Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tuyển câu hỏi ôn học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.02 KB, 9 trang )

TUYỂN CÂU HỎI ÔN THI HSG LỊCH SỬ 9
Câu 1 (5.5 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống
Pháp từ năm 1858 đến năm 1884, hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung
Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Câu 2 (4.0 điểm): Bằng vón kiến thức lịch sử của mình em hãy cho biết:
a. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
b. Nhận xét sự khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong
phong trào Cần Vương.
c. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 3 (2.5 điểm): Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 4 (2.5 điểm): Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858?
Chúng thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?
Câu 5 (2.5 điểm): Em hãy trình bày và phân tích vai trò củ nhà nước Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 6 (6.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân đến xâm
lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi
và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược,
yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến
đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm
chậm quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1858 – 1884, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 7 (4.0 điểm): Tháng 3 năm 2014, tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức lễ kỉ
niệm 130 năm khởi nghĩa nông dân oanh liệt đã diễn ra ở đây. Em hãy cho biết đó là
cuộc khởi nghĩa nào? Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa đó.
Câu 8 (5.0 điểm): Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại sao
kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng của thực dân Pháp thất bại?
Câu 9 (6.5 điểm): Từ năm 1858 đến năm 1884, nhà Nguyễn đã kí với Pháp những
hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của những hiệp ước đó. Nhân dân ta đã có thái
độ như thế nào khi triều đình kí những hiệp ước trên?


Câu 10 (6.0 điểm): Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt
động của ASEAN. Trình bày mối quan hệ của ASEAN và Việt Nam từ năm 1975 đến
nay.
Câu 11 (4.0 điểm): Hãy nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật đối với đời sống con người. Con người đã có những giải pháp gì để hạn chế các
tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
Câu 12 (5.0 điểm): Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế
giới thứ hai. Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 13 (6 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước
tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá
chủ thế giới”. Bằng kiến thức của bản thân hãy phân tích và làm rõ vấn đề trên.


Câu 14 (6 điểm): Trình bày nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc. Nêu những việc
làm mà Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam em biết. Kể tên những tổ chức của Liên hợp
quốc có mặt tại Việt Nam.
Câu 15 (5 điểm): Nêu và phân tích các xu thế của thế giới ngày nay. Nhiệm vụ to lớn
nhất của nhân dân ta là gì?
Câu 16 (4 điểm): Tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là
phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước.
Câu 17 (4 điểm): Phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX,
So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có
gì mới?
Câu 18 (4 điểm): Trình bày nét chính của phong trào Đông Du. Vì sao Phan Bội
Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản.
Bài học rút ra từ phong trào Đông Du là gì?
Câu 19 (3.5 điểm): Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì
mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó. Tại sao Người không đi theo
con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước
mới?

Câu 20 (5.0 điểm): Tại sao nói “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời
cơ, vừa là thách thức với các dân tộc”? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam.
Câu 21 (4.0 điểm): Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam. Sự bạc nhược và đầu
hàng từng bước của triều đình Nguyễn được thể hiện như thế nào?
Câu 22 (4 điểm): Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chiến
tranh đã gây ra những hậu quả gì với nhân loại? Từ đó, em cần rút ra nhiệm vụ gì cho
bản thân?
Câu 23 (3.0 điểm): Khi thực dân Pháp xâm lược 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà
Nguyễn và nhân dân Nam Kì có phản ứng khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện
như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 24 (3.5 điểm): Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định: “Trong công cuộc đánh
giặc, cứu nước của các văn thân vào cuối thế kỉ XIX, cụ Phan Đình Phùng – lãnh đạo
của khởi nghĩa Hương Khê xuất hiện như một ngôi sao sáng nhất”.
Câu 25 (6.0 điểm): Cho bảng dữ liệu sau:
Thời gian
Nội dung (B)
(A)
8/1945
Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
8/1967
Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
2/1976
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập.
7/1995
Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Bali.
a. Ghép thời gian ở cột A với nội dung sự kiện ở cột B.
b. Làm rõ tác động của những sự kiện trên với khu vực Đông Nam Á.
Câu 26 (3.0 điểm): Để thực hiện chiến lược toàn cầu, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra
mục tiêu và biện pháp như thế nào trong việc thực hiện chính sách đối ngoại sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?. Em có nhận xét gì về chính sách này?

Câu 27 (2 điểm): Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì giống và khác với các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương?


Câu 28 (3.0 điểm): Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền
kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Bên cạnh đó, Nhật Bản đã gặp
phải khó khăn và hạn chế gì?
Câu 29 (3.0 điểm): Nêu nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam. Theo em vì sao
nước ta rơi vào ách thống trị của Pháp?
Câu 30 (2.0 điểm): phong trào Cần Vương là gì? Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là
khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 31 (4.0 điểm):
a. Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
đế cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
b. Hãy cho biết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Để giải
quyết những mâu thuẫn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Câu 32 (3.0 điểm):
a. Trước sự xâm lược của Pháp nhà Nguyễn đứng trước những con đường nào?
Phân tích sự lựa chọn của nhà Nguyễn.
b. Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
Câu 33 (3.0 điểm):
a. Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng nào? Vì sao?
b. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ
đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX. Em có nhận xét gì về vấn đề này?
Câu 34 (3.0 điểm):
a. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì
khác nhau? Vì sao?
b. Nêu những biểu hiện của Chiến tranh lạnh. Đánh giá những hậu quả của Chiến
tranh lạnh với quan hệ quốc tế.
Câu 35 (3.0 điểm): “Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam bị xâm lược là tất yếu lịch sử”. Nhận

định này đúng hay không? Tại sao? Nguy cơ bị xâm lược đã đặt Việt Nam trước
những lựa chọn nào? Tại sao nhà Nguyễn duy trig chính sách bảo thủ?
Câu 36 (3,0 điểm): Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, xác định tính chất
của cuộc chiến tranh. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít và sự thắng lợi của đồng
minh có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 37 (3.0 điểm):
a. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế, tài chính trên thế giới. Những điều kiện và nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển
của Nhật Bản?
b. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay cần có những yếu tố nào để góp phần thực
hiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế?
Câu 38 (3.0 điểm): Hội nghị Ianta (2/1945) đã có những quyết định quan trọng nào?
Hệ quả của những quyết định đó.
Câu 39 (4.0 điểm): Nêu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của
nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đó hãy chỉ ra những
điểm chung giống nhau về nguyên nhân phát triển.
Câu 40 (3.5 điểm): Lãnh tựu Nguyễn Ái Quốc đã có những công lao to lớn nào đối
với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
đến năm 1925?


Câu 41 (3.0 điểm): Lập bảng so sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong
trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam về: mục đích, lực lượng tham gia, hình thức
đấu tranh.
Câu 42 (2.0 điểm): Tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua (12/1920), Nguyễn Ái Quốc
đã có quyết định lịch sử, đó là quyết định gì? Quyết định đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 43 (3.0 điểm): Chiến tranh lạnh đã diễn ra và kết thúc vào thời gian nào? Hãy
nêu những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Câu 44 (2.5 điểm): Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có ý
nghĩa và tác động như thế nào đối với đời sống nhân loại?

Câu 45 (9.0 điểm): Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngoài từ năm 1919 đến năm 1925. Những hoạt động đó có tác dụng tới cách mạng
Việt Nam như thế nào?
Câu 46 (6.0 điểm): Dựa vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp từ năm
1858 đến năm 1873, hãy làm rõ:
- Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta.
- Thái độ chống Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 47 (3.0 điểm): Sự phát triển thàn kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm
60 – 70 của thế kỉ XX. Em có suy nghĩa gì về đất nước và con người Nhật Bản sau
thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011?
Câu 48 (6.0 điểm): Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1925. Vai
trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam thời kì này.
Câu 49 (2.5 điểm): hãy làm rõ sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới mới
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích đặc trưng lớn nhất và hậu quả của trật tự
đó.
Câu 50 (2.5 điểm): Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng và hội nhập từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, khu vực Đông Nam Á có những biến
đổi to lớn như thế nào? Hiện nay các nước Đông Nam Á căn cứ vào những văn bản
pháp lí nào đẻ dảm bảo hòa bình và an ninh trên Biển Đông?
Câu 51 (5.0 điểm): Từ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1917 đến
1925 hãy:
a. Xác định mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc.
b. Trình bày những nhân tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước
mới của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 52 (4.0 điểm): Những cơ hội để quân và dân ta đánh Pháp và thắng Pháp từ năm
1858 đến năm 1884. Hãy làm sáng tỏ một cơ hội mà anh (chị) cho là to lớn nhất.
Câu 53 (5.0 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của ASEAN. Vì sao nói
từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 năm 1976,
ASEAN có bước phát triển mới?

Câu 54 (6.0 điểm): Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những giai cấp nào mới xuất
hiện trong xã hội Việt Nam? Hãy nêu phong trào đấu tranh của các giai cấp đó ở Việt
Nam trong những năm 1919 – 1926.
Câu 55 (3.0 điểm): Trình bày sự ra đời của ASEAN. Trong bối cảnh hiện nay,
ASEAN cần phải tăng cường những hoạt động gì nhằm xây dựng ASEAN thành một
cộng đồng vững mạnh?


Câu 56 (3.5 điểm): Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau Chiến tranh.
b. Bằng những dẫn chứng cơ bản hãy chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ
hai Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ
nghĩa.
c. “Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ sụt giảm và không còn giữ ưu thế
tuyệt đối như trước kia”. Em hãy nêu nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy
giảm.
Câu 57 (4.0 điểm): Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện
những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất, nhưng mặt khác cũng mang lại
những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em
hãy chứng minh điều đó.
Câu 58 (5.5 điểm): Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ
thuật lần thứ hai. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với
con người. Em có suy nghĩ gì về việc áp dụng thành tựu đó ở Việt Nam hiện nay?
Câu 59 (4.0 điểm): Trình bày những nét nổi bật của châu Á từ năm 1945 đến nay.
Câu 60 (4.0 điểm): Trình bày phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919
– 1925. Cuộc bãi công Ba Son (1925) có điểm gì mới?
Câu 61 (2.0 điểm): Nêu những lực lượng cách mạng chủ yếu tham gia vào phong
trào dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Giai cấp nào đủ khả năng
lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đi đến thắng lợi? Phát biểu ý kiến
của em về vai trò của giai cấp đó trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước hiện nay.
Câu 62 (4.0 điểm): Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản
giàu mạnh nhất? Trình bày “chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
Câu 63 (5.0 điểm): Hãy nêu những chính sách bóc lột kinh tế của Pháp trong giai
đoạn 1919 – 1929. Hậu quả của những chính sách đó với kinh tế, xã hội Việt Nam
đầu thế kỉ XX.
Câu 64 (2.5 điểm): Hãy xác định biện pháp, kết quả của “chiến lược toàn cầu” Mĩ
thực hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 65 (5.0 điểm): Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện
chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam như thế nào? Cho biết hậu quả của
những chính sách này với Việt Nam.
Câu 66 (3.0 điểm): Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt
Nam vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Câu 67 (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”. Bằng
những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông
Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 68 (4.0 điểm): Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu
những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông
Nam Á”. Thời cơ, thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
Câu 69 (6.0 điểm): Trình bày quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873. Nêu ý nghĩa của quá trình đấu tranh đó.


Câu 70 (3.0 điểm): Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Em hãy nêu kết cục
của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần
làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?


Câu 71 (6.0 điểm): Tại sao chính phủ Nga đề ra và thực hiện chính sách Kinh tế
mới? Nêu nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác dụng của nó đối với

nước Nga.
Câu 72 (3.0 điểm): Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất. Nội dung của
hiệp ước Nhâm Tuất phản ảnh điều gì?
Câu 73 (4.0 điểm): Nêu tóm tắt nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Mục đích của chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp.
Câu 74 (4.0 điểm): Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường
cứu nước? Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục
đích gì?
Câu 75 (6.0 điểm): Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, xác định những sự kiện thuộc phong
trào Cần Vương. Nêu đặc điểm của phong trào và giải thích tại sao phong trào yêu nước cuối thế kỉ
XIX lại thất bại?

Thời gian
Sự kiện
1858
Thực dân Pháp mở đầu xâm lược Việt Nam.
1884
Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
7/1885
Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
1883 – 1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1886 – 1887
Khởi nghĩa Ba Đình.
1885 – 1896
Khởi nghĩa Hương Khê.
1884 – 1913
Khởi nghĩa Yên Thế.
1917

Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên.
Câu 76 (2.0 điểm): Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam
đầu thế kỉ XX. Nêu những nét mới của phong trào về mặt: lãnh đạo, lực lượng tham
gia, mục tiêu đấu tranh, quy mô.
Câu 77 (2.0 điểm): Nêu những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế
giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện nào tác động đến sự
phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? Ý nghĩa của các sự kiện đó.
Câu 78 (3.0 điểm): Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1917 – 1925.
Trong thời gian này Người đã tham gia sáng lập những tổ chức cách mạng nào của
các dân tộc thuộc địa?
Câu 79 (3.5 điểm): Những thay đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc. Đảng ta đã có chủ trương gì trước sự thay đổi đó?
Câu 80 (2.0 điểm): Phân tích những tiền đề dẫn đến Cách mạng tháng Mười Nga
năm 1917.
Câu 81 (6.0 điểm): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân
ta ở Bắc Kì (1873 – 1883) đã diễn ra như thế nào? Tại sao cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?
Câu 82 (5.0 điểm): Hoàn cảnh kí kết và nội dung các Hiệp ước năm 1862, Hiệp ước
năm 1883 giữa triều đình Nguyễn với thực dân Pháp. Ảnh hưởng của các hiệp ước
này đến tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX.
Câu 83 (4.0 điểm): Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối
thế kỉ XIX.


Câu 84 (5.0 điểm): Trên cơ sở trình bày diễn biến chính của phong trào Đông Du,
Duy Tân ở nước ta đầu thế kỉ XX. Hãy làm rõ điểm giống và khác nhau của các
phong trào. Giải thích vì sao phong trào thất bại?
Câu 85 (2.0 điểm): Trình bày nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười
Nga.
Câu 86 (3.0 điểm): Trình bày những điều kiện dẫn đến sự hình thành của phong trào

yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
Câu 87 (3.0 điểm): Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Những
thành tựu này có tác dụng như thế nào đối với Liên Xô và cách mạng thế giới?
Câu 88 (3.0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. Ảnh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga với cách mạng Việt Nam.
Câu 89 (3.0 điểm): Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng
đến cách mạng Việt Nam như thế nào? Hãy trình bày, nhận xét phong trào dân tộc,
dân chủ công khai (1919 – 1925) ở Việt Nam.
Câu 90 (4.0 điểm): Chương trình khai thác của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất. Hậu quả của nó.
Câu 91 (3.0 điểm): Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến trong nhận thức và
hành động như thế nào trong năm 1920? Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó.
Câu 92 (4.0 điểm): Nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc. Nêu mối quan hệ giữa
Việt Nam và Liên hợp quốc.
Câu 93 (4.0 điểm): Qua việc trình bày cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, đưa ra nhận xét của
em về thái độ của triều đình và nhân dân.
Câu 94 (5.0 điểm): Trình bày kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Qua kết
quả đó, em có suy nghĩ gì về Chiến tranh thế giới thứ hai? Theo em, chúng ta cần làm
gì để thế giới không còn chiến tranh.
Câu 95 (3.0 điểm): Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động
và cải cách trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Câu 96 (3.0 điểm): Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm
1858 đến năm 1884. Nguyên nhân nước ta bị mất vào tay Pháp.
Câu 97 (3.0 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 –
1884) đã nhiều lần quân triều đình bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch. Em hãy phân tích tình
hình quân Pháp trên chiến trường Gia Định (1859 – 1862) và tình hình chiến trường
sau trận Cầu Giấy năm 1873 để thấy được điều đó.
Câu 98 (10.0 điểm): Trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là

quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân
xâm lược. Em hãy làm rõ:
a. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của các Hiệp ước đầu hàng mà triều đình
Huế đã kí với Pháp.
b. Hiệp ước nào đã thay thế chế độ phong kiến nhà Nguyễn bằng chế độ thuộc địa
nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 99 (2.0 điểm): Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt
Nam vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng?


Câu 100 (2.0 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội.



×