Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguyên liệu đá thông dụng trong nghề điêu khắc đá mỹ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.38 KB, 9 trang )

NGUYÊN LIỆU ĐÁ THÔNG DỤNG TRONG NGHỀ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ
Sản phẩm đá mỹ nghệ  đa dạng phần lớn cũng là nhờ  sự phong phú của nguyên liệu  
đá. Tùy từng nhóm đá và loại đá mà đòi hỏi kỹ thuật chế tác khác nhau. Bài viết dưới  
đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cho độc giả những kiến thức cần biết về nguyên liệu  
đá.
NGUYÊN LIỆU ĐÁ ĐƯỢC CHIA THÀNH BAO NHIÊU NHÓM?
Dựa vào quá trình hình thành, nguyên liệu đá được chia thành 3 nhóm lớn. Đó là đá 
magma, đá biến chất và đá trầm tích. Sau đây, chúng tôi sẽ  trình bày rõ hơn về  tính  
chất từng nhóm đá.
ĐÁ MAGMA
Đá magma hay còn có tên gọi khác là đá núi lửa. Tính chất của nhóm đá này được giữ 
vẹn toàn như lúc mới được hình thành. Quá trình hình thành diễn ra dưới nhiệt độ cực 
cao của núi lửa. Lớp magma với nhiệt độ  cực cao sẽ chảy qua các khối đá trong đây. 
Chúng được làm nguội theo thời gian và hình thành ra nhiều loại đá khác. Đá granite, 
bazan đều thuộc nhóm đá magma này.


Đá granite thuộc nhóm đá magma.
Nhóm đá magma được chia thành 2 nhóm nhỏ dựa vào nguồn gốc của các khối đá ban  
đầu. Đó là đá magma xâm nhập và đá magma phun trào. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm  
hiểu sự khác nhau và tính chất từng nhóm nhỏ này.
Bản chất của đá magma xâm nhập là những tảng đá xuất hiện lâu đời và nằm sâu  
trong lòng Trái Đất. Vì thế, quá trình tinh thể hóa diễn ra dưới lòng đất. Vì vậy, giai  
đoạn làm nguội diễn ra chậm, trong khoảng thời gian dài. Điều này giúp loại đá này có 
cấu trúc tinh thể lớn. Một số đá thuộc nhóm này như đá granite, pegmatite, diorite…


Đá magma phun trào được hình thành do sự  phun trào núi lửa trên mặt đất. Dòng 
magma theo dòng dung nham chảy ngang qua các phiến đá trên bề  mặt Trái Đất. Vì 
vậy, quá trình làm nguội các khối đá này diễn ra vô cùng nhanh chóng. Đá magma phun  
trào thuộc trạng thái chất rắn vô định hình nên có độ  cứng không cao bằng đá magma  


xâm nhập. Đá bazan, pumice, dacite… đều thuộc nhóm đá này.
ĐÁ TRẦM TÍCH
Như  tên gọi của nó, đá trầm tích được hình thành nhờ  sự tích tụ  của nhiều lớp trầm  
tích. Phiến đá ngoài tự nhiên sẽ chịu tác động bào mòn của gió, mưa ánh sáng mặt trời.  
Những mảnh đá nhỏ  sẽ  rơi xuống khu vực phía dưới tạo ra các lớp trầm tích. Ngoài 
ra, thực vật hay sinh vật biển khi chết lắng xuống đáy đại dương bồi đắp lớp trầm  
tích. Trải qua hàng ngàn năm tích tụ, các loại đá dần dần được hình thành.
Dựa theo điều kiện kiến tạo, đá trầm tích được chia tiếp thành 3 nhóm nhỏ khác nhau 
Đó là đá trầm tích cơ học, đá trầm tích hóa học và đá trầm tích hữu cơ.
Đá trầm tích cơ học được hình thành do tác động của thời tiết, đặc biệt là phong hóa. 
Chính vì vậy, thành phần khoáng vật nhóm đá này rất phức tạp. Tùy theo kích cỡ hạt  
mà nhóm đá này còn được phân nhỏ hơn nữa. Đại diện tiêu biểu cho nhóm này có thể 
kể đến như sa thạch, đá phiến, đất sét, cuội kết…
Trong khi đó, đá trầm tích hóa học hình thành do kết tụ các chất lắng đọng dưới nước. 
Đặc điểm của nhóm đá này là kích cỡ hạt rất nhỏ và thành phần khoáng vật đơn giản.  
Đá vôi, đá dolomite, đá lửa đều nằm trong nhóm đá này.
Cuối cùng, đá trầm tích hữu cơ hình thành nhờ sự tích tụ xác động thực vật sống trong 
nước. Than đá chính là đại diện tiêu biểu cho nhóm đá này. Tuy nhiên, đá dolomite và 
đá vôi tùy từng loại mà thuộc nhóm hóa học hay nhóm hữu cơ.
ĐÁ BIẾN CHẤT
Dưới tác động của nhiệt độ, áp suất và quá trình biến đổi hóa học, đá biến chất được  
hình thành. Thông thường, quá trình này diễn ra ở sâu trong lòng đất. Những điều kiện  
khắc nghiệt trên đã làm thay đổi thành phần khoáng chất, vân đá, và thành phần hóa 
học của đá so với ban đầu. Vì thế  nên mới có tên gọi là đá biến chất. Sau quá trình 
biến chất, đá vôi hoặc đá dolomite trở thành đá cẩm thạch.
Đá biến chất cũng được chia thành 2 nhóm cơ  bản là đá có cấu tạo phân phiến và đá 
không có cấu tạo phân phiến.


Cấu trúc phân phiến được hình thành do tác động của nhiệt độ cao và chịu áp lực trực  

tiếp. Đá slate, đá gneiss hay đá phyllite đều thuộc nhóm đá biến chất có cấu tạo phân  
phiến.
Ở  nhóm đá không có cấu tạo phân phiến, các tác động xuất hiện từ nhiều phía hoặc  
không có. Đại diện nổi bật của nhóm đá này chính là đá cẩm thạch. Ngoài ra còn có đá 
quartzite, đá novaculite. Trong đó, đá quartzite là sản phẩm từ quá trình biến chất đá sa 
thạch.
GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU ĐÁ TIÊU BIỂU TRONG CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ
ĐÁ GRANITE
Đá granite còn được biết đến dưới tên gọi là đá hoa cương. Đây là loại đá phổ  biến  
nhất trong nhóm đá magma. Granite còn nổi tiếng bởi độ  cứng của đá thuộc hàng rất  
cứng theo thang điểm Mohr. Ứng dụng của đá trong đời sống là rất đa dạng vì thế độ 
phổ  biến của đá là rộng khắp. Chúng ta dễ  dàng bắt gặp bàn bếp, đá lát sàn hay cầu  
thang được làm từ đá granite. Công trình làm từ đá granite nổi tiếng khắp thế giới phải 
kể đến núi Rushmore. Lý do tiến hành chọn ngọn núi này để điêu khắc cũng chính bới  
vì đây là núi đá granite.

Công trình làm từ đá granite nổi tiếng khắp thế giới phải kể đến núi Rushmore.


Như  đã giới thiệu  ở  phần trên, đá granite là một loại đá thuộc nhóm đá magma. Tuy  
nhiên, trong nghề chế tác đá mỹ nghệ, đá granite lại có định nghĩa rộng hơn. Theo đó,  
những loại đá nào cứng hơn đá cẩm thạch đều là đá granite. Chính vì vậy, đá bazan,  
gneiss, pegmatie và nhiều loại đá khác đều được gọi chung dưới tên gọi đá granite.
Điểm đặc sắc khác  ở  đá hoa cương chính là sự  đa dạng màu sắc của đá. Granite  
thường được bắt gặp dưới màu hồng, trắng và sắc độ thay đổi của xám và đen. Để lý  
giải điều này, chúng ta cần biết thành phần khoáng chất của granite vô cùng phức tạp.  
Tỷ lệ khác nhau của các thành phần này tạo nên màu sắc khác nhau của đá. Điều này  
phụ thuộc rất lớn vào khối đá trước khi bị dòng magma chảy ngang qua.
ĐÁ VÔI
Cuối cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu với độc giả  một loại đá vô cùng quen thuộc trong 

đời sống. Đó chính là đá vôi. Đá vôi là vật liệu xây dựng được tin dùng trong nhiều 
năm nay. Ít người biết rằng, đá vôi chính là nguyên liệu xây dựng nên Kim Tự  Tháp 
Giza. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể bỏ qua một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.  
Đó là vịnh Hạ Long với các đảo đá vôi mang hình thù độc đáo.

Vịnh Hạ Long với các đảo đá vôi mang hình thù độc đáo.
Đá vôi là đá trầm tích có thành phần chính là calci cacbonate (CaCO3). Phần lớn đá vôi 
là đá trầm tích hữu cơ  do sự  tích tụ  xác sinh vật biển. Tuy nhiên, vẫn có đá vôi có 


nguồn gốc hóa học do sự  lắng đọng CaCO3 dưới đáy đại dương. Với nguồn gốc từ 
hữu cơ, đá vôi tồn tại nhiều biến thể mang màu sắc và hoa văn khác nhau.
Có thể nói, đá vôi được sử dụng nhiều nhất so với các loại đá khác. Phần lớn, đá vôi  
được sử dụng nhiều trong xây dựng các công trình. Các nhà thờ, lâu đài lớn ở châu Âu  
rất ưa sử dụng đá vôi. Ngoài ra, đá vôi còn được chọn để  ốp bên ngoài sân vận động  
Yankee ở Hoa Kỳ. Không những thế, đá vôi còn là loại đá đặc, rắn chắc, ít kẽ hở. Vì 
vậy, đá vôi chịu đựng sự ăn mòn của thời tiết trong thời gian dài.
ĐÁ CẨM THẠCH
Dưới tác động của nhiệt đó và áp suất, đá vô trở  thành đá cẩm thạch. Vì vậy, thành 
phần chính trong đá cẩm thạch là CaCO3. Điểm đặc trưng nhất của đá cẩm thạch phải 
nhắc đến các đường vân đá độc đáo. Các đường vân này xuất hiện trong quá trình biến  
đổi tính chất của đá vôi. Ngoài ra, với thành phần chính CaCO3, đá cẩm thạch lại tiếp 
tục biến đổi trong quá trình sử dụng. Sự khó đoán về các đường vân tạo gây hứng thú 
cho người sử dụng.
Do có nguồn gốc từ đá vôi, đá cẩm thạch thường có màu trắng sáng. Tuy nhiên, điều 
này chỉ xảy ra khi đá vôi gốc là tinh khiết, ít lẫn tạp chất. Nếu đá cẩm thạch lẫn nhiều  
tạp chất như sắt oxide, nhôm silicate thì đá sẽ có màu sắc khác. Vì vậy, ta có thể bắt 
gặp đá cẩm thạch xanh, vàng, đen…
Xét theo thang độ cứng Mohr, đá cẩm thạch chỉ tầm khoảng 3 điểm. Vì vậy, việc điêu  
khắc, chạm trổ  đá cẩm thạch rất dễ  dàng. Đây là  ưu điểm của đá trong chế  tác các 

mặt hàng đá mỹ  nghệ. Không những thế, đá cẩm thạch còn có  ưu điểm vượt trội  
khác. Đó chính là khả  năng đánh sáng bóng của đá. Đây là một đặc tính quan trọng  
trong các vật phẩm dùng để trang trí.
Ngoài ra, với độ mềm và tính chất tan trong nước, đá còn được nghiền nhỏ và trộn vào  
thức ăn để  bổ  sung calci cho gia súc. Phương pháp này hay được sử  dụng trong trang 
trại nuôi bò sữa và gà lấy trứng.
TỔNG KẾT VỀ NGUYÊN LIỆU ĐÁ
Nghệ thuật điêu khắc đá mỹ nghệ ngày càng đang được chú trọng và phát triển rực rỡ.  
Các mặt hàng, sản phẩm chế  tác ngày càng đa dạng với nhiều mẫu mã khác nhau. 
Trong đó, sự đa dạng về nguyên liệu đá đóng vai trò quan trọng. Từng loại đá có độ 
cứng và tính chất khác nhau. Không những thế, mỗi loại đá lại mang trong mình nhiều 
màu sắc biến đổi. Điều này góp phần phục vụ tốt hơn cho mục đích trang trí và phong 
thủy của sản phẩm đá. Tuy nhiên, thợ  điêu khắc cần được đào tạo bài bản, nắm rõ 


đặc điểm từng loại đá. Từ  đó mới có thể  quyết định lựa chọn phương pháp chế  tác  
phù hợp. Vì vậy, quý khách nên chọn các cơ sở hoạt động lâu năm trong nghề.



Dưới bàn tay nghệ nhân xưởng Huy Hùng, nét đẹp của đá cẩm thạch được thể hiện  
rõ nét.
Hiện nay, làng Non Nước vẫn không ngừng đưa nghề  chế  tác đá mỹ  nghệ  phát triển  
rộng khắp. Với xuất thân từ  nơi đây, xưởng Huy Hùng hoạt động với mục tiêu phục  
vụ sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Đội ngũ nghệ nhân tại xưởng lành nghề, có  
kiến thức chuyên môn cao. Sản phẩm tại đây không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn  
về  nguyên liệu đá. Tại đây, chúng tôi có bán lục bình đá thạch anh,  tượng đá cẩm 
thạch…
Nếu quý khách đang có nhu cầu mua sản phẩm đá mỹ  nghệ  đẹp và chất lượng, hãy  
liên hệ ngay với chúng tôi.


>>>Xem thêm tại:   />trong­nghe­dieu­khac­da­my­nghe.html



×