VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI
TRONG CHUỖI LOGISTIC
Môn
: Quản Trị Logistic
(Thứ 2, tiết 1-3)
Giảng viên
Nhóm 2:
: Nguyễn Trần Thanh Thuần
MỤC LỤC
Phần 1.
KHÁI QUÁT LOGISTIC...............................................................................2
1. Khái quát Logistic....................................................................................................2
2. Các yếu tố cơ bản trong Logistic..............................................................................2
Phần 2.
YẾU TỐ, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TẢI
TRONG HỆ THỐNG LOGISTIC NÓI CHUNG..........................................................3
1. Vận tải là gì?............................................................................................................3
2. Đặc điểm của ngành vận tải.....................................................................................3
3. Vai trò của vận tải trong chuỗi Logistic....................................................................3
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vận tải........................................................8
Phần 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI TRONG LOGISTICS...10
Phần 4.
KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................13
1
Phần 1. KHÁI QUÁT LOGISTIC
1.
Khái quát Logistic
Có nhiều quan điểm, định
nghĩa về Logistic nhưng về bản chất
nội dung đều cho rằng logistics là
hoạt động quản lý hệ thống phân phối
vật chất của các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong xã hội, nhằm mục đích
tối ưu hoá quá trình sản xuất và phân
phối hàng hóa, giảm tới mức thấp
nhất thiệt hại do tồn kho, ứ đọng
nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất lưu thông.
2.
Các yếu tố cơ bản trong Logistic
-
Dịch vụ khách hàng
-
Hệ thống thông tin
-
Dự trữ
-
Quản trị vật tư
-
Vận tải
-
Kho bãi
-
Quản trị chi phí
2
Phần 2. YẾU TỐ, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TẢI TRONG HỆ THỐNG
LOGISTIC NÓI CHUNG
1.
Vận tải là gì?
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí
của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận
tải.
2.
Đặc điểm của ngành vận tải
Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, với các đặc điểm:
-
Quá trình sản xuất trong vận tải là tác động về mặt không gian lên đối
tượng vận chuyển => gia tăng giá trị hàng hóa. Bất kỳ một hàng hóa nào sau khi trải qua
một chu trình lưu thông-vận chuyến đến tay người tiêu dùng thì giá thành của nó cũng
tăng lên, và giá hàng tại nơi đến bao giờ cũng bằng giá nơi đi cộng với chi phí lưu thông
phân phối, trong đó chi phí vận tải là chủ yếu.
-
Sản phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng kích thước cụ thể,
không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ ngay
trong quá trình sản xuất.
-
Sản phẩm vận tải không thể dự trữ được: Trong sản xuất vận tải để thỏa
mãn nhu cầu chuyên chở tăng lên đột ngột chỉ có thể dự trữ được năng lực chuyên chở
của phương tiện vận tải như dự trữ thêm toa xe, đầu máy, ôtô hay sức lao động.
3.
Vai trò của vận tải trong chuỗi Logistic
Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa thì vận tải càng
khẳng định vai trò của mình trong đời sống hằng ngày của người dân, trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp và cả trong việc giao lưu, tăng cường hợp tác với các
nước trên thế giới
3
a.
Vai trò chung trong xã hội
-
Đối với người dân:
Rút ngắn thời gian di chuyển
thông qua các phương tiện như xe máy, xe
hơi và đặc biệt là các phương tiện công cộng
như xe bus, hay tàu điện ngầm.
Việc du lịch, du học, xuất
khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn do
phương tiện máy bay phát triển vượt bậc.
-
Đối với doanh nghiệp:
Vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa lưu thông trong nước và cả quốc tế
=> gia tăng giá trị hàng hóa.
o
Ví dụ các doanh nghiệp: Vietrans, Vinatrans, Viconship, Sotrans...đều cho
rằng việc triển khai áp dụng logistics sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao
chất lượng dịch vụ cung cấp, mở rộng khách hàng và thị trường, đặc biệt là khách hàng
nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
o
Giải thích: Bởi vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng các
dịch vụ bên ngoài cung cấp có lợi và chất lượng cao hơn, mặt khác việc sử dụng
outsourcing đã trở thành tập quán. Nhu cầu thuê bao dịch vụ logistics sẽ gia tăng nếu đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh.
-
Đối với quốc gia:
Tăng cường hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, trao đổi chính trị với các
nước trong và ngoài khu vực.
Tình hình giao thông vận tải còn đánh giá trật tự xã hội, là bộ mặt của quốc
gia.
4
b.
Vai trò trong chuỗi Logistics
Ngoài những vai trò chung, vận tải còn đóng vai trò to lớn trong hệ thống chuỗi
Logistics:
(Vận tải xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn của chuỗi Logistic)
-
Liên kết các khâu của chuỗi Logistics
Vận tải đảm nhận việc di chuyển nguyên liệu vào trong doanh nghiệp sau
đó phân phối sản phẩm từ doanh
nghiệp ra thị trường đến tay người tiêu
dùng => Tạo thành một vòng tuần
hoàn trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Những mắt xích khác
như nhà máy - kho bãi - trung tâm
phân phối được kết nối với nhau, tạo
nên chuỗi logistics nhờ hoạt động liên
tục nhịp nhàng của yếu tố vận tải.
-
Giảm thiểu chi phí trong chuỗi Logistics
Chi phí do vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí
Logistic. Ví dụ: một số công ty Mỹ có chi phí vận chuyển chiếm 20% - 40% giá thành
sản phẩm.
5
Tối ưu hóa chi phí vận
chuyển giúp doanh nghiệp cạnh tranh về
mặt giá cả đối với các đối thủ cạnh
tranh. Ví dụ: Việt Nam và Thái Lan cùng
xuất khẩu gạo, chất lượng cũng như giá
thành gạo của hai nước là ngang nhau.
Nhưng Thái Lan có điều kiện vận
chuyển thuận lợi hơn Việt Nam dẫn
đến chi phí vận chuyển gạo của Thái
Lan thấp hơn Việt Nam, làm cho gạo
Thái Lan có khả năng cạnh tranh cao
hơn gạo Việt Nam.
-
Tối ưu hóa thời gian
cho chuỗi Logistic
Quá trình sản xuất diễn
ra trôi chảy (do nguồn nguyên vật liệu được giao đúng lúc)
Quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, sản phẩm đến tay người tiêu dùng
trong thời gian sớm nhất đảm bảo chất lượng sản phẩm còn nguyên vẹn.
Nâng cao uy tín của doanh nghiệp vì vận chuyển hàng đúng ngày, giờ =>
đáp ứng nhu cầu mua hàng online hiện nay.
Nếu không cung cấp được vật tư đúng nơi, đúng lúc thì sản xuất sẽ gián
đoạn, không thể tiến hành liên tục, nhịp nhàng, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
-
Ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của doanh nghiệp:
Ví dụ, sử thuận tiện trong vận chuyển đường sắt, đường bộ có thể cho phép
doanh nghiệp lựa chọn xây dựng nhà máy ở nơi xa nguồn nguyên liệu, hoặc hệ thống
phân phối sản phẩm cũng có tác động tới việc lựa chọn vị trí của doanh nghiệp.
6
7
c.
Vai trò của từng phương thức vận tải
Để hiểu rõ hơn vai trò của vận tải đối với chuỗi Logistic, ta không thể không nhắc
đến vai trò của từng phương tiện vận tải góp phần tạo nên một hệ thống vận tải hoàn
chỉnh
-
Vận tải ô tô: mang tính triệt để
cao, có thể vận chuyển từ cửa tới cửa. Vận tải
ô tô giúp thu gom, giao trả hàng hóa tại các vị
trí xa cảng, ga hoặc các điểm tập kết hàng.
Vận tải đường bộ linh hoạt trong quá trình
vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc.
-
Vận tải đường sắt: vận chuyển
được khối lượng hàng hóa lớn và cả hàng
nguy hiểm, với vận tốc ổn định và giá thành thấp hơn đường bộ.
-
Vận tải hàng không: do ưu điểm nổi trội của vận tải bằng đường hàng
không đối với các lô hàng có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển nhanh chóng để đảm bảo
chất lượng.
-
Vận tải biển: được sử dụng nhiều nhất trong các phương thức vận chuyển
hàng hóa bởi nó có nhiều ưu điểm: năng lực chuyên chở lớn nhờ các tàu có sức chở lớn,
giá thành vận chuyển thấp do trọng tải tàu biển lớn. Đặc biệt, trong vận tải đường biển có
sự góp mặt quan trọng của cảng biển. Cảng biển là đầu mối vận tải, nơi tập trung, kết nối
tất cả các phương tiện vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không,
đường biển, đường ống.
Chính vì mỗi phương thức vận tải lại có một ưu khuyết điểm riêng do đó nếu
muốn quá trình vận tải diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ cần phải có sự kết hợp giữa các
phương tiện vận tải với nhau hay còn gọi là vận tải đa phương thức.
8
4.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vận tải
Tuy vai trò của vận tải ảnh hưởng rất lớn trong chuỗi logistic, nhưng chúng ta vẫn
chưa tối đa hóa được hết vai trò quan trọng này mà vẫn còn rất nhiều yếu tố làm ảnh
hưởng đến chất lượng vận tải
-
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp vận tải
Điều kiện khai thác không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn hạn chế sẽ làm tăng
thời gian vận chuyển => làm tăng chi phí phát sinh.
Ví dụ tại Việt Nam:
o
Về
đường
biển:
Mặc dù ta có ưu đãi về thiên nhiên
như đường bờ biển dài 3200km…
nhưng cảng biển hiện tại có quy
mô khá nhỏ so với các nước trong
khu vực, container cũng thiết kế
nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. =>
Chuyên chở ít và thời gian lưu trú
hàng dễ bị chậm trễ.
o
Về đường sắt: Nhiều
nước trên thế giới xác định ngành
đường sắt có vai trò xương sống trong
giao thông vận tải, là yếu tố quan trọng
giúp giảm chi phí logistics. Tuy nhiên
hệ thống đường sắt nước ta quá cũ (xây
từ thế kỷ 19) và không được bảo dưỡng
nên rất yếu kém. => Chưa tham gia được sâu rộng vào dịch vụ logistics.
9
o
Về đường bộ: Tuy được
nâng cấp nhiều nhưng tình trạng ách
tắc giao thông làm cho quá trình giao
hàng tại cảng biển, sân bay...chậm lại,
cả chuỗi logistics bị gián đoạn.
Chúng ta không có các phương tiện vận tải lớn, hiện đại (tàu biển, máy
bay...) => chi phí vận tải vẫn rất cao, do vậy khả năng giảm thiểu tổng chi phí logistics là
điều khó khăn
Sự hợp tác không chặt chẽ giữa các bên điều phối sẽ gây ra hiện tượng chờ
đợi, làm tăng thời gian giao hàng, tăng thêm chi phí phát sinh
-
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp vận tải
Nguồn lực cơ sở vật chất: Các doanh nghiệp vận tải có đội phương tiện đủ
về quy mô, phù hợp với chủng loại hàng sẽ là nhân tố quan trọng để đảm bảo lô hàng
được giao đúng hạn thời gian quy định. Nếu không đáp ứng thì sẽ kéo dài thời gian giao
hàng vào mùa cao điểm và làm tăng giá cước vận chuyển.
Nguồn nhân lực: Nhân viên có kiến thức và kỹ năng sẽ nhanh hoàn thành
nhiệm vụ được giao, làm giảm các thao tác công việc, góp phần giảm thời gian vận
chuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra.
10
Phần 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
VẬN TẢI TRONG LOGISTICS
Hoạt động vận tải trong Logistics tại Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém như: cơ sở
hạ tầng chưa đồng bộ, ứng dụng thương mại điện tử còn hạn chế,.. và nhiều mặt cần phải
cải thiện hơn để nâng cao chất lượng vận tải. Nhận thức được điều đó cũng như nguyên
nhân gây ra những yếu kém đó, có thể để xuất một số kiến nghị để giải quyết vấn đề này
như sau:
-
Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để gắn kết các kho bãi,
trung tâm, cảng biển... bằng cách rà soát các quy hoạch => Đảm bảo đồng bộ hóa các
khâu trong quá trình vận chuyển, giảm chi phí dịch vụ logistics, nâng cao sức cạnh tranh.
-
Mở rộng dịch vụ vận tải quốc tế và đa dạng hóa bằng cách tăng cường hợp
tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á
nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.
-
Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động vận
tải, thu hút đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối; đẩy mạnh hợp tác công
tư đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Giải thích: Mô hình hợp tác công tư (PPP) là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng
phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp
đồng dự án nhằm kết hợp được những điểm mạnh của cả hai khu vực này.
-
Tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng
đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy. VD như đối với đường
thủy:
-
Tăng
cường
thêm tàu chuyên dụng như:
tàu chở dầu, tàu hàng rời, tàu
container, tàu RO-RO (tàu
chuyên chở xe tải, toa tàu
hỏa) ...có trọng tải lớn. Hiện
nay, tuy ngành đóng tàu Việt
Nam đã đóng được tàu trọng
11
tải trên 5000 tấn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ngành đóng tàu đã đáp ứng
đủ nhu cầu đầu tư về số lượng và chủng loại.
-
Nhà nước có biện pháp quản lý
chặt chẽ việc khai thác đội tàu của các doanh
nghiệp. VD: không cấp giấy phép cho những tàu
quá cũ không đủ khả năng đi biển, không được
trang bị thiết bị an toàn theo bộ luật quản lý an
toàn quốc tế.
-
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải.
-
Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
-
Kết hợp với các bên
điều phối: Người cung ứng dịch
vụ logistics, người kinh doanh vận
tải đa phương thức chưa hẳn là
người trực tiếp tham gia vào quá
trình vận tải, mà đó là sự kết hợp
bởi nhiều nhà cung ứng dịch vụ
vận tải thuộc các doanh nghiệp
kinh doanh phương thức vận tải đơn, vì vậy việc liên kết rất cần thiết để tạo ra một dây
chuyền vận chuyển thông suốt.
-
12
Phần 4. KẾT LUẬN
-
Dịch vụ logistics có vai trò to lớn đối với dòng lưu thông của hàng hóa từ
nơi có các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đến địa điểm tiêu thụ cuối cùng của
sản phẩm.
-
Trong chuỗi cung ứng này thì vận tải là khâu quan trọng. Khi hoạt động
vận tải được tổ chức thực hiện một cách tối ưu, chất lượng tốt sẽ góp phần đáng kể nâng
cao chất lượng dịch vụ logistics.
-
Song, vận tải trong dây chuyền logistics là sự kết hợp của nhiều phương
thức vận tải, chất lượng của nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
-
Do đó, các nhà cung ứng dịch vụ logistics, bao gồm dịch vụ vận tải cần
nhận thức rõ điều này, từ đó họ đưa ra phương án lựa chọn phương thức vận tải hợp lý,
công suất phương tiện phù hợp, tuyến đường tối ưu và phải có sự phối kết hợp chặt chẽ
với các tổ chức liên quan (nhà vận tải, cảng, ga, người cung ứng, người tiêu thụ…) theo
tiến trình lưu thông của dòng vật tư và hàng hóa.
Tối ưu hóa quy trình vận tải, nhà cung ứng dịch vụ logistics mới đáp ứng
yêu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
/>
2.
/>
3.
/>
4.
/>
tai-trong-day-chuyen-logistics-d2251.html
14