Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tính toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản vân như

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÙI HOÀNG LÂM

TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN VÂN NHƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÙI HOÀNG LÂM

TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN VÂN NHƯ

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ VĂN DƯỠNG

Đà Nẵng - Năm 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

BÙI HOÀNG LÂM


ii

TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN VÂN NHƯ
Học viên: Bùi Hoàng Lâm - Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60520202 - Khóa: 2016-2018 - Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Ngày nay, tiết kiệm năng lượng đang là vấn đề rất cần thiết, nhất là đối với các
doanh nghiệp. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công ty không những
tiết kiệm được chi phí sản xuất, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng lợi nhuận mà còn giảm bớt chi phí đầu tư
cho các công trình cung cấp năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một
cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài nguyên
môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế
- xã hội bền vững. Hiện trạng, nhà máy của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân
Như đã hoạt động nhiều năm, các động cơ, thiết bị, đèn, .. đã cũ, dẫn đến tiêu hao nhiều
năng lượng. Nghiên cứu này đề xuất các phương pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả. Qua tìm hiểu, khảo sát và tính toán, tác giả đề xuất các giải pháp thay mới các
bóng đèn LED, thay mới hệ thống tủ tụ bù tại trạm điện và lắp đặt thiết bị Powerboss cho
các động cơ. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt được và đề xuất một số công tác về quản
lý hoạt động tiết kiệm năng lượng và cải thiện môi trường làm việc.
Từ khóa - Tiết kiệm năng lượng; đèn LED, powerboss, tụ bù, động cơ.

EXPANDING THE CAPABILITY OF THE 3-AXIS CNC MILLING
MACHINE FOR RAPID PROTOTYPING
Abstract - Today, energy saving is a very necessary issue, especially for businesses. The
use of energy saving and efficiency in the company not only save production costs, help
increase productivity, improve product quality, reduce product cost, increase
competitiveness, increase profitability. It also reduces the cost of investment in energy
supply facilities, meets the higher energy demands of the national economy, and reduces
the generation of waste, the protection of environmental resources. , the rational
exploitation of energy resources, the implementation of sustainable socio-economic
development. The current status, factory of Van Nhu Seafood Company Limited has been
operating for many years, the engine, equipment, lights, .. are old, resulting in high energy
consumption. This study proposes methods for energy saving and efficiency. Through
investigations, surveys and calculations, the author proposes solutions for replacing LEDs,
replacing capacitor bank cabinets and installing Powerboss for motors. The author has
summarized the results achieved and proposed some work on managing energy
conservation and improving the working environment.
Key words - Energy saving; LEDs, powerboss, capacitors, motors.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... ii

MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài ............................................................... 2
5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY.................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN VÂN
NHƯ ........................................................................................................................... 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................... 4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban .................................................... 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất .......................................................................................... 6
1.1.4. Sơ đồ cung cấp điện ................................................................................................ 7

1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT .................................................................................. 9
1.2.1. Sơ đồ quy trình ........................................................................................................ 9
1.2.2. Thuyết minh quy trình............................................................................................. 9

1.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG .................................................... 11
1.4. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG............................ 14
2.1. CÁC RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH............................................................... 14
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG SUẤT TIÊU THỤ, HIỆU SUẤT CỦA
ĐỘNG CƠ ................................................................................................................ 15
2.2.1. Tổng quan về công suất tiêu thụ, hiệu suất của động cơ ....................................... 15
2.2.2. Lắp đặt Powerboss ................................................................................................ 16


2.3. GIẢM THIỂU HAO PHÍ NĂNG LƯỢNG ...................................................... 19


iv

2.4. THAY THẾ CÁC BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG HIỆU SUẤT THẤP BẰNG
ĐÈN LED: ................................................................................................................ 20
2.4.1. Cấu tạo .................................................................................................................. 20
2.4.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................................. 22
2.4.3. Một số ưu điểm của đèn Led so với đèn huỳnh quang ......................................... 22

2.5. LẮP ĐẶT TỦ TỤ BÙ TỰ ĐỘNG THEO COS ............................................ 24
2.5.1. Tổng quan về công suất phản kháng ..................................................................... 24
2.5.2. Vì sao phải thực hiện bù công suất phản kháng .................................................... 25
2.5.3. Lắp đặt tủ tụ bù tự động để tăng hệ số công suất .................................................. 28
2.5.3.1. Cấu tạo ............................................................................................................... 28
2.5.3.2. Nguyên lý hoạt động........................................................................................... 29

2.6. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ MÁY ....................... 31
3.1. QUY TRÌNH VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG ........................................... 31
3.1.1. Khái niệm về kiểm toán năng lượng ..................................................................... 31
3.1.2. Các loại kiểm toán năng lượng kiểm toán năng lượng ......................................... 31
3.1.3. Quy trình kiểm toán .............................................................................................. 34

3.2. HỆ THỐNG TỤ BÙ TẠI TRẠM ĐIỆN ........................................................... 36
3.3. CÁC HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG ...................... 37
3.3.1. Hệ thống chiếu sáng .............................................................................................. 37
3.3.2. Các thiết bị tiêu thụ điện chính ............................................................................. 39


3.4. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC ...................................................................................... 44
3.5. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
.................................................................................................................................. 45

4.1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 45
4.2. CƠ HỘI 1: Thay đèn chiếu sáng hiện tại bằng đèn Led tuýp ........................... 45
4.3. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ........................................................................ 47
4.3.1. Lắp đặt tủ tụ bù tự động cho trạm biến áp ............................................................ 47
4.3.2. Lắp Powerboss cho động cơ.................................................................................. 49
4.3.2.1. Cơ hội 3: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống đá vảy 1) ....................... 50
4.3.2.2. Cơ hội 4: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống đá vảy 2) ....................... 51


v
4.3.2.3. Cơ hội 5: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống đá vảy 3) ...................... 52
4.3.2.4. Cơ hội 6: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống IQF) .............................. 54
4.3.2.5. Cơ hội 7: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (kho bảo quản số 1) ..................... 55
4.3.2.6. Cơ hội 8: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (kho bảo quản số 2) ...................... 56
4.3.2.7. Cơ hội 9: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (kho bảo quản số 3) ...................... 57
4.3.2.8. Cơ hội 10: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (kho bảo quản số 4) ................... 58
4.3.2.9. Cơ hội 11: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống cấp đông gió số 1) ..... 59
4.3.2.10. Cơ hội 12: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống cấp đông gió số 2) ... 61
4.3.2.11. Cơ hội 13: Lắp đặt Powerboss cho máy nén (hệ thống cấp đông gió số 3) ... 62
4.3.3. Cơ hội 14: Tăng cường bảo trì, bảo dưỡng ........................................................... 64

4.4. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 69

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 70
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
Tên bảng
hiệu
1.1 Số liệu tiêu thụ điện năng năm 2016
Biểu giá điện áp dụng trong tính tính toán, áp dụng cho ngành sản
2.1.
xuất, điện áp dưới 6kV
2.2. Bảng tra hệ số phạt công suất phản kháng
3.1. Bảng phân tích điện năng tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng
3.2. Các hệ thống thiết bị tiêu thụ điện chính tại nhà máy
So sánh đặc tính kỹ thuật và hiệu quả của đèn Led với đèn huỳnh
4.1.
quang T8 hiện tại
4.2. Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi thay mới toàn bộ đèn trong nhà máy
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt tủ tụ bù tự động cho 3 trạm
4.3.
biến áp T.128, T.236A, T.236B
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.4.
nén lạnh (hệ thống đá vảy số 1): 26kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ

4.5.
nén lạnh (hệ thống đá vảy số 2): 26kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.6.
nén lạnh (hệ thống đá vảy số 3): 26kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.7.
nén lạnh (hệ thống IQF): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.8.
nén lạnh (kho bảo quản số 1): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.9.
nén lạnh (kho bảo quản số 2): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.10.
nén lạnh (kho bảo quản số 2): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.11.
nén lạnh (kho bảo quản số 2): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.12.
nén lạnh (kho bảo quản số 2): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.13.
nén lạnh (kho bảo quản số 2): 240kW-0,4kV
Tổng hợp hiệu quả đầu tư khi lắp đặt thêm Powerboss cho động cơ
4.14.
nén lạnh (kho bảo quản số 3): 240kW-0,4kV
4.15. Tổng hợp các cơ hội tiết kiệm năng lượng đối với Powerboss

4.16. Tóm tắt quá trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Trang
11
14
27
38
39
45
46
49
51
52
53
54
56
57
58
59
60
61
63
63
64


vii

DANH MỤC CÁC HÌ NH
Số

hiệu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6
1.7.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
4.1.

Tên hình
Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản
Vân Như
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản
Vân Như
Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.128
Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.236A
Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.236B

Sơ đồ quy trình sản suất
Biểu đồ so sánh sự tương quan giữa sản phẩm và điện năng tiêu thụ
Điện áp cấp cho động cơ khi chưa có Powerboss và khi có Powerboss
[11]
Các khu vực tiết kiệm năng lượng
Cấu tạo đèn LED TUBE
Nguyên lý phát sáng đèn LED
Đèn LED TUBE
Quan hệ giữa công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q và công
suất biểu kiến S và hệ số công suất.
Tủ tụ bù tự động
Sơ đồ nguyên lý tủ tụ bù tự động
Trình tự thủ tục chi tiết thực hiện kiểm toán năng lượng
Đồ thị hệ số công suất đặc trưng tháng 7/2017
Các bộ đèn không được lắp chóa phản quang
Đèn vẫn bật sáng bình thường khi không có công nhân làm việc
Thiết bị Powerboss

Trang
5
6
8
8
8
9
12
17
19
21
22

24
25
28
29
34
37
38
38
49


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng có vai trò rất quan trọng trong
đời sống sinh hoạt và sản xuất. Tốc độ phát triển năng lượng có ảnh hưởng lớn tới
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng lãng phí và sử dụng năng lượng kém
hiệu quả ở nước ta hiện nay so với các nước trong khu vực và thế giới với nhiều
nguyên nhân khác nhau như: quản lý chưa tốt, người quản lý và người sử dụng chưa
quan tâm đúng mức đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, sự lạc hậu của trang thiết bị
sử dụng năng lượng và công nghệ sản xuất.
Việc tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng đem lại rất
nhiều lợi ích, điều này ai cũng biết nhưng không phải ai cũng áp dụng được vào
thực tế, thậm chí, còn hành động ngược lại. Trong sinh hoạt thường ngày ở gia đình,
ở cơ quan công sở hoặc trong sản xuất, kinh doanh vẫn phổ biến tình trạng ít quan
tâm đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ví dụ, khi mua sắm vật
dụng (điều hòa, tủ lạnh, ti vi...), ngày nay, nhiều người cũng đã quan tâm đến vấn đề
sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nhưng khi so sánh về giá cả giữa các thiết
bị với nhau, họ vẫn thiên về phía các thiết bị sử dụng công nghệ cũ do giá thành rẻ.

Trong sản xuất, các thiết bị máy móc cũng vậy, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ quan
tâm đến tiện ích, công suất và giá thành của thiết bị, chứ chưa quan tâm đúng mức
đến các chỉ tiêu tổn hao năng lượng. Những thiết bị này không những tiêu thụ năng
lượng quá lớn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Nước ta là một nước đang phát triển, nguồn điện năng chủ yếu đến từ thủy
điện và nhiệt điện. Nhu cầu về tăng trưởng năng lượng của nước ta là rất lớn qua
hàng năm, do đó, đã có nhiều nhà máy thủy điện được đầu tư ở nhiều nơi nhằm đáp
ứng nhu cầu về điện. Tuy nhiên, 1 phần do tiến độ chậm trễ của nhiều nguồn phát, 1
phần do sự cạn kiệt dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu thô, than đá, khí tự
nhiên, dẫn đến tình trạng thiếu điện, và biện pháp tình thế là tiến hành cắt điện luân
phiên. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, đến sự phát triển kinh tế.
Vì vậy, vấn đề tiết kiệm năng lượng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực chất là tìm cách sử dụng
năng lượng theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất một cách hợp lý, nhờ các biện pháp
bố trí lại sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ, sử dụng tối đa nguồn năng
lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, chiếu sáng, thông gió tự nhiên, lợi dụng
chất lỏng, chất khí thải còn chứa nhiệt năng …
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như được thành lập năm 2000.
Do ra đời đã lâu nên dây chuyền sản xuất còn nhiều lạc hậu, không đồng bộ, chưa
áp dụng kỹ thuật tân tiến vào công nghệ sản xuất … nên đã ảnh hưởng nhiều đến


2

hiệu quả lao động, tổn hao năng lượng tiêu thụ, lượng khí thải nhiều gây ảnh hưởng
đến môi trường...
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà máy giúp tiết kiệm
được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh
tranh, đồng thời, giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trường, khai
thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng. Chính vì lý do đó, tôi nghiên cứu đề

tài “Tính toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Thủy sản Vân Như”
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và nghiên cứu thực trạng sử dụng năng lượng nhằm chỉ ra các điểm
có thể áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng góp phần giảm chi phí sản xuất và
tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản
Vân Như.
Với các giải pháp tiết kiệm năng lượng đang được sử dụng, phân tích lựa
chọn giải pháp hợp lý để đề xuất áp dụng cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy
sản Vân Như góp phần cải thiện môi trường, giảm áp lực thiếu điện, qua đó góp
phần bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho dây chuyền công nghệ chế biến thủy
sản đông lạnh, hệ thống chiếu sáng... nhà máy chế biến của Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thủy sản Vân Như.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tính toán, đề xuất giải pháp hiệu quả để tiết kiệm năng lượng cho dây
chuyền công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh, hệ thống chiếu sáng... nhà máy chế
biến của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như, có thể nhân rộng cho các
cơ sở sản xuất khác nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, làm giảm chi
phí sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng
cho đất nước.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, các nội dung còn lại được bố trí
bao gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nhà máy.



3

Chương 2: Giới thiệu các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Chương 3: Kiểm toán năng lượng cho nhà máy.
Chương 4: Tính toán đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng.


4

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN
VÂN NHƯ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và đa dạng hóa về sản
phẩm tiêu dùng, vì vậy, các ngành công nghiệp phát triển mạnh với tốc độ lớn đặc
biệt là các ngành chế biến hải sản xuất khẩu với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trong
đó, chế biến mặt hàng thủy sản xuất khẩu đóng vai trò quan trọng có giá trị kinh tế
cao, nhu cầu tiêu thụ quanh năm, nguồn nguyên liệu dồi dào. Với các đặc điểm tự
nhiên của tỉnh Khánh Hòa, có chiều dài bờ biển trên 200km, khí hậu ôn hòa thuận
lợi cho việc phát triển các ngành nghề mà chủ yếu là ngành nuôi trồng thủy sản.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như được thành lập và đã được
cấp giấy đăng ký kinh doanh vào ngày 27/10/2000. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
thủy sản Vân Như :
Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như
Tên giao dịch đối ngoại : VN SEAFOODS CO, LTD.
Tên viết tắt : VN SEAFOODS COMPANY
Trụ sở giao dịch : 28B Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa.

Địa điểm sản xuất kinh doanh : 28B Phước Long - Nha Trang - Khánh
Hòa
Điện thoại : 84-258-886070 Fax : 84-0258-886207
Vốn điều lệ : 7.600.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản
phẩm từ thuỷ sản.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Bộ máy quản lý của công ty là một hệ thống các phòng ban và các bộ phận
có liên quan mật thiết với nhau. Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ
cấu tuyến - chức năng, thể hiện qua sơ đồ:


5

Hình 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản
Vân Như
* Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban:
- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và ba phó giám đốc, có nhiệm vụ điều hành quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty trên phương diện vỹ mô, đồng thời, tổ chức
thu thập, xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch.
+ Giám đốc: một người, điều hành tại văn phòng chính ở Nha Trang. Nguời
điều hành tại văn phòng chính của công ty là người chịu trách nhiệm chính về tất cả
các vấn đề liên quan đến hoạt động trong khuôn khổ điều lệ của công ty và đại diện
công ty giao dịch với các cơ quan nhà nước.
+ Phó giám đốc: ba người, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, phân công nhiệm vụ cho từng phân xưởng và báo cáo lên giám đốc tình
hình sản xuất kinh doanh để giám đốc nắm bắt kịp thời. Từ đó, cùng bàn bạc đưa ra
kế hoạch sản xuất cho kỳ sau.
- Phòng kinh doanh: gồm 5 người, có nhiệm vụ giúp ban giám đốc thực hiện
chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, thị trường, giá

cả, khai thác và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, cùng với giám đốc ký kết các
hợp đồng kinh tế.
- Phòng kế toán: gồm một kế toán trưởng và 7 kế toán viên, có trách nhiệm
về công tác kế toán tài chính của công ty, tổ chức theo dõi số liệu sổ sách chứng từ
kế toán trong quá trình sản xuất kinh doanh theo chế độ kế toán, cân đối sản xuất
kinh doanh hợp lý và định kỳ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho
ban giám đốc công ty.


6

- Ban điều hành các phân xưởng sản xuất và chế biến: nhận sự chỉ đạo của
ban giám đốc và phòng kinh doanh về kế hoạch sản xuất của đơn vị trong từng kỳ,
điều hành các đơn vị tổ chức sản xuất theo đúng quy trình kế hoạch đã được đề ra.
- Văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh: tiếp nhận và kiểm tra hàng
của công ty từ Nha Trang chuyển vào để làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp
hàng không xuất khẩu ngay được thì bộ phận này phải thuê kho lạnh để bảo quản
hàng hóa. Văn phòng còn có nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với khách hàng, khai thác
thị trường đầu ra, điều hành thu mua nguyên liệu tại các thị trường khu vực phía
Nam như Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây...
- Các trạm thu mua: Chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu chuyển về công
ty và đảm bảo an toàn chất lượng. Tuy nhiên, không phải chuyển toàn bộ lượng
nguyên liệu thu mua về văn phòng công ty mà sẽ có một phần được gia công tại chỗ
để đảm bảo chất lượng.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như
* Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
- Bộ phận sản xuất chính: gồm 9 tổ sản xuất, chế biến hàng đông lạnh, có

nhiệm vụ đưa nguyên liệu chính vào chế biến tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu.


7

- Bộ phận sản xuất phụ: gồm 3 tổ sản xuất, chế biến hàng khô. Nhiệm vụ của
bộ phận này là đưa nguyên liệu thực hiện các giai đoạn chế biến tạo ra sản phẩm
chủ yếu: mực khô, mực tẩm gia vị và cá cơm khô.
- Bộ phận sản xuất phục vụ:
+ Kho vật tư: nhập kho vật tư, bảo quản và kịp thời cho sản xuất, tiến
hành ghi chép việc xuất nhập vật liệu cho từng bộ phận. Số liệu đó làm cơ sở đối
chiếu với phòng kế toán, đồng thời, phối hợp với phòng kinh doanh thu mua nguyên
liệu trong mùa thu hoạch thuỷ sản.
+ Tổ thống kê: ghi chép theo số lượng vật tư, thành phẩm hoàn chỉnh,
đồng thời, phối hợp với phòng kinh doanh tính toán vật liệu, nguyên liệu cho mỗi
kỳ sản xuất.
+ Bộ phận KCS: kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến
sản phẩm, đảm bảo thành phẩm được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đạt
chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.
+ Tổ vận hành: kiểm tra, vận hành máy móc thiết bị cho sản xuất theo
chỉ đạo của ban điều hành phân xưởng. Phát hiện kịp thời máy móc thiết bị hư hỏng
để báo cáo ban điều hành kịp thời sửa chữa, tránh trường hợp máy móc ngừng hoạt
động ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của toàn doanh nghiệp.
+ Tổ bao trang: đóng gói các sản phẩm đã hoàn thành đưa vào kho bảo
quản hoặc chuyển ra kho lạnh để xuất đi tiêu thụ.
+ Tổ sơ chế: Thực hiện quá trình sơ chế ban đầu, nguyên liệu trước khi
đưa vào chế biến được làm vệ sinh.
Ngoài ra, công ty còn có thêm bộ phận bảo vệ trông coi tài sản cho doanh
nghiệp, đảm bảo an ninh trật tự, tổ tạp vụ dọn dẹp, nấu ăn cho công nhân.

1.1.4. Sơ đồ cung cấp điện
Nhà máy đang được cấp điện từ 03 trạm biến áp T.128, T.236A, T.236B.
Trạm T.128 có công suất 250 kVA, vận hành từ năm 2002, dung lượng tụ bù
tại trạm là 100 kVAr, trong đó cấp tĩnh 25 kVAr, cấp động 3x25 kVAr. Trạm
T.236A có công suất 400 kVA, vận hành từ năm 2002, dung lượng tụ bù tại trạm là
160 kVAr, trong đó cấp tĩnh 2x40 kVAr, cấp động 4x20 kVAr. Trạm T.236B có
công suất 400 kVA, vận hành từ năm 2004, dung lượng tụ bù là 160 kVAr, trong đó
cấp tĩnh 2x40 kVAr, cấp động 4x20 kVAr.


8

Hình 1.3. Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.128

Hình 1.4. Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.236A

Hình 1.5. Sơ đồ cung cấp điện của trạm T.236B


9

1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.2.1. Sơ đồ quy trình

Hình 1.6. Sơ đồ quy trình sản suất
1.2.2. Thuyết minh quy trình
- Tiếp nhận nguyên liệu: Tại khu tiếp nhận, KCS tiến hành kiểm tra chất
lượng nguyên liệu theo các tiêu chuẩn sau:
+ Cá vẫn còn sống;
+ Không có dấu hiệu bị bệnh;

+ Thân cá nguyên vẹn, không bị xây xát, không bị tổn thương;


10

+ Trọng lượng cá đạt từ 500g trở lên.
- Ngâm rửa 1: Cá được đổ vào bồn nước sạch có nhiệt độ thường ngâm trong
5 ÷ 10 phút nhằm loại bỏ các tạp chất và vi sinh vật bên ngoài, đồng thời loại bỏ
một phần nhớt cá.
- Cắt tiết: Cá sau khi rửa được vớt lên và chuyển đến công đoạn cắt tiết. Mục
đích của việc cắt tiết là để máu chảy hết ra ngoài nên thịt cá sẽ trắng sáng hơn, đồng
thời làm cho cá chết nhanh, tạo thuận lợi cho các công đoạn chế biến tiếp theo.
- Ngâm rửa 2: Ngay sau khi cắt tiết, cá được cho vào bồn nước sạch ở nhiệt
độ thường để ngâm rửa cho máu trong cá ra hết, giảm một phần chất nhớt và vi sinh
vật. Thời gian ngâm rửa khoảng 20 phút.
- Fillet: Cá sau khi ngâm rửa được công nhân dùng rổ vớt lên đưa đến bàn và
tiến hành fillet để tách lấy hai miếng thịt ở hai bên thân cá.
- Lạng da: Các miếng fillet được lạng da bằng máy hoặc bằng tay để loại bỏ
phần da cá theo yêu cầu.
- Sửa cá: Loại bỏ phần thịt đỏ, xương, mỡ, da (còn sót lại) nhằm tạo cho
miếng fillet trắng đẹp.
- Rửa 3: Các miếng fillet vừa sửa xong được rửa kỹ qua hai hồ nước có nhiệt
độ ≤ 800C để loại bỏ hoàn toàn những phần thịt vụn, mỡ và làm giảm bớt lượng vi
sinh vật trên miếng fillet.
- Phân cỡ, loại sơ bộ: Cá sau khi rửa được chuyển đến bàn phân cỡ, loại để
phân ra sơ bộ các cỡ, loại theo yêu cầu khách hàng cũng như giúp sản phẩm đồng
đều, tạo thuận lợi cho quá trình chế biến tiếp theo.
- Soi ký sinh trùng: Loại bỏ những miếng cá bị bệnh, không đạt yêu cầu khi
chế biến.
- Rửa 4: Cá được cân mỗi rổ 10kg rồi đem rửa, nhiệt độ nước rửa ≤ 800C để

loại bỏ tạp chất và một phần vi sinh vật bám trên miếng cá.
- Xử lý phụ gia: Cá được cho vào bồn quay tăng trọng để làm tăng trọng
lượng, làm bề mặt sản phẩm bóng, đẹp và hạn chế sự mất nước trong quá trình cấp
đông.
- Phân cỡ, loại 2: Cá sau khi xử lý phụ gia được phân cỡ, loại lần nữa để
phân cá theo trọng lượng và màu sắc đáp ứng yêu cầu khách hàng.
- Cân 1, rửa 5: Cân mỗi rổ 10kg, rửa lại trong bồn nước sạch có nhiệt độ ≤
0

80 C.
- Chờ đông: Cá sau khi rửa được ướp đá trong các thùng theo phương pháp
một lớp cá một lớp đá vảy (hệ thống đá vảy).


11

- Cấp đông: Khi nhiệt độ tủ đạt khoảng -350C mới cho sản phẩm vào cấp
đông. Cá được xếp lên băng chuyền thành từng hàng, vuốt miếng cá cho phẳng.
Thời gian cấp đông khoảng 30 - 45 phút (hệ thống IQF, hệ thống cấp đông gió).
- Mạ băng: là tạo nên một lớp băng mỏng lên trên bề mặt của sản phẩm để
bảo vệ sản phẩm, tránh ảnh hưởng mất nước và oxy hóa. Sau khi mạ băng, sản
phẩm cần được làm lạnh một thời gian trong máy đông trước khi chuyển đến kho
trữ [4]. Nhiệt độ nước mạ băng 1 ÷ 40C (hệ thống nước lạnh).
- Tái đông: Sau khi mạ băng, cho sản phẩm vào cấp đông (hệ thống IQF, hệ
thống cấp đông gió).
- Cân 2: Cá sau khi tái đông được cân theo trọng lượng mà khách hàng yêu cầu.
- Bao gói: Cho vào túi PE. Cho 2, 5 hoặc 10 túi PE cùng cỡ loại vào thùng
carton.
- Trữ đông: ở nhiệt độ ≤ -180C (hệ thống kho bảo quản).
1.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

Trong năm 2016, sản lượng điện tiêu thụ đạt 3.219 MWh, với chi phí tiền
điện 5.927.010.681 đ, chiếm gần 9% tổng doanh thu, khối lượng thành phẩm đạt
3.007.576 kg.
Bảng 1.1. Số liệu tiêu thụ điện năng năm 2016
Tháng

Điện năng tiêu thụ (kWh)

Sản phẩm (kg)

Suất tiêu hao
(kWh/SP)

1

248.838

239.652

1,04

2

151.187

142.635

1,06

3


257.503

245.383

1,05

4

300.726

284.658

1,05

5

283.052

274.412

1,03

6

260.281

254.364

1,02


7

297.328

282.496

1,05

8

282.614

276.954

1,02

9

278.159

258.369

1,07

10

302.308

262.632


1,15

11

313.371

270.695

1,15

12

244.030

215.326

1,13

Tổng

3.219.397

3.007.576

1,07

Trung bình

268.283


250.631

1,07


12

Hình 1.7. Biểu đồ so sánh sự tương quan giữa sản phẩm và điện năng tiêu thụ
Từ hình 1.7, ta thấy điện năng tiêu thụ trung bình hàng tháng tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như là 268.283 KWh. Trong đó, tháng 2 có sự
chênh lệch lớn so với giữa các tháng trong năm, do tháng 2 rơi vào giai đoạn Tết
Âm lịch, thời gian sản xuất ít hơn, lượng điện năng tiêu thụ tương ứng cũng thấp
hơn mức trung bình khá nhiều. Nhìn chung, do Công ty luôn đảm bảo được nguồn
nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cho khách hàng nên tình hình sản xuất khá
ổn định, lượng điện năng tiêu thụ theo đó cũng khá ổn định.
1.4. KẾT LUẬN
Qua chương 1, ta nắm được tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thủy sản Vân Như, các quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, sản xuất, quy trình sản
xuất và hiện trạng sử dụng năng lượng:
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Vân Như, tên giao dịch đối ngoại :
VN SEAFOODS CO, LTD, tên viết tắt : VN SEAFOODS COMPANY, có trụ sở
giao dịch : 28B Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa, vốn điều lệ là 7.600.000.000
đồng
- Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản
phẩm từ thuỷ sản, năm 2016 khối lượng thành phẩm đạt 3.007.576 kg.


13


- Hiện tại, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Vân Như đang được cung
cấp điện từ điện từ 3 trạm biến áp có tổng công suất 1050 kVA. Trạm T.128 có
công suất 250 kVA, vận hành từ năm 2002, trạm T.236A có công suất 400 kVA,
vận hành từ năm 2002, trạm T.236B có công suất 400 kVA, vận hành từ năm 2004.
- Trong năm 2016, sản lượng điện tiêu thụ đạt 3.219MWh, với chi phí tiền
điện 5.927.010.681 đ, chiếm gần 9% tổng doanh thu.


14

CHƯƠNG 2.
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
2.1. CÁC RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH
Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được phân tích các
chỉ tiêu tài chính gồm:
- Thời gian hoàn vốn giản đơn (năm) =

Chi phí đầu tư ban đầu [103 đồng]
Tiền tiết kiệm [103 đồng/năm]

Các thông tin lựa chọn để tính các chỉ số tài chính dựa trên cơ sở:
- Chi phí tiết kiệm năng lượng hàng năm (103 đồng/năm) được tính dựa trên
đơn giá trung bình của năng lượng được sử dụng tại Công ty.
- Chi phí đầu tư thực hiện giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
gồm chi phí thiết bị, chi phí nhân công.
- Chi phí thiết bị được tính trên chi phí được ước tính giá trung bình từ các
Công ty cung cấp thiết bị, giá thiết bị được tính tại thời điểm làm kiểm toán năng
lượng.
- Các chi phí được tính bằng tiền Việt Nam.
Biểu giá điện áp dụng tính toán hiệu quả giải pháp sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu theo biểu giá điện từ ngày 16/3/2015, áp dụng cho loại hình sản xuất
cấp điện áp dưới 6kV. Do Công ty sản xuất tất cả thời gian trong ngày, nên giá điện
được áp dụng tính toán dựa trên giá trung bình thực tế từ cơ cấu điện 3 giá. Cụ thể
như bảng sau:
Bảng 2.1. Biểu giá điện áp dụng trong tính tính toán, áp dụng cho ngành sản xuất,
điện áp dưới 6kV
Hạng mục

TT

Đơn giá
(đồng/kWh)

1

Giờ cao điểm

2.753

2

Giờ bình thường

1.518

3

Giờ thấp điểm

983


4

Đơn giá điện trung bình

1.621

Ghi chú: biểu giá trên không bao gồm 10% VAT
Trong đó:
1. Giờ bình thường:


15

a. Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:
- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ 30 phút);
- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ 30 phút);
- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).
b. Ngày Chủ nhật:
Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).
2. Giờ cao điểm:
a. Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:
- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).
b. Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
3. Giờ thấp điểm: Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 (06
giờ) sáng ngày hôm sau.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG SUẤT TIÊU THỤ, HIỆU SUẤT CỦA
ĐỘNG CƠ
2.2.1. Tổng quan về công suất tiêu thụ, hiệu suất của động cơ

Trong thực tế, động cơ xoay chiều là thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng nhất
trong các nhà máy nhà máy. Thông thường các nhà thiết kế luôn trang bị công suất
động cơ cho máy móc lớn hơn mức độ cần thiết để tăng độ an toàn của máy. Nhưng
trong quá trình làm việc rất ít khi động cơ hoạt động ở chế độ đầy tải, thông thường
dao động từ 20% tới 80% tải định mức, 70% động cơ trang bị trong máy móc hoạt
động với tải thay đổi từ 20% tới 80%.
Vấn đề tồn tại là động cơ điện không tự điều chỉnh được điện năng tiêu thụ
theo mức độ tải hoạt động thay đổi. Ví dụ, một động cơ hoạt động ở chế độ 50% tải
vẫn tiêu thụ lượng điện năng khoảng bằng 90% khi hoạt động ở chế độ đầy tải hoặc
động cơ hoạt động ở chế độ không tải vẫn tiêu thụ lượng điện năng bằng 50% tới
75% so với khi hoạt động đầy tải [5]. Mức tiêu thụ vượt quá này không chỉ tăng chi
phí tiền điện mà còn góp phần gây hỏng thiết bị vì năng lượng dư thừa thông qua
vòng quay động cơ được chuyển hóa thành nhiệt độ, độ rung và tiếng ồn.
Hiệu suất của động cơ suy giảm nhanh khi động cơ chạy non tải hoặc không
tải [8].
Đối với động cơ điện, công suất ra P2 (Pra) chính là công suất cơ hay công
suất ở trục rôto, còn công suất P1(Pvao) là công suất mà lưới điện cung cấp cho động
cơ. Hiệu suất động cơ là ηdongco.


16

Pra
x100%
Pvao

(2.1)

Trong đó:
- Pra = Công suất động cơ

- Pvào = 3 .I.U.cosφ.1000: Giá trị dòng điện vào động cơ.
Các hiệu suất và tổn thất thông thường của động cơ như sau:
- Hiệu suất động cơ:

90%.

- Các tổn thất:

10%.

Trong đó nếu tính theo 100% thì:
+ Tổn thất tản mạn:

5%.

+ Tổn thất do ma sát và gió:

5%.

+ Tổn thất lõi và khe hở:

25%.

+ Tổn thất rôto:

25%.

+ Tổn thất stato:

40%.


Phương pháp đo lường phụ tải: Đo vận tốc trượt sau đó ta xác định được % tải
thực hoạt động so với tải thiết kế trong một khoảng chu kỳ thời gian theo công thức:
%tai

Ss St
100%
vt 2
(Ss Sr )( )
vr

(2.2)

- Ss: Tốc độ đồng bộ.
- St: Tốc độ thực.
- Sr: Tốc độ định mức.
Qua nhiều lần đo đạc, ta có %tai thực tế hoạt động so với tải thiết kế.
2.2.2. Lắp đặt Powerboss
Với động cơ có tải không đều, để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ta
có thể lắp đặt Powerboss tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Với điều kiện năng lực quá tải không đổi, có thể tìm ra được quan hệ giữa
điện áp U1, tần số f1 và mômen M.
Khi bỏ qua điện trở r1 của dây quấn stator thì biểu thức của mô men cực đại
có thể viết dưới dạng: M1 max

C

U12
, trong đó C là một hằng số .
f12


Gọi U2 và M2 là điện áp và mômen lúc tần số là f2 thì căn cứ vào điều kiện
năng lực quá tải không đổi, ta có:


×