TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ HÀ NỘI
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
***
BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Người thực hiện: Lê Văn Quang
Đơn vị công tác: Trung tâm Hướng nghiệp ứng Hòa
Tháng 04 năm 2019
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực
tiễn không có lý luận dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có
liên hệ với thực tiễn là lý luận xuông”. Với tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn chú trọng đến tính thực tế, bất kì việc gì cũng phải xuất phát từ yêu cầu
thực tế, phải thiết thực. Người mong muốn việc học - hành, tức là nhận thức hành động phải đạt tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấu. Vì vậy, theo Người học
tập ở trong nhà trường, trong sách vở chưa đủ, phải học cả trong cuộc sống, học
ở người khác… Ở một phạm vi hẹp mà cụ thể là trong quá trình học tập tại
trường chính trị, mỗi học viên khi tham gia học tập sẽ được tiếp thu những kiến
thức lý luận khoa học, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước,
kiến thức lịch sử và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kỹ năng lãnh đạo quản lý, các nghiệp vụ khác… là hệ thống tri thức đã
được tổng kết từ kinh nghiệm thực tế trong từng ngành, từng lĩnh vực và được
thể hiện trong nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp cơ sở.
Những kiến thức mà học viên tiếp thu được là những lý luận khoa học. Có lý
luận, nếu mỗi học viên trong quá trình học tập được tham gia nghiên cứu, được
tiếp xúc trực tiếp vưới những vấn đề thực tiễn diễn ra ở cơ sở, sẽ giúp họ hoàn
thiện tri thức của bản thân. Vì vậy nghiên cứu thực tế là một nội dung rất quan
trọng và không thể thiếu trong quá trình giáo dục tại nhà trường.
Xuất phát từ yêu cầu đó, Trường đào tạo cán bộ Hà Nội đã tổ chức chuyến
đi thực tế đến thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng cho lớp Trung cấp Lý luận
chính trị - hành chính K12 . Với mục tiêu giúp các học viên có điều kiện tiếp
xúc với thực tế về tất cả các lĩnh vực ở địa phương, mà cụ thể là nắm bắt được
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng,
qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mỗi học viên. Trong đợt thực tế
này tuy thời gian không dài nhưng đã mang lại thật nhiều điều bổ ích về những
ấn tượng khó phai, về những kết quả mà thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng
1
đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Trong chuyến đi
nghiên cứu thực tế này tôi thực sự tâm đắc với mô hình phát triển du lịch của
thành phố Đà Nẵng. Bằng vốn lý luận đã được trang bị trong nhà trường, cùng
với kiến thức tiếp thu được trong đợt thực tế này tôi hy vọng có thể đóng góp
những ý kiến, đề xuất để khai thác tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà
Nẵng góp phần đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn của thành phố.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu: Việc thu thập toàn bộ
số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu hầu hết được kế thừa, chọn
lọc trong các báo cáo chính trị về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của
thành phố Đà Nẵng và các nguồn tư liệu chính thống.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp này nhằm bổ sung các
tài liệu còn thiếu sót, chưa cập nhật. Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của
số liệu đã thu thập được qua các báo cáo về tình hình phát triển của thành phố.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Báo cáo tập trung phân tích, đánh giá về tiềm năng, những
kết quả, hạn chế và những đề xuất, giải pháp phát triển tiềm năng du lịch của thành
phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà
Nẵng giai đoạn hiện nay.
- Không gian: Thành phố Đà Nẵng.
2
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn,
thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giữ vững ổn
định chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; tăng cường quốc phòng - an ninh; mở rộng quan hệ đối
ngoại, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Đảng.
Đối với thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về: Xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đã xác định: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị
lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung. Trên cơ sở đó,
thành phố Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương phát triển du lịch bền vững.
Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên
tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm đến các
lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự phát triển du lịch trong tương lai và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Thành phố Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ, nơi đây được mệnh danh là
“thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Tiềm năng du lịch ở Đà Nẵng đang được
khai thác và phát huy hiệu quả góp phần vào sự phát triển chung của thành phố,
biến du lịch trở thành ngành mũi nhọn của thành phố. Bên cạnh đó nhiều tiềm
năng du lịch của thành phố cần được đầu tư, khai thác hiệu quả hơn.
2. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ ra
biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đồng
thời là trung tâm giữa 3 di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế, phố
cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du
lịch trong nước và quốc tế...
3
Nhắc đến Đà Nẵng, người ta nghĩ ngay đến bãi biển Mỹ Khê được cả
Forbes và New York Times công nhận là một trong những bãi biển đẹp nhất
hành tinh. Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng những điều tuyệt vời nhất, bãi cát
trắng trắng sánh mịn, sóng biển êm đềm, làn nước trong xanh mát rượi cùng
những hàng dừa thơ mộng dọc bờ biển, Mỹ Khê chẳng hề kém cạnh nếu được
đặt lên bàn cân cùng với Maldives, Bali hay Hawaii.
Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển, Đà Nẵng còn có những ngọn núi
kỳ vĩ làm nức lòng biết bao du khách như núi Thần Tài, núi Sơn Trà…
Núi Sơn Trà thuộc bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà), với 3 mặt giáp biển.
Tại đây, du khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp tổng thể của thành phố đáng sống
nhất Việt Nam từ trên cao. Cách Sơn Trà nửa tiếng ô tô là núi Ngũ Hành Sơn,
gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn.
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến một biểu tượng sắc đẹp khác của Đà
Nẵng là dòng sông Hàn thơ mộng. Không màu mỡ phù sa như sông Hồng xứ
Bắc, cũng không hiền hòa như sông Hương của “hàng xóm” Thừa Thiên – Huế,
sông Hàn mang trong mình một vẻ đẹp rất riêng.
Cùng với sông Hàn, khi tìm hiểu về du lịch Đà Nẵng không thể không
nhắc đến cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế. Được chính thức tổ chức từ năm
2008, đến nay, sau gần 10 năm, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế đã được
nâng tầm lên thành một sự kiện du lịch lớn cả về quy mô và chất lượng, thực sự
gắn liền với thương hiệu “Du lịch Đà Nẵng”.
Phía tây là khu du lịch Bà Nà Hills nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống
cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới: dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp
dài nhất và sợi cáp nặng nhất kết hợp với khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy
Park lớn nhất Đông Nam Á. Đến Bà Nà Hills bạn sẽ cảm nhận rõ nét thời tiết cả
4 mùa trong 1 ngày: xuân - hạ - thu - đông thật tuyệt vời.
Những sự kiện ngoài trời nổi tiếng rất hút khách du lịch khắp trong nước
và quốc tế bởi lễ hội Pháo hoa Quốc tế hoành tráng, lễ hội diều trên bãi biển Mỹ
Khê xinh đẹp, giải đua thuyền truyền thống, … Việc triển khai nhiều sự kiện du
4
lịch lớn trong năm giúp ngành du lịch Đà Nẵng khẳng định vị thế phát triển du
lịch trong nước, vươn mình với bạn bè quốc tế.
Hiện nay thành phố Đà Nẵng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch
rất được chú trọng. Như Bà Nà khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại hút khách với
khí hậu dịu mát, đến chiếc cầu Rồng hoành tráng có thể phun nước phun lửa,
đẹp lung linh sắc màu trong màn đêm. Rồi tới vòng quay Mặt trời Sun Wheel,
công viên giải trí tại Asia Park hay những khu resort, khách sạn sang chảnh bậc
nhất Việt Nam như Furama, Premier Village danang resort, Holiday Beach,
AlaCarte,… Tượng cá chép hóa rồng nặng gần 200 tấn được lắp đặt ở bờ Đông
sông Hàn, nằm ở vị trí giữa cầu Rồng và cầu sông Hàn, cùng với một chiếc “cầu
tàu tình yêu” xinh xắn cũng đã được xây dựng tại đây. Không cần đến Hàn
Quốc, cây cầu trái tim tại Đà Nẵng với những ổ khóa dễ thương trên thành cầu
là địa điểm tham quan thú vị, lãng mạn cho những cặp đôi yêu nhau.
Từ lâu, Đà Nẵng đã để lại trong lòng du khách, bạn bè gần xa về một
thành phố thân thiện, mến khách, người Đà Nẵng từ em bé đến cụ già, từ anh xe
thồ đến anh cảnh sát giao thông đều sẵn sàng giúp đỡ, niềm nở với du khách.
Không thể không nhắc đến khi nói về văn hóa Đà Nẵng, đó chính là ẩm
thực của Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung. Những cái tên tiêu biểu
như mì quảng, bún chả cá, bánh tráng thịt heo, bánh xèo, bánh bột lọc,… là các
món ăn sẽ rất đáng tiếc nếu bạn chưa nếm thử khi đến nơi đây.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng gồm 4 hạng mục chính: nhà ga hành khách quốc
tế; cầu vượt trước nhà ga hành khách; nhà kỹ thuật; sân đỗ ôtô có tổng diện tích
40.000m2 với số vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng. Khi đưa vào khai thác sẽ đón và đưa
từ 4 đến 6 triệu khách/năm.
Cùng với cảng Đà Nẵng, cảng Tiên Sa là một trong hai cảng lớn của Đà
Nẵng. Không chỉ là nút giao thông đường thủy quan trọng, cảng Tiên Sa còn
được xếp vào một trong những cảng biển đẹp nhất miền Trung.
Ngoài ra, những công trình hiện đại khác của Đà Nẵng như cầu Rồng,
công viên Asia Park,… hay những khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất khác như
Premier Village Danang Resort, Naman Retreat, InterContinental Danang
5
Peninsula Resort,… là những điểm sáng khiến người bản xứ tự hào trước du
khách của họ.
3. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Thành phố nhằm phát triển
du lịch của thành phố Đà Nẵng
Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16-10-2003 của Bộ chính trị về xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố” và đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch phát triển tạo nền tảng để phát
triển đột phá cho ngành, thúc đẩy và tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển;
xây dựng thành phố trở thành trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.
Ngành du lịch sẽ tập trung phát triển du lịch vào chiều sâu, hình thành các
sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản
phẩm chính: Nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; Nhóm sản phẩm
du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá,
lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch bổ trợ như
du lịch tâm linh, du lịch văn hóa - ẩm thực, chữa bệnh - làm đẹp, du lịch thể thao
giải trí biển... Nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo
môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững.
Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực du lịch có kỹ năng, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của du khách, gắn hoạt động đào tạo của nhà trường với
thực tiễn của doanh nghiệp, xã hội.
Mục tiêu đến phấn đấu đến năm 2020 đón từ 9 triệu đến 9,5 triệu khách
du lịch, trong đó có từ 3 triệu đến 3,5 triệu khách quốc tế và hơn 6 triệu khách
nội địa. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hằng năm giai đoạn 20162020 đạt 14-16%. Tổng thu du lịch đến năm 2020 phấn đấu tổng thu du lịch đạt
36.400 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 từ 22-24%, tạo
việc làm cho 85.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
6
Thành phố đã xác định ba đột phá về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2016-2020, trong đó du lịch là đột phá quan trọng nhất góp phần quan trọng vào
sự phát triển của Thành phố, cụ thể:
Một là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại;
tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, CNTT.
Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây
dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong đó, thành phố Đà Nẵng đã tập trung đầu tư, xây dựng các sản phẩm
du lịch mới, khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao như: Ưu tiên phát triển
sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, mua sắm, văn hoá - tâm linh, sinh thái, làng
nghề; tập trung phát triển chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và
tính chuyên nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm môi trường
du lịch phát triển bền vững. Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển
khai nhiều biện pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng
dẫn viên, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút mọi nguồn khách du
lịch quốc tế, đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo yêu cầu hội nhập
quốc tế. Hàng loạt chính sách nhằm thúc đẩy du lịch phát triển đã được triển
khai thực hiện có hiệu quả như điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hoàn thiện quy hoạch hệ thống cơ sở lưu
trú trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030… Đặc biệt, với quyết
tâm tiếp tục xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng là “Thiên đường nghỉ
dưỡng”, “Điểm đến an toàn và thân thiện”, Đà Nẵng đã thường xuyên làm tốt
công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch thực
hiện đúng quy định pháp luật; đồng thời tuyên truyền công khai các dịch vụ du
lịch, số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh, bảo đảm an toàn, an
ninh trật tự trong hoạt động du lịch và Trung tâm hỗ trợ du khách bằng các ngôn
ngữ quốc tế… Trong đó, đặc biệt tập trung đẩy mạnh xúc tiến thị trường quốc tế
trọng điểm như: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Nam
7
Á, mở rộng các thị trường tiềm năng (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bắc
Mỹ…) và thị trường mới Ấn Độ
4. Những kết quả ngành du lịch Đà Nẵng đạt được trong thời gian qua
Theo thống kê, hiện thành phố có khoảng 689 cơ sở lưu trú với 28.821
phòng, tăng 114 cơ sở lưu trú với 7.497 phòng so với năm 2016 và có 43 cơ sở
dịch vụ đạt chuẩn. Cùng với cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch của thành phố
ngày càng được hoàn thiện, đầu tư nâng cấp với các sản phẩm mới như Khu du
lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần tài, Công
viên Châu Á, Khu tổ hợp vui chơi giải trí Cocobay… Hiện thành phố có 29
đường bay trực tiếp hoạt động, trong đó có 15 đường bay thường kỳ và 14
đường bay trực tiếp thuê chuyến đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Tổ
chức xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Đài Bắc (Đài Loan), Nhật Bản...
Tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, mở
thêm các đường bay mới; phối hợp với các hãng, các đoàn làm phim để thực
hiện phim quảng bá về du lịch Đà Nẵng; quảng bá video clip ẩm thực Đà thành
trên các kênh truyền thông và các trang mạng xã hội...; đưa vào sử dụng ứng
dụng du lịch Đà Nẵng trên thiết bị di động (App Danang FantastiCity) và ứng
dụng Chatbot.
Ngoài ra, ngành du lịch còn triển khai quảng bá thông tin, hình ảnh du
lịch Đà Nẵng trên Cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội; tiếp tục xuất
bản bản đồ du lịch, ấn phẩm du lịch Đà Nẵng tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc; tổ chức cuộc thi ảnh “Tuyệt vời Đà Nẵng ơi!”; tiếp tục quảng bá,
tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử du lịch trên địa bàn thành phố tại các cơ sở lưu
trú, khu điểm tham quan du lịch…
Du lịch phát triển đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, tạo thêm
nhiều việc làm, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn
2011-2015 là 20,1%, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 25,4%, khách nội
địa tăng bình quân 18,5%. Tổng thu du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân
đạt 30,7%. Tổng lượt khách đến Đà Nẵng năm 2016 đạt hơn 5,5 triệu lượt, tăng
8
18,4% so với năm 2015; trong đó khách quốc tế đạt 1,67 triệu lượt, tăng 32,4%
so với năm 2015. Tổng thu du lịch đạt 16.082 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm
2015. Tính đến tháng 9-2017, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố có
653 cơ sở lưu trú, với 25.756 phòng. Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa
bàn thành phố là 313 đơn vị; thành phố có trên 3.158 hướng dẫn viên, 730 xe đạt
chuẩn phục vụ du lịch.
Hiện thành phố Đà Nẵng có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ
với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD (tương đương 153.000 tỷ đồng). Sản
phẩm du lịch thành phố ngày càng được hoàn thiện, đầu tư nâng cấp với các sản
phẩm mới như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà,
các khu du lịch Hòa Phú Thành, Helio, Công viên Núi Thần Tài, Công viên
Châu Á... Công tác xúc tiến quảng bá đã được quan tâm cả ở trong nước và
nước ngoài, hàng năm thành phố tổ chức các sự kiện lớn: Cuộc thi trình diễn
pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm quốc tế
Clipper Race, Khai trương mùa du lịch biển, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, Đại
hội Thể thao bãi biển châu Á...
Công tác đảm bảo môi trường du lịch tiếp tục được giữ vững, đảm bảo về
an ninh, an toàn, nhiều mô hình mới được đưa vào hoạt động hiệu quả tạo tâm lý
an tâm cho du khách (Mô hình Trung tâm hỗ trợ du khách, Đội cứu hộ biển,
thành lập lực lượng chống chèo kéo khách du lịch, Tổ phản ứng nhanh). Nguồn
nhân lực du lịch được từng bước bổ sung và tăng cường đã phần nào đáp ứng
nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch.
Thời gian qua điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp,
các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình
chọn và đánh giá cao, đặc biệt là năm 2016, thành phố Đà Nẵng nhận được giải
thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” đã góp phần định
vị hình ảnh và từng bước khẳng định vị trí thương hiệu du lịch thành phố Đà
Nẵng tầm quốc tế. Có thể thấy ngành du lịch Đà Nẵng có sự tăng trưởng không
ngừng về lượng du khách, doanh thu và thị trường. Tổng lượt khách du lịch năm
2014 đạt 3,8 triệu lượt, doanh thu đạt 9.740 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020 Đà
9
Nẵng sẽ đón 8,1 triệu lượt, trong đó có 1,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2015-2020 là 20,98%. Đà Nẵng được bầu chọn là điểm đến
mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2015.
Điểm nhấn tạo nên sức hút của Đà Nẵng là sự thuận lợi trong giao thông
đi lại. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với 21 đường bay trực tiếp đến Đà
Nẵng, trong đó 08 đường bay thường kỳ và 13 đường bay thuê chuyến. Trong
năm 2014, lượng khách tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó số hành
khách quốc tế đạt gần 900.000, tăng 53% so với năm 2013. Trung bình mỗi
ngày, sân bay này tiếp nhận trên 100 chuyến bay cất và hạ cánh. Theo kế hoạch
đến năm 2020, sân bay Đà Nẵng mới đạt 4,5-6 triệu khách, nhưng năm 2014 đã
cán đích 5 triệu khách. Lượng hành khách thông qua sân bay Đà Nẵng liên tục
tăng nhanh, trung bình 14,5%/năm, sân bay hiện hữu sẽ quá tải ngay trong năm
nay. Dự kiến trong đầu năm 2016 sẽ xây dựng thêm 1 nhà ga quốc tế mới đảm
bảo phục vụ trên 2,3 triệu khách quốc tế đến Đà Nẵng vào năm 2020. Ngoài
giao thông đường bộ, giao thông đường thủy cũng đáp ứng được nhu cầu cho du
khách quốc tế đến Đà Nẵng, trong năm 2014 đã có 63 chuyến tàu du lịch với
hơn 700.000 du khách đến Đà Nẵng qua phương tiện này.
So với các địa phương khác, hạ tầng du lịch của Đà Nẵng có sự vượt trội
cả về thế mạnh lẫn về chiều sâu. Trong thời gian gần đây, Đà Nẵng đưa vào sử
dụng hàng loạt các dự án du lịch lớn mang đẳng cấp 5 sao đã đưa tên tuổi của
Đà Nẵng vào bản đồ du lịch thế giới và là điểm đến hấp dẫn,đầy tiềm năng như:
Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, Vinpearl Luxury, Làng Pháp tại Bà Nà,
Intercontinental Danang Sun Peninsular Resort… đã vinh dự đón giới tài phiệt
trên thế giới đến nghỉ dưỡng.
Không dừng ở đó, hiện nay Đà Nẵng tiếp tục kêu gọi các đầu tư trong và
ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch lớn đặc
thù mang đẳng cấp quốc tế, xây dựng khu Làng Vân, Nam Ô thành khu du lịch
sinh thái… Nhiều điều đang hứa hẹn cho ngành du lịch Đà Nẵng trong tương lai.
5. Khó khăn, hạn chế của du lịch Đà Nẵng hiện nay
10
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn còn
gặp phải những khó khăn, thách thức:
Thứ nhất, do đặc thù của mình nên ở Đà Nẵng mùa vụ du lịch rất rõ rệt: từ
tháng 9 đến tháng 12 Đà Nẵng rất thiếu khách trong khi mùa này là mùa cao
điểm khách quốc tế đến VN do đó Đà Nẵng phải làm sao để “kéo” khách đến
với mình trong thời gian này bằng việc điều chỉnh các sự kiện phù hợp với thời
tiết để thu hút du khách như du lịch tâm linh, du lịch hội thảo,…; tăng cường
nghiên cứu lượng khách đến Việt Nam vào thời gian này là những đối tượng nào
để từ đó có chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch.
Thứ hai, có một thực trạng là hệ thống khách sạn trên địa bàn TP Đà Nẵng
phát triển rất mạnh nhưng lữ hành lại phát triển chưa tương xứng. Do đó, TP cần
có định hướng, các cơ chế chính sách để hỗ trợ các DN phát triển đồng thời phải
“dẹp” được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN du lịch trên địa
bàn TP về giá, chất lượng tour…
Thứ ba, nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng vẫn chưa phát triển xứng tầm
nếu không muốn nói là thiếu và yếu. Chính việc thiếu lực lượng lao động đã nảy
sinh tiếp hệ lụy là các đơn vị tìm đủ mọi cách lôi kéo nhân lực có kinh nghiệm
của nhau hoặc phải chọn giải pháp tuyển người từ nước ngoài hoặc từ Hà Nội,
TP HCM và các tỉnh lân cận với mức lương rất đắt đỏ. Do đó, Đà Nẵng cần phải
có chiến lược đào tạo bài bản nguồn nhân lực phục vụ ngành ngày.
Thứ tư, hiện nay có một thực trạng đang diễn ra trên địa bàn TP Đà Nẵng
là các công ty du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc đang đổ sang Đà Nẵng tự thuê
phương tiện, hướng dẫn viên, book nhà hàng và trả tiền mặt trực tiếp nên hầu
như họ trốn thuế, ngân sách thất thu và DN du lịch không thể cạnh tranh được về
giá với các công ty này. TP cần phải quyết liệt để xử lý tình trạng này.
Thứ năm, về sản phẩm du lịch Đà Nẵng cũng cần đầu tư mạnh hơn nữa để
phục vụ du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Lấy ví dụ về sản phẩm quà lưu
niệm, Đà Nẵng cần phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng, riêng có của
Đà Nẵng để phục vụ du khách.
11
Cuối cùng, về công tác xúc tiến quảng bá. Đà Nẵng cần đầu tư ngân sách
nhiều hơn để mang hình ảnh Đà Nẵng đến với du khách quốc tế, đặc biệt là các
thị trường trọng điểm như Nhât Bản, Châu Âu.
6. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng phát triển du lịch
của thành phố Đà Nẵng
a. Về kinh tế
Trong ngành du lịch, sự phát triển về kinh tế đứng trên góc độ một tỉnh,
thành phố được hiểu là sự phát triển nhanh, đa dạng các loại hình, các sản phẩm
du lịch; sự tăng trưởng ổn định của số khách du lịch và doanh thu đạt được qua
từng năm từ các hoạt động du lịch. Đối với thành phố Đà Nẵng, để ngành du
lịch phát triển về khía cạnh kinh tế, cần thực hiện các giải pháp sau:
* Giải pháp về đầu tư phát triển
Đó là tăng cường sự đóng góp vào GDP của thành phố từ ngành du lịch,
phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, cụ thể:
+ Thứ nhất, ngành du lịch phải có vai trò đóng góp trong tăng trưởng kinh
tế của Đà Nẵng bởi lẽ đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Để làm được điều này cần
tập trung vào ba yếu tố cơ bản: khai thác tiềm năng du lịch về tự nhiên, nhân văn
của thành phố, huy động các nguồn vốn đầu tư trong, ngoài nước...
+ Thứ hai, để phát triển du lịch thì yếu tố kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với những tuyến đường bộ được xác định
là lộ trình du lịch với hành trình dài cần xây dựng và hình thành trạm dịch vụ
dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý; đối với đường hàng
không, cần xây dựng lộ trình mở, khai thác thêm các tuyến bay quốc tế đến Đà
Nẵng và các tuyến bay nội địa trực tiếp giữa các thành phố lớn khác đến Đà
Nẵng. Đối với đường biển, cần nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch đường
biển đến Đà Nẵng, quy hoạch và nâng cấp để tiếp nhận được các tàu du lịch biển
quốc tế tải trọng lớn.
+ Thứ ba, cần chú trọng chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
như nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú; dự báo về lưu trú và cơ sở
lưu trú du lịch làm cơ sở để xây dựng và công bố quy hoạch phát triển cơ sở lưu
12
trú đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Quy hoạch phát triển
các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch biển, các đô thị du lịch.
* Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn
Để huy động nguồn vốn đầu tư cho du lịch, cần khơi thông tất cả mọi
nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố, trong đó ưu tiên nguồn vốn ngân sách,
vốn ODA và đa dạng hóa các hình thức tạo lập vốn, thực hiện chính sách xã hội
hóa đối với hoạt động đầu tư vào du lịch; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài song song với việc xây dựng cơ chế
khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.
* Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển du lịch theo
hướng bền vững. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo để xây dựng được đội ngũ lao
động chất lượng cao với phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ và kỹ năng
nghiệp vụ giỏi, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành du lịch thành phố
trong giai đoạn hiện nay.
b. Về văn hoá - xã hội
Phát triển du lịch về mặt xã hội có nhiều nội dung cần quan tâm giải quyết
như giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, giữ gìn và
phát huy được bản sắc văn hoá của địa phương, hạn chế ngăn chặn những ảnh
hưởng tiêu cực từ văn hoá và lối sống bên ngoài. Để làm được điều này, ngành
du lịch Đà Nẵng cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
* Giải pháp về tổ chức lãnh thổ du lịch
Thành phố cần tập trung đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác các khu du
lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như Non Nước - Ngũ
Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Nam Thọ - Sơn Trà và khu du lịch phía Tây
Thành phố: Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân, mở rộng không gian du lịch Bà Nà
- Suối Mơ; các khu Nam - Tây Nam Thành phố như Đồng Nghệ - Phước Nhơn;
khu du lịch làng quê Hoà Xuân, Hoà Châu, Hoà Tiến, Thái Lai (Hoà Nhơn)
nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch để đa dạng hoá loại hình du
lịch hấp dẫn du khách.
13
Đồng thời bố trí các tuyến du lịch trọng điểm như tuyến du lịch từ Đà
Nẵng ra các tỉnh phía bắc Thành phố. Tuyến này sẽ nối với các tuyến du lịch
quốc gia từ Hà Nội đi các hướng: Tây Bắc, phía Bắc, Đông Bắc. Tuyến du lịch
từ Đà Nẵng đi các tỉnh phía Nam, tuyến sẽ đi qua các khu du lịch của các tỉnh
phía Nam thành phố Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh, tuyến sẽ nối với
tuyến đi miền Đông và tuyến đi miền Tây.
Bên cạnh đó, cần bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch như hoàn
thiện chất lượng dịch vụ viễn thông, cải thiện mạng lưới rộng hơn, triển khai
nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới, xây dựng trung tâm bưu chính với trang
thiết bị hiện đại; đảm bảo mục tiêu đáp ứng nhu cầu dùng điện cho các khu du
lịch, đảm bảo cung cấp 24/24h cho các khu du lịch.
* Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch
Để nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch các cấp, các ngành và nhân
dân, hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa; tạo lập và nâng cao hình
ảnh của du lịch Đà Nẵng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng của hoạt động du
lịch trên địa bàn thành phố cần chú trọng hoạt động xúc tiến du lịch. Đây chính
là nhịp cầu để du khách thế giới có cơ hội tìm hiểu và khám phá về Đà Nẵng. Do
đó, cần tập trung vào các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành phố trên cả thị
trường trong quốc tế và nội địa, đặc biệt là những sản phẩm có tính cạnh
tranh song song với việc huy động các nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến,
quảng bá cho du lịch.
* Giải pháp về tăng cường xã hội hoá du lịch
Thành lập Quỹ Phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng dùng để hỗ trợ
công tác đầu tư du lịch cho các tổ chức, cá nhân bằng cách cho vay với lãi suất
thấp, hoặc tham gia trực tiếp đầu tư dự án du lịch, hỗ trợ cho công tác tuyên
truyền, quảng bá du lịch của Thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá, huy
động các nguồn lực khác cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch.
* Giải pháp tăng cường liên kết giữa các ngành chức năng trong phát triển du
lịch
14
Để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, cần có sự kết hợp tốt giữa các ngành
chức năng và địa phương trong việc đảm bảo môi trường du lịch tại các tuyến,
điểm du lịch và các điểm tham quan, mua sắm của Thành phố. Bên cạnh đó, việc
nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn nếp sống văn hoá, văn minh đô thị,
luôn có thái độ ân cần, thân thiện đối với du khách, tạo tâm lý dễ chịu và thiện
cảm cho du khách về con người Đà Nẵng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
* Giải pháp đề cao vai trò của cộng đồng dân cư
Trong quá trình phát triển du lịch, cần tôn trọng và vận động cộng đồng
dân cư tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao
năng lực để cho họ hiện thực hóa các sáng kiến đề ra. Quá trình lập dự án, thẩm
định và triển khai dự án du lịch cần có sự tham gia của địa phương nhằm giảm
thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu tố tích cực bởi cộng đồng địa phương
là những người chịu tác động trực tiếp của các dự án du lịch.
c. Về tài nguyên - môi trường
Sự phát triển của ngành du lịch gắn chặt chẽ, mật thiết với môi trường,
đặc biệt là môi trường tự nhiên nên việc giữ gìn bảo vệ môi trường là vô cùng
quan trọng trong phát triển du lịch. Đối với môi trường tự nhiên, cần duy trì và
cải tạo cảnh quan biển; tăng cường hơn nữa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom,
xử lý rác thải ven vịnh Đà Nẵng và bờ biển Sơn Trà - Non Nước. Bên cạnh đó,
cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt rừng cấm Sơn Trà và khu bảo tồn thiên
nhiên, tăng diện tích cây xanh nội thành. Xây dựng một bản đồ quy hoạch du
lịch tổng thể để tránh nguy cơ phát triển ồ ạt phá vỡ cảnh quan, môi trường.
Trên đây là những đề xuất góp phần để đưa du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn; đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất
lượng và tính chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng
Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.
15
KẾT LUẬN
Báo cáo thực tế “Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng”,
đã trình bày các thông tin về tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà
Nẵng, các chính sách của Nhà nước và Thành phố, kết quả mà ngành du lịch Đà
Nẵng đạt được, một số tồn tại hạn chế, cũng như các giải pháp, đề xuất để khai
thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố.
Trong những năm qua, du lịch của thành phố Đà Nẵng đã có bước phát
triển mạnh, có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội; thu hút nguồn lực, tạo ra nguồn thu lớn; góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của Thành phố. Đưa thương hiệu du lịch Đà Nẵng đến với du khách cả
nước và bạn bè khắp năm châu. Tuy nhiên, du lịch của thành phố Đà Nẵng thời
gian qua vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng vốn có, cần có những cơ chế,
chính sách và bước đi phù hợp để phát huy tiềm năng du lịch của Thành phố.
Trên đây là báo cáo kết quả chuyến đi nghiên cứu thực tế tại thành phố Đà
Nẵng của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trường Bồi dưỡng cán bộ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đợt nghiên cứu
thực tế này.
Mỹ Đức, ngày 10 tháng 01năm 2018
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Lê Văn Quang
16