NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG
1. Khái niệm, bản chất và chức năng của tín dụng
1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.
Tiếng Anh gọi là Credit.
Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng
là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị, dưới hình thức hiện
vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một
lượng giá trị lớn hơn.
Qui trình vận động đó được biểu diễn :
Người
sử dụng
Người
sở hữu
cho vay
đi vay
Người
cho vay
Người
đi vay
Ví dụ: Ngày 1/11/2003 A cho B vay 100 000 USD, thời hạn cho vay 3 tháng, lãi
suất 12% năm.
Ngày 1/2/2004 B trả cho A :
100 000 + (100 000*1%)*3 = 103 000 USD
Trong đó:
100 000 là nợ gốc và 3000 là tiền lãi.
Theo quan điểm của Mac, phạm trù tín dụng có 3 nội dung chủ yếu, tính chuyển
nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.
1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng
1.2.1. Bản chất
Tín dụng thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa
người cho vay và người đi vay; nhưng thực chất của nó bên trong chứa đựng mối
quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Chính mối quan hệ này quyết định bản
chất của tín dụng.
1.2.2. Các chức năng tín dụng
• Chức năng phân phối lại tài nguyên
Trong phần khái niệm đã nói, tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này
sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này, tín dụng góp phần phân phối
lại tài nguyên thể hiện ở chỗ:
_ Người đi vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua tín dụng,
số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
_ Ngược lại người đi vay cũng thông qua hệ thống tín dụng nhận được phần tài
nguyên được phân phối lại.
• Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất
Trong phần phân tích sự cần thiết của tín dụng đối với nền kinh tế đã chỉ rõ
rằng nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói
riêng và trong toàn nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình thường và
liên tục. Do đó tín dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng
hoá, điều này thể hiện ở chỗ:
_ Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được
thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
_ Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và qui mô sản xuất.
_ Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu
thông hàng hoá bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
2.Các hình thức tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.
Người ta thường dựa vào các tiêu thức dưới đây để phân loại các hình thức tín
dụng.
2.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng.
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại
a)Tín dụng ngắn hạn.
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường được
dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và
cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
b)Tín dụng trung hạn.
Là tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm TSCĐ,
cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian
thu hồi vốn nhanh.
c)Tín dụng dài hạn.
Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây
dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.2.Căn cứ và đối tượng tín dụng.
Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại.
a)Tín dụng vốn lưu động.
Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
Loại tín dụng này được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: cho vay bổ sung vốn
lưu động tạm thời thiếu hụt, và chiết khấu chứng từ có giá.
b)Tín dụng vốn cố định.
Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn cố định của doanh nghiệp.
Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
2.3.Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng.
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại:
a)Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp để tiến hành sản xuất và
kinh doanh. Bao gồm các loại: cho vay bất động sản, cho vay nông nghiệp, cho vay
công nghiệp và thương mại, cho vay các định chế tài chính (financial institution
loans), cho thuê tài chính.
b)Tín dụng tiêu dùng.
Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
2.4.Căn cứ vào chủ thể tín dụng.
Dựa vào chủ thể tham gia tín dụng người ta chia ra các loại sau đây:
2.4.1.Tín dụng thương mại.
Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức
mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hoá.
Tín dụng thương mại phát sinh là sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, tính
thời vụ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khiến các nhà doanh nghiệp phải mua
bán chịu hàng hoá.
Mua bán chịu hàng hoá cũng là một hình thức tín dụng vì nó chứa đầy đủ 3
nội dung cơ bản trong khái niệm tín dụng.
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ tín dụng, trong tín dụng thương mại là giấy nợ
được nhập dưới 2 hình thức : lệnh phiếu và hối phiếu (Promisory note and Bill of
Exchange).
-Vai trò tích cực của tín dụng thương mại thể hiện ở chỗ:
+Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các nhà doanh nghiệp.
+Giúp tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng và kịp thời.
Mặc dù vậy, tín dụng thương mại vẫn không thể thay thế được các hình thức
tín dụng khác vì các mặt hạn chế sau đây:
+Hạn chế về quy mô.
+Hạn chế về thời hạn.
+Hạn chế về phương hướng.
2.4.2.Tín dụng ngân hàng.
Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các TCTD với các doanh nghiệp và
cá nhân.
Trong mối quan hệ này, tín dụng đóng vai trò trung gian cho nên ngân hàng
vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ, gồm tiền mặt và
bút tệ, trong đó bút tệ là chủ yếu.
Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có quan hệ chặt chẽ, bổ sung và
hỗ trợ cho nhau.
2.4.3.Tín dụng nhà nước.
Là hình thức tín dụng thể hiên mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân và các
tổ chức khác, theo đó nhà nước chủ động vay tiền để tăng nguồn thu ngân sách.
-Tín dụng nhà nước thực hiện bằng cách phát hành công trái.
-Tín dụng nhà nước nhàm bù đắp thiếu hụt ngân sách.
2.4.4.Tín dụng quốc tế.
Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa nước ta với các quốc gia hay các
tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế.
3. Lợi tức tín dụng.
3.1.Khái niệm.
-Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay cho
việc sử dụng tiền vay của người này.
-Thực chất lợi tức tín dụng chính là giá cả hàng hoá cho vay.
-Khối lượng lợi tức nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh số cho vay và lãi suất.
-Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và doanh số cho vay.
-Trong nền kinh tế thị trường, thông thường ngân hàng trung ương ấn định
khung lãi suất chung. Trong phạm vi khung lãi suất ấn định, các TCTD tự xác định
lãi suất riêng theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
-Lãi suất là đòn bẩy và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được ngân hàng trung
ương sử dụng để thực hiện các chính sách tiền tệ tín dụng và các chính sách kinh
tế tài chính khác.
-Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất đóng vai trò rất quan trọng đối với thi
trường tài chính cũng như vai trò của giá cả đối với thị trường hàng hoá. Chính vì
vậy người ta giành không ít thời gian và công sức để nghiên cứu về lãi suất.
3.2.Khía cạnh cơ bản của lãi suất.
3.2.1.Khung lãi suất.
Là giới hạn tối đa của lãi suất cho vay và tối thiểu của lãi suất tiền gửi mà
ngân hàng nhà nước quy định để khống chế và quản lý chung về mặt lãi suất đối
với các tổ chức tín dụng.