cực này có tác dụng
để gây hồ quang và duy trì sự cháy của
hồ quang trong quá trình hành.
Phương pháp hàn hồ quang mà hồ quang
cháy trong lớp thuốc hàn (không nhìn
thấy hồ quang – gọi là hồ quang kín).
Phương pháp hàn hồ quang mà hồ quang
cháy trong vùng khí bảo vệ (như khí
argon) được đưa vào.
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo
vệ là argon (TIG; MIG).
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo
vệ là CO2 – (MAG).
Hàn hồ quang mà trong đó chuyển động
của dây hàn (điện cực) và hồ quang hàn
(được duy trì và dịch chuyển) được thực
hiện bằng máy.
Phương pháp hàn hồ quang tự động,
thực hiện đồng thời hai hồ quang bằng
hai nguồn và dòng hàn riêng.
Phương pháp hàn hồ quang tự động,
thực hiện đồng thời nhiều hồ quang (hơn
2) với nguồn hàn và dòng hàn riêng.
14. Hàn hai điện cực.
15. Hàn hồ quang tay.
Phương pháp hàn hồ quang tự động,
thực hiện đồng thời hai điện cực hàn với
dòng hàn truyền dẫn chung
Phương pháp hàn hồ quang có điện cực
là que hàn. Trong quá trình hàn các
chuyển động như gây hồ quang, dịch
chuyển que, dịch chuyển hồ quang theo
dọc mối hàn được thực hiện bằng tay.
- Ưu điểm:
+ Tạo được liên kết hàn kín
+ Có thể hàn được các chi tiết mỏng đến rất mỏng
+ Năng suất cao
+ Không cần thêm kim loại phụ và khí bảo vệ
+ Các thiết bị có khả năng tự động hóa cao
+ Không yêu cầu cao đối với người vận hành
+ Có thể hàn các kim loại khác loại
+ Độ tin cậy cao, Khả năng gây biến dạng (cong vênh) thấp hơn so với các phương
pháp khác.
+ Liên kết cố định 2 vật liệu kim loại lại với nhau ở vị trí phức tạp mà công nghệ hàn
khác không giải quyết được.
+ Cho những mối hàn đồng nhất và độ chuẩn xác cao.
- Nhược điểm:
+ Giá thành đầu tư cho một thiết bị hàn điểm và các đồ gá lắp đi kèm lớn
+ Nhân viên sửa chữa bảo dưỡng thiết bị hàn và điều khiển yêu cầu phải có trình độ
+ Đối với một số vật liệu thì có yêu cầu đặc biệt về chuẩn bị bề mặt vật hàn
+ Không hàn được các chi tiết có chiều dày lớn
+ Kết cấu máy lớn, cồng kềnh.
- Ứng dụng:
+ Máy hàn điểm là loại máy quan trọng trong công nghiệp, được sử dụng rộng rãi
trong rất nhiều ngành nghề lĩnh vực của cuộc sống.
+ Sản xuất, sửa chữa ô tô: Thân, vỏ xe bị lõm hay biến dạng do tai nạn cần được phục
hồi lại.Hàn điểm trên khung xe ôtô để tăng độ chắc chắn
+ Các công trình công cộng: hàn bu lông hay đinh vít, tán rivet…
+ Các sản phẩm kết cấu cao như: thép không gỉ và một số kim loại mầu….
Câu 2 Tìm hiểu các ký hiệu, phân loại mối hàn, vị trí mối hàn theo ?
QUY ƯỚC KỸ HIỆU CÁC MỐI HÀN TRÊN BẢN VẼ
Để cung cấp các thông số của mối hàn, phải có thêm các kí hiệu phụ. Các kí hiệu này
hoặc nằm trên hoặc quanh đường dóng chỉ mối hàn như quy ước dưới đây.
KÝ HIỆU PHƯƠNG PHÁP HÀN, DẠNG HÀN
+ T: Hàn hồ quang tay.
+ Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.
+ B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính
trước.
+ Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép.
Kí hiệu kiểu mối hàn, liên kết hàn, nếu cho phía phụ thì ghi phía dưới nét ngang
+ m: Liên kết hàn giáp mối
+ t: Liên kết hàn chữ T
+ g : Liên kết hàn góc
+ c : Liên kết hàn chồng
+ d : Liên kết hàn đính
Kí hiệu Delta và chữ số bên cạnh là chiều cao cạnh mối hàn K của liên kết hàn chữ T
và hàn góc. Chiều dài phần hàn gián đoạn, kí hiệu “/” hay “Z” kèm chữ số chỉ bước
hàn.
Kí hiệu phụ
– Độ nhẵn bề mặt gia công mối hàn có thể ghi trên hay dưới đường ngang ngay sau kí
hiệu kiểu mối hàn (sau ô 3). Nếu mối hàn yêu cầu kiểm tra thì ghi ở phía dưới đường
dóng xiên
– Nếu bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng
(vd: 25N1), ghi trên hoặc dưới nét ngang, nếu hết chỗ thì ghi phía trên đường xiên.
CÁC VỊ TRÍ HÀN TRONG KHÔNG GIAN
Hàn sấp ( hàn bằng ) là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc 0 –
60.
Hàn đứng (hàn leo ) là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc 60 –
120 theo phương bất kỳ trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang.
Hàn ngang là những mối hàn được phân bố trên các mặt phẳng trong góc 60 – 120 ,
phương mối hàn song song với mặt phẳng nằm ngang.
Hàn trần là những mối hàn được phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 120 –
180. Thường khi hàn người thợ phải ngửa mặt về phía hồ quang còn gọi là hàn ngửa.
Các vị trí hàn kết cấu được mã hóa theo quy tắc sau
Với chữ số đầu tiên thể hiện vị trí hàn
1:Vị trí hàn bằng
2:Vị trí hàn ngang
3:Vị trí hàn đứng
4:Vị trí hàn trần
Chữ cái tiếp theo thể hiện loại mối hàn
F:Mối hàn góc.
G:Mối hàn rãnh.
Đối với hàn ống vị trí và kiểu mối hàn cũng phân loại tương tự như sau
Chữ số đầu tiên chỉ vị trí hàn
1:Vị trí nằm ngang và thợ hàn hàn ở vị trí hàn bằng khi ống quay
2:Vị trí gá đứng và thợ hàn thực hiện mối hàn ngang.
5:Vị trí ống ngang cố định và thợ hàn hàn mối hàn trần, mối hàn ngang và mối hàn
bằng.
6:Ống ở vị trí 45° và thợ hàn thực hiện hàn ở vị trí hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng và
hàn trần.
Chứ cái tiếp theo thể hiện loại mối hàn
F:Mối hàn góc.
G:Mối hàn rãnh.
R:Vị trí hạn chế.
“R” hay vị trí hạn chế được miêu tả trong các trường hợp phức tạp hơn.
Câu 3 Chế độ hàn khi hàn bằng hồ quang tay chế độ ảnh hưởng thế nào đến khích
thước và cơ tính của mối hàn ?
* Các thông số hàn gồm :
- Đường đi của dòng điện
Khi sử dụng đúng đường kính que hàn, đúng cường độ dòng điện, tốc độ hàn sẽ nhận
được mối hàn có hình dáng, kích thước đạt yêu cầu với thời gian nhanh nhất.
Việc lựa chọn de phụ thuộc vào kim loại vật hàn, vị trí mối hàn và loại liên kết hàn.
Nói chung de lớn thường sử dụng cho vật hàn ở vị trí sấp nhằm tận dụng được tốc độ
đắp cao của chúng.
Khi hàn ở vị trí hàn ngang, hàn đứng, hàn trần kim loại mối hàn có khuynh hướng
chảy ra ngoài mối hàn do lực hút của trái đất, điều này có thể được điều khiển bằng
cách sử dụng que hàn nhỏ để giảm kích thước mối hàn, việc dao động que hàn và tăng
tốc độ hàn cũng giúp cho việc điều chỉnh kích thước vũng hàn.
Việc hàn mối hàn giáp mối cần phải quan tâm tới việc lựa chọn kích thước đường kính
que hàn như sau
-Que hàn sử dụng để hàn những lượt đầu tiên phải có đường kính đủ nhỏ để tạo thuận
lợi cho việc dao động que hàn, điều chỉnh hình dáng lớp lót và tránh cháy thủng.
-Que hàn lớn dùng để hàn những lớp cuối cùng nhằm tận dụng được khả năng ngấu
sâu và tốc độ đắp cao của chúng.
Kinh nghiệm và kỹ năng của người thợ hàn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc sử
dụng que hàn, với kỹ năng thành thạo người thợ hàn có thể điều khiển được kích
thước vũng hàn.
Dòng điện hàn:
Hàn hồ quang tay có thể thực hiện với dòng AC hoặc DC khi điện cực được lựa chọn
phù hợp với đặc tính của nó. Loại dòng điện, cực tính và thành phần thuốc bọc que
hàn ảnh hưởng tới tốc độ nóng chảy của que hàn.
Với bất kỳ loại que hàn nào tốc độ nóng chảy đều liên quan trực tiếp với năng lượng
nhiệt do hồ quang sinh ra, một phần năng lượng này làm nóng chảy kim loại cơ bản,
phần còn lại làm nóng chảy que hàn.
- Dòng điện một chiều DC
+Dòng DC có hồ quang ổn định hơn, sự dịch chuyển kim loại êm hơn, ít bắn toé kim
loại hơn do cực tính không thay đổi trong quá trình hàn cho dù que hàn được thiết kế
cho cả AC.
+Thường que hàn được sử dụng cực nghịch DCNP nó cho độ ngấu sâu hơn nhưng cực
thuận DCPP có tốc độ chảy nhanh hơn.
+Dòng DC thích hợp khi hàn ở vị trí đứng, trần và hàn với hồ quang ngắn do dòng DC
không gây ngắn mạch khi kim loại dịch chuyển dạng cầu.
Tuy nhiên dòng DC thường xảy ra hiện tượng thổi lệch hồ quang do hiện tượng cảm
ứng điện từ.
-Dòng điện xoay chiều AC: dòng AC sử dụng cho hàn hồ quang tay có hai ưu điểm là
không có sự thổi lệch hồ quang và giá thành rẻ.
+Không có sự thổi lệch hồ quang sẽ tạo cho việc chọn dòng điện có cường độ manh
hơn, việc nối các cực làm việc, gá lắp vật liệu, chi tiết lắp giáp không ảnh hưởng
nghiêm trọng tới tính công nghệ.
+Với cùng công suất nguồn AC rẻ hơn DC.
Cường độ dòng điện
+Từng loại đường kính điện cực mà que hàn có thể hàn ở dải dòng điện khác nhau
phù hợp với từng chiều dài kim loại cơ bản và loại thuốc bọc que hàn khác nhau.
+Với việc tăng cường độ dòng điện thì tốc độ đắp sẽ tăng theo với từng loại que hàn.
Sự thay đổi này được thể hiện trên hình sau:
=> Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và tốc độ đắp cho các loại
que hàn đường kính 4.8mm
+Đối với từng loại que hàn dòng điện hợp lý lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
vị trí hàn và loại liên kết, cường độ dòng điện đủ lớn để đạt được độ chảy, độ ngấu
đồng thời dễ kiểm soát vũng hàn nhất, ví dụ khi hàn đứng, hàn trần dòng điện phải
chọn ở điểm thấp nhất trong dải dòng cho phép.
Chiều dài hồ quang:
-Chiều dài hồ quang là khoảng cách giữa đầu điện cực nóng chảy tới bề mặt vũng hàn
nóng chảy, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng mối hàn.
-Kim loại nóng chảy ở đầu điện cực được dịch chuyển vào mối hàn không liên tục do
đó khi mỗi giọt kim loại lỏng chuyển vào vũng hàn thì điện áp hồ quang ngay lập tức
thay đổi thậm chí chiều dài hồ quang không thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này sẽ
được hạn chế khi dòng điện và chiều dài hồ quang được lựa chọn hợp lý.
-Chiều dài hồ quang thay đổi theo loại điện cực, đường kính, loại thuốc bọc, cường độ
dòng điện và vị trí hàn.
-Chiều dài hồ quang tăng khi sử dụng điện cực đường kính và cường độ dòng điện
lớn. Thường chiều dài hồ quang không được lớn hơn đường kính lõi điện cực.
-Chiều dài hồ quang quá ngắn sẽ làm cho hồ quang không ổn định và có thể gây ngắn
mạnh trong quá trình dịch chuyển kim loại, nếu quá dài sẽ làm giảm độ tập trung của
hồ quang, do đó sẽ gây ra bắn toé kim loại nóng chảy khi nó dịch chuyển vào vũng
hàn. Vì vậy hiệu suất đắp sẽ giảm, ngoài ra khí và xỉ bảo vệ vũng hàn không hiệu quả
sẽ gây ra rỗ khí và lẫn khí trong kim loại mối hàn.
– Khi điều chỉnh chiều dài hồ quang yêu cầu người thợ hàn phải có kỹ năng tốt liên
quan tới sự hiểu biết, kinh nghiệm, cảm nhận bằng mắt và sự khéo léo.
Với việc hàn kéo rê que hàn theo mối hàn khi hàn điện cực đường kính lớn đầu que
hàn có thể được tì nhẹ lên mối hàn khi đó chiều dài hồ quang được xác định bằng
chiều dầy lớp thuốc bọc que hàn, lúc đó chiều dài hồ quang sẽ ổn định. Với phương
pháp hàn leo và phương pháp hàn trần chiều dài hồ quang được điều chỉnh bởi thợ
hàn.
Chiều dài hồ quang là yếu tố cho phép điều chỉnh kích thước và khuynh hướng kinh
loại dịch chuyển vào vũng hàn.
-Với mối hàn góc hồ quang nằm sâu trong liên kết hàn tạo điều kiện ngấu sâu và tốc
độ đắp cao, điều này cũng đúng khi hàn lớp lót chân khi hàn mối hàn giáp mối có vát
mép.
Tốc độ hàn: Vh
-Tốc độ hàn là tốc độ dịch chuyển điện cực theo mối hàn, chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố sau:
+ Loại dòng điện hàn, cường độ và cực tính hàn.
+ Vị trí mối hàn.
+ Tốc độ chảy của điện cực.
+ Chiều dày vật liệu hàn.
+ Điều kiện bề mặt kim loại cơ bản.
+ Loại liên kết hàn.
+ Khả năng gá ghép hàn.
+ Dao động que hàn.
Khi hàn, tốc độ hàn được điều chỉnh sao cho hồ quang hàn liên tục nằm ở đầu của bể
hàn, với tốc độ hàn tăng sẽ cho mộ hàn nhỏ và dộ ngấu tăng. Tuy nhiên với tốc độ hàn
quá cao sẽ làm giảm độ ngấu, bề mặt mối hàn xấu và gây khuyết cạnh mối hàn.
Tốc độ hàn thấp sẽ tạo cho mối hàn rộng, lồi và độ ngấu thấp bởi hồ quang luôn cháy
phía trên vũng hàn thay vì đầu bể hàn và tập trung lên kim loại cơ bản (điều này thuận
lợi khi cần chế độ khuyếch tán của kim loại cơ bản vào mối hàn thấp).
– Tốc độ hàn cũng ảnh hưởng tới nhiệt năng cấp cho bể hàn điều này ảnh hưởng tới
cấu trúc kim loại của mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, tốc độ thấp làm tăng nhiệt
năng do đó làm tăng kích thước vùng ảnh hưởng nhiệt làm giảm tốc độ nguội của mối
hàn và ngược lại.
Tốc độ hàn cao sẽ làm tăng tốc độ nguội của mối hàn và làm giảm kích thước vùng
ảnh hưởng nhiệt, làm tăng độ bền và độ cứng của mối hàn khi hàn thép các bon cao
nếu không có một chế độ nung nóng và làm nguội hợp lý.
Hướng điện cực
– Hướng điện cực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn, không đúng
góc độ que hàn sẽ gây ra ngậm xỉ trong mối hàn, rỗ khí và khuyết cạnh mối hàn.
– Lựa chọn hướng điện cực phụ thuộc vào vị trí hàn, kích thước điện cực và hình dáng
của liên kết hàn. Người thợ hàn phải tự tổng hợp các yếu tố để lựa chọn một hướng
cho phù hợp với liên kết hàn. Góc dịch chuyển và dóc làm việc được sử dụng để xác
định hướng que hàn.
+ Góc dịch chuyển là góc nhỏ hơn 90o được đo giữa trục que hàn và đường vuông góc
với trục mối hàn (đường vuông góc lằm trong mặt phẳng tạo bởi trục mối hàn và trục
que hàn).
+ Góc làm việc là góc nhỏ hơn 90o được đo giữa đường vuông góc với mặt phẳng
chính của mặt hàn và mặt phẳng tạo bởi trục mối hàn và trục que hàn.
+ Góc dịch chuyển và góc làm việc được thể hiện ở hình vẽ sau:Hướng hàn
=>Với góc dịch chuyển lớn có thể làm cho mối hàn lồi, không đủ ngấu, với góc nhỏ sẽ
gây ngậm xỉ.Với góc làm việc lớn sẽ gây khuyết cạnh mối hàn, khung chảy.
Thổi lệch hồ quang
Thổi lệch hồ quang xảy ra khi sử dụng nguồn hàn một chiều DC. Đường đi của dòng
điện, dòng DC khi đi qua cột hồ quang sẽ tạo lên từ trường xung quanh điện cực và
cột hồ quang với mật độ không đồng đều sẽ gây ra hiện tượng thôi lệch hồ quang ra
khỏi đường đi của hồ quang.
Hiện tượng này là nguyên nhân gây khuyết tật không ngấu, bắn toé kim loại hàn và
cho mối hàn có hình dáng không đạt yêu cầu, với que hàn có bột sắt sẽ gây tạo xỉ tạo
ra nhiều xỉ. Để hạn chế hiện tượng này cần :
– Đặt nối mát càng xa mối hàn càng tốt.
– Điều chỉnh độ nghiêng của que hàn để lực hồ quang cân bằng với lực thổi của từ
trường.
– Sử dụng chiều dài hồ quang ngắn tới mức có thể.
– Giảm cường độ dòng điện hàn.
– Chuẩn bị mối hàn có tấm bắt đầu và kết thúc đường hàn.
– Sử dụng kỹ thuật hàn phân đoạn.
– Nếu có thể thay nguồn DC bằng nguồn AC.
Nối mát
Việc nối mát đặc biệt quan trọng khi sử dụng nguồn hàn DC, nếu vị trí nối không hợp
lý sẽ gây hiện tượng thổi lệch hồ quang gây khó khăn cho việc điều khiển hồ quang.
Đầu tiếp xúc bị kém khi nối mát sẽ không tiếp xúc tốt do đó điện trở nhiệt tăng làm
nung nóng chỗ tiếp xúc gây gián đoạn dòng hàn, khi nối mát sử dụng kìm kẹp mát
bằng đồng là tốt nhất.
Với đồ gá vật hàn quay vị trí tiếp mát trượt trên bàn gá cần ít nhất hai bàn kẹp mát.
Ổn định hồ quang
Khi công việc đòi hỏi chất lượng mối hàn cao thì việc ổn định hồ quang là cần thiết.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự ổn định của hồ quang gồm:
– Điện áp mạch hở của nguồn hàn.
– Điện áp chuyển tiếp phục hồi các đặc tính của nguồn.
– Kích thước của giọt kim loại nóng chảy và xỉ nóng chảy.
– Khả năng ion hoá của cột hồ quang.
– Cách dao động que hàn.
Làm sạch xỉ
Khi hàn nhiều lớp xỉ hàn của lớp trước phải được làm sạch, điều này ngăn chặn khả
năng lẫn xỉ, tạo độ bám với các đường hàn khác hay với kim loại cơ bản.Với mối hàn
nhỏ nguội nhanh hơn, điều này làm cho xỉ dễ làm sạch hơn, mối hàn lõm hay phẳng
chuyển tiếp tốt với kim loại cơ bản và kim loại vùng lân cận sẽ hạn chế khuyết cạnh
mối hàn và tránh xuất hiện những vết cắt nơi cạnh mối hàn có xỉ bám vào.
Điều quan trọng nhất của thợ hàn là phải biết chỗ nào dễ bị lẫn xỉ nhất, nhận thấy tầm
quan trọng của việc làm sạch xỉ hàn trước khi hàn lớp tiếp theo.
Câu 4 Các khuyết tật có thể xảy ra khi hàn ? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ?
Nứt
Nứt có thể xuất hiện trên bề mặt mối hàn, trong mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt của
mối hàn. Vết nứt có thể xuất hiện ở các nhiệt độ khác nhau:
+ Nứt nóng: Xuất hiện trong quá trình kết tinh của liên kết hàn khi nhiệt độ còn khá
cao, trên 1000C.
+ Nứt nguội: Xuất hiện sau khi kết thúc quá trình hàn và ở nhiệt độ dưới 10000C, nứt
nguội có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc sau vài ngày
Rỗ khí
Khuyết tật rỗ khí sinh ra do hiện tượng khí trong kim loại mối hàn không kịp thoát ra
ngoài khi kim loại mối hàn đông đặc. Rỗ khí có thể nằm ở phần ranh giới giữa kim
loại cơ bản và kim loại đắp và có thể sinh ra ở bên trong hoặc trên bề mặt mối hàn, có
thể tập trung hoặc nằm rời rạc trong mối hàn
Lẫn xỉ (kẹt xỉ)
Lẫn xỉ là loại khuyết tật dễ xuất hiện trong mối hàn. Xỉ hàn và tạp chất có thể tồn tại
trong mối hàn, cũng có thể nằm trên bề mặt mối hàn, chỗ giáp ranh giữa kim loại mối
hàn và phàn kim loại cơ bản. Lẫn xỉ ảnh hưởng đến độ bền, độ dai va đập và tính dẻo
của kim loại mối hàn, giảm khả năng làm việc của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng
động.
Không ngấu
Hàn không ngấu sinh ra ở góc mối hàn, mép hàn hoặc giữa các lớp mối hàn. Hàn
không ngấu là khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn, nó có thể dẫn đến nứt. Phần
lớn kết cấu bị phá huỷ đều do hàn không ngấu.
Cháy chân
Cháy chân là phần bị lẹm (lõm, khuyết) thành rãnh dọc theo ranh giới giữa kim loại cơ
bản và kim loại đắp. Cháy chân làm giảm tiết diện làm việc của mối hàn, tạo sự tập
trung ứng suất cao và có thể dẫn đến sự phá huỷ của kết cấu trong quá trình sử dụng.
Chảy loang
Chảy loang là hiện tượng kim loại lỏng chảy loang trên bề mặt của liên kết hàn (bề
mặt kim loại cơ bản – vùng không nóng chảy). Chảy loang tạo ra sự tập trung ứng
suất, làm sai lệch hình dạng của liên kết hàn.
Một số khuyết tật hàn khi kiểm tra bằng chụp phim(RT)
Câu 5 So sánh nguyên lý, phạm vi sử dụng ưu và nhược điểm của hàn TIG và MIG ?
a/ HÀN TIG
- Khái niệm hàn TIG
Hàn TIG ( Tungsten Inert gas) còn có tên gọi khác là hàn hồ quang bằng điện cực
không nóng chảy (tungsten) trong môi trường khí bảo vệ – GTAW ( Gas Tungsten
Arc Welding ) thường được gọi với tên hàn Argon hoặc WIG ( Wonfram Inert Gas).
Sử dụng các loại khí bảo vệ như: Argon, Heli, Argon+Heli, Argon +Hidro hoặc
Argon+oxy.
- Đặc Điểm
Điện cực không nóng chảy.Không tạo xỉ do không có thuốc hàn.Hồ quang, vũng chảy
quan sát và kiểm soát dễ dàng.Nguồn điện tập trung có nhiệt độ cao.Có thể hàn được
kim loại mỏng hoặc dày do thông số hàn có phạm vi điều chỉnh rộng ( từ vài ampe
đến vài trăm ampe).
Hàn được hầu hết các kim loại và hợp kim với chất lượng cao. Mối hàn sạch đẹp,
không lẫn xỉ và văng tóe. Kiểm soát được độ ngấu và hình dạng vũng hàn dễ dàng
- Ứng Dụng Của Phương Pháp Hàn TIG
Phương pháp hàn TIG được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt rất thích
hợp trong hàn thép hợp kim cao,kim loại màu và hợp kim của chúng. Phương pháp
hàn này thông thường được thao tác bằng tay và có thể tự động hóa hai khâu di
chuyển hồ quang cũng như cấp dây hàn phụ.Thường được sử dụng trong lĩnh vực
hàng không vũ trụ,trong sản xuất xe không gian…
Sử dụng hàn các tấm mỏng,ống thành mỏng trong ngành công nghiệp xe đạp.Thường
được sử dụng trong quá trình phục chế sửa chữa các chi tiết bị hỏng,đặc biệt là các chi
tiết làm bằng nhôm và magie .
Hàn TIG đặc biệt áp dụng trong chi tiết hàn khó,yêu cầu mối hàn cao như là các góc
nhỏ khó hàn trong các chi tiết máy,vỏ máy photo,máy lạnh,máy điều hòa,các loại máy
trong bệnh viện như máy X-Quang,máy chiếu..Ứng dụng nhiều trong công nghệ hàn
tàu, hàn ống tàu, hàn ống dẫn ga, dẫn dầu…
- Ưu Điểm Của Hàn TIG
Có thể hàn được kim loại mỏng hoặc dày do thông số hàn có phạm vi điều chỉnh rộng
(từ vài Ampe đến vài trăm ampe).Hàn được các kim loại và hợp kim có chất lượng
cao.Mối hàn sạch đẹp, không lẫn xỉ và văng tóe. Kiểm soát được độ ngấu và hình
dạng vũng hàn dễ dàng.Có thể sử dụng hoặc không sử dụng que đắp để tạo nên mối
hàn.
- Nhược Điểm Của Hàn TIG
Năng suất thấp
Đòi hỏi thợ hàn có tay nghề cao hơn
Giá thành tương đối cao do năng suất thấp, thiết bị và nguyên liệu lại đắt tiền.
-Hình ảnh về hàn TIG
b/ HÀN MIG
- Khái niệm hàn MIG
Máy hàn Mig là máy hàn điện tử sử dụng phương pháp hàn hồ quang kim loại trong
môi trường dùng khí bảo vệ, điện cực chính là dây hàn nóng chảy, được cấp tự động
vào vật hàn, môi trường là khí trơ Argon hoặc Heli, Co2… sử dụng bộ cấp dây. Máy
hàn Mig thường được dùng trong ngành công nghiệp gia công kim loại như kết cấu
thép, các nhà máy, nhà xưởng sản suất inox, sắt thép, kim loại màu…
- Đặc Điểm
Máy hàn MIG sử dụng hồ quang được thiết lập giữa dây điện cực nóng chảy và được
cấp tự động vào chi tiết hàn. Hồ quang này sẽ được bảo vệ bằng dòng khí trơ hoặc khí
có tính khử. Sự cháy của hồ quang được duy trì nhờ các hiệu chỉnh đặc tính điện của
hồ quang. Chiều dài hồ quang và cường độ dòng điện hàn được duy trì tự động trong
khi tốc độ hàn và góc điện cực được duy trì bởi thợ hàn. Máy hàn MIG có thể điều
chỉnh được nhiều thông số hàn như: dòng điện hàn, tốc độ ra dây nhanh chậm, lựa
chọn đường kinh kích thước dây hàn.
- Phạm Vi Ứng Dụng
Nó không những có thể hàn các loại thép kết cấu thông thường, mà còn có thể hàn các
loại thép không gỉ, thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim
nhôm, magiê, niken, đồng, các hợp kim có ái lực hóa học mạnh với ôxi.
Phương pháp hàn này có thể sử dụng được ở mọi vị trí trong không gian, được sử
dụng khá phổ biến trong sản xuất các loại sản phẩm như bàn ghế, mô tô, khung xe
đạp, hoặc được dùng trong đóng tàu, đóng thùng ô tô, các xưởng cơ khí, dây chuyền
công nghệ sản xuất…
Chiều dày vật hàn từ 0,4 – 4,8 mm thì chỉ cần hàn một lớp mà không phải vát mép, từ
1,6 – 10mm thì hàn một lớp có vát mép, còn từ 3,2 – 25mm thì hàn nhiều lớp.
Không thích hợp cho hàn ngoài trời ,bởi vì sự chuyển động của không khí xung quanh
có thể làm ảnh hưởng tới khí bảo vệ và mối hàn .Nên sử dụng trong trong ngành xây
dựng khá hạn chế.Được dùng phổ biến trong hàn tự động và bán tự động. Nói một
cách đơn giản : Khi hàn MIG hồ quang từ dây hàn sẽ nóng chảy và tạo thành hồ quang
lấp đầy mối hàn.
- Ưu Điểm Của Hàn MIG
CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp.Năng suất hàn trong CO2 cao,
gấp hơn 2,5 lần so với hàn hồ quang tay. Tính công nghệ của hàn trong CO2 cao hơn
so với hàn hồ quang dưới lớp thuốc vì có thể tiến hành ở mọi vị trí không gian khác
nhau.
Chất lượng hàn cao. Sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn cao, nguồn nhiệt tập
trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.Mối hàn mig thường
ngấu và đẹp, nếu người thợ hàn tốt, có thể cho ra những vết hàn rất đẹp.
Hàn được một số các kim loại: thép, thép không gỉ, nhôm… Điều kiện lao động tốt
hơn so với hàn hồ quang tay và trong quá trình hàn không phát sinh khí độc.
- Nhược Điểm Của Hàn MIG
Máy hàn MIG thường có kích thước lớn cồng kềnh trong di chuyển
Chất lượng mối hàn không cao như hàn TIG
- Hình ảnh về hàn MIG